[Bàn luận: Phân biệt Cây XOAN và SẦU ĐÂU]

axnzonegold

Quản lý nhiều BOX
Lâu nay cứ nói là để tìm hình mẫu về cây xoan này cho anh em Nam -> Bắc dễ hình dung mà cứ quên khuấy đi mất! Cám ơn bài viết của anh Lăng! Nhưng trong Nam có phân biệt rõ ràng Xoan và Sầu đâu! Cũng nhân tiện đây xin anh em đính chính và góp ý thêm để anh em phân biệt về hình dáng và tác dụng của 2 loại cây này!

1. CÂY XOAN
Tên khoa học Melia azedarach L.
Thuộc họ Xoan Meliaceae.
Thân cây: trơn lán
Hoa: Hoa cây Xoan màu tím hoa cà, có 5 cánh
Lá: răng cưa quanh mép lá, ngắn và hính bầu dục
Trái: Trái Xoan ngắn và tròn trịa, khi sống có màu lục nhạt
Hình ảnh mình họa
hoa xoan dao.jpg


Cây Xoan ở Miền Nam là loài cây độc như mô tả của các anh em trên diễn đàn
Được dùng nấu nước tắm cho cá em nhỏ với tác dụng phòng trừ mầm bệnh
Lá Xoan còn dùng lót ổ cho gà để đuổi và trừ rận, mạc,
...

2. CÂY SẦU ĐÂU
Tên khoa học: Azadirachta indica Juss f.,
Thuộc họ Xoan - Meliaceae.

Thân: sần sùi
Hoa: màu trắng, đôi khi trắng và hơi tím nhạt
Lá: Răng cưa quanh mép lá, thon dài
Trái: Sống có màu xanh lục đậm, thon dài hơn Xoan
Hình ảnh minh họa
2.jpg


Lá cây sầu đâu được ăn như một loại rau
Lá cây Sầu đâu Miền Nam thường dùng bóp gỏi với cá lóc nướng trui, là một món đặc sản ở miền đồng quê.

Đấy là cách phân biệt đơn giản của anh em miền Nam! Không biết có đúng như bài thuốc trên diễn đàn không!
Loài cây nào thực sự có tác dụng?
Hay cả 02 loài đều có tác dụng như nhau vì cùng thuộc Họ với XOAN?

Mong được tiếp tục bàn luận cùng các anh em!
 
Sửa lần cuối:

SherlockTN

New member
Vừa tìm được một bài viết phân biệt khá rõ 2 loại cây này kèm theo tác dụng của mỗi loại, ae tham khảo thêm nhé!
Trích:

"Sầu đâu (Phía Nam)Tên khoa học: Azdirachta indica Juss, f. Họ Xoan (MELIACEAE)Cây gỗ cao 10-15m, lá mọc so le dài 20-30cm, một lần kép lông chim gồm 6-15 đôi lá chét mọc đối nhau, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có răng tù.Cụm hoa: cờ ở kẽ lá, ngắn hơn lá gồm nhiều xim nhỏ. Hoa thơm màu trắng, cao 5-6m, dài có lông,10 nhị, núm nhuỵ phình lên với 3 gai và một vòng lông. Quả hạch màu đỏ, dài 2cm, có một vỏ cứng để đỡ và một hạt hoá gỗ. Thịt quả khi chính màu đen.Vỏ thân, vỏ rễ, lá hoa, quả, hạt và gôm đều được dùng làm thuốc.Cây mọc hoang và cũng thường được trồng ở lục tỉnh để lấy lá và hoa ở Hà Tiên, Châu Đốc, Cà Ná. Trộn gỏi: đắng (margosin) song ăn mát, bổ, hạ nhiệt; trị sưng, chống kinh, hạt chống viêm loét bao tử, trị phong thấp, vỏ dùng ngừa thai. Hạt chứa nhiều azdiractin - một chất chống côn trùng hữu hiệu. Gỗ ít bị sâu bệnh vì rất đắng.Tất cả các bộ phận của cây chứa một chất dầu đắng và axit margosic. Hạt chứa tới 4,5% dầu; dầu này chứa các chất đắng nimbin, nimbinin và nimbidin. Nimbidin là hoạt chất chứa sunfua. Cụm hoa chứa một glucozit nimbosterin (0,005%) và 0,5% tinh dầu, nimbosterol, nimberetin và axit béo. Hoa chứa một chất đắng, một chất dầu kích thích đắng. Quả chứa một chất đắng bakayamin. Vỏ thân chứa 0,04% nimbin, 09,001% nimbinin và 0,4% nimbidin; 0.02% tinh dầu. Rễ cũng chứa chất đắng. Trong phân tử của chất đắng mimbin có một acetoxy, một lacton, một ester, một methoxy và một nhóm aldehyt.Vỏ được dùng để trị sốt rét, vàng da, rễ cũng được dùng trị sốt rét nhưng hiệu quả không cao. Lá được dùng trị đụng giập và bong gân, trị đau các cơ, trị đinh nhọt, loét và eczema. Dầu hạt dùng trị giun và xoa trị thấp khớp, vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài da. Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non, dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm, lá và hạt đều được dùng trị rắn cắn và bọ cạp đốt.

Sầu đâu (Phía Bắc)
Tên khoa học: Melia azedarach L. họ : Xoan MELIACEAECây gỗ cao 7-10m, lá kép 2 lần hình lông chim lẻ, mọc so le. Lá chét dài 7-8cm, rộng 2-3cm, mép khứa răng cưa không đều, lá rụng vào mùa đông. Cụm hoa là một xim 2 ngả ở kẽ lá mang nhiều hoa nhỏ đều, lưỡng tính, cánh hoa màu hồng nhạt ở phía trong màu tím nhạt ở phía ngoài. 10 nhị dính liền nhau thành ống. Quả hạch gần hình cầu mà ta vẫn gọi là hình trái xoan. Vỏ đũa nhẵn khi non màu xanh, khi chín màu vàng.Cây mọc hoang và được trồng để lấy gỗ. Trong vỏ thân và vỏ rễ chứa một alcaloit gọi là margozin. Trong quả có alcaloit là azaridin. Người ta dùng vỏ Xoan để trị giun đũa. Tuy thuốc có tác dụng làm ra giun nhưng với liều gần liều độc cho nên dễ bị ngộ độc. Đã có nhiều trường hợp tử vong do dùng vỏ Xoan để tẩy giun. Cẩn thận khi dùng."

Nguồn:
http:thegioithaoduoc.

 
Sửa bởi Amin:

SherlockTN

New member
Cả 2 loại đều có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, còn tác dụng cụ thể đối với chào mào ae nào đã từng dùng qua và có hiệu quả vào bàn luận để làm rõ hơn nhé!
 

hieppro88

New member
xoan ngoài bắc có 3 loại , xoan thường , xoan lát , cây sầu đâu ngoài bắc gọi là dâu da xoan nhé ae
 

thaphuongkhach

Administrator
Ở miền Trung, cây xoan hay cây sầu đông hay sầu đâu là tên gọi của 1 loại cây. Ngày còn bé ở quê mình đã biết đến tác dụng trị rận mạt của loài cây này, mỗi khi gà lót ổ ông bà thường hái lá cây này để phía dưới, tránh rận mạt hại gà con....

Đây là hình ảnh loại cây miền trung hay dùng, anh em tham khảo:

CayXoan01.jpg


Cây này có lẽ tên gọi Sầu Đông nghe hợp lý hơn, vì hoa nở vào mùa đông, có màu tím nhạt rất đẹp, hương cũng thoang thoảng khá dễ chịu...

thaphuongkhach​
 

anh_Soi

New member
Miền trung cũng là cây sầu đâu (sầu đông). trị mạc cho gà hiệu nghiệm lắm nhà mình toàn chơi lá cây này bỏ ổ gà như bro thaphuongkhach chia sẻ
 

xoong thung

New member
Cây xoan ngoài bắc ngày trước nhiều lắm,quê mình hầu như nhà nào cũng vài cây, bây h thì vài nhà may ra mới có 1 cây. Trẻ trâu xưa thường hay chơi quay (cù) và đặc biệt là súng xoan. Món này chơi sướng lắm,súng làm bằng đốt cây Hóp( tre,lứa,trúc...) đạn thì lấy quả xoan cắt đôi. Đứa nào súng kêu càn to, càng đanh thì càng hãnh diện...hehe. Quay lại chủ đề, ở quê mình xưa h người ta vẫn lấy lá xoan trị rận rệp, muỗi..., với gia cầm thì lót cho nằm, nhất là chó. Hồi xưa chó ghẻ (chó bị ghẻ) nhiều người ta toàn lấy lá xoan dã ra lấy xát lên mình tắm cho chó. Hay bắt đc những tổ chim non về lót cho nằm sẽ ko bị muỗi chích.
Cây Sầu đâu như bài viết thì trước h mình cứ nghĩ là cây xoan, nếu theo bài viết của chủ thớt thì cây này ngoài Bắc gọi là câu Dâu da hay Du da. Hồi nhỏ toàn bất lá nó chấm muối ăn, quả của nó xanh có vị chua khi chín thì chuyển ngọt màu vàng đỏ. Đến bây h vào mùa thì đôi khi mấy người gánh hàng rong vẫn còn bán...
Thân!
 

vinhdq

New member
Đang tính kiếm cây sầu đâu hay xoan về trị rận mạc cho chim, ở TPHCM kiếm đã khó nay lại phát sinh nhiều loại, không biết loại nào hữu nghiệm, các bác vào bình luận mổ xẻ vấn đề là nên dùng loại nào, bác nào xài cây này cho chào mào rồi, có hữu nghiệm gì không, có hình ảnh hoặc clip càng tốt. Em mơ hồ quá.
Thân!
 

chào mào bổi

Ban Phát Triển Diễn Đàn
c%C3%A2y%20xoan%20dao.jpg

(ảnh sưu tầm )
Ở trên là cây xoan Đào( giống tự nhiên ở Việt Nam) , trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, Mục đích lấy gỗ.

Đây là cây xoan chịu hạn ( cây neem) giống từ Ấn Độ , trồng nhiều ở Ninh Thuận, cây này có nhiều công dụng, lá có tính diệt khuẩn,... Cây neem có nhiều công dụng. Cây này làm cầu chim của Hovaten đây

images
images

( ảnh sưu tầm )
 

hovaten

Moderator
phân biệt cây nào dùng cho chào mào, xoan ta hay sầu đâu

XOAN là tên của 1 họ cây (Meliaceae ) thường bị nhầm lẫn là tên 1 loại cây cụ thể.

Họ Xoan bao gồm nhiều loại cây. Tiêu biểu phổ biến, có thể kể đến là : Xoan Ta, Đinh Hương, Xuyên Luyện Tử, Sầu Đâu, Xoan đào, tuyết tùng ....

Họ Xoan (Meliaceae) còn gọi là họ Dái ngựa, là một họ thực vật có hoa với chủ yếu là cây thân gỗ và cây bụi (có một số ít là cây thân thảo) trong bộ Bồ hòn (Sapindales), được đặc trưng bởi các lá mọc so le, thông thường hình lông chim và không có lá kèm, và bởi hoa hình quả tụhttp://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quả_tụ&action=edit&redlink=1

*****

Trong họ XOAN này chúng ta đang quan tâm đến 2 loại cây cụ thể:

Cây XOAN TA (Melia azedarach) Cây XOAN SẦU ĐÂU (Azadirachta indica)

Theo cách gọi dân gian và từng địa phương, thì khái niệm giữa 2 cây loài này rất dễ nhầm lẫn.

Bài viết này hovaten hướng đến mục đích phân biệt cây nào dùng cho Chào mào thì có tác dụng diệt khuẩn, ngừa rận mạt, tốt cho Chào mào mùa thay lông.


Cây XOAN TA (Melia azedarach) thường mọc nhiều ở miền Trung và có nhiều tên gọi-trong đó phổ biến là Sầu Đâu - Sầu Đông - Xoan đào .... là cây có hoa màu tím, đặc biệt lá có độc không ăn được. Đây chính là loại cây chúng ta có thể dùng lam cầu cho CHÀO MÀO, lợi dụng độc tố có trong nhựa cây.

Anh em chỉ cần nhìn hoa, màu Tím là đúng.

Còn cây sầu đâu mà mọc ở miền Tây - Khơ-Me, Camppuchia có
hoa màu trắng xanh, Lá màu xanh, vị đắng, lá chứa nhiều vị thuốc tốt, ăn được, thường được trộn gỏi chung với cá lóc.

*********

Hình ảnh cây XOAN TA - hoa màu tím - có độc tố - ứng dùng được cho Chào mào thay lông.

3-1354207753_500x0.jpg




Hoa-sau-dong-120325.jpg





xoan.jpg



HOA VÀ QUẢ:

20829687-images1719092_hoa-xoan-2.jpg




**************************************

Còn đây là hoa và lá của cây SẦU ĐÂU không có độc, có thể chế biến món ăn - Nhưng không có ích lợi gì cho Chào Mào thay lông.




IMG_0071.JPG




1-6.jpg
 
Sửa bởi Amin:

axnzonegold

Quản lý nhiều BOX
Lý do cần phần biệt ở đây là loại cây nào mới có thể trị bệnh được cho chào mào mà anh em thường nhắc đến!
Nên bài viết của anh Tú và của anh Lăng đã thể hiện rõ loại cây nào có thể trị bệnh cho chào mào!
Mặc dù từ Nam tới Bắc co nhiều loại tên cho cùng loại cây!
Nhưng qua bài viết này mong có thể giúp được các anh em có thể tìm đúng thứ cây mình cần!
Kết luận: Mặc dù cùng Họ Xoan nhưng loại cây Xoan (sầu đâu) có hoa tím, có tính độc là loại cây mà anh em chúng ta cần!

Chúc anh em diễn đàn luôn có những chú chim mạnh khỏe và luôn căng nhất có thể!
 
Sửa lần cuối:

mecm

New member
bây giờ e đã hiểu cây xoan nào diệt rận mạc hiệu quả rồi
 

chaomaotd

New member
Ở miền Trung, cây xoan hay cây sầu đông hay sầu đâu là tên gọi của 1 loại cây. Ngày còn bé ở quê mình đã biết đến tác dụng trị rận mạt của loài cây này, mỗi khi gà lót ổ ông bà thường hái lá cây này để phía dưới, tránh rận mạt hại gà con....

Đây là hình ảnh loại cây miền trung hay dùng, anh em tham khảo:

CayXoan01.jpg


Cây này có lẽ tên gọi Sầu Đông nghe hợp lý hơn, vì hoa nở vào mùa đông, có màu tím nhạt rất đẹp, hương cũng thoang thoảng khá dễ chịu...

thaphuongkhach​

Không biết các vùng khác thế nào chứ ở Quảng Trị thì dùng loại này để trị rận mạt cho gà, lá tươi có mùi hăng hắc, trái chín thỉnh thoảng thấy chào mào vẫn ăn.
xoan-ta.jpg



Sở dĩ gọi là sầu đông bởi vì mùa đông cây thường rụng hết lá, trông rất sầu.
DSCN0340.jpg

Ở Sài Gòn vẫn thấy cây này tuy không nhiều lắm, ae nào cần ghé về quận 2 mình lấy cho.
 
Top