tuanvyp
Tôi ♥ Chào mào
[SUB][/SUB]
Chỉ với chiếc súng hơi, Lò Văn Cáng (25 tuổi) ở bản Khe Bá, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có thể hạ được hàng chục chú chim sau một ngày rong ruổi trong rừng. Ở bản này, người có “nghề” như Cáng không hiếm.
Cái mà Cáng gọi là “nghề” đó, nay đã dần thành một trào lưu tiêu khiển của dân phố núi miền Tây xứ Nghệ. Một số người bắn chim không vì tiền mà chỉ như một trò giải trí. Số khác bắn chim để bán lấy tiền; một vài tay bợm rượu đi săn chim để có đồ nhắm…
Chim mà Cáng “xử” hầu như là chim chào mào. Theo kinh nghiệm của Cáng thì chẳng cần vào rừng sâu làm gì, buổi sáng từ tinh mơ đến 12 giờ trưa cứ phục ở vườn quế trong vùng sẽ thấy chim nhiêu vô kể. Đây là thời điểm chim đói đi kiếm ăn nên rất lì và vườn quế với mùi thơm quyến rũ là điểm đến của chúng.
Chưa đầy buổi sáng, Cáng đã hạ được 11 con chào mào. Khách hỏi mua, Cáng bảo: “Lấy 30 ngàn đồng thôi. Ra chợ 1 kg cũng được 80 ngàn đồng”. Nói rồi Cáng móc hết túi trên túi dưới ra những chú chim bê bết máu, ngặt nghẽo trên tay; có con chưa chết nhưng đôi mắt nhìn bất lực. Cáng vặt lông từng con để giao cho khách. Nhận tiền xong lại vào rừng săn chim tiếp.
Một tay thợ săn khác tiết lộ: “Đạn mua bắn chim ra chợ mua dễ hơn mua khoai. 1 lạng hết 15 ngàn đồng cũng được 150 viên. Bắn trong hai ngày là hết. Nếu bắn siêu cũng được bạc trăm. Như Cáng thì hơn vì nó “hạ” chuẩn lắm”.
Anh này còn tiết lộ, người ở bản bắn chim cũng nhiều mà dân từ thị trấn Quỳ Châu vào cũng lắm. Nói là bán nhưng phần lớn những người như Cáng chủ yếu “hành nghề” để kiếm món nhậu. Để có một bữa nhậu no say cho 2 người phải “hy sinh” chừng chục chú chim chào mào.
Chưa nói đến chuyện ảnh hưởng môi trường; hàng chục vụ chết người đau lòng đã xảy ra vì người đi săn lầm tưởng người là chim…
_________________< ST>
Chỉ với chiếc súng hơi, Lò Văn Cáng (25 tuổi) ở bản Khe Bá, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có thể hạ được hàng chục chú chim sau một ngày rong ruổi trong rừng. Ở bản này, người có “nghề” như Cáng không hiếm.
Cái mà Cáng gọi là “nghề” đó, nay đã dần thành một trào lưu tiêu khiển của dân phố núi miền Tây xứ Nghệ. Một số người bắn chim không vì tiền mà chỉ như một trò giải trí. Số khác bắn chim để bán lấy tiền; một vài tay bợm rượu đi săn chim để có đồ nhắm…
Chim mà Cáng “xử” hầu như là chim chào mào. Theo kinh nghiệm của Cáng thì chẳng cần vào rừng sâu làm gì, buổi sáng từ tinh mơ đến 12 giờ trưa cứ phục ở vườn quế trong vùng sẽ thấy chim nhiêu vô kể. Đây là thời điểm chim đói đi kiếm ăn nên rất lì và vườn quế với mùi thơm quyến rũ là điểm đến của chúng.
Chưa đầy buổi sáng, Cáng đã hạ được 11 con chào mào. Khách hỏi mua, Cáng bảo: “Lấy 30 ngàn đồng thôi. Ra chợ 1 kg cũng được 80 ngàn đồng”. Nói rồi Cáng móc hết túi trên túi dưới ra những chú chim bê bết máu, ngặt nghẽo trên tay; có con chưa chết nhưng đôi mắt nhìn bất lực. Cáng vặt lông từng con để giao cho khách. Nhận tiền xong lại vào rừng săn chim tiếp.
Một tay thợ săn khác tiết lộ: “Đạn mua bắn chim ra chợ mua dễ hơn mua khoai. 1 lạng hết 15 ngàn đồng cũng được 150 viên. Bắn trong hai ngày là hết. Nếu bắn siêu cũng được bạc trăm. Như Cáng thì hơn vì nó “hạ” chuẩn lắm”.
Anh này còn tiết lộ, người ở bản bắn chim cũng nhiều mà dân từ thị trấn Quỳ Châu vào cũng lắm. Nói là bán nhưng phần lớn những người như Cáng chủ yếu “hành nghề” để kiếm món nhậu. Để có một bữa nhậu no say cho 2 người phải “hy sinh” chừng chục chú chim chào mào.
Chưa nói đến chuyện ảnh hưởng môi trường; hàng chục vụ chết người đau lòng đã xảy ra vì người đi săn lầm tưởng người là chim…
_________________< ST>