Bấm móng chân cho chào mào

thaodailoc

New member
Chào a.e diễn đàn ORG!
Như tiêu đề mình nói:Mình có mua tặng cho ông anh 1 con Sông kôn bổi già,về Sài Gòn chăm sóc 1 năm thì cũng "đủ bản lĩnh" qua bên Cội Cầu Xéo (Tân Phú_HCM) dợt,và cũng lọt vào mắt xanh của những nghệ nhân bên Cầu Xéo.đợt này e nó mới chớm thay lông,ông anh thò tay bắt để cắt móng...chỉ cắt móng phía ngoài,cắt dc 3 cái,cũng ko thấy máu chảy,nhưng ko biết sao thấy nó giãy giãy rồi lăn đùng ra chết,....tiếc bứt tóc luôn

Trường hợp này e nó bị hoảng ,điếng người nên đọt quỵ phải ko mọi người
Ảnh minh họa (st)
catmongchochaomao_zps83168661.png

Xin mọi người chỉ giáo để biết rút kinh nghiệm :(:)
 

hoangjtam

New member
khả năng e nó bị bóp cổ chết rồi.chim hay sợ xổng cầm chặt quá e nó bị ép tim chết đã thấy trường hợp như vậy rồi .còn cái vụ cát móng mà sợ chết thì chưa thấy bao giờ.chia buồn cùng bác rút kinh nghiệm lần sau sợ lỡ tay sẩy thì chui vào trong mùng mà cắt.
 

mecm

New member
cũng có thằng bạn mổ ké bóp chặt con chim quá nên cũng đột quỵ giống bác chủ,lần đầu nghe nói chim sợ bị nhồi máu cơ tim đột quỵ
 

chaomao^^py

Moderator
Nắm chặt quá , hai cánh ép vào 2 nách , chim khó thở đây mà ! Kinh nghiệm là khi cầm chim , ngón cái và ngón trỏ tạo thành gọng kiềm quanh cổ chim , các ngón còn lại đề nghị nhẹ nhàng :)
 

giangnam

New member
nhà có e bổi 2 mùa tính thay lông xong rùi cắt, ai dè thấy vụ này chắc nghỉ cắt lun cho đỡ đau tim
xin chia buồn cùng chủ thớt
 

midavina

New member
Cái này mình bị 4,5 lần rồi nhưng rút kinh nghiệm 2 lần đầu nên những lần sau ít bị chết hơn. Nguyên nhân là do chim bị hoảng quá mà thở gấp, thở đến mức độ lưỡi lè ra và nhô lên cao thì đạt đỉnh điểm sắp chết. Khi thấy chim thở như vậy ngay lập tức thả chim ra và treo vào chổ khuất cho chim bớt hoảng, nó vẫn thở cho đến khi nào hết hoảng. Theo dõi từ xa hoặc qua khe cửa xem chim thử hết thở gấp chưa thì ta có thể tiếp xúc lại.
Lúc đầu mình nghĩ chim mới bẫy về bỏ trong bọc vải yếu nên mới như vậy, sau ni mới thấy những con nuôi lâu trong avi khỏe cực luôn mà vẫn bị hoảng như vậy, cái này là do đặc tính của từng con chim chứ không phải do cách cầm, có con cầm đeo trong người cả ngày mà vẫn bình tỉnh, có con mới đụng vào hoảng như bị mèo hay chuột ăn thịt nên mới sinh ra nông nổi như vậy. Khi chim bị như vậy thường kèm theo dấu hiệu chảy máu miệng, có con chảy máu miệng nhưng vẫn vượt qua được và sống tiếp, có con do mình chủ quan thì chết thôi.
Mình bẫy chim về thường chim chưa ăn chuối được nên mới bắt cầm bạch miệng cho nó ăn, hoặc có những con bị phồng da bụng nên mới cầm để lấy kim châm cho xì hơi. Đôi khi gặp con dễ hoảng như vậy thì bó tay đành để cho nó tự ăn, xẹp hơi thì ko biết mần răng để xẹp nữa vì sợ chết quá đi hjhj.
 

taolaty

New member
Cái này mình bị 4,5 lần rồi nhưng rút kinh nghiệm 2 lần đầu nên những lần sau ít bị chết hơn. Nguyên nhân là do chim bị hoảng quá mà thở gấp, thở đến mức độ lưỡi lè ra và nhô lên cao thì đạt đỉnh điểm sắp chết. Khi thấy chim thở như vậy ngay lập tức thả chim ra và treo vào chổ khuất cho chim bớt hoảng, nó vẫn thở cho đến khi nào hết hoảng. Theo dõi từ xa hoặc qua khe cửa xem chim thử hết thở gấp chưa thì ta có thể tiếp xúc lại.
Lúc đầu mình nghĩ chim mới bẫy về bỏ trong bọc vải yếu nên mới như vậy, sau ni mới thấy những con nuôi lâu trong avi khỏe cực luôn mà vẫn bị hoảng như vậy, cái này là do đặc tính của từng con chim chứ không phải do cách cầm, có con cầm đeo trong người cả ngày mà vẫn bình tỉnh, có con mới đụng vào hoảng như bị mèo hay chuột ăn thịt nên mới sinh ra nông nổi như vậy. Khi chim bị như vậy thường kèm theo dấu hiệu chảy máu miệng, có con chảy máu miệng nhưng vẫn vượt qua được và sống tiếp, có con do mình chủ quan thì chết thôi.
Mình bẫy chim về thường chim chưa ăn chuối được nên mới bắt cầm bạch miệng cho nó ăn, hoặc có những con bị phồng da bụng nên mới cầm để lấy kim châm cho xì hơi. Đôi khi gặp con dễ hoảng như vậy thì bó tay đành để cho nó tự ăn, xẹp hơi thì ko biết mần răng để xẹp nữa vì sợ chết quá đi hjhj.
quá hay vậy theo bác nếu móng dài thì có nên cắt móng không?vì con chào mào không như mi thả lồng cát cho nó rỉa móng đc
 

midavina

New member
Thì cắt móng bình thường, nhưng thao tác nhanh gọn thôi chứ đừng cầm con chim lâu quá. Thấy chim bình thường không thở gấp thì cắt luôn nhiều móng, còn có dấu hiệu hả mồm ra thở thì cắt 1 móng rồi thả ra bửa sau làm tiếp. Có đợt có con chim gãy móng mình bắt ra lấy dao lam vót lại cho nhọn cho đẹp nhưng thấy đầu móng chảy máu ra thì mình không làm nữa. Hồi chưa vót móng tưởng mô nó như móng tay ai dè không phải.
 

noucamp98960

New member
Chim móng dài cho vào lồng lực có cầu mài là an toàn nhất. Mình đã nuôi mấy e hơn 1 năm rùi mà chưa đụng tới, trừ khi già quá lột Bot mới bắt bằng tay thui. Tiếc e SK quá.
 

thaodailoc

New member
Cảm ơn mọi người đã cho mình biết thêm kinh nghiệm,
chim mình hoảng quá mỏ há hốc luôn
Thân chào,hihi chúc mọi người sức khỏe:)
 

linhu

New member
Cái này mình bị 4,5 lần rồi nhưng rút kinh nghiệm 2 lần đầu nên những lần sau ít bị chết hơn. Nguyên nhân là do chim bị hoảng quá mà thở gấp, thở đến mức độ lưỡi lè ra và nhô lên cao thì đạt đỉnh điểm sắp chết. Khi thấy chim thở như vậy ngay lập tức thả chim ra và treo vào chổ khuất cho chim bớt hoảng, nó vẫn thở cho đến khi nào hết hoảng. Theo dõi từ xa hoặc qua khe cửa xem chim thử hết thở gấp chưa thì ta có thể tiếp xúc lại.
Lúc đầu mình nghĩ chim mới bẫy về bỏ trong bọc vải yếu nên mới như vậy, sau ni mới thấy những con nuôi lâu trong avi khỏe cực luôn mà vẫn bị hoảng như vậy, cái này là do đặc tính của từng con chim chứ không phải do cách cầm, có con cầm đeo trong người cả ngày mà vẫn bình tỉnh, có con mới đụng vào hoảng như bị mèo hay chuột ăn thịt nên mới sinh ra nông nổi như vậy. Khi chim bị như vậy thường kèm theo dấu hiệu chảy máu miệng, có con chảy máu miệng nhưng vẫn vượt qua được và sống tiếp, có con do mình chủ quan thì chết thôi.
Mình bẫy chim về thường chim chưa ăn chuối được nên mới bắt cầm bạch miệng cho nó ăn, hoặc có những con bị phồng da bụng nên mới cầm để lấy kim châm cho xì hơi. Đôi khi gặp con dễ hoảng như vậy thì bó tay đành để cho nó tự ăn, xẹp hơi thì ko biết mần răng để xẹp nữa vì sợ chết quá đi hjhj.

Bài viết tốt, thanks bạn đã cho mình biết về "đỉnh điểm sắp chết" và đúng như bạn nói tùy vào từng con.
Vấn đề này mình cũng để ý sau khi nhổ sạch lông 3 con chim già không chịu thay lông và năm ngoái sau khi 1 con tơ hy sinh mình cũng suy nghĩ về bệnh tâm lý ở chim. Trong 3 con nhổ thì 2 con chơi lại ngay và có dấu hiệu thích thú vì lông bó lâu quá mình giúp trút dc (gần 2 năm bó lông 2 em bổi), em thứ 3 chim mồi già chinh chiến bắt ra lột bốt và bị tâm lý luôn, dấu hiệu phân đi sợi dây, lông đuôi ra ko đều giống như bị sâu lông nhưng nghĩ kĩ cùng 1 cách chăm, 1 loại cám các con khác thay lông ổn cả, chỉ có bị tâm lý nên rối loạn tiêu hóa ko hấp thụ dc thức ăn dẫn đến lông ra thiếu chất ko hình thành dc cấu trúc chuẩn. Đang áp dụng thay cám nhạt, tăng hoa quả, thả lồng rộng, dăm vài tháng nó tỉnh nó sẽ thay lại lông yếu chứ ko can thiệp thay lông liên tục chim sẽ suy luôn.
 

tuancpqnn

New member
mình ko hiểu tác dụng của cầu mài móng để làm gì. thiếu gì cách mài móng cho chim mà cứ phải bắt tay nó ra. thật sự khó hiểu chứ mình nuôi rất hạn chế thò tay vào bắt chim
 

congthien

New member
cắt móng làm gì , cho cát vào lồng lực , đừng bỏ cầu , cho chim vào , 2 ngày thế là xong , đơn giải thế thôi , có khi từ sáng đến chiều là xong :):):):):):):)
 

VinhGiggs

New member
Bác congthien này có cách làm độc đáo nè! Hồi giờ chưa từng nghe đó! có clip không bác, cho anh em học hỏi!
 
Top