black_fish9402
Chim Râu Đỏ
Tổng hợp tình hình cho thấy, trên địa bàn Quảng Ninh từ vài năm trở lại đây, khi thịt chim hoang dã thành món khoái khẩu, người dân bỏ cả việc nhà nông, không cần mót than, rủ nhau lên rừng xuống bãi tìm mọi cách để săn, bẫy cung ứng cho thú ăn chơi nêu trên. Đáng nói, việc bẫy, bắt chim ngày nay được thực hiện theo hình thức hủy diệt. Chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng mua bộ công cụ gồm lưới, “thuốc dính”, phát sóng siêu âm, mỗi ngày một thợ săn có thể bắt từ vài chục đến vài trăm con chim. Kể cả những loài chim nổi tiếng tinh khôn, rất khó đánh lừa, không sống theo bầy như chào mào, chích chòe, vành khuyên cũng thi nhau lao vào cạm bẫy.
A Dính, ở huyện miền núi Bình Liêu thường xuyên mang chim về chợ Hạ Long bán không ngần ngại kể cho khách: Muốn bắt chim, phải dùng lưới sợi nilon trong suốt, mảnh hơn gấp nhiều lần so với lưới bủa đánh cá dưới sông, đến mức người nhìn thoáng qua cũng không thấy gì. Tiếp đó, chọn điểm chim chóc hay lui tới, giăng lưng lửng ở tầm chúng sa xuống rồi mở máy phát sóng. Mỗi loài chim dùng một tần số khác nhau, ngồi đợi chừng 30 phút là chim bắt được "tín hiệu" cứ thế lao vào lưới, dính như cá. A Dính bảo: “Mùa này là mùa chào mào, bắt lúc nào cũng có nhưng một tuần hai ba bận, mỗi bận năm chục con là vừa, để chúng còn... sinh sản!”.
Sáng 6/10, nhóm PV chúng tôi tận mắt chứng kiến một người đàn ông bán dạo bằng xe máy với chiếc lồng hai ngăn khá to chứa chừng dăm chục con chim các loại. Xe vừa đỗ trước cửa Nhà văn hóa thiếu nhi ở Cột 3, TP Hạ Long, khách mua lập tức ào đến. Cuộc mua bán diễn ra khá nhanh, giá so với "lò" chim cảnh một trời một vực. Chào mào chớm đỏ đít chỉ chừng 50-70.000đ/con, sáo sậu 150-200.000đ/con. Khách mua cho biết, giá rẻ vì chúng là chim hoang dã đã trưởng thành, từ lúc mua về đến khi luyện hót được lâu công lắm.
Chim dính lưới là tốt, nhưng nếu dính thuốc chỉ chừng dăm bữa, nửa tháng là chết. Khi được hỏi “thuốc gì?”, người bán dạo giải thích thuốc đây là loại bả dính mỗi miếng to chừng hai bàn tay, toát ra một mùi rất lạ, chỉ có chim mới hiểu, mới bị hấp dẫn và vì thế mới lao vào. Đã dính thì chỉ có nước chôn chân, liệt cánh.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, các chiêu bẫy chim hoang dã hiện nay được thực hiện bằng những “phát minh” chưa từng có. Tất cả các loại lưới, thuốc dính mà "điểu tặc" đang sử dụng đó đều có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu. Chúng thực sự là những công cụ hủy diệt, nếu không ngăn chặn thì sẽ rất nhanh mất cân bằng sinh thái, tai hại khó lường. Chính vì vậy, ngay sau khi UBND tỉnh ra Công điện khẩn 4840/UBND-NLN1 về cấm đánh bắt các loài chim hoang dã bằng phương pháp tận diệt, theo nhiệm vụ phân công, Sở đã triển khai nhanh chóng các biện pháp phối hợp với các ban ngành, địa phương thống nhất lên phương án vận động, tuyên truyền, kiểm tra, phát hiện, bắt giữ ngăn chặn các hành vi vi phạm nói trên. Trước mắt, việc thực hiện công điện của tỉnh sẽ áp dụng tại những địa phương trọng điểm về săn bẫy chim vào thời điểm hiện nay như Cô Tô, Quảng Yên, Đông Triều, các huyện miền núi phía Đông giáp với Trung Quốc...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ Quảng Ninh, việc sử dụng các công cụ hiểm độc đánh bắt chim theo kiểu hủy diệt không chỉ xảy ra ở Quảng Ninh. Tại các vùng lân cận như Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định hiện cũng đang rộ lên phong trào mua sắm công cụ bẫy chim làm phương kế sinh nhai. Trong khi đó, các loại lưới, thuốc dính, thậm chí là thuốc độc (dùng để bẫy chim bán thịt cho các nhà hàng đặc sản) bày bán công khai, bất kỳ ai cũng có thể mua được với sự hướng dẫn sử dụng rất tận tình của người bán.
Có thể người đi bẫy chim là vì mưu cầu miếng cơm manh áo, không nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải bảo vệ các loài chim, muông hoang dã. Tuy nhiên, phần căn bản hơn là, cần phải thay đổi những sở thích chơi và đặc biệt là thú nhậu chim, thú hiện nay đang có xu hướng lan rộng. Chơi chim vì yêu quý chim chăng? Nếu yêu quý xin hãy trả chúng về nguồn, cuộc sống của chúng là bầu trời, đâu phải trong chiếc lồng tù ngục?
A Dính, ở huyện miền núi Bình Liêu thường xuyên mang chim về chợ Hạ Long bán không ngần ngại kể cho khách: Muốn bắt chim, phải dùng lưới sợi nilon trong suốt, mảnh hơn gấp nhiều lần so với lưới bủa đánh cá dưới sông, đến mức người nhìn thoáng qua cũng không thấy gì. Tiếp đó, chọn điểm chim chóc hay lui tới, giăng lưng lửng ở tầm chúng sa xuống rồi mở máy phát sóng. Mỗi loài chim dùng một tần số khác nhau, ngồi đợi chừng 30 phút là chim bắt được "tín hiệu" cứ thế lao vào lưới, dính như cá. A Dính bảo: “Mùa này là mùa chào mào, bắt lúc nào cũng có nhưng một tuần hai ba bận, mỗi bận năm chục con là vừa, để chúng còn... sinh sản!”.
Sáng 6/10, nhóm PV chúng tôi tận mắt chứng kiến một người đàn ông bán dạo bằng xe máy với chiếc lồng hai ngăn khá to chứa chừng dăm chục con chim các loại. Xe vừa đỗ trước cửa Nhà văn hóa thiếu nhi ở Cột 3, TP Hạ Long, khách mua lập tức ào đến. Cuộc mua bán diễn ra khá nhanh, giá so với "lò" chim cảnh một trời một vực. Chào mào chớm đỏ đít chỉ chừng 50-70.000đ/con, sáo sậu 150-200.000đ/con. Khách mua cho biết, giá rẻ vì chúng là chim hoang dã đã trưởng thành, từ lúc mua về đến khi luyện hót được lâu công lắm.
|
Máy phát sóng nhử chim chào mào bị cơ quan chức năng thu giữ. |
Chim dính lưới là tốt, nhưng nếu dính thuốc chỉ chừng dăm bữa, nửa tháng là chết. Khi được hỏi “thuốc gì?”, người bán dạo giải thích thuốc đây là loại bả dính mỗi miếng to chừng hai bàn tay, toát ra một mùi rất lạ, chỉ có chim mới hiểu, mới bị hấp dẫn và vì thế mới lao vào. Đã dính thì chỉ có nước chôn chân, liệt cánh.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, các chiêu bẫy chim hoang dã hiện nay được thực hiện bằng những “phát minh” chưa từng có. Tất cả các loại lưới, thuốc dính mà "điểu tặc" đang sử dụng đó đều có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu. Chúng thực sự là những công cụ hủy diệt, nếu không ngăn chặn thì sẽ rất nhanh mất cân bằng sinh thái, tai hại khó lường. Chính vì vậy, ngay sau khi UBND tỉnh ra Công điện khẩn 4840/UBND-NLN1 về cấm đánh bắt các loài chim hoang dã bằng phương pháp tận diệt, theo nhiệm vụ phân công, Sở đã triển khai nhanh chóng các biện pháp phối hợp với các ban ngành, địa phương thống nhất lên phương án vận động, tuyên truyền, kiểm tra, phát hiện, bắt giữ ngăn chặn các hành vi vi phạm nói trên. Trước mắt, việc thực hiện công điện của tỉnh sẽ áp dụng tại những địa phương trọng điểm về săn bẫy chim vào thời điểm hiện nay như Cô Tô, Quảng Yên, Đông Triều, các huyện miền núi phía Đông giáp với Trung Quốc...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ Quảng Ninh, việc sử dụng các công cụ hiểm độc đánh bắt chim theo kiểu hủy diệt không chỉ xảy ra ở Quảng Ninh. Tại các vùng lân cận như Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định hiện cũng đang rộ lên phong trào mua sắm công cụ bẫy chim làm phương kế sinh nhai. Trong khi đó, các loại lưới, thuốc dính, thậm chí là thuốc độc (dùng để bẫy chim bán thịt cho các nhà hàng đặc sản) bày bán công khai, bất kỳ ai cũng có thể mua được với sự hướng dẫn sử dụng rất tận tình của người bán.
Có thể người đi bẫy chim là vì mưu cầu miếng cơm manh áo, không nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải bảo vệ các loài chim, muông hoang dã. Tuy nhiên, phần căn bản hơn là, cần phải thay đổi những sở thích chơi và đặc biệt là thú nhậu chim, thú hiện nay đang có xu hướng lan rộng. Chơi chim vì yêu quý chim chăng? Nếu yêu quý xin hãy trả chúng về nguồn, cuộc sống của chúng là bầu trời, đâu phải trong chiếc lồng tù ngục?