Cái 'lý' để chon chim con hay chim Già rừng!

  • Người khởi tạo viet
  • Ngày bắt đầu

viet

Chào Mào Diêu Trì
Hiện nay phong trào nuôi chào mào ngày càng phát triển. Bên cạnh những anh em chơi lâu rất giỏi, vẫn còn nhiều a e chập chững bước vào thú chơi này. Mình lập ra chủ đề này muốn chia sẻ với a e các kinh nghiệm mà mình có được trong quá trình đi bẫy, nuôi dưỡng, huấn luyện chào mào.
NÊN CHỌN CHƠI CHÀO MÀO GIÀ RỪNG HAY TƠ

Trong bài viết này mình ko đề cập chi tiết về cách chọn dáng, bóng bộ(mào, hầu, yếm ...), cũng không nói về ưu nhược điểm của chim già, chim tơ trong quá trình nuôi(vd chim tơ thì mau thuần, chim già giọng hay...) vì những vấn đề này a e đã thuộc lòng rồi. Mình xin đề cập đến tầm vĩ mô, đó là chọn lọc tự nhiên, để từ đó a e có cái nhìn rộng hơn.
Ngoài thiên nhiên, Từ tháng 1-3 âm lịch, những cặp chào mào bắt đầu phân chia lãnh thổ(thung). Giả sử vùng có 100 cặp chào mào, nhưng chỉ có 50 thung.
50 cặp chim dữ nhất sẽ chiếm 50 thung và đuổi đánh các con khác dám lảng vảng vào lãnh thổ của chúng. Chim đã chiếm thung sẽ ở đó quanh năm suốt tháng, ko nhập đàn nữa(bằng chứng là mình đi đánh chim kể cả mùa thay lông hay mùa đông đều đánh được chim dữ canh thung). Khi có chim khác đến cặp chim chủ nhà sẽ chiến đấu để đuổi đối thủ, nếu thua thì =(( ra đi, nếu thắng thì oai phong lắm. Cứ thế năm này qua năm khác chúng ít tiếp xúc với đồng loại, mỗi khi gặp nhau là chiến đấu -> tính nết càng giữ dằn, bài bản đấu đá được tôi luyện, thắng nhiều chúng sẽ có tâm lý "chả sợ bố con thằng nào" =))(đi bẫy lồng thích nhất gặp loại này đây, bẫy lưới lại chán vì mỗi cặp chả bõ:-$)
Còn lại 50 cặp chim hèn sẽ tiếp tục sống gần nhau, mùa sinh sản thì đẻ cạnh nhau mỗi đôi 1 cây, cây to thì 2-3 ổ. Sống bầy đàn, đi đâu cũng bị xua đuổi, chạy té khói :sick:-> chim hèn, dần mất đi bản chất đấu đá(đi bẫy lồng mà gặp bọn này thì xách lồng khẩn trương, mấy ông bẫy lưới lại thích vì làm một mẻ...=P~)
Một mùa 1 cặp đẻ 2-4 lứa. Chim con sau khi biết bay tốt sẽ bị bố mẹ đuổi khỏi thung, nhập với chim con của các cặp khác thành đàn. Cặp bố mẹ vẫn ở lại giữ thung, thay lông và bảo vệ lãnh thổ qua mùa đông. Đến mùa ss năm sau chu kì lặp lại. Đàn chim con sống cùng nhau, khoảng tháng 10 sau khi trổ mã sẽ tụ tập lại thi thố giọng hót để bắt cặp(có những hôm ta thấy cả đàn tụ tập hót râm ran đuổi nhau chí chóe chính là thời điểm bắt cặp). Sau khi bắt cặp chúng vẫn sống thành đàn qua mùa đông, đến mùa sinh sản mới đi tranh thung.

Qua phân tích ở trên đã trả lời cho câu hỏi "Chọn chim già rừng hay chim tơ". Nếu đi đánh lồng thì càng già rừng càng tốt. Chim này thắng nhiều nên tinh tướng lắm coi trời bằng vung, vào lồng đấu đá thì rất áp đảo.
Còn mua chim đánh lưới thì nên mua chim tơ, chim tơ khởi đầu là con số 0, chưa có kinh nghiệm đấu đá, chưa có cảm giác oai phong của kẻ chiến thắng. Nhưng cũng chưa bị đuổi đánh chạy phọt cả ... bao giờ :laughing:. Chim đánh lưới mà chim già nuôi chỉ tốn công, sau này hiền lành lắm :sick:
Sưu tầm, anh_hung908,
 
Sửa bởi Amin:

tosudoc

New member
Hiiiiiiiiiiiiii chim đàn thì chỉ cần em nào dũng cảm sẽ tách đàn do đó các bác hay nhầm lẫn hoặc có khái niệm chưa chuẩn mực về chim đầu đàn của chim chào mào.
 

ledinhnhan01

New member
tùy từng con......thời thế tạo anh hùng.....còn tùy vào người sở hữu nữa.....
 

CM_NuiBaBinhĐinh

New member
Bài này mang tính tham khao chứ không hẳn như vậy...con chúa thung mùa này nhưng ai dám chắc mùa sau tranh nổi thung hay không.hay lại bị em mùa trước bị nó đánh nay lớn khôn đánh cho một trân...nói chung là chim ngoài rừng thay đổi liên tục.nếu đánh đúng con chúa thung là ok,nhưng nếu tuyển em khác có tố chất thì tương lai cũng không kém gì.thân.
 

cmdieutri

New member
mình nuôi chim già rừng hơi có chút kinh nghiệm, hiện đang luyện 7 em toàn bổi già trên 3 năm rừng. Dòng chim mình chọn phải là gốc Canh Liên và An Lão

Tìm mua bổi già là rất khó. Mỗi mùa chỉ kiếm được 2, 3 con. Tuy nhiên điểm đam mê để chơi chim bổi già là bọng to, gắt, vang. Hay có tiếng rồ và nhạy chéc. Ra trường dợt thì cứ đưa vào giữa chim mạnh mà không sợ bể.

Tuy nhiên không hẳn con nào già rừng cũng là con chim chơi trường hay. có những con hót, hét, chéc to nghe rất kinh nhưng ra trường không dám sổ hết phách, chỉ chơi cầm chừng khoảng 30% hay 50% khả năng. Hoặc lựa thế đè chim yếu. Nhưng cũng có những con (rất ít và rất hiếm) khi ở nhà thì ít sổ bọng, nhưng khi ra giữa trường đông chim bắt đầu sổ bản tính đầu đàn của nó ra chơi rất căng, chim càng căng càng dữ thì nó chơi càng hay.

Cầm bổi già sau một mùa lông tuy chim còn tung nhưng có thể biết đc con nào có thể chơi trường. Tuy nhiên để đi thi thì phải qua mùa 2 mùa 3, chim đứng lồng được.
 

HiếuAnh

New member
Theo em thì nếu để nghe chim hót chéc bình thường thì chơi chim má trắng lên còn chim đi trường thì nên chịn chim già rừng vì nó bền chim chứ mấy em má trắng mang ra đầu gấu lúc đầu xong là xù 1 cục à.
 

kjenprodn

New member
đánh lưới thì nên chọn chim già nếu như bác nào thích nuôi bổi già lên :) nó có giọng rừng về lắm....vả lại có thể dùng nó huấn luyện làm mồi hay ra trường gì cũng được.. còn má trắng thì phải ép giọng ... cực lắm
 
Top