Chơi chim Miều là liều thuốc tiên

gianghueuni

New member
Người xưa thường nói: “Chơi cá dưỡng tim, Chơi chim dưỡng tính” dây là câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta rằng chơi chim là phải kiên nhẫn, hòa đồng, tình cảm và phải mất rất nhiều thời gian mới thuần hóa được chú chim mà mình nuôi dưỡng. Suy rộng ra chơi chim là phải nuôi dưỡng đạo đức, thuần hóa tính cách ở mỗi con người.

Hiện nay cùng chung với cả nước thú chơi chim miều ở Huế vẫn nở rộ và từng bước chuẩn hóa phong cách chơi thông qua các trường chim và CLB. Ở những địa điểm sinh hoạt này giúp cho các anh em nghệ nhân nâng cao trình độ nuôi dưỡng và định hình hình được phong cách chơi theo đúng tiêu chí chơi chim là phải tao nhã. NHững thập nien trước thú chơi chim thường dành cho những người lớn tuổi và rãnh rang công việc nhưng hiện nay thanh niên, thiếu niên chơi chim cảnh đặc biệt là chim miều ngày càng nhiều, trung bình mỗi chủ nhân thường có ít nhất là hai chú chim. Điều này cho thấy rằng thông qua chơi chim chào mào, qua những buổi giao lưu, những hội thi tiếng hót chim chào mào đã góp phần giáo dưỡng thanh, thiếu niên tham gia vào các cuộc vui lành mạnh và giảm dần tình trạng ma túy, cờ bạc, cướp giật dang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Cũng nhờ thú chơi này mà một bộ phận lớn thanh, thiếu niên và người lao động có thêm việc làm như: Thuần dưỡng chim để bán, làm lồng, các phụ kiện lồng; sản xuất bột chim, bắt châu chấu, bán cà phê chim,… Tăng thu nhập và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp đồng thời góp phần không nhỏ vào sự bình yên cho xã hội. Ngoài ra nuôi dưỡng chim lồng đã góp công lớn bảo tồn những giống chim quý như bạch tạng, mi đỏ, châm huyết, …Các vùng miền có các giống chim hay,…

Thực vậy, những năm gần đây với sự thu hút của thị trường một số lượng lớn chim chào mào đã trở thành một thứ hàng hóa rất có giá trị (một chú bổi có giá từ vài trăm ngàn cho đến chú dị điêu có giá vài trăm triệu) nên nạn săn bắt diễn ra ồ ạt đặc biệt là nạn giăng lưới bắt chim chính phương pháp này đã làm suy giảm rất lớn loài sinh vật này (nó cũng giống như đánh giã cào ở biển). Mặt khác nạn phá rừng tràn lan, khai thác đá đã làm cho hệ sinh thái và cư trú của chim ngày càng thu hẹp vì vậy đàn chim phải di cư vào trong rừng sâu hơn để cư trú hoặc bay về phố xá để có thể tạo ra sự an toàn cho chính nó.

Để có thể duy trì và bảo tồn loài chào mào chúng ta cần có một số hành động thiết thực như sau:
1. Thông qua các diễn đàn trên web, các buổi giao lưu giữa các anh em hội viên nâng cao ý thức bảo vệ loại chim này;
2. Có thể tẩy chay những tổ chức, cá nhân có hành động đánh bắt chim chào mào bằng cách tận diệt như bẫy lưới, dùng hóa chất,…
3. Khuyến khích nuôi chim sinh sản nhân tạo
4. Mỗi CLB, trường chim nên tổ chức lễ phóng sinh cho các chú miều “về với thiên nhiên” (như CLB chim cảnh Huế đã có chương trình hành động vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm mỗi anh em hội viên sẽ phóng sinh một chú miều về với rừng xanh)
5. Lên án hành động phá rừng bừa bãi.

Nếu những ý kiến trên thực hiện được sẽ giúp cho đàn chim sẽ nhanh chóng hồi sinh và môi trường sinh thái của chúng ta cũng sẽ cân bằng; đồng thời duy trì được lâu dài phong trào chơi chim miều ở khắp nơi. Tạo ra hiệu ứng tích cực cho công đồng thanh, thiếu niên “vừa chơi, vừa học, vừa dưỡng tính, lại có niềm vui”.

Giang Phượng Hồng
(CLB chim cảnh Huế)
 
Sửa lần cuối:

mecm

New member
bài viết nay hay nhất mua mưa nè,phải đưa bài báo này cho ông nhà báo Đình Chính đọc
 

huylam2910

New member
Nhà báo đâu vào đây mà kiếm tư liệu này. thank bác vì quan điểm và hướng nhìn tích cực.
 

vinhdq

New member
Người xưa thường nói: “Chơi cá dưỡng tim, Chơi chim dưỡng tính” dây là câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta rằng chơi chim là phải kiên nhẫn, hòa đồng, tình cảm và phải mất rất nhiều thời gian mới thuần hóa được chú chim mà mình nuôi dưỡng. Suy rộng ra chơi chim là phải nuôi dưỡng đạo đức, thuần hóa tính cách ở mỗi con người.

Hiện nay cùng chung với cả nước thú chơi chim miều ở Huế vẫn nở rộ và từng bước chuẩn hóa phong cách chơi thông qua các trường chim và CLB. Ở những địa điểm sinh hoạt này giúp cho các anh em nghệ nhân nâng cao trình độ nuôi dưỡng và định hình hình được phong cách chơi theo đúng tiêu chí chơi chim là phải tao nhã. NHững thập nien trước thú chơi chim thường dành cho những người lớn tuổi và rãnh rang công việc nhưng hiện nay thanh niên, thiếu niên chơi chim cảnh đặc biệt là chim miều ngày càng nhiều, trung bình mỗi chủ nhân thường có ít nhất là hai chú chim. Điều này cho thấy rằng thông qua chơi chim chào mào, qua những buổi giao lưu, những hội thi tiếng hót chim chào mào đã góp phần giáo dưỡng thanh, thiếu niên tham gia vào các cuộc vui lành mạnh và giảm dần tình trạng ma túy, cờ bạc, cướp giật dang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Cũng nhờ thú chơi này mà một bộ phận lớn thanh, thiếu niên và người lao động có thêm việc làm như: Thuần dưỡng chim để bán, làm lồng, các phụ kiện lồng; sản xuất bột chim, bắt châu chấu, bán cà phê chim,… Tăng thu nhập và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp đồng thời góp phần không nhỏ vào sự bình yên cho xã hội. Ngoài ra nuôi dưỡng chim lồng đã góp công lớn bảo tồn những giống chim quý như bạch tạng, mi đỏ, châm huyết, …Các vùng miền có các giống chim hay,…

Thực vậy, những năm gần đây với sự thu hút của thị trường một số lượng lớn chim chào mào đã trở thành một thứ hàng hóa rất có giá trị (một chú bổi có giá từ vài trăm ngàn cho đến chú dị điêu có giá vài trăm triệu) nên nạn săn bắt diễn ra ồ ạt đặc biệt là nạn giăng lưới bắt chim chính phương pháp này đã làm suy giảm rất lớn loài sinh vật này (nó cũng giống như đánh giã cào ở biển). Mặt khác nạn phá rừng tràn lan, khai thác đá đã làm cho hệ sinh thái và cư trú của chim ngày càng thu hẹp vì vậy đàn chim phải di cư vào trong rừng sâu hơn để cư trú hoặc bay về phố xá để có thể tạo ra sự an toàn cho chính nó.

Để có thể duy trì và bảo tồn loài chào mào chúng ta cần có một số hành động thiết thực như sau:
1. Thông qua các diễn đàn trên web, các buổi giao lưu giữa các anh em hội viên nâng cao ý thức bảo vệ loại chim này;
2. Có thể tẩy chay những tổ chức, cá nhân có hành động đánh bắt chim chào mào bằng cách tận diệt như bẫy lưới, dùng hóa chất,…
3. Khuyến khích nuôi chim sinh sản nhân tạo
4. Mỗi CLB, trường chim nên tổ chức lễ phóng sinh cho các chú miều “về với thiên nhiên” (như CLB chim cảnh Huế đã có chương trình hành động vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm mỗi anh em hội viên sẽ phóng sinh một chú miều về với rừng xanh)
5. Lên án hành động phá rừng bừa bãi.

Nếu những ý kiến trên thực hiện được sẽ giúp cho đàn chim sẽ nhanh chóng hồi sinh và môi trường sinh thái của chúng ta cũng sẽ cân bằng; đồng thời duy trì được lâu dài phong trào chơi chim miều ở khắp nơi. Tạo ra hiệu ứng tích cực cho công đồng thanh, thiếu niên “vừa chơi, vừa học, vừa dưỡng tính, lại có niềm vui”.

Giang Phượng Hồng
(CLB chim cảnh Huế)
Vote cho bài viết của bạn 1 phiếu.
Thân!
 

Leebul

Quản lý nhiều BOX
Cám ơn bác Giang Phượng Hồng đã gởi đến cho anh em những chiêm nghiệm, cảm nhận và chia sẻ về một thú vui

Chúc bác luôn vui khỏe, thành công trong cuộc sống và có những giây phút giao lưu thú vị cùng AE đại gia đình Cộng Đồng Chào Mào Việt Nam - Chaomao.org

Chào thân ái !
Leebul,
 

t2t

CLB Chào Mào Gia Định
Cảm ơn bài viết rất hay của Bác,

Thân
 

chaomao_QN

New member
4. Mỗi CLB, trường chim nên tổ chức lễ phóng sinh cho các chú miều “về với thiên nhiên” (như CLB chim cảnh Huế đã có chương trình hành động vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm mỗi anh em hội viên sẽ phóng sinh một chú miều về với rừng xanh)
Theo mình biện pháp này không khả thi. vì đa số chim đã nuôi không thể tự kiếm ăn được nên quay về các nhà có chim gần đó nên sẽ bị bắt lại thôi
 

khoant

New member
4. Mỗi CLB, trường chim nên tổ chức lễ phóng sinh cho các chú miều “về với thiên nhiên” (như CLB chim cảnh Huế đã có chương trình hành động vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm mỗi anh em hội viên sẽ phóng sinh một chú miều về với rừng xanh)
Theo mình biện pháp này không khả thi. vì đa số chim đã nuôi không thể tự kiếm ăn được nên quay về các nhà có chim gần đó nên sẽ bị bắt lại thôi
anh em câu lạc bộ tổ chức lên núi phong sinh thì chắc ăn.
 

thaphuongkhach

Administrator
chaomao_QN nói: Theo mình biện pháp này không khả thi. vì đa số chim đã nuôi không thể tự kiếm ăn được nên quay về các nhà có chim gần đó nên sẽ bị bắt lại thôi

Thật ra mọi người nên ủng hộ phương án này, đây cũng là 1 cách làm chào mào có cơ hội sinh sôi nảy nở thêm. Ai nuôi chim cũng đã trải nghiệm những con hay/dở... Những chú chim dáng bộ không được đẹp lắm, giọng không được hay lắm... thì những cơ hội này nên giúp chúng nó hòa nhập thiên nhiên để hi vọng mùa sau lại sinh ra những lứa chim non kháu khỉnh hơn, hót hay hơn bố mẹ chúng (đây là điều hoàn toàn có thể).

Chim nuôi lồng lâu dài sẽ khó hòa nhập thiên nhiên đúng như ý bạn chaomao_QN nhưng không phải là không thể, bởi khi chúng ta thả hàng loạt thì chào mào sẽ lập đàn và tất nhiên trong đó có con hòa nhập ngay và con bắt nhịp chậm, chúng sẽ nhanh chóng học cách kiếm sống của nhau. Và chính cách thả chim hàng loạt này sẽ khó để mà ai đó có ý định bẫy nó lại được. Theo mình nhận thấy, ngay ở trung tâm thành nội Huế cũng có những đàn chào mào cả vài chục con, nhưng... để bẫy thì không phải ai cũng làm được, bởi chúng chỉ nghe tiếng chim mồi hót ùa đến rồi lại bay đi.

Cảm ơn bài viết của tác giả Giang Phượng Hồng, hi vọng những hành động mà CLB chim cảnh Huế đang làm sẽ tiếp tục duy trì và phổ biến đến nhiều hội nhóm, CLB ở đất Cố Đô và lan rộng ra các tỉnh thành khắp cả nước!

Thân ái,
thaphuongkhach
 
4. Mỗi CLB, trường chim nên tổ chức lễ phóng sinh cho các chú miều “về với thiên nhiên” (như CLB chim cảnh Huế đã có chương trình hành động vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm mỗi anh em hội viên sẽ phóng sinh một chú miều về với rừng xanh)
Theo mình biện pháp này không khả thi. vì đa số chim đã nuôi không thể tự kiếm ăn được nên quay về các nhà có chim gần đó nên sẽ bị bắt lại thôi
theo mình nghĩ tác giả bài viết muốn nói là mua cm để phóng sanh,chứ không phải nuôi chim chào mào rồi phong sanh.
Phóng sanh là lựa địa điểm thích hợp để chim trở về với rưng xanh ở mức độ an toàn cao nhất.Huy vọng ý tưởng nầy sẽ được các CLB chim cảnh nhân rộng ra.
Bài viêt của tác giả Gianghueuni rất có ý nghĩa.
 
Bác này công tác tại Đại học Huế. Sáng nào cũng gặp tại Quán Chim Từ Đàm. Là người học rộng, biết nhiều thứ. Rất say mê nghiên cứu về Chim chào mào. Chúc Bác sức khỏe và viết thêm nhiều bài để anh em học hỏi. Thân
 

xuantan579

New member
bài viết thiết thực và đầy ý nghĩa, mình cũng rất mong có nhiều đàn chào mào sồng ngay trong thành phố, ngay gần nơi mình sống, giống như những đàn bồ câu bên Pháp thì hay biết mấy.
 
Top