Chia sẻ chế đọ nuôi chào mào chuẩn bị đi thi

Quangminhptc

New member
[FONT=&quot]1. [/FONT][FONT=&quot]
M[/FONT]
ình mới học hỏi kinh nghiệm của các cao thủ xin chia sẻ anh em cùng đam mê môn nghệ thuật này để tham khảo nha:
[FONT=&quot]Trước khi thi đấu chim cần nghĩ ngơi , tập thể lực và dinh dưỡng tốt , cách ly, dợt vân chuyển cho chim quen xe....

[/FONT]
[FONT=&quot]Nghĩ ngơi:

Chim cần ngủ sớm , trùm lồng nơi yên tỉnh . Tranh để chim giật mình khi ngủ

cách ly:

Cách ly chim ở một khu vực không có chim đấu giọng , giúp chim tăng lữa tột đỉnh khi ra hội ...vì khi ra hội chim mừng hội nên chơi xuất thần , hót không ngừng nếu thể lực tốt

Dinh dưỡng
Khẩu phần ăn tăng dần đến điểm rơi " ngày thi đấu"

Hạn chế tắm chim thường xuyên

Tập thể lực

Có 3 cách ;

cho vào lồng cao , để chim nhảy mạnh ...tăng gân cốt
Cho vào lồng tròn rộng " lồng lữa" tháp nhiều cầu ...tăng khả năng sàng cầu
Thả bay tự do ngoài thiên nhiên


tập hàm

Cho chim ăn cào cào to khi chim đói , chim không nuốt được mà vật cào cào đến tơi tả thành từng vụn nhỏ ....lúc đó hàm chim sẻ mạnh dần

Khi hàm mạnh dần thì khả năng hót tốt hơn....tốc độ đóng và mở hàm nhanh cho âm rắn và chắc...khi ra âm rắn chắc một vài đối thủ sẻ khiếp vía bỏ cuộc ...lúc đó chim càng hăng hơn...


Cách thả chim bay tự do hiệu quả nhiều nhất , vì chim ở trong lồng nhiều năm , khả năng sử dụng lực hạn chế ....thể lực mức trung bình, nếu thả chim bay tự do , chim bay vài vòng đã mệt , té ....chứng tỏ chim mất sức rất nhiều ...nếu duy trì thả trong một tuần kết hợp nghĩ ngơi tĩnh dưỡng và thường cho chim lên xe đi chơi.....

Khả năng chim ra hội chơi rất đỉnh .[/FONT]


[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Luyện dượt chim để đi thi: dựa vào kinh nghiệm cảm nhận về con chim CM, và thông tin mà mình tìm hiểu so sánh về các cách luyện thi các loại chim hót chung thì....... có vài điểm tương đồng ở luyện thi chòe lửa và CM. Đó là luyện dượt làm sao mà còn giữ độ sung cho con chim. Tánh nết của mỗi con chim lại khác nhau, chúng cũng dùng giọng hót để phô trương sức mạnh. Ta cần phải dùng cảm nhận để áp dụng cho mỗi con chim hơn là áp dụng theo một cách máy móc. Tùy từng con mà ta áp dụng thể lực và đánh giá giọng hót trước khi đưa nó vào việc luyện dượt để chuẩn bị đi thi. Bởi khi vào cuộc thi chúng còn phải biểu diễn thể lực lẫn giọng hót, đọ sức cạnh tranh cùng một giàn đối thủ áp lực rất mạnh. Chim chưa qua luyện dượt thẩm định rõ, thiếu tố chất thì làm sao duy trì qua cuộc thi?

Vài vấn đề ta cần biết để chuẩn bị:
-chuẩn bị lồng phụ kiện (việc này không đơn giản)
-chuẩn bị luyện dượt để dự thi như thế nào
-dinh dưỡng cho chim dự thi

[/FONT]
[FONT=&quot]1. phụ kiện: [/FONT][FONT=&quot]lồng chim trước khi dự thi, ta cho nó ở trong lồng dự thi đó cố định, vì chim quen lồng sẽ biểu diễn tốt hơn là gần ngày thi ta cho vào chiếc lồng mới, việc này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý con chim phần nào. Cóng nước, ta nên để ý lại vấn đề này vì: hôm tới chỗ thi sơ ý treo lồng lên cóng nước rung động cũng ảnh hưởng tới con chim, khiến nó nhảy vào tắm thì khả năng bị loại. Vì vậy ta nên dùng cái ống dài thủy tinh cho lồng chim cuộc thi là chắc ăn, khả năng nó tắm là không có, vì CM thuần dễ bị tác động bởi cóng nước lung lay trong lồng. Ta cần loại bỏ các khả năng gây tiêu cực đến con chim hôm vào dự thi.

[/FONT]
[FONT=&quot]2. Chuẩn bị luyện dượt:[/FONT][FONT=&quot] đọc qua vài cách luyện dượt phần lớn anh em chơi CM đều có chung một điểm là [/FONT][FONT=&quot]tách riêng chú chim CM dự định cho cuộc thi riêng ra[/FONT][FONT=&quot] để mà luyện dượt. đọc qua cách luyện chim chòe lửa thi của ông David De Souza thì thấy cách luyện cũng giống như luyện CM mà thôi.
Đó là đừng để cho chim nhàm/quen chỗ dượt. Vì vậy, luyện dượt chim ở hội cũng là một nghệ thuật không đơn giản chỉ mang đến treo lên giàn rồi ngồi cho chim hót đấu đã xong sách về. Khi dượt ta cần quan sát các chú chim yếu bóng vía, như nghe con khác đổ hót mạnh là cụp mào ngó qua ngó về, thế đấu của con chim cũng nói lên một phần. Ta thấy phần lớn con nào nhấp cánh thường xuyên hót giọng tròn thì độ lửa đã vững định. Em nào có thế đấu đứng một chỗ trên cầu, cánh nhấp theo kiểu múa cầu, đuôi không xòe, hoặc đuôi xòe theo thế đấu múa cầu khả năng ít bền, đụng chim hung dễ bể. Nên nhớ rõ rằng thế đấu múa cầu có hai loại, chim hung và sung kê vào cũng múa cầu ngay. Nhưng trong khi múa, nó sẽ nhảy lên đòi chiến. Còn thế đấu mùa cầu chỉ đứng trên cầu mới là vấn đề....


Ta phải chú ý/quan sát cách đấu:
[/FONT]
[FONT=&quot]A.[/FONT][FONT=&quot] Nếu chú chim đấu sung ở hội dượt ta vẫn cho nó đấu trên giàn (ta canh thời gian bằng thời gian thi chim rồi tách rời khỏi nơi dượt treo xa, mang về, hoặc trùm lại). Ta làm vậy vì không thể để cho lửa tàn hết, vì đấu vậy khiến con chim quen việc treo lồng chung đụng các con CM khác, nhàm quen thì khả năng thi đấu giảm đi. Vì có nhiều con ra hội dượt đấu rất hung nhưng tầm tiếng sau là nhảy lên xuống là nhiều, lâu lâu chỉ vài giọng ngắn. Hoặc ta kê đấu lồng, đấu tới một thời điểm mà có con vẫn đấu hót tốt, còn một vài con chỉ nhảy qua lại đòi cắn nhau, hoặc là đứng hẵn trên cầu hót giọng ngắn. Điều đó cho thấy chim đã giảm lửa/nhàm quen dần. Vì vậy dượt đấu cho chim cần phải để ý độ lửa của con chim, thấy giảm độ hung đi, giọng hót đã ngắn đi thì nên tách xa ra. Vì nếu để vậy khó mà có con chim chơi bền được, hơn nữa có dự thi cũng sẽ bị loại!
[/FONT]
[FONT=&quot]B. [/FONT][FONT=&quot]Nếu chú chim ra hội đấu không sung, ta cần mang về tách riêng và chăm tốt. Đôi khi kê chim nhà lại tí cho chúng đấu, đang đấu sung cũng phải tách rời ra cho chúng hót đấu (tách rời không cho nhìn thấy nhau). Nuôi vậy thời gian tầm 1 tuần vắng mặt nhau thường sẽ sung lên, nhớ là thay đổi treo nhiều chỗ khác nhau. Sau đó mang ra ngoài nhà cho đấu một tí, một khi thấy nó đấu ổn định. Ta có thể mang ra hội dượt tiếp. Ra hội, ta cần để y trùm lồng vậy, chờ một tí hãy gở áo lồng ra, thoạt đầu treo xa tí, nếu chú chim hót siêng có biểu hiện đòi đấu tốt, ta chờ một tí rồi kê lồng sát tời giàn. Cho chúng đấu đá một tí khi lửa con chim còn sung thì cũng nên tách ra, ta cần giữ lửa cho chú chim. Sau đó mỗi khi dượt ta có thể gia tăng thời gian dài hơn (cần chú ý độ sung của chú chim, thấy bớt sung phải tách ra ngay, từ từ dượt cho tới khi chú chim đấu kéo dài bằng thời gian dự thi, thì đã thành công).

[/FONT]
[FONT=&quot]3. dinh dưỡng cho chim thi hót:[/FONT][FONT=&quot] phần lớn ta nuôi chim cũng theo cảm nhận của con người mà áp dụng vào con chim. Chứ CM chúng là thứ ăn tạp, dễ ăn. Ngoài thiên nhiên lại ăn toàn hoa quả và côn trùng mà vẫn sung. Ở lồng có bạn cho ăn chỉ cám chợ đôi khi hoa quả và mồi tươi, vẫn có con sung hay không thể tả. Thế thì độ sung đó đến từ đâu? Mình nghĩ đó là do nết của một con chim và kỹ thuật chăm luyện của người chủ hơn là cám bột (nếu bảo do cám bột thì, cho chú chim không có tố chất ăn thì thời gian có lên lửa không? Mình nghĩ là không thể!). Mình đồng ý rằng cám bột tốt vẫn giúp chú chim có bộ lông đẹp, có sức khỏe hơn.... vì vậy khi chăm để thi ta có thể bổ sung thêm mồi tươi đặc biệt là cào cào. Giữ nguyên công thức cám của con chim đang ăn, nếu đổ sung của con chim đang ổn định. Mà gia tăng luyện dượt đúng mức mà thôi. Vì thay đổi thức ăn đột xuất lúc này đôi khi dẫn đến con chim thay lông trái mùa thì lại uổng cộng.

Tóm lại: Người VN ta có câu học tài thi mệnh, đôi khi dự thi còn hên xui nữa. Luyện dượt chim nhà hay chim trường gì cũng vậy, ta cần quan sát kỹ độ sung của chú chim. Thấy độ sung bớt đi ta cần tách ra đừng để cho chim ù lì nhàm quen, chỉ nhảy qua nhảy về đòi đánh cắn, mà không hót giọng dài nữa, vì để vậy con chim mất đi cái nết biểu diễn giọng hót đấu hay của nó với các con chim khác. Nói tóm lại nết chơi bền đều là những chú chim nhảy qua về hoạt bát, ra giọng đổ, giọng dài tròn liên tục cộng bộ thế như cặp cánh nhấp đều thì đó là chú chim tốt vững bền[/FONT]
 

Quangminhptc

New member
Mình đã có đính chính là sưu tầm của các cao thủ rồi. Chia sẻ thêm cho các ae thôi mà
 

tri_okthau

Chào Mào Danh Dự
Bài viết bổ ích. Tuy cái đoạn thả chim thì không dám làm theo, hehehe.

tri_okthau
 

duongchulam

New member
cảm ơn bác đã chia sẽ những kinh nghiệm quí bác, em nhớ không lầm bài này của bác cent bên svc...
 

tuannokia789

New member
bài viết rất hay nhưng em mà thả chim ra chắc nó đi mât hihi .cam on bác đã chia sẻ .thân
 

Chan Hao

New member
Một bài viết hay được chủ thớt sưu tầm cho ae học hỏi kinh nghiệm, thanks!
 

laohacrom

New member
Bài của bạn Bạch Đề đây mà, cám ơn bạn chủ 2pic lấy về cho AE tham khảo, nhưng nếu bạn cho thêm tên của tác giả vào nữa sẽ tốt hơn biết mấy :D
 

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
Bài viết bổ ích. Tuy cái đoạn thả chim thì không dám làm theo, hehehe.

tri_okthau

Ôi lâu lâu em vẫn thả cho bay vòng vòng trong phòng cho dãn gân dãn cốt, bay nhảy hót ché cho đã thì dùng cào cào nhử vô lồng lại là xong, chim sau khi bay tự do cho ra gốc riêng sung hơn nhiều đóa, he he.

P/S: Nhớ đóng cửa cẩn thận nha các bác, không thì sắm sẵn cái lụp có gì thì @v@ !

Thân, black_fish9402
 

neo

New member
bài này bên svc mà , thì cach này cũng ok , mình thường trước ngày thi thì đem chim lên nhà xe cty gởi kêu chú bảo vệ coi chừng , sau đó con khoàng 2 ngày nữa thi là tắm thay bố , ..... đếnn ngày thi chim căng như thường , tùy mỗi bổn của con chim mà chủ chim lo liêu , thông thường nuôi khoảng 1-2 mua mới biết rõ vế chim
 

tuanlv115

New member
Con thiếu món đặt đất nữa he he. Chim vào sâu ko quen đặt đất rớt 1 cách oan uổng.
 

soncao3008

New member
Cảm ơn bác đã sưu tầm cho ae. Bài viết này rất anh cho ae chưa có nhiều kinh nghiệm chim thi.
 

Quangminhptc

New member
Bài của bạn Bạch Đề đây mà, cám ơn bạn chủ 2pic lấy về cho AE tham khảo, nhưng nếu bạn cho thêm tên của tác giả vào nữa sẽ tốt hơn biết mấy :D
Bài này em copy trên máy của thằng bạn post lên cho ae cùng tham khảo nên không biết tên tác giả, nếu là của bác Bạch Đề thì xin bác ủng hộ em nha, có gì mong bác thứ lỗi cho.
 
Top