Hai xu hướng giúp chào mào thay lông

Hero

New member
Mình cũng mới chơi chào mào thôi, có tham khảo trên các diễn đàn về chim cảnh và nhận thấy có 2 quan điểm khác nhau về chăm sóc chim lúc thay lông, các bạn chia sẻ xem cách nào tốt hơn để ace mới chơi có thêm kinh nghiệm.
1, Khi chim chuẩn bị thay lông, ta nên hạ lửa con chim xuống đến mức tối đa,(chế độ ăn, tắm,dợt dãi...) để con chim có thể trút hết toàn bộ lông cũ xuống, tạo một bộ lông hoàn toàn mới.thấy nhiều ace nói rằng như thế chim mùa sau sẽ chơi hay hơn, sung hơn, bền hơn.
2, khi chim chuẩn bị thay lông ta cho chim ăn tăng chất đạm,... để chim có sức thay lông, trong quá trình thay lông ko bị mất quá nhiều sức, mất lửa. mùa sau chim dễ nổi, mau chơi hơn.
* Hai phương pháp hoàn toàn khác nhau, mình thấy cách nào cũng có phần đúng, vậy bạn chọn cách nào?
thank all!
 

Arbaro Birdoj

New member
Riêng mình:
Khi chim bộ lông đã quá cũ ( khi xuống máng tắm vài lần thì lông hoàn toàn ướt như chuột lột ) thì cho bổ sung trái cây có tính mát ( cà chua, mướp khía, đu đủ,... ) nhiều vào, ko nên phơi nắng, tắm xong cho vào mắt, hơi khô lông là tủ áo lồng, cào cào thì vẫn bình thường, bổ sung thêm trứng kiến, ko nên thay đổi cám để chim ổn định mùa sau.

Khi chim bắt đầu rớt lông vẫn nuôi như chế độ trên một tuần bổ sung 1 lần cà rốt hấp chín, mỗi lần tắm chim dọn lồng nhớ giữ lại phần lông rụng trên bố, dọn xong ta cho phần lông đó vào trong lồng lại. Có những trường hợp chim rớt lông được 1/3 mà bị ngưng ta nên theo giỏi vài ngày, nếu vẫn ko có dấu hiệu rớt tiếp ta nên bổ sung vitamin E400 (mua ở tiệm thuốc tây) trộn chung vào cám với liều lượng 1 viên 1 cóng cám, chim ăn khoảng 3 ngày là sẻ có dấu hiệu rớt lông trở lại và sẻ rớt nhiều vào những ngày tiếp theo, vitamin E400 vẫn tiếp tục cho chim ăn thêm 1 hoặc 2 lần cám nữa rồi ngưng.

Khi chim gần xong lông nên cho phơi nắng nhẹ vào buổi sáng tầm 7h đến 8h, tắm vào buổi trưa, tắm xong móc chim nữa nắng nữa mát cho khô lông rồi trùm áo lồng. Giai đoạn này ngưng cho ăn trứng kiến, và tầm 3 ngày thả lồng lực 1 lần cho chim rớt hết lông xót. Bất kỳ giai đoạn nào đều phải tắm táp đầy đủ để cho chim ra bộ lông đẹp mướt.

Sau khi chim hoàn thiện được 95% bắt đầu vào lữa và cho chim ra trường dợt nhẹ và từ từ nâng thời gian lên.

Một mùa thay lông của mình thay lông là vậy. Mong nhận thêm nhiều ý kiến bổ sung từ AE có kinh nghiệm.
 

Hero

New member
Riêng mình:
Khi chim bộ lông đã quá cũ ( khi xuống máng tắm vài lần thì lông hoàn toàn ướt như chuột lột ) thì cho bổ sung trái cây có tính mát ( cà chua, mướp khía, đu đủ,... ) nhiều vào, ko nên phơi nắng, tắm xong cho vào mắt, hơi khô lông là tủ áo lồng, cào cào thì vẫn bình thường, bổ sung thêm trứng kiến, ko nên thay đổi cám để chim ổn định mùa sau.

Khi chim bắt đầu rớt lông vẫn nuôi như chế độ trên một tuần bổ sung 1 lần cà rốt hấp chín, mỗi lần tắm chim dọn lồng nhớ giữ lại phần lông rụng trên bố, dọn xong ta cho phần lông đó vào trong lồng lại. Có những trường hợp chim rớt lông được 1/3 mà bị ngưng ta nên theo giỏi vài ngày, nếu vẫn ko có dấu hiệu rớt tiếp ta nên bổ sung vitamin E400 (mua ở tiệm thuốc tây) trộn chung vào cám với liều lượng 1 viên 1 cóng cám, chim ăn khoảng 3 ngày là sẻ có dấu hiệu rớt lông trở lại và sẻ rớt nhiều vào những ngày tiếp theo, vitamin E400 vẫn tiếp tục cho chim ăn thêm 1 hoặc 2 lần cám nữa rồi ngưng.

Khi chim gần xong lông nên cho phơi nắng nhẹ vào buổi sáng tầm 7h đến 8h, tắm vào buổi trưa, tắm xong móc chim nữa nắng nữa mát cho khô lông rồi trùm áo lồng. Giai đoạn này ngưng cho ăn trứng kiến, và tầm 3 ngày thả lồng lực 1 lần cho chim rớt hết lông xót. Bất kỳ giai đoạn nào đều phải tắm táp đầy đủ để cho chim ra bộ lông đẹp mướt.

Sau khi chim hoàn thiện được 95% bắt đầu vào lữa và cho chim ra trường dợt nhẹ và từ từ nâng thời gian lên.

Một mùa thay lông của mình thay lông là vậy. Mong nhận thêm nhiều ý kiến bổ sung từ AE có kinh nghiệm.
bác chăm sóc chim cầu kỳ và phức tạp quá.mình thì ko đủ hiểu biết và kinh nghiệm để làm như vậy.chim nhà mình thay lông rất lâu, mãi mà ko xong đc bộ lông,nhiều lúc nhìn con chim xấu te tua cũng sinh ra chán nản.
thanks bạn đã chia sẻ
 

Arbaro Birdoj

New member
Có một cách thay lông cũng khá là đơn giản, mà cũng cho ra bộ lông cũng ok.

Chim có dấu hiệu rớt lông, chọn địa điểm thích hợp (thông thoáng, ít gió, có chút nắng chút mưa) để đặt lồng avi ( hai cái lồng phóng 1m ghép chồng lên nhau). Cách này chỉ phức tạp ở chổ chọn chổ đặt lồng avi cho thích hợp.

Khi đã xong phần lồng và vị trí đặt lồng, ta bắt đầu thả chim vào đó. Trái cây thì cũng chọn những loại mát, cám cũng vậy ko đỗi, cào cào trứng kiến vẫn cho ăn bình thường. Máng tắm luôn ở trong lồng, nước giơ thì thay. Tắm mưa, tắm máng, tắm nắng tùy lúc chú nó hứng, hứng lúc nào thì xào lúc đó, nhiệm vụ của mình chỉ cho ăn và châm nước vào buổi sáng. Rất rãnh rổi. Thấy chim thay xong lông vẫn để ở trong lông avi cho tới khi chim già lông chút mới cho ra lồng nhỏ.

Nói chung nuôi cách nay đơn giản ít mất thời gian. Chim vẫn cho bộ lông đẹp mướt. Độ ổn định thì đang theo giỏi, nhưng thấy lữa cũi tạm ổn...!
 

bamien

New member
Mình thả vào aviary thay rất nhanh mà khỏe lông, chăm sóc lại nhẹ nhàng đơn giản.
 

Hero

New member
chim thay lông trong avi chắc là đẹp lắm nhỉ.chứ con mào của em thay lông đuôi, ra cọng nào gãy cọng ấy.
 

linhu

New member
Lông chim 1 dạng tế bào (90% protein) ko có tái tạo mà chỉ có thay mới nên khi thay lông hay gọi là lột xác cần 1 lượng đạm cao để tái tạo bộ lông nên option 2 là hợp lý.

Mình đọc đâu đó trên mạng thì để thay 1 bộ lông chim tốn khoảng 25% lượng đạm so với tổng cơ thể. Nếu thiếu đạm lông sẽ vẫn ra nhưng chất lượng lông ko đạt hay còn gọi là lỗi lông như lông mềm, màu lông ko đậm, lông dễ gãy ...
Ngoài ra các khoáng chất quan trọng như canxi, kali rất cần thiết, rộng hơn chút nữa thì canxi gốc hữu cơ chim mới hấp thụ dc, gốc vô cơ tỷ lệ hấp thụ rất nhỏ và thải ra theo phân hay gây vôi hóa do bị tích tụ (do đó vỏ trứng, vỏ tôm chúng ta nên quên đi, canxi tập trung trong lòng đỏ và thịt tôm 99%) và tỷ lệ canxi/photpho bao nhiêu thì canxi hấp thụ cao nhất ...

Đến thời điểm thay lông nếu chim rớt lông từ từ để tránh xốc năng lượng là tốt nhất, lông mới mọc ra như kim đâm vào da thịt nên con chim nó dễ cáu gắt/ stress. Trong suốt thời gian thay lông chim cần yên tĩnh, tránh hoạt động bay nhảy để tập trung năng lượng, có thể cho tắm hàng ngày để tạo độ ẩm, giảm stress.
 

lamda_nguyen

New member
Lông chim 1 dạng tế bào (90% protein) ko có tái tạo mà chỉ có thay mới nên khi thay lông hay gọi là lột xác cần 1 lượng đạm cao để tái tạo bộ lông nên option 2 là hợp lý.

Mình đọc đâu đó trên mạng thì để thay 1 bộ lông chim tốn khoảng 25% lượng đạm so với tổng cơ thể. Nếu thiếu đạm lông sẽ vẫn ra nhưng chất lượng lông ko đạt hay còn gọi là lỗi lông như lông mềm, màu lông ko đậm, lông dễ gãy ...
Ngoài ra các khoáng chất quan trọng như canxi, kali rất cần thiết, rộng hơn chút nữa thì canxi gốc hữu cơ chim mới hấp thụ dc, gốc vô cơ tỷ lệ hấp thụ rất nhỏ và thải ra theo phân hay gây vôi hóa do bị tích tụ (do đó vỏ trứng, vỏ tôm chúng ta nên quên đi, canxi tập trung trong lòng đỏ và thịt tôm 99%) và tỷ lệ canxi/photpho bao nhiêu thì canxi hấp thụ cao nhất ...

Đến thời điểm thay lông nếu chim rớt lông từ từ để tránh xốc năng lượng là tốt nhất, lông mới mọc ra như kim đâm vào da thịt nên con chim nó dễ cáu gắt/ stress. Trong suốt thời gian thay lông chim cần yên tĩnh, tránh hoạt động bay nhảy để tập trung năng lượng, có thể cho tắm hàng ngày để tạo độ ẩm, giảm stress.
Nhất anh rồi..:)đồng quan điểm bỡi vì ngoài tự nhiên nếu em chim muk rớt một lần lông như p/a 1 thì chết chắc. Phải kiên nhẫn, từ từ rồi lông nó cũng nhừ, khi đó là nó tự rớt à chứ ko nên ép nó cái gì ko tự nhiên thường đều ko tốt hehehe.
Thân Lamda_nguyen
 

Hero

New member
phương án 1 là của 1 cụ chơi chim cũng là 1 pro ở hà nội chia sẻ.ý của cụ ấy là chim thay lông nếu thay đc toàn bộ lông cũ (năm mới dùng lông mới) thì con chim năm sau sẽ chơi hay hơn.và hạ lửa chim xuống mức tối đa sẽ giúp chim thay hết toàn bộ lông.
Ps: có 1 cụ nữa cũng nói rằng,sau mỗi mùa thay lông thì tính nết và cách chơi của 1 con chim sẽ thay đổi.có con chơi hay lên,có con chơi kém đi.theo mình nghĩ chắc là có liên quan đến chuyện chim có thay đc hết lông hay ko đây.
 

Hero

New member
@arbaro birdoj:
vitamin e400 là thuốc chống lão hóa.cụ cho chim thay lông ăn thì tác dụng thế nào vậy
 

Arbaro Birdoj

New member
@arbaro birdoj:
vitamin e400 là thuốc chống lão hóa.cụ cho chim thay lông ăn thì tác dụng thế nào vậy

Cung cấp độ ẩm cho lông, giúp những phần lông bị khô (do quá trinh nuôi kích lữa cho chim ăn nhiều loại thức ăn có tính nóng) mền hơn dễ rụng hơn.
Loại vitamin này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đa phần ko ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. Nhưng chỉ dùng khi chim bị sình lông khó rớt. Đã áp dụng loại này nhiều lần, đều cho kết quả tốt.
 

nhanddb

New member
Cung cấp độ ẩm cho lông, giúp những phần lông bị khô (do quá trinh nuôi kích lữa cho chim ăn nhiều loại thức ăn có tính nóng) mền hơn dễ rụng hơn.
Loại vitamin này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đa phần ko ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. Nhưng chỉ dùng khi chim bị sình lông khó rớt. Đã áp dụng loại này nhiều lần, đều cho kết quả tốt.

Liều lượng bạn dùng là 01/viên cho 01 cóng cám ăn 03 ngày có nhiều không vậy.
Mới sưu tầm bài về vitamin e, nói chung là lành:

TÁC DỤNG CỦA VITAMIN E
Tác giả : TS. VƯƠNG TIẾN HÒA (Giảng viên ÐH. Y Hà Nội Chuyên viên BV. Phụ sản Trung ương)
[h=4]
243-12.jpg
1. Vitamin E là gì?
[/h]Vitamin E là một trong những chất nằm trong nhóm vitamin và cũng tuân theo chức năng của nhóm vitamin là tham gia vào các phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác, giúp cơ thể chuyển hóa (trong những trường hợp cụ thể, nếu thiếu có thể gây ra những bất thường cho cơ thể). Ví dụ phụ nữ khi mang thai những tháng đầu, nếu thiếu vitamin B9 (acid folic) có thể sẽ gây bất thường về ống thần kinh. Như vậy, tuy vitamin E không phải là một chất tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa của cơ thể nhưng lại có tính chất góp phần rất quan trọng trong quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da tóc mịn màng...., ngoài ra còn có nhiều tác dụng khác giúp nâng cao chất lượng sống của con người.
[h=4]2. Có bao nhiêu dạng vitamin E?[/h]Có hai loại vitamin E: Loại có nguồn gốc thiên nhiên và loại tổng hợp.
- Vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên: Ðược chiết xuất từ dầu thực vật như đậu tương, ngô, mầm lúa mạch, các loại hạt có dầu như hạt hướng dương. Vitamin E thiên nhiên là một đồng phân duy nhất của d-alpha tocopherol. Có 4 loại tocopherol là alpha, beta, gamma và delta, nhưng alpha là dạng chính (Cũng là vitamin E thiên nhiên) tồn tại trong cơ thể, có tác dụng cao nhất. Tuy nhiên các dạng khác như beta, gamma và delta dù hoạt tính thấp hơn loại alpha nhưng cũng có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho sức khỏe con người.
- Mặc dù có tác dụng tốt nhất trong các loại tocopherol, nhưng do chiết xuất từ các thực phẩm thiên nhiên nên không kinh tế, vì vậy người ta đã sản xuất ra loại vitamin E tổng hợp. có công thức là dl - alpha tocopherol, gồm 8 đồng phân nhưng chỉ có 1 đồng phân giống vitamin E thiên nhiên là d - alpha tocopherol (chỉ chiếm 12,5%), vì vậy tác dụng của vitamin E tổng hợp thấp hơn so với loại có nguồn gốc thiên nhiên.
Vì loại d - alpha tocopherol có tác dụng chính, vì vậy Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ đã lấy nó làm tiêu chuẩn và dùng đơn vị quốc tế IU để đánh giá hoạt tính của vitamin E trong các chế phẩm thương mại trên thị trường.
Về cơ chế hấp thu và sử dụng hai loại vitamin E thiên nhiên và tổng hợp trong cơ thể không có gì khác nhau, nhưng loại vitamin thiên nhiên được sử dụng nhiều hơn khoảng 50% so với loại tổng hợp. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả mong muốn thì khi sử dụng vitamin E tổng hợp, phải uống tăng liều lên gấp 1,4 lần so với loại thiên nhiên. Lượng vitamin E dư thừa trong cơ thể do không được sử dụng sẽ nhanh chóng bị đào thải.
Các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin E có tác dụng chống lại gốc tự do NO (Oxid Nitric) trong cơ thể (khi chất này dư thừa sẽ gây tác dụng xấu).
[h=4]3. Tác dụng của vitamin E đối với thai nghén[/h]Khi phát hiện ra vitamin E và nhận thấy nó có tác dụng tốt đối với thai nghén, người ta đã đặt tên khoa học cho vitamin E là Tocopherol, theo tiếng Hy Lạp nghĩa là mang lại sự sinh sản. Trong những trường hợp thai nghén thường có nguy cơ cao như hội chứng rối loạn tăng huyết áp trong thai nghén (Trước đây gọi là nhiễm độc thai nghén), người ta đã cho thai phụ ở tình trạng tiền sản giật uống hàng ngày vitamin E phối hợp với vitamin C. Kết quả đã làm giảm nhẹ bệnh và 76% số bệnh nhân không còn tình trạng tiền sản giật. Người ta cũng nhận thấy nếu được uống bổ sung thường xuyên 400 đơn vị vitamin E và 1.000mg vitamin C hàng ngày vào 3 tháng giữa của thai kỳ, sẽ làm giảm tỷ lệ thai phụ bị tiền sản giật. Loại vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên được hấp thu vào máu và truyền sang thai nhi nhiều hơn và hiệu quả hơn so với loại vitamin E tổng hợp. Sở dĩ vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi và giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non là do đã trung hòa hoặc làm mất hiệu lực của gốc tự do trong cơ thể.
[h=4]4. Các tác dụng khác của vitamin E đối với cơ quan sinh sản phụ nữ.[/h]Vitamin E cũng làm giảm nhẹ các triệu chứng chuột rút, đau các bắp cơ hoặc đau bụng khi hành kinh ở các em gái tuổi vị thành niên. Các em gái nếu được dùng vitamin E ngay từ đầu của kỳ kinh sẽ giảm được 36% đau khi hành kinh.
- Qua nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy vitamin E có thể ức chế quá trình oxy hóa DNA nên đã ức chế hoạt động của chuỗi tế bào ung thư vú, làm giảm được 95% sự gia tăng tế bào ung thư vú ở người sử dụng alpha tocopherol, nghĩa là vitamin E có thể gây độc có tính chọn lọc đến các tế bào ung thư vú.
- Các nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ được bổ sung vitamin E thì tỷ lệ bị ung thư buồng trứng thấp hơn 67% so với nhóm không được sử dụng. Liều vitamin E bổ sung hàng ngày là 75mg, tương đương với 110 đơn vị vitamin E thiên nhiên. Người ta cũng khuyến cáo: Bổ sung vitamin E kèm với vitamin C hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Ngoài ra vitamin E còn góp phần cải thiện tình dục, giúp noãn (trứng) và tinh trùng phát triển tốt hơn, nâng cao kết quả điều trị vô sinh.
[h=4]5. Tác dụng chính của vitamin E đối với da và tóc[/h]Hàng ngày, da thường tiếp xúc với ánh nắng có nhiều tia cực tím nên dễ bị hủy hoại, mất tính chun giãn và sạm lại. Dùng kem bôi da có chứa vitamin E sẽ giúp giảm sự bốc hơi nước và giảm mức độ nhạy cảm đối với tia cực tím, chống được sạm da. Ðối với người bị viêm da dị ứng (làm rối loạn màu sắc của da và gây ngứa do da chứa nhiều IgE), vitamin E có tác dụng giảm nồng độ IgE, trả lại màu sắc bình thường và làm mất cảm giác ngứa.
Khi có tuổi, da mất tính chun giãn, đồng thời do tác dụng của lượng gốc tự do dư thừa sẽ làm da nhăn nheo, mất độ chun giãn, tóc xơ cứng, giòn, dễ gãy, vitamin E có thể giúp cải thiện tình trạng trên (làm da mềm mại, tóc mượt ít khô và gãy như trước) do đã làm giảm tiến trình lão hóa của da và tóc.
[h=4]6. Sử dụng vitamin E có an toàn không?[/h]Nói chung việc sử dụng vitamin E khá an toàn. Lượng dư thừa, không được sử dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Liều cần thiết cho cơ thể sử dụng hàng ngày trung bình khoảng từ 100-400 đơn vị. Vitamin E hầu như không có tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quá cao có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy, chóng mặt, nứt lưỡi hoặc viêm thanh quản. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi ngừng thuốc.
Tuy nhiên vitamin E có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống động gây chảy máu. Khi dùng chung với Aspirin vitamin E có thể cản trở sự ngưng kết tiểu cầu của Aspirin.
[h=4]7. Có thể tìm vitamin E ở đâu?[/h]Vitamin E có rất nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu. Vì vậy chỉ cần ăn nhiều dầu thực vật hoặc các thức ăn có nhiều vitamin E hàng ngày là đủ. Nếu thiếu, trong một số trường hợp cụ thể nên được các bác sĩ tư vấn về sự cần thiết có phải sử dụng vitamin E không? Nếu cần thì liều lượng thế nào và thời gian sử dụng bao lâu? Hiện nay các nhà thuốc có bán loại vitamin E nguồn gốc thiên nhiên, dạng viên nang, một vỉ 10 viên với tá dược là dầu đậu tương, hàm lượng thích hợp và dễ dùng.
 

phuc_designer

New member
Mình nuôi theo cách thứ 2, cũng chẳng phải cầu kỳ quá vẫn nuôi như chế độ lúc trước chỉ có điều là chịu khó cho ăn các loại hoa quả mát như đu đủ, chuối thi thoảng cho ăn táo bở, ngày nào cũng tắm - dọn lồng cóng cho chim luôn (nếu có thời gian rảnh còn bận làm thì đành chấp nhận), nếu hôm nào có nắng sớm thì cho chim phơi 1 lúc rồi cất đi, có mồi tươi như cào cào châu chấu thì tốt ko thì cho ăn dế, thời gian này không cho ăn sâu thế thôi.
Chim có bộ lông khỏe, có thể lực tốt hay không là còn do cả trước đó mình nuôi chứ ko phải là do ở mỗi thời gian thay lông
Chúc anh chị em chim luôn khỏe, lông lúc nào cũng mướt mát..... hihi
 

Thiên_Vũ

New member
Chào bạn! Ai cũng biết khi chú chim chào mào thay lông kéo dài, hay thay lông không đều sẽ làm bộ lông chim bị xấuảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chú chim.
Sau đây mình xin chia sẻ với bạn vài cách để giúp chú chim yêu thay lông nhanh.

Cách 1 : Trùm áo lồng và chỉ chừa hở thật ít, sao cho có ánh sáng chim thấy để ăn là được
Trùm kín áo lồng, chỉ để hở thật ít, sao cho ánh sáng chỉ đủ để chim thấy đường ăn
Cách này thành công tương đối cao. Đó là, anh em bố trí 2 cóng thức ăn lớn, 2 ống đựng nước lớn, tính toán làm sao cho chim ăn và uống 1 tuần không hết.
Ngày trước bạn nên rút hết thức ăn ra, chỉ cho chim ăn cà chua, việc làm này là thế để chim hạ lửa. Làm thế kết quả sẽ cao hơn.
Trước khi thực hiện anh em cho chim tắm, rồi cho vào lồng, trùm lại và để nơi yên tĩnh thoáng mát, để như vậy 1 tuần liền, chú ý không mở ra nhé. Khi treo chim cũng chú ý để hở 1 ít cho chim thấy ánh sáng mà ăn. Bảo đảm sau 1 tuần mở ra anh em sẽ thấy ngạc nhiên khi chim rụng gần hết lông.
Cách 2 : Đổi cám cho chào mào kết hợp trùm áo lồng
Đổi cám bất thường làm chim bị sốc mà rụng lông, cũng tùy theo thể trạng chú chim mà tỉ lệ cao hay thấp. Nếu chim đang ăn cám thông thường ít chất nóng, giá khoảng 10k-12k / 500gr (cám Ba Vì), đổi thẳng qua cám chất lượng chứa đạm, chất nóng cao như : Công Minh, Hiển Bảo Khánh, Tuấn Cóng thì tỉ lệ rụng lông sẽ rất cao.
Nếu chim đang ăn cám chất lượng thì mình đổi qua lại. Vi dụ đang ăn cám Nam Đà Nẵng thì ta chuyển qua Công Minh, hay đang ăn cám Tuấn Cóng thì ta chuyển qua cám Hiển Bảo Khánh. Vì các loại cám này có cốt và hàm lượng các chất khác nhau làm chim bị sốc mà rụng lông.
Cách này thường thành công cao đối với chim thuộc 2 mùa trở lên và khoảng 15 ngày lông mới rụng.
Chào mào đang thay lông
Cách 3 : Hạ lửa và tạo hơi nóng và mùi hôi trong lồng
Hạ lửa: Anh em lấy cám ra thay vào đó là 1 trái cà chua rồi trùm áo lồng lại. Qua ngày hôm sau cho 1/2 trái cam và cho chim 1 ít cám cho có chất rồi lại trùm áo lồng lại.
Làm chim xuống lông: Qua 2 ngày thì chim đã rớt lửa, anh em cho khoảng 3 – 4 bịch cào cào chết đã hôi xuống dưới đáy lồng (dùng giấy báo che lại kẻo chim xuống ăn). Đồng thời cho chim tắm với nước pha dấm hoặc tắm mưa nếu là mùa mưa, rồi treo chim vào nơi yên tĩnh khoảng 3 ngày là lông bắt đầu rụng. Qua 10 – 15 ngày là chim đã rớt hết lông.
Cũng có thể thay cào cào chết bằng vỏ quýt, nhưng vỏ quýt hiệu quả không bằng. Cào cào thối bốc lên tạo hơi nóng, và mùi hôi làm chim xuống lông nhanh hơn.
Sau khi chim rụng hết lông thì anh em chăm sóc bình thường.
Các cách trên áp dụng tốt cho chim vào mùa thay lông, giúp thời gian thay lông của chim ngắn hơn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe chim.
Chào mào rụng lông trong mùa thay lông
Chú ý: Cũng có thể áp dụng cho những chú chim có bộ lông quá xấu mà chưa tới mùa thay lông, nhưng không khuyến khích nhé. Vì mọi tác động làm thay đổi chú chim bất thường thì ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của chú chim.
Chúc bạn có chú chim đẹp!
 

chaomao_bh

New member
cho em hỏi là em có chim đang thay lông,em muốn trộn cám ba vì vs lòng trứng gà,còn về mồi tươi thì dế + trái cây mát,cho em hỏi là chăm như vậy có ổn không vậy,khi xong lông em lại chuyển lại ba vì ko trộn trứng + mồi tươi +tắm nắng+ nước có được không ạ,tại nhà nuôi nhiều nên em toàn cho ăn ba vì
 
Top