lyna01
Chào mào bổi
[h=2]Huấn luyện CM bổi thành mồi[/h]
Mong muốn có những chú mồi xuất sắc và thân yêu nên topic này được mở ra mong muốn anh em đam mê CM cùng nhau thảo luận , giúp đỡ nhau trong công cuộc huấn luyện những chú CM mồi.
Đây là những kinh nghiệm mà em đã học hỏi được và bản thân đã trải nghiệm qua chút ít, viết lên đây trao đổi cùng anh em những mong được đóng góp và học hỏi
Công việc đầu tiên khi ta muốn huấn luyện cho một chú CM bổi thành mồi là lựa chọn được những chú CM có nhiều triển vọng . tiêu chuẩn để chọn một chú có tương lai sẽ trở thành một chú mồi tốt theo kinh nghiệm của những người đi trước thì hình thức ko phải là yếu tố chủ đạo trong mục tiêu chọn lựa, mà điều cốt yếu là chú chim phải mau mỏ ( hót nhiều để sau này khi ra rừng chú ta sẽ hót cả ngày để dụ bổi ) nhanh nhẹn và "đầu gấu" - tức là những chú chim bổi khi kê gần chim mồi nhà cũng ko sợ mà vẫn bu lồng đòi chiến , những chú chim như thế khi ra rừng sẽ ko sợ một chú chim nào , kể cả những chú chim trận già rừng. khi chọn được những chú như thế thì hình thức của chúng mới được xem đến , lúc này nếu được những chú cao to , dài đòn hình dáng oai vệ mũ cao má đỏ to thì ko còn gì bằng.Theo như em biết thì khi muốn huấn luyện mồi thì người ta ko nuôi từ chim non lên vì như thế rất mất thời gian ( để thành mồi với một chú chim non thì công đoạn chăm sóc và huấn luyện phải gấp 2 đến 3 lần so với chim bổi có 2-3 múa rừng) trong khi đó khi thành mồi chú chim này cũng khó có thể hay và chơi bền như chim già rừng huấn luyện lên.
Sau công việc chọn lựa là công việc thuần hóa và nuôi dưỡng, với chế độ ép thuần hợp lý ko làm chim bị hoảng mà bể chim, để chim chỗ đông người và bỏ áo lồng từ từ , tránh chim nhảy nhiều mà có khả năng chim mất móng mà phí chú chim hay. Thời gian này chế độ dinh dưỡng tốt +mồi tươi +hoa quả năng cao thể lực và thể trạng cho chim và cho chim tắm táp thường xuyên giúp chim đẹp mướt lông lá, tránh bọ mạt > chẳng những sức khỏe tốt mà qua đó chim cũng nhanh dạn người hơn.Trong quá trình này ta nên chăm treo chim nhiều chỗ khác nhau trong nhà nhằm cho chim quen với những chỗ treo lạ và sự di chuyển, khoảng được 7-8 tháng ta có thể cho chim đi dợt cho chim học hỏi chim khác và tạo sự tự tin, bản lĩnh khi gặp chim khác .
Sau 1 mùa lồng chú chim của ta lúc này đã thuần hơn , khi ta đến gần cũng ko còn nhảy lung tung nữa và cũng đã ra giọng nhiều thì ta bắt đầu công đoạn huấn luyện của mình, đây là giai đoạn cần đầu tư thời gian nhiều nhất,lúc này nếu có thể liên hệ với anh em mượn được chim mồi hay thì vô cùng quý, nếu ko có thì phải chịu khó rủ anh em có chim mồi hay đi bẫy để qua đó mà mang chú chim của mình đi học việc, khi mang chim đi bẫy thì những lần đầu tiên ta phải bao phủ thật kín lồng bẫy( cái này để tránh cho chim rừng thấy chim mồi học việc của ta mà bay vào đấu , chú chim của ta tuy đã chọn kĩ là một chú khá gấu nhưng chưa thật quen trong lồng nên khi gặp phải chim trận già rừng vào đấu rất dễ bị bể.) lụp bẫy chỉ để hở một chút nhỏ đủ để cho chim học việc thấy được chim mồi già đấu và dụ chim rừng , sau một thời gian ta có thể để chim học việc cách xa chim mồi già và đấu với chim rừng......... khi chim học việc dụ và bẫy được chú chim rừng đầu tiên lúc này các bác phải để ý nếu chú chim đó là chim má trắng hoặc là chú chim khá nhát ( cái này qua cách đấu của chú chim rừng mà các bác phán đoán được chú này dữ hoặc nhát ) thì các bác cứ để chú chim rừng nằm trong lục bẫy để chú chim học việc củng cố thêm độ tự tin...... . Nếu những lần bẫy đầu tieen mà gặp phảit chú chim già rừng dữ thì nên hạ chim học việc xuống để hôm khác sẽ bẫy nơi khác ...... cứ như thế sau khoảng 3 năm chúng ta sẽ có một chú mồi khá tốt mà ta rất hiểu về chú ......
thôi tạm thời dừng lại , em phải đi rồi mong các bác góp ý xây dựng thêm!!!!!!!!!!!!!!!! CHÚC CÁC BÁC CÓ CHÚ MỒI HAY!!!!!!!!!!!!!!!
Nguồn Sưu tầm trên Internet
Đây là những kinh nghiệm mà em đã học hỏi được và bản thân đã trải nghiệm qua chút ít, viết lên đây trao đổi cùng anh em những mong được đóng góp và học hỏi
Công việc đầu tiên khi ta muốn huấn luyện cho một chú CM bổi thành mồi là lựa chọn được những chú CM có nhiều triển vọng . tiêu chuẩn để chọn một chú có tương lai sẽ trở thành một chú mồi tốt theo kinh nghiệm của những người đi trước thì hình thức ko phải là yếu tố chủ đạo trong mục tiêu chọn lựa, mà điều cốt yếu là chú chim phải mau mỏ ( hót nhiều để sau này khi ra rừng chú ta sẽ hót cả ngày để dụ bổi ) nhanh nhẹn và "đầu gấu" - tức là những chú chim bổi khi kê gần chim mồi nhà cũng ko sợ mà vẫn bu lồng đòi chiến , những chú chim như thế khi ra rừng sẽ ko sợ một chú chim nào , kể cả những chú chim trận già rừng. khi chọn được những chú như thế thì hình thức của chúng mới được xem đến , lúc này nếu được những chú cao to , dài đòn hình dáng oai vệ mũ cao má đỏ to thì ko còn gì bằng.Theo như em biết thì khi muốn huấn luyện mồi thì người ta ko nuôi từ chim non lên vì như thế rất mất thời gian ( để thành mồi với một chú chim non thì công đoạn chăm sóc và huấn luyện phải gấp 2 đến 3 lần so với chim bổi có 2-3 múa rừng) trong khi đó khi thành mồi chú chim này cũng khó có thể hay và chơi bền như chim già rừng huấn luyện lên.
Sau công việc chọn lựa là công việc thuần hóa và nuôi dưỡng, với chế độ ép thuần hợp lý ko làm chim bị hoảng mà bể chim, để chim chỗ đông người và bỏ áo lồng từ từ , tránh chim nhảy nhiều mà có khả năng chim mất móng mà phí chú chim hay. Thời gian này chế độ dinh dưỡng tốt +mồi tươi +hoa quả năng cao thể lực và thể trạng cho chim và cho chim tắm táp thường xuyên giúp chim đẹp mướt lông lá, tránh bọ mạt > chẳng những sức khỏe tốt mà qua đó chim cũng nhanh dạn người hơn.Trong quá trình này ta nên chăm treo chim nhiều chỗ khác nhau trong nhà nhằm cho chim quen với những chỗ treo lạ và sự di chuyển, khoảng được 7-8 tháng ta có thể cho chim đi dợt cho chim học hỏi chim khác và tạo sự tự tin, bản lĩnh khi gặp chim khác .
Sau 1 mùa lồng chú chim của ta lúc này đã thuần hơn , khi ta đến gần cũng ko còn nhảy lung tung nữa và cũng đã ra giọng nhiều thì ta bắt đầu công đoạn huấn luyện của mình, đây là giai đoạn cần đầu tư thời gian nhiều nhất,lúc này nếu có thể liên hệ với anh em mượn được chim mồi hay thì vô cùng quý, nếu ko có thì phải chịu khó rủ anh em có chim mồi hay đi bẫy để qua đó mà mang chú chim của mình đi học việc, khi mang chim đi bẫy thì những lần đầu tiên ta phải bao phủ thật kín lồng bẫy( cái này để tránh cho chim rừng thấy chim mồi học việc của ta mà bay vào đấu , chú chim của ta tuy đã chọn kĩ là một chú khá gấu nhưng chưa thật quen trong lồng nên khi gặp phải chim trận già rừng vào đấu rất dễ bị bể.) lụp bẫy chỉ để hở một chút nhỏ đủ để cho chim học việc thấy được chim mồi già đấu và dụ chim rừng , sau một thời gian ta có thể để chim học việc cách xa chim mồi già và đấu với chim rừng......... khi chim học việc dụ và bẫy được chú chim rừng đầu tiên lúc này các bác phải để ý nếu chú chim đó là chim má trắng hoặc là chú chim khá nhát ( cái này qua cách đấu của chú chim rừng mà các bác phán đoán được chú này dữ hoặc nhát ) thì các bác cứ để chú chim rừng nằm trong lục bẫy để chú chim học việc củng cố thêm độ tự tin...... . Nếu những lần bẫy đầu tieen mà gặp phảit chú chim già rừng dữ thì nên hạ chim học việc xuống để hôm khác sẽ bẫy nơi khác ...... cứ như thế sau khoảng 3 năm chúng ta sẽ có một chú mồi khá tốt mà ta rất hiểu về chú ......
thôi tạm thời dừng lại , em phải đi rồi mong các bác góp ý xây dựng thêm!!!!!!!!!!!!!!!! CHÚC CÁC BÁC CÓ CHÚ MỒI HAY!!!!!!!!!!!!!!!
Nguồn Sưu tầm trên Internet