Jampul farm- Trang huấn luyện chào mào rất chi tiết

baolinle

New member
chào các anh em diễn đàn, mình tinh cờ tìm thấy trang web rất hay về huấn luyện chào mào đấu. http://snabber.wix.com/jambulfarm. mong rằng co thể giúp anh em thêm nhiều kinh nghiệm huấn luyện. Thân.

HTML:
http://snabber.wix.com/jambulfarm#!training-jambuls-for-competitions/c10x1
 

pincon14

New member
trang này huấn luyện sao bác, mình không hiểu j cả. thấy chim cũng thường mà.
 

baolinle

New member
Huấn Luyện Chào Mào Chịu Áp Lực Thi Đấu

Bài này dịch từ trang http://snabber.wix.com/jambulfarm chỉ mang tính tham khảo:

Huấn Luyện Chào Mào Chịu Áp Lực Thi Đấu

Phần 1: Song đấu:


Chú chim bên phải là một YVB-RWB 75% (Lai tạo giữa chào mào 75% và hoạch 25%).
Chú này đang trải qua quá trình đào tạo để chịu áp lực thi đấu, chú chào mào phài xong lông và trình trạng sức khỏe cũng như tập tực là 60% (Độ căn lửa 60%). Chủ nhân đã khóe léo bố trí cầu để chú chim giáp đấu và từ bỏ các thói quen xấu như chưa tập trung chiến đấu.


Xin lưu ý rằng con chim bên phải đã được trong nắng nóng từ 8 giờ sáng đến 12:00 trong sự cố lập. (Một phần trong chương trình huấn luyện của chào mào của Thai/Malay).

Từng bước thách thức trong 30 phút, nơi dợt sẽ tốt hơn nếu để ngoài trời nắng. Nên lưu ý cách đứng, sàn cầu, cách chú nhìn đối thủ của mình và thậm chí thời gian nghỉ để ăn trái cây, ăn thức ăn chim, uống nước.


Con chim bên trái vẫn chưa được ra đấu trường lớn với đối thủ cạnh tranh.

Sau 30 phút thì tách ra và chuẩn bị bước huấn luyện tiếp theo: ( phần 2)
 

quang tran

New member
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, nhìn rất thích và chuyên nghiệp, choáng ngợp nhưng thấy nhiều quá nên bông bạch hết hiếm luôn:cool:. Đúng là mô hình cần nhân rộng nếu có điều kiện
Mình cũng đang ghép 1 cặp xám khói, hi vọng sớm nhận được quả ngọt.
Thân!
 

Mink

New member
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, nhìn rất thích và chuyên nghiệp, choáng ngợp nhưng thấy nhiều quá nên bông bạch hết hiếm luôn:cool:. Đúng là mô hình cần nhân rộng nếu có điều kiện
Mình cũng đang ghép 1 cặp xám khói, hi vọng sớm nhận được quả ngọt.
Thân!
Chúc Quang nuôi sinh sản thành công, khi nào có kết quả nhớ ới một tiếng để ra xem nhé Quang.
 

baolinle

New member
Huấn Luyện Chào Mào Chịu Áp Lực Thi Đấu

Bài này dịch từ trang http://snabber.wix.com/jambulfarm chỉ mang tính tham khảo:

Huấn Luyện Chào Mào Chịu Áp Lực Thi Đấu

Phần 2: Song đấu - tiếp theo


Vui lòng tham khảo phần 1 của loạt bài này.

Sau khi đã đấu 30 phút với chim đầu tiên, chủ tiếp tục tạo áp lực bằng cách đưa chú Chim khác đến thách thức chim ở bên phải. Chủ có thể xoay lồng để giúp chú chim đấu với nhiều thế cầu khác nhau.


Con chim bên phải tiếp tục được phơi nắng cho đến buổi tối. Mỗi đối thủ được giao đấu đến 30 phút với chim bên phải và thời gian nghĩ không quá 3 phút.

Với cách tạo áp lực này, chú chim sẽ quen dần với các giọng hót khác nhau mà đặc biệt màng tai của chú chim sẽ chịu đựng tác động từ các âm thanh có tần số khác nhau. Theo người Thai/ Malay thì tần số khác nhau này là do cấu trức cơ địa của từng con chim: hơi dài ngắn, to nhỏ do các bầu khí ở hầu (cổ- số 1) và bầu khí ở gần hậu môn (số 2). Tần số hót do các dây thanh quản và các phần còn lại trên hình vẽ hình thanh nên. Tần số chính là số bước sóng của âm thanh trên đơn vị thời gian (1 giây), tần số càng cao thì số bước sóng càng nhỏ. Chẳng hạn tần số của âm thanh do con ong (beer) phát ra rất cao gây khó chịu cho những con vật khác.

3ef774_651a200803eeca3dc195f29c34f5aeda.gif_srz_p_288_254_75_22_0.50_1.20_0.00_gif_srz


Hầu hết các cuộc thi đều tổ chức sân vận động và các vùng đất không có mái che và thường 400-500 lồng, do vậy chú chim phải được huấn luyện chiu đựng áp lực ngoài trời thật nắng gắt. (Chú chim phải đạt tiêu chuẩn phần 1).

Song đấu là bài huấn luyện cần thiết cho chú chim đồi phó với từng nước đấu của những con chim khác nhau. Và giúp chú chim thay đổi chiến thuật thay đấu cho từng đối thủ mà nó giao đấu.

Lưu ý rằng các chú chim bên trái chưa từng tham gia các cuộc thi đấu lớn nào (Chim trung binh- chi thi 150 lồng)

Phần 3: tiếp theo
 

quang tran

New member
Chúc Quang nuôi sinh sản thành công, khi nào có kết quả nhớ ới một tiếng để ra xem nhé Quang.
Cặp tê giác đã đẻ đủ 3 trứng cho lứa thứ 4, em chỉ chờ cặp xám quen với nơi ở mới đẻ sinh sản là ok, có kết quả em hú anh ngay:D
 

baolinle

New member
Huấn Luyện Chào Mào Chịu Áp Lực Thi Đấu

Bài này dịch từ trang http://snabber.wix.com/jambulfarm chỉ mang tính tham khảo:

Huấn Luyện Chào Mào Chịu Áp Lực Thi Đấu

Phần 3: Song đấu (tiếp Theo)


Vui lòng tham khảo phần 1, 2 của loạt bài này

Sau 30 phút chiến đấu với đối thủ chủ nhân sẽ tách chú chim bên trái ra và để chú chim cần huấn luyện bên phải có thời gian nghỉ nghơi và ăn uống.
Ba phút sau chủ chim sẽ mang một chú chim thứ 3 tới và thách đấu tiếp tục. Chủ cần quan sát để tách chú chim ra khi nhận thấy chú bỏ nước đấu.

Lưu ý: tất cả các loài chim đối thủ ở bên trái vẫn chưa được ra sân thi đấu. Chúng đang được chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi. Một số trong số chúng đã vừa hoàn thành thay lông và cũng đang được chuẩn bị chu đáo cho chương trình luấn luyện của tôi.
 

baolinle

New member
Huấn Luyện Chào Mào Chịu Áp Lực Thi Đấu

Phần 4: Đấu nhiều mặt ( tiếp theo)


Vui lòng tham khảo phần 1, 2, 3 của loạt bài này. Tôi đã viết lời bình trong mỗi phần.


Phần này cho tất cả 3 chú đã thách thức được đưa vào làm tăng mức độ căng thẳng với chủ đề chim (chim ở giữa- YVB-RWB 75% lai đột biến). Nên kiểm tra nước hoặc thay mới trường hợp nước quá nóng.


Thời gian huấn luyện này là 30 phút. Mỗi một đối thủ và lần huấn luyện nên kéo dài 30 phút dưới nắng nóng để tạo áp lực cho chú chim. Ba chú chim thách đấu 3 mặt sẽ tạo áp lực rất lớn để thử thách chú chim. Chú chim buộc sẽ trổ tài nhiều nước đấu, giọng hót để trấn áp đối thủ trong cùng một lúc.

Lúc này chú chim rất dễ mất tập trung nên đưa những chú chim mà chú chưa từng thi đấu và cũng không nên đưa những con chim mà chú quá quen thuộc.

Đây là phần tập áp lực thi đấu do vậy chủ nhân nên tập cho chú chim của mình thường xuyên và mức độ tăng dần về số lần song đấu, số chim song đấu và số lần đấu nhiều mặt. Chú ý mỗi lượt đấu không nên kéo dài, nên trung bình 30 phút. Có thể luyện tập 3-4 ngày trong tuần. Sau hai tháng chú chim sẽ rất ranh mảnh, lì lợm, đa phong cách và đa nước đấu giọng hót và đặc biệt là có thể chịu áp lực thi đấu 300-400 lồng dưới trời nắng nóng từ 10h-4h của các giải đấu lớn.


Mọi thắc mắc, ý kiến, lời đóng góp được hoan nghênh. Có thể liên lạc riêng tại [email protected]

Chủ đề tiếp theo: Tại sao chào mào cần được huấn luyện để thi đấu
 

baolinle

New member
Tại sao chào mào cần được huấn luyện để thi đấu

3ef774_f7442fa33a1242f4b42fff22ab92e474.gif_srz_p_200_216_75_22_0.50_1.20_0.00_gif_srz


Mỗi ai đam mê đều mong muốn hiệu quả/kết quả tốt cho chú chim của họ. Điều này là tự nhiên cho tất cả mọi người nhưng nhiều người quên rằng chim cũng giống như con người và nhiều loài động vật - đều cần được học tập và được tập luyện. Có được chú chim hay không có nghĩa là chủ sở hữu không cần phải đặt thêm nỗ lực vào tập luyện chú chim.


Lý do tại sao cần phải đào tạo một chú chao mào thi đấu? Dưới đây là một số lý do:


1) Cho phép chú chim làm quen với con người và các hoạt động của con người.


2) Thuần hóa chú chim để chú không cảm thấy sợ âm thanh lớn, đám đông kháng giả và sự hiện diện của nhiều loài chim lạ khác.


3) Khích lệ chú chim để chú có thể làm theo bản năng của nó là hót và trình diễn nước đấu cùa chào mào mà không phải sợ âm thanh lớn, con người và các loài chim khác.


4) Liên tục tăng và duy trì một mức độ cao của hung hăng (lừa) trong chú chim.


Với những ai không có sở thích hay những ai không nghiêm túc trong việc tập luyện chim của họ và mong đợi chim của họ giành chiến thắng, họ sẽ không bao giờ hiểu và nghiệm ra thuật ngữ "luyện tập để trở nên hoàn hảo".


Nếu giả định rằng chú chim là một con chim hay, thì sự thi đấu hiệu quả của nó luôn luôn là một sự phản ánh của những nỗ lực chăm sóc và tập luyện của chủ sở hữu. Tóm lại, nếu bạn không chăm sóc chú chim của bạn như chim thi đấu và đào tạo như để vô địch, bạn khó có thể mong đợi kết quả vô địch. Đó là một quy luật tự nhiên.


Dưới đây là video về cách một chú chim thi đặc biệt đang được đào tạo mỗi ngày, chim này trông giống như một chú chó, chú xù lông trên cổ của nó và sau đó trở lại bình thường, khá lạ. Video - http://www.youtube.com/watch?v=U62N0MeVzH8

<span style="color: rgb(51, 51, 51); background-color: rgb(250, 250, 250);">

Chủ đề tiếp theo: Phương Pháp Huấn Luyện Chào Chào Của Bạn Đấu Trường
 

baolinle

New member
Phương Pháp huấn luyện chào mào của bạn Đấu trường

Bài này dịch từ trang http://snabber.wix.com/jambulfarm chỉ mang tính tham khảo:

Phương Pháp huấn luyện chào mào của bạn Đấu trường (trang 1)


Lưu ý: đây chỉ là một cách hướng dẫn cho người yêu chim, không nên xem đây là quy định bắt buộc bởi vì mỗi chú chim có thể khác nhau ở tính khí và đặc điểm cũng khác nhau.


Trước khi bạn dợt con chim:


1) Tốt nhất nếu được bạn nên giữ cho chú chim một mình một thời gian trước khi dợt chim.
Phơi nắng, tắm rửa / phơi khô và treo một mình.


Chú chim không nhìn thấy chim khác, chỉ có thể nghe được.


2) Cho phép chú chim ngủ sớm,
Ví dụ như: phủ áo lồng và treo chú chim ở chỗ ngủ của chú ấy lúc 4 hoặc 5 giờ chiều.


3) Cách phủ áo lồng:
Nếu bạn muốn phủ áo lồng cho chim vào cả ban ngày trước ngày dợt, đảm bảo rằng chú chim phải được 2-3 giờ phơi nắng trực tiếp/ tắm/ khô kết hợp trước lúc tủ áo lồng.
Sau đó bạn ủ chim trong áo lồng trùm kín và để cho chú chim một mình, để được kích thích (kích động) và cho chim ngủ sớm.


Lưu ý: cách thức này không hiệu quả với những chú chim -

+ Mập (béo)
+ không phù hợp chim chưa xong lông và chưa vào lửa
+ Chim trong tình trạng lông không được tốt


3ef774_fd855b30dab1f7b588ad68bf2b93f359.jpg_srz_p_232_396_75_22_0.50_1.20_0.00_jpg_srz

--giọng sẽ to hơn với những chú có bầu khí lưng gần hậu môn to---


Có vài bước khác nhau để huấn luyện chim ở đấu trường:


1) Huấn luyện bằng cách kích động chim:


Treo chim ra xa (cách ly) những chú chim đấu trên giàn, làm cho chim bị kích động. Làm điều này 4-5 lần mang đi dợt sau đó vào lần thứ 6, treo chim ở rìa ngoài của nhóm các chú chim đấu. Hãy để cho chú chim của bạn đấu hoặc hót và đánh giá chú chim chơi bao lâu tại cùng một chỗ treo chim.






2) Đối với những chú chim thường được mang đi thi đấu mỗi tuần một lần hoặc hai tuần một lần (những chú chim này thường 2 tuổi hoặc hơn):

(trang 2- tiếp theo) --- Phương Pháp huấn luyện chào mào của bạn Đấu trường ---
 
Top