chaomaotd
New member
Sáng nay có làm vài xị đế nên có đôi lời tâm trạng gửi tới ae diễn đàn ( ae chém nhẹ tay để cơn say mau tỉnh ):
Trong ký ức, tuổi thơ tôi luôn gắn liền với hình ảnh cây đa , bến nước, lũy tre làng, nơi tôi cùng đám bạn thường trốn giấc ngủ trưa để được nghe tiếng chim kêu. Thấm thoát mà đã hơn 10 năm tôi xa quê hương, vẫn như bao nhiêu người khác tôi cảm thấy lâng lâng, hồi hộp chờ đợi một cảm giác gì đó mỗi lần được về thăm quê.
Vậy mà lần về quê này, tôi cảm thấy buồn_một nổi buồn xâm chiếm gần hết trái tim tôi. Vẫn con đường thân quen ngày nào, vẫn những khu vườn sum suê cây trái, vẫn là cái nắng của những trưa hè oi bức nhưng đâu rồi cái tôi chờ đợi nhất? những tiếng quýt wiu quen thuộc đâu rồi ? Tôi đã chờ đợi một ngày, hai ngày, ba ngày...Ôi thật là buồn !
Nhưng trách ai bây giờ? Chính bản thân tôi đã vô tình góp phần làm nên điều ấy, vì tôi nên người ta mới lùng sục,tìm mọi cách đánh bắt cho bằng được mới thôi. Dẫu biết vậy nhưng tôi vẫn không từ bỏ được niềm đam mê đó, tôi vẫn cổ súy cho phong trào chơi chào mào ngày càng phát triển . Vậy hóa ra là mâu thuẫn à? Tại sao cổ nhân lại cho là “ thú vui tao nhã” ? cũng bởi vì :“ chơi cá dưỡng tâm , chơi chim dưỡng tính “ … xét cho cùng người xưa nói rất đúng , nhưng chỉ đúng hoàn toàn vào thời điểm và bối cảnh của ngày ấy thôi. Bây giờ các bạn thử nghĩ coi, núi rừng Trung Mang, Kim Phụng, vân vân và vân vân đã hầu như sạch bóng chào mào thì ai dám nói là “ thú vui lành mạnh “ được chứ ! Cũng đã có không ít lời xầm xì, bàn tán về chúng ta_những người đam mê chơi chào mào và không phải là vô cớ đâu nhé !
Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta tìm cho mình một hướng đi mới, một xu hướng mới, làm sao phong trào vẫn phát triển mà không làm cạn kiệt số lượng chào mào ngoài thiên nhiên. Thử nhìn xem các nước xung quanh ta họ chơi chào mào thế nào, như Thái Lan chẳng hạn_ hầu hết nguồn chim của họ xuất phát từ việc sinh sản nhân tạo trong điều kiện nuôi nhốt…
P/S: Chỉ là những suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân, hy vọng không làm anh em mất hứng !
Trong ký ức, tuổi thơ tôi luôn gắn liền với hình ảnh cây đa , bến nước, lũy tre làng, nơi tôi cùng đám bạn thường trốn giấc ngủ trưa để được nghe tiếng chim kêu. Thấm thoát mà đã hơn 10 năm tôi xa quê hương, vẫn như bao nhiêu người khác tôi cảm thấy lâng lâng, hồi hộp chờ đợi một cảm giác gì đó mỗi lần được về thăm quê.
Vậy mà lần về quê này, tôi cảm thấy buồn_một nổi buồn xâm chiếm gần hết trái tim tôi. Vẫn con đường thân quen ngày nào, vẫn những khu vườn sum suê cây trái, vẫn là cái nắng của những trưa hè oi bức nhưng đâu rồi cái tôi chờ đợi nhất? những tiếng quýt wiu quen thuộc đâu rồi ? Tôi đã chờ đợi một ngày, hai ngày, ba ngày...Ôi thật là buồn !
Nhưng trách ai bây giờ? Chính bản thân tôi đã vô tình góp phần làm nên điều ấy, vì tôi nên người ta mới lùng sục,tìm mọi cách đánh bắt cho bằng được mới thôi. Dẫu biết vậy nhưng tôi vẫn không từ bỏ được niềm đam mê đó, tôi vẫn cổ súy cho phong trào chơi chào mào ngày càng phát triển . Vậy hóa ra là mâu thuẫn à? Tại sao cổ nhân lại cho là “ thú vui tao nhã” ? cũng bởi vì :“ chơi cá dưỡng tâm , chơi chim dưỡng tính “ … xét cho cùng người xưa nói rất đúng , nhưng chỉ đúng hoàn toàn vào thời điểm và bối cảnh của ngày ấy thôi. Bây giờ các bạn thử nghĩ coi, núi rừng Trung Mang, Kim Phụng, vân vân và vân vân đã hầu như sạch bóng chào mào thì ai dám nói là “ thú vui lành mạnh “ được chứ ! Cũng đã có không ít lời xầm xì, bàn tán về chúng ta_những người đam mê chơi chào mào và không phải là vô cớ đâu nhé !
Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta tìm cho mình một hướng đi mới, một xu hướng mới, làm sao phong trào vẫn phát triển mà không làm cạn kiệt số lượng chào mào ngoài thiên nhiên. Thử nhìn xem các nước xung quanh ta họ chơi chào mào thế nào, như Thái Lan chẳng hạn_ hầu hết nguồn chim của họ xuất phát từ việc sinh sản nhân tạo trong điều kiện nuôi nhốt…
P/S: Chỉ là những suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân, hy vọng không làm anh em mất hứng !