tuanvyp
Tôi ♥ Chào mào
Trong khi hàng triệu người chỉ có ước mơ là kiếm đủ vài trăm triệu đồng để mua 1 căn nhà nhỏ, thì có những người dám bỏ ra cả gần tỉ để mua 1 cái... lồng chim.
“Sập bẫy” cò mồi
Người xưa có câu “con gà tức nhau tiếng gáy” và các đại gia chơi chim cảnh ở Hà thành giờ không chỉ “ganh” nhau vì tiếng hót của chim yêu quý mà còn “đấu” nhau bằng cả những chiếc lồng. Chim hót hay thôi chưa đủ, những chú chim đó còn phải được “ngự” trong những chiếc lồng “độc”, càng đắt tiền càng “oách”.
Nổi đình nổi đám nhất trong giới chơi chim cảnh Hà Nội bây giờ là H “xiếc” ở phố Bùi Xương Trạch (quận Thanh Xuân), được coi là người sở hữu khoảng 20 lồng chim đắt tiền nhất, trong đó chiếc rẻ nhất cũng khoảng 50 triệu đồng. Theo anh H, những chiếc lồng chim này đắt tiền bởi đều được đặt hàng từ Trung Quốc, chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo hình minh họa các tích xưa như Ngũ Long tranh châu, Thập bát La Hán, Bát tiên quần thú… Không chỉ thế, lồng chim còn được anh dày công thuê thợ “độ” thêm rất nhiều chi tiết bằng chất liệu quý như ngà voi chạm thành cầu cho chim đứng, chân lồng được dát vàng mỏng, móc lồng bằng bạc…
Kỷ lục sở hữu những chiếc lồng đắt giá nhất phải kể đến T “beng”, con rể của một chủ khách sạn tại phố Quán Thánh, chỉ sở hữu 3 chiếc lồng nhưng giá trị mỗi chiếc đều trên dưới 600 triệu đồng. Lồng không làm bằng chất liệu tre, trúc thông thường mà làm bằng đồi mồi và sừng, lại nạm rất nhiều chất liệu quý ở vanh (thành lồng) và đáy. Một yếu tố khác khiến những chiếc lồng này có giá “khủng” là ở độ lâu năm của chúng.
Mua qua những mối quen biết nên T khẳng định lồng chim của mình đều đã có “tuổi thọ” vài chục năm trở lên. Theo các đại gia, điểm chung của những chiếc lồng đắt đỏ này nằm ở chỗ chúng đều được đặt hàng bởi các nghệ nhân Trung Quốc, vốn có tay nghề khéo léo để tạo tác những hoa văn phức tạp trên vanh lồng và để có những chiếc lồng tinh xảo, có thể phải mất một năm rưỡi chờ đợi các nghệ nhân Trung Quốc chế tác.
Thế nhưng sự thật lại không phải như vậy. Kiểm chứng điều này tại thị trấn Vác (huyện Thanh Oai, Hà Nội), nơi nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, nghệ nhân Lương Văn Càng cho biết: “Dù tinh xảo đến đâu, những người thợ thủ công làng Vác cũng làm được”. Ông Càng cho rằng chính thói thích chơi trội của các đại gia đã khiến họ mắc bẫy của giới “cò mồi”.
Theo ông, những chiếc lồng chim có giá tiến hàng trăm triệu như thế thường được làm bằng nhiều chất liệu quý nên người thợ làm lồng sẽ không dám bỏ một khoản tiền lớn để đầu tư. Trong khi đó nhu cầu chơi ngông của một số đại gia vẫn có nhưng “cung không gặp cầu” nên giới “cò mồi” trung gian mới vào cuộc đi tìm các chất liệu quý như ngà voi, đồi mồi, sừng… rồi thuê các nghệ nhân sáng tạo. Khi đã có chiếc lồng ưng ý, họ sẽ tha hồ thêu dệt các sự tích về chiếc lồng, đánh vào tâm lý thích “xài hàng độc” của các đại gia để thoải mái “hét” giá kiếm số tiền chênh lệch. Nghệ nhân Càng khẳng định trong số những chiếc lồng chim giá “khủng”, không thiếu những chiếc lồng do chính người làng Vác chế tác, trong khi các đại gia vẫn cứ tưởng chúng có xuất xứ từ Trung Quốc.
Kỳ công chế tác
Có đến thị trấn Vác mới thấy câu nói “lồng chim là một tác phẩm nghệ thuật và những người làm ra nó là những nghệ sĩ” thật xứng đáng. Theo các bậc cao niên trong làng thì để đáp ứng được ba tiêu chí bền, sang, đẹp, người làng Vác phải rất tỉ mỉ, kỳ công. Hoàn thành một chiếc lồng chim phải trải qua khá nhiều công đoạn như vót nan làm đáy, làm vanh (vành), cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng…
Tre, trúc nguyên liệu phải là loại tre rừng mua về từ các tỉnh miền núi phía bắc như Hòa Bình, Cao Bằng… sau đó “pha” thành từng thanh rồi sử dụng một loạt phương thức gia truyền để ngâm tre. Người làng Vác thậm chí còn phải luộc tre để tăng độ dẻo, rồi buộc vào từng bó đem ngâm vào bùn đen. Đủ thời gian quy định, tre vớt lên rửa sạch phơi khô, mang gác lên gác bếp cho ăn khói. Khi chuẩn bị làm, tre lại phải được ngâm vào nước vôi cho mềm, rồi mới chẻ ra, vót thành nan rồi chuốt cho nhẵn. Tất cả những công đoạn phức tạp đó đòi hỏi sự chính xác, tỉ mẩn để khi ghép thành lồng có thể có những nan lồng đạt độ chuẩn về khả năng chống mọt. Ấy là chưa kể đến việc phải chuốt như thế nào cho hàng trăm, hàng nghìn nan tre được tròn và thẳng tắp như nhau.
Tuy nhiên, như nghệ nhân Càng cho biết, làm lồng chim không khó ở công đoạn vót nan, mà khó ở việc chạm đường viền cho các vanh lồng. Trên vanh lồng những họa tiết rất nhỏ như một bài thơ chữ Hán, hình long, ly, quy, phượng; cây hình cỏ, hoa lá… được chạm khắc một cách tinh xảo bằng vô số đường nét nhỏ li ti và chính xác. Chỉ bằng một lưỡi dao rất nhỏ cùng với đôi tay tài hoa, người thợ có thể chạm khắc nên những chiếc vanh lồng đẹp như tranh vẽ. Một điều thú vị khác là người thợ làm lồng chim phải có kiến thức nhất định về hình dáng và tập tính sinh hoạt của từng loài chim để làm nên những chiếc lồng phù hợp về cả hình dáng và kích thước. Ngoài yếu tố không gian nơi treo chim, mỗi loại chim đều phải phù hợp với một loại lồng khác nhau.
Cuộc sống ngày càng phát triển nên nhu cầu giải trí ngày càng cao. Các khách hàng đến mua lồng cũng cầu kì và kỹ tính hơn. Theo anh Trịnh Văn Tư, một người chuyên làm lồng cao cấp cho biết lồng chim có hai “đẳng cấp”: Lồng “chợ” giá từ 350-500 ngàn một chiếc, cách làm đơn giản, không cầu kỳ về hoa văn họa tiết, dành cho những khách hàng bình dân. Loại hai là lồng “kỹ” có giá từ 5-15 triệu đồng, số lượng nghệ nhân ở cả làng nghề làm được loại lồng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay vì đòi hỏi tay nghề cực cao, trên lồng những họa tiết cỏ cây hoa lá, long, ly, quy, phượng được trạm trổ một cách công phu, tỉ mỉ; dành cho những người nhiều tiền.
Anh Tư minh chứng về độ phức tạp khi chế tác lồng “cao cấp”: Họa tiết của lồng thường rất cầu kỳ, ví như chân lồng và đáy lồng được chạm khác tinh xảo mô phỏng theo các tích xưa như 18 vị La Hán, Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài, tùng cúc trúc mai; hoặc dựa theo các bức tranh cổ Đông Hồ như đám cưới chuột, cá chép dưới trăng, Tôn Ngộ Không. Công phu nhất là loại lồng Bát tiên, mỗi chân lồng đều được chạm khác 8 vị tiên, tổng cộng 3 chân lồng là 24 vị. Họa tiết trong bức tranh rất nhiều, đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo léo, tỉ mỉ đến từng chi tiết mới có thể cho ra đời sản phẩm sống động như thật.
Chim quý đâu ở lồng son? Đúng như một cụ cao niên làng Vác nhận xét về thú “chơi ngông” của các đại gia mua lồng chim tiền tỉ: “Người xưa đúc kết rằng “chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng chí, chơi cây dưỡng thần”. Đại gia chân chính ngày nay khi đã thực sự biết nuôi dưỡng tâm, trí, thần, thì đâu lại chạy theo thói thích chơi ngông, thích hơn người khác mà ném tiền ra cửa sổ, mua lồng chim có giá bằng cả ngôi nhà”.
“Sập bẫy” cò mồi
Người xưa có câu “con gà tức nhau tiếng gáy” và các đại gia chơi chim cảnh ở Hà thành giờ không chỉ “ganh” nhau vì tiếng hót của chim yêu quý mà còn “đấu” nhau bằng cả những chiếc lồng. Chim hót hay thôi chưa đủ, những chú chim đó còn phải được “ngự” trong những chiếc lồng “độc”, càng đắt tiền càng “oách”.
|
Giá của chiếc lồng chim này đắt ngang ... một căn nhà |
Nổi đình nổi đám nhất trong giới chơi chim cảnh Hà Nội bây giờ là H “xiếc” ở phố Bùi Xương Trạch (quận Thanh Xuân), được coi là người sở hữu khoảng 20 lồng chim đắt tiền nhất, trong đó chiếc rẻ nhất cũng khoảng 50 triệu đồng. Theo anh H, những chiếc lồng chim này đắt tiền bởi đều được đặt hàng từ Trung Quốc, chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo hình minh họa các tích xưa như Ngũ Long tranh châu, Thập bát La Hán, Bát tiên quần thú… Không chỉ thế, lồng chim còn được anh dày công thuê thợ “độ” thêm rất nhiều chi tiết bằng chất liệu quý như ngà voi chạm thành cầu cho chim đứng, chân lồng được dát vàng mỏng, móc lồng bằng bạc…
Kỷ lục sở hữu những chiếc lồng đắt giá nhất phải kể đến T “beng”, con rể của một chủ khách sạn tại phố Quán Thánh, chỉ sở hữu 3 chiếc lồng nhưng giá trị mỗi chiếc đều trên dưới 600 triệu đồng. Lồng không làm bằng chất liệu tre, trúc thông thường mà làm bằng đồi mồi và sừng, lại nạm rất nhiều chất liệu quý ở vanh (thành lồng) và đáy. Một yếu tố khác khiến những chiếc lồng này có giá “khủng” là ở độ lâu năm của chúng.
Mua qua những mối quen biết nên T khẳng định lồng chim của mình đều đã có “tuổi thọ” vài chục năm trở lên. Theo các đại gia, điểm chung của những chiếc lồng đắt đỏ này nằm ở chỗ chúng đều được đặt hàng bởi các nghệ nhân Trung Quốc, vốn có tay nghề khéo léo để tạo tác những hoa văn phức tạp trên vanh lồng và để có những chiếc lồng tinh xảo, có thể phải mất một năm rưỡi chờ đợi các nghệ nhân Trung Quốc chế tác.
Thế nhưng sự thật lại không phải như vậy. Kiểm chứng điều này tại thị trấn Vác (huyện Thanh Oai, Hà Nội), nơi nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, nghệ nhân Lương Văn Càng cho biết: “Dù tinh xảo đến đâu, những người thợ thủ công làng Vác cũng làm được”. Ông Càng cho rằng chính thói thích chơi trội của các đại gia đã khiến họ mắc bẫy của giới “cò mồi”.
Theo ông, những chiếc lồng chim có giá tiến hàng trăm triệu như thế thường được làm bằng nhiều chất liệu quý nên người thợ làm lồng sẽ không dám bỏ một khoản tiền lớn để đầu tư. Trong khi đó nhu cầu chơi ngông của một số đại gia vẫn có nhưng “cung không gặp cầu” nên giới “cò mồi” trung gian mới vào cuộc đi tìm các chất liệu quý như ngà voi, đồi mồi, sừng… rồi thuê các nghệ nhân sáng tạo. Khi đã có chiếc lồng ưng ý, họ sẽ tha hồ thêu dệt các sự tích về chiếc lồng, đánh vào tâm lý thích “xài hàng độc” của các đại gia để thoải mái “hét” giá kiếm số tiền chênh lệch. Nghệ nhân Càng khẳng định trong số những chiếc lồng chim giá “khủng”, không thiếu những chiếc lồng do chính người làng Vác chế tác, trong khi các đại gia vẫn cứ tưởng chúng có xuất xứ từ Trung Quốc.
Kỳ công chế tác
Có đến thị trấn Vác mới thấy câu nói “lồng chim là một tác phẩm nghệ thuật và những người làm ra nó là những nghệ sĩ” thật xứng đáng. Theo các bậc cao niên trong làng thì để đáp ứng được ba tiêu chí bền, sang, đẹp, người làng Vác phải rất tỉ mỉ, kỳ công. Hoàn thành một chiếc lồng chim phải trải qua khá nhiều công đoạn như vót nan làm đáy, làm vanh (vành), cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng…
|
Những chiếc lồng chim được thiết kế rất tinh xảo. |
Tre, trúc nguyên liệu phải là loại tre rừng mua về từ các tỉnh miền núi phía bắc như Hòa Bình, Cao Bằng… sau đó “pha” thành từng thanh rồi sử dụng một loạt phương thức gia truyền để ngâm tre. Người làng Vác thậm chí còn phải luộc tre để tăng độ dẻo, rồi buộc vào từng bó đem ngâm vào bùn đen. Đủ thời gian quy định, tre vớt lên rửa sạch phơi khô, mang gác lên gác bếp cho ăn khói. Khi chuẩn bị làm, tre lại phải được ngâm vào nước vôi cho mềm, rồi mới chẻ ra, vót thành nan rồi chuốt cho nhẵn. Tất cả những công đoạn phức tạp đó đòi hỏi sự chính xác, tỉ mẩn để khi ghép thành lồng có thể có những nan lồng đạt độ chuẩn về khả năng chống mọt. Ấy là chưa kể đến việc phải chuốt như thế nào cho hàng trăm, hàng nghìn nan tre được tròn và thẳng tắp như nhau.
Tuy nhiên, như nghệ nhân Càng cho biết, làm lồng chim không khó ở công đoạn vót nan, mà khó ở việc chạm đường viền cho các vanh lồng. Trên vanh lồng những họa tiết rất nhỏ như một bài thơ chữ Hán, hình long, ly, quy, phượng; cây hình cỏ, hoa lá… được chạm khắc một cách tinh xảo bằng vô số đường nét nhỏ li ti và chính xác. Chỉ bằng một lưỡi dao rất nhỏ cùng với đôi tay tài hoa, người thợ có thể chạm khắc nên những chiếc vanh lồng đẹp như tranh vẽ. Một điều thú vị khác là người thợ làm lồng chim phải có kiến thức nhất định về hình dáng và tập tính sinh hoạt của từng loài chim để làm nên những chiếc lồng phù hợp về cả hình dáng và kích thước. Ngoài yếu tố không gian nơi treo chim, mỗi loại chim đều phải phù hợp với một loại lồng khác nhau.
Cuộc sống ngày càng phát triển nên nhu cầu giải trí ngày càng cao. Các khách hàng đến mua lồng cũng cầu kì và kỹ tính hơn. Theo anh Trịnh Văn Tư, một người chuyên làm lồng cao cấp cho biết lồng chim có hai “đẳng cấp”: Lồng “chợ” giá từ 350-500 ngàn một chiếc, cách làm đơn giản, không cầu kỳ về hoa văn họa tiết, dành cho những khách hàng bình dân. Loại hai là lồng “kỹ” có giá từ 5-15 triệu đồng, số lượng nghệ nhân ở cả làng nghề làm được loại lồng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay vì đòi hỏi tay nghề cực cao, trên lồng những họa tiết cỏ cây hoa lá, long, ly, quy, phượng được trạm trổ một cách công phu, tỉ mỉ; dành cho những người nhiều tiền.
Anh Tư minh chứng về độ phức tạp khi chế tác lồng “cao cấp”: Họa tiết của lồng thường rất cầu kỳ, ví như chân lồng và đáy lồng được chạm khác tinh xảo mô phỏng theo các tích xưa như 18 vị La Hán, Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài, tùng cúc trúc mai; hoặc dựa theo các bức tranh cổ Đông Hồ như đám cưới chuột, cá chép dưới trăng, Tôn Ngộ Không. Công phu nhất là loại lồng Bát tiên, mỗi chân lồng đều được chạm khác 8 vị tiên, tổng cộng 3 chân lồng là 24 vị. Họa tiết trong bức tranh rất nhiều, đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo léo, tỉ mỉ đến từng chi tiết mới có thể cho ra đời sản phẩm sống động như thật.
Chim quý đâu ở lồng son? Đúng như một cụ cao niên làng Vác nhận xét về thú “chơi ngông” của các đại gia mua lồng chim tiền tỉ: “Người xưa đúc kết rằng “chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng chí, chơi cây dưỡng thần”. Đại gia chân chính ngày nay khi đã thực sự biết nuôi dưỡng tâm, trí, thần, thì đâu lại chạy theo thói thích chơi ngông, thích hơn người khác mà ném tiền ra cửa sổ, mua lồng chim có giá bằng cả ngôi nhà”.
Nguồn: http://www.tinmoi.vn