khang-1983
New member
[h=1]
nguồn:ST
Mod - “Người làm vườn” cho web
Một cộng đồng hay forum trên Internet, dù với bất kỳ nội dung nào đều cần có những người đứng đằng sau “cánh gà” để “hâm nóng” nội dung, “dọn dẹp” phản hồi, dàn xếp các mối xung đột của cộng đồng. Người đó thường được gọi chung với cái tên mod (moderator). Cộng đồng mạng không thể thiếu Mod
Vai trò của Mod đã được bàn nhiều trên các diễn đàn. Mod là viết tắt của Moderator, nghĩa là người trung gian đứng ra dàn xếp, điều tiết, hòa giải... Mod của website có các nhiệm vụ:
Trương Anh Tú:
“Một số cá nhân nhìn nhận làm Mod như là cách xây dựng “thương hiệu”, tạo uy tín trong cộng đồng”.
• Sắp xếp bài viết phù hợp theo đúng chủ đề để website được trình bày một cách khoa học.
• Sàng lọc bài viết theo chất lượng nội dung, loại bỏ bài viết rác, không có nội dung.
• Chỉnh sửa bài viết của các thành viên. Quyền hạn này chỉ nên áp dụng khi bài viết có những từ ngữ vi phạm qui định về nội dung website, hay các tranh luận không có tính xây dựng.
• Mod còn thu thập những ý kiến, “yêu sách” của các thành viên để trình bày lại với Ban quản trị (BQT)
Trong thực tế, Mod có thể là bất kỳ ai miễn là người đó có đam mê, cố gắng đóng góp cho diễn đàn, cho cộng đồng mạng, dù đôi khi đó không phải là việc chính của họ. Qua thời gian, họ được các thành viên tín nhiệm, tin cậy bởi uy tín tích cóp dần qua từng bài viết, qua từng sự việc... Sau cùng BQT website thường mời họ làm Mod.
Tuy nhiên, theo phân công, Mod thường là người có kiến thức chuyên môn về chủ đề họ theo dõi. Khi cần Mod cũng phải tham gia thảo luận, biết định hướng nội dung. Khi một chủ đề bắt đầu “nóng” lên là lúc công việc của Mod trở nên căng thẳng, vừa phải bảo đảm chất lượng nội dung, nhưng không hạn chế sự tham gia tích cực của thành viên. Mod không nên dùng quyền áp đảo các thành viên khi tham gia tranh luận. Một bài viết có thể vi phạm nội quy nhưng nếu là sản phẩm có chất xám, tư duy thì Mod cần xử lý khéo để thành viên cảm thấy Mod ghi nhận sự đóng góp và tránh vi phạm lần sau. Với tiêu chí "mọi người đều bình đẳng như nhau", nên ngay khi phạm sai lầm Mod cũng phải đứng ra xin lỗi mọi người.
Trách nhiệm làm Mod khá nặng nề vì nếu lơ là có thể ảnh hưởng đến hoạt động của website. Nếu cứng nhắc, chuyên quyền có thể làm mất uy tín website. Nếu bạn làm Mod vì muốn có cái danh ảo, người khác nể phục thì bạn nên suy nghĩ kỹ vì Mod thường bị ghét, ít khi được khen!
Mod có lương hay không? - Họ có thể được trả lương hoặc làm miễn phí tùy thỏa thuận. Có nơi trả lương cho Mod bằng cách cho sở hữu cổ phần.
Nguyễn Nhật Toàn: “Vui nhất là khi Mod thấy công sức của mình được nhiều người biết đến. Chúng tôi đã từng nhảy lên vui mừng khi thấy bài giới thiệu diễn đàn của mình trên một tờ báo tin học”.
Trở ngại của đơn vị muốn tuyển Mod là gì? - Là không có chứng chỉ cho nghề Mod, vì vậy phải tự tìm kiếm, dựa vào sự giới thiệu của người khác, vào quá trình thể hiện bản thân của một người trên cộng đồng và qua quá trình tích cực tham gia các mạng.
Vui buồn khi là Mod
Nguyễn Nhật Toàn, sinh viên trường Đại học Văn Lang, hiện đang làm Mod cho một số diễn đàn như IT&Business, YeuLog cho biết anh làm Mod vì say mê, muốn học thêm và mở rộng mối giao tiếp. Toàn chia sẻ: “Đôi khi trách nhiệm của Mod giống như “viết báo” vì phải thường xuyên tìm vấn đề mới, trình bày lại với ngôn từ phổ thông nhất để mọi người cùng tham gia trao đổi. Những lời bình luận đã giúp cho Mod hiểu thành viên tham gia hơn. Thật vui khi có những người bạn thân thiết ở ngoài đời cùng tham gia chủ đề nào đó, trao đổi vừa thẳng thắn, vừa hài hước không sợ phật lòng người khác”.
Còn Đinh Văn Hùng, ngoài vai trò trưởng nhóm cho một công ty phần mềm, anh còn là Mod của diễn đàn HR Link chuyên về nhân sự. Anh thổ lộ rằng dự tính ban đầu nhằm phục vụ công việc, để nâng cao kiến thức nghề nghiệp nhưng niềm vui từ công việc này lại khiến anh trụ lại lâu dài trên diễn đàn.
Niềm vui đến với Mod còn ở mặt tinh thần khi giúp được cho các thành viên khác. Trương Anh Tú, Mod của diễn đàn PDAViet chia sẻ: “Điều lớn nhất có được là tài sản tinh thần. Khi nhận được “Thanks” (chức năng có trên forum) từ người đọc để cám ơn người giúp đỡ, Mod có thể cảm thấy tự hào về mình vì có ích cho diễn đàn, cho mọi người”.
Tuy là công việc “tay trái”, nhưng thời gian Mod dành cho mạng lại khá nhiều. Anh Tú cho biết: “Trung bình một ngày phải mất 5 giờ online cho công việc của Mod”. Thời gian đó có thể là tìm hiểu vấn đề mới, viết bài, trả lời thắc mắc thành viên hay chỉnh sửa các lời bình chưa phù hợp với tiêu chí chung của diễn đàn.
Ngoài ra, Mod còn có nghĩa vụ phải làm cho “địa bàn” hoạt động của mình trở nên sôi nổi, nhiều người bàn luận, hẹn hò… Nếu không, áp lực “mất vị trí” trong cộng đồng ngày càng tăng lên. Để giải quyết vấn đề buồn tẻ như vậy, một trong những cách mà Mod thường làm là tạo nhiều tài khoản khác nhau, như thành viên mới, đặt lại những vấn đề để “bà con” có thể tham gia. Bản lĩnh của Mod là biết lúc nào “thổi bùng”, lúc nào phải “dập tắt” để hài hòa nhất
Nhiều người ví Mod giống như người làm vườn, phải chăm sóc khu vườn mình quản lý sao cho sạch đẹp, nhiều người thích “tham quan”. Chấp nhận hay thích nghi với khó khăn của công việc giúp họ được làm điều mình yêu thích mà còn tìm được những người bạn mới cùng tâm giao, đồng điệu.
Mod chưa thể là nghề
Dù có những đóng góp nhất định về sức lực, thời gian và thậm chí tiền bạc nhưng Mod chưa được xã hội, doanh nghiệp xem là một nghề thật sự. Thậm chí bản thân Mod cũng nghĩ đây chỉ là công việc tạm thời, phụ trợ hơn là một định hướng lâu dài.
Toàn đưa ra nhận xét: “Thực sự, chỉ có thể xem là công việc tạm thời, hay bán thời gian. Tuy không mang lại tiền bạc trực tiếp, nhưng kinh nghiệm thực tế từ công việc lại giúp cho nhu cầu ứng tuyển sau này của Mod”.
Tương tự, Tú cho rằng làm Mod ngoài vì công việc yêu thích, thì lợi ích của nó là bổ trợ cho công việc kinh doanh. Vì “mua hàng từ một Mod của diễn đàn dù gì cũng yên tâm hơn. Vì họ đã có tiếng nên... khó làm bậy”.
Nếu chỉ dựa vào công việc của Mod hiện tại họ sẽ rất khó để “sinh nhai” trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi không phải diễn đàn nào cũng do doanh nghiệp đầu tư, khó tồn tại lâu dài và một trong những khó khăn lớn nhất có lẽ lại xuất phát từ người làm công việc này. Rất nhiều người làm Mod 2-3 năm, thậm chí lâu hơn nhưng đến một thời điểm nào đó, chính họ lại tự đặt vấn đề cho chính mình “Làm cái này để làm gì?”. Đó không phải là sự nản chí mà là nhu cầu của mỗi người trưởng thành, họ cần phải thỏa mãn tâm lý mà cố nhân đã dạy: “tam thập nhi lập”. Và không ít người đã rẽ sang con đường khác. Kinh nghiệm tích lũy khi làm Mod lúc ấy giúp cho họ rất nhiều, dù không phải là tiền, mà là mối quan hệ, khả năng giải quyết vấn đề tế nhị, giá trị sống…
Sẽ “còn xa lắm” để Mod trở thành một “nghề” như bao nghề khác. Nhưng điều này không có nghĩa là ai đang làm Mod là “không có gì khác để làm”. Công việc của Mod phải nằm trong kế hoạch dài hạn của từng cá nhân. Bởi đến khi làm gì tiếp theo thì quá trình làm Mod trước đó sẽ như “3 tháng quân trường”, để họ va chạm, vững chãi hơn trong định hướng lớn của cuộc đời.
[/h]
nguồn:ST
Mod - “Người làm vườn” cho web
Một cộng đồng hay forum trên Internet, dù với bất kỳ nội dung nào đều cần có những người đứng đằng sau “cánh gà” để “hâm nóng” nội dung, “dọn dẹp” phản hồi, dàn xếp các mối xung đột của cộng đồng. Người đó thường được gọi chung với cái tên mod (moderator). Cộng đồng mạng không thể thiếu Mod
Vai trò của Mod đã được bàn nhiều trên các diễn đàn. Mod là viết tắt của Moderator, nghĩa là người trung gian đứng ra dàn xếp, điều tiết, hòa giải... Mod của website có các nhiệm vụ:
Trương Anh Tú:
“Một số cá nhân nhìn nhận làm Mod như là cách xây dựng “thương hiệu”, tạo uy tín trong cộng đồng”.
• Sắp xếp bài viết phù hợp theo đúng chủ đề để website được trình bày một cách khoa học.
• Sàng lọc bài viết theo chất lượng nội dung, loại bỏ bài viết rác, không có nội dung.
• Chỉnh sửa bài viết của các thành viên. Quyền hạn này chỉ nên áp dụng khi bài viết có những từ ngữ vi phạm qui định về nội dung website, hay các tranh luận không có tính xây dựng.
• Mod còn thu thập những ý kiến, “yêu sách” của các thành viên để trình bày lại với Ban quản trị (BQT)
Trong thực tế, Mod có thể là bất kỳ ai miễn là người đó có đam mê, cố gắng đóng góp cho diễn đàn, cho cộng đồng mạng, dù đôi khi đó không phải là việc chính của họ. Qua thời gian, họ được các thành viên tín nhiệm, tin cậy bởi uy tín tích cóp dần qua từng bài viết, qua từng sự việc... Sau cùng BQT website thường mời họ làm Mod.
Tuy nhiên, theo phân công, Mod thường là người có kiến thức chuyên môn về chủ đề họ theo dõi. Khi cần Mod cũng phải tham gia thảo luận, biết định hướng nội dung. Khi một chủ đề bắt đầu “nóng” lên là lúc công việc của Mod trở nên căng thẳng, vừa phải bảo đảm chất lượng nội dung, nhưng không hạn chế sự tham gia tích cực của thành viên. Mod không nên dùng quyền áp đảo các thành viên khi tham gia tranh luận. Một bài viết có thể vi phạm nội quy nhưng nếu là sản phẩm có chất xám, tư duy thì Mod cần xử lý khéo để thành viên cảm thấy Mod ghi nhận sự đóng góp và tránh vi phạm lần sau. Với tiêu chí "mọi người đều bình đẳng như nhau", nên ngay khi phạm sai lầm Mod cũng phải đứng ra xin lỗi mọi người.
Trách nhiệm làm Mod khá nặng nề vì nếu lơ là có thể ảnh hưởng đến hoạt động của website. Nếu cứng nhắc, chuyên quyền có thể làm mất uy tín website. Nếu bạn làm Mod vì muốn có cái danh ảo, người khác nể phục thì bạn nên suy nghĩ kỹ vì Mod thường bị ghét, ít khi được khen!
Mod có lương hay không? - Họ có thể được trả lương hoặc làm miễn phí tùy thỏa thuận. Có nơi trả lương cho Mod bằng cách cho sở hữu cổ phần.
Nguyễn Nhật Toàn: “Vui nhất là khi Mod thấy công sức của mình được nhiều người biết đến. Chúng tôi đã từng nhảy lên vui mừng khi thấy bài giới thiệu diễn đàn của mình trên một tờ báo tin học”.
Trở ngại của đơn vị muốn tuyển Mod là gì? - Là không có chứng chỉ cho nghề Mod, vì vậy phải tự tìm kiếm, dựa vào sự giới thiệu của người khác, vào quá trình thể hiện bản thân của một người trên cộng đồng và qua quá trình tích cực tham gia các mạng.
Nguyễn Nhật Toàn, sinh viên trường Đại học Văn Lang, hiện đang làm Mod cho một số diễn đàn như IT&Business, YeuLog cho biết anh làm Mod vì say mê, muốn học thêm và mở rộng mối giao tiếp. Toàn chia sẻ: “Đôi khi trách nhiệm của Mod giống như “viết báo” vì phải thường xuyên tìm vấn đề mới, trình bày lại với ngôn từ phổ thông nhất để mọi người cùng tham gia trao đổi. Những lời bình luận đã giúp cho Mod hiểu thành viên tham gia hơn. Thật vui khi có những người bạn thân thiết ở ngoài đời cùng tham gia chủ đề nào đó, trao đổi vừa thẳng thắn, vừa hài hước không sợ phật lòng người khác”.
Còn Đinh Văn Hùng, ngoài vai trò trưởng nhóm cho một công ty phần mềm, anh còn là Mod của diễn đàn HR Link chuyên về nhân sự. Anh thổ lộ rằng dự tính ban đầu nhằm phục vụ công việc, để nâng cao kiến thức nghề nghiệp nhưng niềm vui từ công việc này lại khiến anh trụ lại lâu dài trên diễn đàn.
Niềm vui đến với Mod còn ở mặt tinh thần khi giúp được cho các thành viên khác. Trương Anh Tú, Mod của diễn đàn PDAViet chia sẻ: “Điều lớn nhất có được là tài sản tinh thần. Khi nhận được “Thanks” (chức năng có trên forum) từ người đọc để cám ơn người giúp đỡ, Mod có thể cảm thấy tự hào về mình vì có ích cho diễn đàn, cho mọi người”.
Tuy là công việc “tay trái”, nhưng thời gian Mod dành cho mạng lại khá nhiều. Anh Tú cho biết: “Trung bình một ngày phải mất 5 giờ online cho công việc của Mod”. Thời gian đó có thể là tìm hiểu vấn đề mới, viết bài, trả lời thắc mắc thành viên hay chỉnh sửa các lời bình chưa phù hợp với tiêu chí chung của diễn đàn.
Nhiều người ví Mod giống như người làm vườn, phải chăm sóc khu vườn mình quản lý sao cho sạch đẹp, nhiều người thích “tham quan”. Chấp nhận hay thích nghi với khó khăn của công việc giúp họ được làm điều mình yêu thích mà còn tìm được những người bạn mới cùng tâm giao, đồng điệu.
Mod chưa thể là nghề
Dù có những đóng góp nhất định về sức lực, thời gian và thậm chí tiền bạc nhưng Mod chưa được xã hội, doanh nghiệp xem là một nghề thật sự. Thậm chí bản thân Mod cũng nghĩ đây chỉ là công việc tạm thời, phụ trợ hơn là một định hướng lâu dài.
Đinh Văn Hùng: “Khi diễn đàn trở nên đông đúc cũng là lúc các Mod phải đối phó với vấn đề spam: Có thể là quảng cáo, là những lời bình vô bổ, chọc phá người khác… làm mất nhiều thời gian của Mod”.
Một công việc được xem là nghề khi nó đảm bảo được phần chi phí trong cuộc sống của người đi làm. Nếu Mod được trả chi phí 1 triệu đồng/tháng và có thể cùng lúc đảm đương được 5 forum khác nhau thì đạt được mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, Hùng lại có chia sẻ rất thực tế: “Thuyết phục doanh nghiệp bỏ ra vài triệu đồng làm website đã rất khó, thêm chi phí 1 triệu đồng/tháng nữa cho Mod thì cũng thật căng!”. Thực tế số lượng website có thu nhập từ nguồn này ở Việt Nam còn rất ít, số lượng website có forum thường có nguồn tài chính cũng hạn chế. Anh em tham gia xây dựng cộng đồng cũng chỉ vì yêu thích và “làm không công”.
Toàn đưa ra nhận xét: “Thực sự, chỉ có thể xem là công việc tạm thời, hay bán thời gian. Tuy không mang lại tiền bạc trực tiếp, nhưng kinh nghiệm thực tế từ công việc lại giúp cho nhu cầu ứng tuyển sau này của Mod”.
Tương tự, Tú cho rằng làm Mod ngoài vì công việc yêu thích, thì lợi ích của nó là bổ trợ cho công việc kinh doanh. Vì “mua hàng từ một Mod của diễn đàn dù gì cũng yên tâm hơn. Vì họ đã có tiếng nên... khó làm bậy”.
Nếu chỉ dựa vào công việc của Mod hiện tại họ sẽ rất khó để “sinh nhai” trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi không phải diễn đàn nào cũng do doanh nghiệp đầu tư, khó tồn tại lâu dài và một trong những khó khăn lớn nhất có lẽ lại xuất phát từ người làm công việc này. Rất nhiều người làm Mod 2-3 năm, thậm chí lâu hơn nhưng đến một thời điểm nào đó, chính họ lại tự đặt vấn đề cho chính mình “Làm cái này để làm gì?”. Đó không phải là sự nản chí mà là nhu cầu của mỗi người trưởng thành, họ cần phải thỏa mãn tâm lý mà cố nhân đã dạy: “tam thập nhi lập”. Và không ít người đã rẽ sang con đường khác. Kinh nghiệm tích lũy khi làm Mod lúc ấy giúp cho họ rất nhiều, dù không phải là tiền, mà là mối quan hệ, khả năng giải quyết vấn đề tế nhị, giá trị sống…
Sẽ “còn xa lắm” để Mod trở thành một “nghề” như bao nghề khác. Nhưng điều này không có nghĩa là ai đang làm Mod là “không có gì khác để làm”. Công việc của Mod phải nằm trong kế hoạch dài hạn của từng cá nhân. Bởi đến khi làm gì tiếp theo thì quá trình làm Mod trước đó sẽ như “3 tháng quân trường”, để họ va chạm, vững chãi hơn trong định hướng lớn của cuộc đời.
[/h]