Mong anh em và các nghệ nhân chơi chào mào, yêu chào mào vào đọc và suy ngẫm...

  • Người khởi tạo MrKoi
  • Ngày bắt đầu

MrKoi

Chào Mào Thanh Hóa
Sau 2 năm Tôi cùng Nhoc36 trở lại vùng đất ngày xưa đã từng cứu vớt tôi xuốt 1 năm thất nghiệp bằng nghiệp bẫy chim. Trở về với vùng đất Như Thanh đồi núi lô nhô, bạt ngàn cây cối. Cảnh vật vẫn thế tuy có đôi chút thay đổi nhưng tựu chung lại vẫn là những con suối, những con đường mòn ngoằng nghèo, một số đoạn đã được bê tông Hóa. Về với địa điểm từng xuất hiện đôi bạch tạng chuyền tháng 9 năm 2011. Cũng chính nơi này ngày xưa tôi hàng ngày dong duỗi xuốt dọc những đồi vải, đồi keo, đồi tre để đặt bẫy chim. Chợt nhớ câu " Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn". Sau một đêm trời mưa, nắng vàng rực cả cánh rừng đại ngàn. Đây chính là thời điểm tuyệt vời nhất mà bất cứ anh em đi bẫy nào cũng thích ( đây chính là thiên thời). Dừng lại ở cánh đồi vải nhà ông Bác Họ. ( rừng vải là nơi chim thường làm tổ - là món ăn ưa thích của chào mào- đây là Địa Lợi). khung cảnh vắng vẻ, yên tĩnh không người qua lại ( là Nhân Hòa ^_^). Cố im lặng nghe ngóng, không 1 tiếng chim trời. giật mình nhớ lại 2 năm trước, bước lên đồi nghe tiếng chào mào rộn lên, râm ran như hát mừng, xào xạc cả một ngọn đồi tiếng chào mào bay. thầm nghỉ " Có lẻ chim đi kiếm ăn hoặc đang ở ngọn đồi bên cạnh".
Hai anh em lọ mọ, đặt bẫy, chọn cành treo, cành tử, hướng cầu tử rồi luồn lách tìm một chỗ để cờ so núp. Chim mồi bắt đầu kêu những tiếng kêu gọi đàn, tiếng kêu oằn, đau như xé tan quả đồi. Kêu 5p, la hét 5p không một tiếng hồi đáp, không 1 tiếng chào mào quê tôi đáp lại tiếng kêu nhớ nhung của một chú chim mồi sau nhiều ngày xa cách với rừng núi, tiếng kêu xé lòng của một chú chim gọi bầy, Tiếng kêu như tiếng hổ gầm trong bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ.
Vẫn không một bóng quân thù, không một tiếng hồi trả, chỉ có tiếng khứu bông hò hét, tiếng hoét lửa hét từng tràng dài lê thê da diết, chờ mải rồi cũng có 1 tiếng gì đó giống với tiếng chào mào, định hình ra thì ra là Hoạch Núi, không quá 20s. chú hoạch núi dính bẫy, tiếng kêu xé rừng. Ngày công đầu tiên của cu tí. Chim mồi vẫn gọi bầy, liên tục đảo giọng, tiếng kêu ngày càng gấp, càng tha thiết, tiếng kêu vang từ ngọn đồi này sang ngọn đồi khác, len vào trong kẻ lá, hòa vào cái nắng vàng như rót mật của trời hè Xứ Thanh. Vẫn không tiếng trả lời...
Mò mẫm vào nhà Ông Bác hỏi bác gái. " dạo này chim chào mào ở đâu hết rồi bác?", " 1 năm nay chả thấy mấy con, thi thoảng mới có 1 con, ngày xưa buổi sáng hót ầm ầm, bây chừ chả có tiếng mô hết". tự dưng thấy trống trải trong lòng không phải vì sợ không có chim để đánh bẫy mà vì bàng hoàng vì ngẩn ngơ tiếc ngày xưa. Chào mào về đâu ? hàng trăm quả đồi, hàng trăm con suối. còn đâu tiếng Chào Mào hót râm ran, còn đâu những sải cánh mải miết trên những ngọn đồi bạt ngàn keo, sắn. Chào mào nay còn đâu ?
Xe thủng xăm, đầy xe đi vá, nhân tiện đi loang quanh những địa điểm ngày xưa đi đánh bẫy quanh đó, bán kính tầm vài km2. Đi mòn cả giầy, rệu rã cả đôi bàn chân mà không thấy một bóng dáng chào mào, không nghe 1 tiếng hót. buồn! nhưng vẫn hi vọng. Vá xe xong phóng như điên về phía rừng phòng hộ, vừa đi vừa lo vừa sợ. hơn 4km đường vừa đi vừa nghe ngóng chỉ hi vọng 1 tiếng chào mào hót sổng, chỉ hi vọng thấy 1 chú chim chào mào bay ngang qua. nhưng tuyệt nhiên không thấy gì. Vào đến rừng phòng hộ, gửi xe, lần mò vào rừng. đi mải mà đâu vẫn hoàn đấy, chỉ đặc tiếng khứu bông kêu như tiếng chó tru trong đêm đông lạnh lẽo...
Quay lại chỗ Nhock36. 2 anh em ngồi nhìn nhau. Không hiểu chuyện gì đang xảy ra, và đã xảy ra cho vùng đất này. Buồn bực gọi điện cho Ông Chú vốn là 1 người nuôi chào mào lâu năm ở vùng đất Cán Khê nắng gió này. xin trích nguyên văn lời ông chú : " Có mô nữa, chim non bọn nứ lùng bắt bán xuống thành phố, không còn lấy 1 ổ, năm mô cũng nhập xuống đó cả mấy trăm con chim non thì lấy mô ra mà có lứa sau, Cái đợt đôi chim chào mào trắng đẻ ổ 3 con chộp được 2 con người ta ở khắp nơi về đây bẫy, đi hàng đoàn, hàng đoàn, bẫy lưới rồi cả bẫy lụp loạn hết cả rừng, lâu lắm rồi tau cũng chả thấy một mống chào mào mô chứ nói chi đến bay...". Xin được để ngỏ....
Câu hỏi ở đây và cũng là lời cảnh tĩnh đến tất cả những anh em chơi chim chào mào! Chúng ta chơi chim cả đời hay chỉ chơi trong vài năm? Chúng ta chỉ muốn 1 lớp người chơi chim hay cả nhiều thế hệ sau chơi chim chào mào. ta chỉ muốn phong trào chơi chào mào hay là một nghề chơi chào mào? Thế hệ sau chúng ta và cả chúng ta của vài chục năm tới, 20 năm, 25,30 năm. liệu có còn khái niệm chim bổi rừng nữa không? Chúng ta không thay đổi được điều đã và đang xảy ra bằng sức của một mình ta, nhưng tất cả chúng ta thì có thể, ta không thể tác động một sớm 1 chiều nhưng mưa dần cũng thấm lâu. Hãy vì Chào mào là niềm đam mê của bạn, Hãy vì thế hệ sau của bạn, vì môi trường sống của bạn, hãy chơi chào mào đúng cách, và có số lượng, tập cho mình thói quen phóng sinh chim không hay, tẩy chay với việc bẫy chim bằng lưới. hãy yêu chào mào hôm nay để ngày mai có chào mào để mà yêu !!
Đến 1 nơi, 1 vùng chào mào không tên tuổi như Thanh Hóa đã như thế này thì Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Định, Tây Hồ, Đà Lạt, Bình Dương... Rồi còn ai thấy tiếng chào mào giữa bạt ngàn rừng núi quê hương?
Thân !! MrKòi ( Giang Còi Thanh Hóa)
 

huylam2910

New member
chắc là mỗi người chỉ nên nuôi từ 2 đến 3 con, dù gái hay trai chỉ 3 là đủ nhỉ. có cầu khắc có cung, quy luật tất yếu mà. cách tốt nhất để cải thiện tình hình chắc là mọi ng đừng chơi chào mào nữa. nhưng nói cũng chỉ để nói thôi.
 

laohacrom

New member
Bạn viết hay lắm, rất có hồn, vấn đề bạn nêu cũng là nổi trăn trở cho những người yêu mến chim CM. Cá nhân mềnh rất vui khi trên dd này mà đôi khi qua đôi dòng chữ nhận ra có người mà tâm hồn khoáng đạt, tình cảm chan chứa như vậy. Có chút gì như là đồng cảm,như là tri ngộ...làm quen nghen Giang Còi.:eek:
 

TUNGBILI

New member
Bài viết của bạn rất hay, rất có ý nghĩa, ý thức bảo tồn động thực vật hoang dã. Nhà nước phải có pháp lệnh với nạn săn bắt chim thú rừng thì may ra mới cái thiện được phần nào, bên cạnh đó các cữa hàng, các cá nhân kinh doanh buôn bán chim cảnh phải có giấy phép kinh doanh và phải đóng thuế... và cái nữa là người chơi không nên đặt nặng vấn đề hơn thua (tất nhiên không có cạnh tranh thì không có phát triển). Hạn chế các cuộc thi chào mào, nên có qui định rõ về các tiều chí như thế nào thì mới được phép tổ chức thi chào mào liên tỉnh, tránh trường hợp đưa chim đi thi hi vọng có giải để bán giá cao, chim bị loại thì quay ra ném gạch đá ban tổ chức, giá chim cao là nguyên nhân chính của sự tận diệt. (Tuần nào cũng có thi chào mào- sau các cuộc thi thấy gạch đá nhiều vô kể đọc mà nản), ..... Song song với việc cấm bẩy chim bằng lưới, thì hãy làm lông nuôi chim sinh sản (Cái này có một số anh em trên diễn đàn đã làm).
Đôi lời tâm sự sai đúng bỏ qua!
 

quankmt

New member
Lâu lâu ko vào ORG, lần trước có đọc bài của bác, phải nói là kiến thức của bác rất chuẩn,tuy nhiên việc phong trào chơi cm ngày càng phát triển phải nói đến công đầu tiên là của bác, 1 năm bác bẫy chim kiếm tiền nuôi thân, bác nghĩ sao khi lúc bác bẫy chim rồi đến một lúc bác viết bài này ? bác tuyển chọn kĩ càng, bẫy để dùng,bẫy vì niềm đam mê. Đánh lưới hay bẫy suy cho cùng cũng là bắt chim về nuôi. Người chơi ko có tội, tội lớn ở đây là người đánh chim. Người nghiện là bệnh nhân chứ không phải là tội phạm.
 

MrKoi

Chào Mào Thanh Hóa
Lâu lâu ko vào ORG, lần trước có đọc bài của bác, phải nói là kiến thức của bác rất chuẩn,tuy nhiên việc phong trào chơi cm ngày càng phát triển phải nói đến công đầu tiên là của bác, 1 năm bác bẫy chim kiếm tiền nuôi thân, bác nghĩ sao khi lúc bác bẫy chim rồi đến một lúc bác viết bài này ? bác tuyển chọn kĩ càng, bẫy để dùng,bẫy vì niềm đam mê. Đánh lưới hay bẫy suy cho cùng cũng là bắt chim về nuôi. Người chơi ko có tội, tội lớn ở đây là người đánh chim. Người nghiện là bệnh nhân chứ không phải là tội phạm.
Mình không phủ nhận việc mình đã từng đánh bẫy xuốt 1 năm và cũng nhập về thành phố Thanh Hóa không biết bao nhiêu là Chim. Mình sai, đó là việc không thể chối cải, con người ta vốn vậy khi làm thường không nghỉ đến hậu quả, đến khi thấy hậu quả rồi mới hối tiếc.
bản thân mình cũng biết mình là 1 trong những người tạo nên khung cảnh của Như Thanh ngày hôm nay dù ít dù nhiều. có bạn ở trên nói có cung ắt có cầu. đúng là có cung ắt có cầu. đó là điều không thể thay đổi hay phủ nhận. mình đang kêu gọi để cứu vãn, như một người có tội sám hối vậy...
 

MrKoi

Chào Mào Thanh Hóa
Bạn viết hay lắm, rất có hồn, vấn đề bạn nêu cũng là nổi trăn trở cho những người yêu mến chim CM. Cá nhân mềnh rất vui khi trên dd này mà đôi khi qua đôi dòng chữ nhận ra có người mà tâm hồn khoáng đạt, tình cảm chan chứa như vậy. Có chút gì như là đồng cảm,như là tri ngộ...làm quen nghen Giang Còi.:eek:
em rất vui được làm quen và giao lưu cùng bác ạ !!
 

love_chaomao_hue

New member
"..Câu hỏi ở đây và cũng là lời cảnh tĩnh đến tất cả những anh em chơi chim chào mào! Chúng ta chơi chim cả đời hay chỉ chơi trong vài năm? Chúng ta chỉ muốn 1 lớp người chơi chim hay cả nhiều thế hệ sau chơi chim chào mào. ta chỉ muốn phong trào chơi chào mào hay là một nghề chơi chào mào? Thế hệ sau chúng ta và cả chúng ta của vài chục năm tới, 20 năm, 25,30 năm. liệu có còn khái niệm chim bổi rừng nữa không?.."
Mình rất đồng ý với câu hỏi của bạn.. và minh sợ với cách đánh bắt theo kiểu càn quét công nghệ hiện nay thì 10 năm thôi đã hết bóng chim rừng già bẩy đấu rùi.
Mong ae sử dụng công nghệ hãy .. nương tay để thế hệ sau còn có cơ hội chứng kiến mồi hay đấu với chim rừng già..
 

sonbt

New member
Người việt nam là thế, cái gì cũng càng quét hết ít nghĩ tới bảo tồn. Chim đang có giá thì cứ nghĩ mình ko bắt thì người khác cũng bắt, chi bằng mình bắt kiếm thêm chén cơm.
Như trên gia lai lúc trước chim về ngay bên cửa sổ ăn ổi, xoài, hót sổ bộng nghe đã tai. Mấy năm nay về thăm nội thì lâu lâu mới thấy chim về.
 

eagle-highlands

New member
Cảm ơn vì một bài viết hay!
Rất ý nghĩa và đúng với thực trạng bây giờ. Ở Gia Lai cách đây tầm 5 năm CM bay ngập trời. Còn bây giờ lác đác đâu đấy vài chú lạc đàn. Huế coi như sắp tiệt chửng cho một dòng chim hay. Hãy làm gì lúc này đây???Tất cả chúng ta hãy làm gì có ý nghĩa nhất để bảo tồn một nét chơi đẹp cho chúng ta và cho thế hệ sau.
 

eagle-highlands

New member
Hi

Cảm ơn vì một bài viết hay!<br>Rất ý nghĩa và đúng với thực trạng bây giờ. Ở Gia Lai cách đây tầm 5 năm CM bay ngập trời. Còn bây giờ lác đác đâu đấy vài chú lạc đàn. Huế coi như sắp tiệt chửng cho một dòng chim hay. Hãy làm gì lúc này đây???Tất cả chúng ta hãy làm gì có ý nghĩa nhất để bảo tồn một nét chơi đẹp cho chúng ta và cho thế hệ sau.
 

minhphuong_gl

New member
Đừng ai mua chim bẫy lưới nữa là được, tẩy chay chim bẫy lưới tự nhiên người ta sẽ ít bắt băng lưới hơn. Có cầu ắt sẽ có cung quy luật mà
 

chaugiathuan1

New member
Bài viết của bạn rất hay. Nhưng nói thật, đại đa số ae chơi chim, chỉ là chim bẫy lưới, vì ko phải ai cũng có điều kiện để tìm cho mình 1 chú bổi lụp. Nên cách nhanh nhất là ra tiệm móc 1 chú bổi.
Để thay đổi tình hình cần cần sự can thiệp của các ngành chức năng. Vì cơ bản, chim chào mào hay bất kỳ loài chim nào khác cũng là động vật hoang dã.
1 phần cũng là ý thức con người thôi bạn ah. Như ở Thái, 1 nước có phong trào chơi chào mào rất mạnh và rất lâu đời rồi. Nhưng chào mào ngoài thiên nhiên chào mào vẫn bay đầy ra. Đó là do ý thức của họ và cũng nhờ vào sự quản lý gắt gao của chính phủ.

Thấn :eek:
 

keen_cola

New member
thấy tổ là bắt,chim má trắng cũng chơi,chim bổi thì khỏi nói luôn,
bẫy lưới(mái trống gì đi hết)
keo.lụm...nghĩ lại thấy sắp hết rồi
cái thời mà mang con chim thường thường đi bẫy lúc nào cũng dính qua rồi
 

mrthiencpdnc

New member
Em không có điều kiện đi bẫy thường xuyên, nhưng công nhận chào mào vùng này giờ tìm cũng ít thật. Chỉ có khu vực Bến en là còn nhiều (nhưng khó vào được). Thỉnh thoảng có thời gian nghỉ em cũng xách mồi đi, cũng kiếm được vài chú bổi, chẳng biết theo tiêu chuẩn có được không nhưng trực tiếp đi bẫy thấy các em đó cũng máu chiến.
 

thangqn

New member
phải nói là bẩy lưới tận diệt thiệt bắt một lần cả đàn trai gái già trẻ,nhưng dạo này chim thả củng bị nhiều đa phần chim ko hay, chim mái, nhưng thả kiểu này làm lây lan bệnh dịch,chim mất cuộc sống tự nhiên
 
Top