Người Việt còn nghèo vì ... không muốn giàu

ARCH VIET

Chào Mào TP.HCM
[h=2]Người dân mình có rất nhiều lý do để nghèo. Mà đối với những người như vậy toàn là những lí do khách quan, họ không bao giờ thấy được nguyên nhân là ở nơi họ, rằng họ nghèo vì ... không muốn giàu.[/h]1/ Không muốn học: Các bạn trẻ ngày nay đa số coi việc học là sự ràng buộc chứ không phải là sự ham muốn. Do đó hầu như các kiến thức hoặc kỹ năng mà trường học hoặc xã hội dạy cho họ họ đều không muốn tiếp thu. Nghèo kiến thức

2/ Không muốn rủi ro: Tâm lý sống mà không đến quan tâm đến ngày mai là tâm lý chung của người dân mình. Không dám bước ra khỏi thửa ruộng của mình, sống yên ả với những gì hiện có, thời đại có trôi đi thì cũng mặc. Từ đó còn sinh ra tâm lí muốn kéo người khác xuống cho bằng với mình. Nghèo tư duy.

3/ Chạy theo ngắn hạn: Nói về làm ăn "chụp giựt" thì người Việt mình đang đứng hàng đầu. Quả thật, hiếm có công ty nào dám hợp đồng với người nông dân của mình, vì cứ thấy giá lên thì bán ra ngoài chứ đâu có theo hợp đồng. Lúc đó công ty cũng chỉ biết khóc chứ đâu kiện gì được. Nghèo về chữ tín.

4/ Không thích rèn luyện thân thể: Số lượng các tiệm net đủ chứng minh cho điều này. Chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai thích "chát chít" nhưng không đủ tinh lực để làm việc cho xã hội. Nghèo về nguyên khí.

Chắc là còn nhiều cái nghèo nữa mà tôi chưa thể kể ra nhưng tôi tin rằng sự thay đổi phải bắt đầu tư các tầng lớp lãnh đạo chứ không phải những người trẻ. Hãy thay đổi trước rồi hướng dẫn làm gương cho thế hệ trẻ. Có như thế, một ngày không xa Việt Nam mới bằng anh em cường quốc được.
<Sưu tầm>
 

Tâm Nano

Đại Sứ Chào Mào
Cám ơn Việt đã sưu tầm và chia sẽ với diễn đàn về bài viết hay. Mình cũng đã đọc bài này trên vnexpress hôm nay và cũng thấy rất nhiều cảm nhận hay. Tuy nhiên, hiểu sâu hơn từng vấn đề tác giả nêu ra mình thấy có nhiều điểm mình không đồng tình. Đó chỉ là sự quy chụp trên một bộ phận tối thiểu mà tác giả bài viết thấy được. Dù sao đó cũng là một phần thực tế cuả xã hội Việt Nam hiện nay.
Chúc anh em diễn đàn " được giàu vì không muốn nghèo"! :)
Thân chào, tinatino.
 

Tâm Nano

Đại Sứ Chào Mào
[h=1]Thấy bài này cũng hay nên post luôn vào đây, thân mời anh em cùng xem :
Nghèo không đáng trách, cũng chẳng đáng thương[/h]Giàu, có nhiều loại người giàu. Có người giàu nhưng biết chia sẻ, có người không, chỉ biết tìm cách giàu hơn. Có người giàu từ trong trứng nước, có người phấn đấu đi lên thành giàu. Có người giàu do trăm mưu, nghìn kế, đạp lên người khác mà giàu, lại cũng có người giàu vì làm ăn chân chính mà giàu.
Có người giàu biết mình giàu mà dừng lại, chăm lo cho gia đình, người thân, cũng có người giàu mà chỉ biết cố gắng giàu thêm, chẳng màng đến hạnh phúc gia đình. Vậy giàu đâu có nghĩa là tốt, cũng không có nghĩa là xấu.

Nghèo cũng có nhiều loại người nghèo. Có người nghèo nhưng không thấy khổ, có người nghèo lại chỉ biết suốt ngày than trách. Có người nghèo vì hoàn cảnh xã hội, không có cách vực lên nổi. Cũng có người nghèo tự do bản thân mình không biết cố gắng khi vẫn có điều kiện, chỉ biết có hưởng thụ.

Có người nghèo nhưng vẫn thương yêu chăm sóc gia đình, cũng có người nghèo đổ lỗi cho cái nghèo rồi bỏ mặc gia đình. Có người nghèo nhưng sống trung thực, không ham của người, cũng có người vin vào cớ nghèo để làm trái pháp luật, trái đạo nghĩa. Vậy nghèo không đáng trách, cũng chẳng đáng thương.

Vậy xin đừng dùng giàu nghèo mà phân chia xã hội, đừng vì giàu nghèo bỏ mặc các giá trị khác trong cuộc sống. Sống không chỉ để làm giàu, không nhất thiết phải cố hết sức làm giàu, mà trước khi làm giàu hãy nghĩ đến mục đích làm giàu để làm gì, có đáng phải bỏ đi những mục đích khác để làm giàu hay không?

Sẽ có người nói rằng, với suy nghĩ như vậy xã hội làm sao phát triển? Tôi không dám mà cũng không muốn tranh cãi. Tôi chỉ cho rằng, giàu nghèo không phải là tiêu chí của cuộc đời, giàu nghèo không phải để phân định con người, đừng để thế hệ trẻ chỉ biết nghĩ đến làm giàu, mà hãy cho họ biết làm gì để mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.

Xin đừng tiếp tục nói: "Làm giàu như thế nào?" hay "Vì sao tôi nghèo?" mà hãy hỏi nhau rằng "Làm thế nào để sống hạnh phúc?", " Làm thế nào để đem lại hạnh phúc cho người?".

-----------------sưu tầm-----------
Thân chào, tinatino.
 

symphony

Thú Vui Tao Nhã
[h=2]Người dân mình có rất nhiều lý do để nghèo. Mà đối với những người như vậy toàn là những lí do khách quan, họ không bao giờ thấy được nguyên nhân là ở nơi họ, rằng họ nghèo vì ... không muốn giàu.[/h]1/ Không muốn học: Các bạn trẻ ngày nay đa số coi việc học là sự ràng buộc chứ không phải là sự ham muốn. Do đó hầu như các kiến thức hoặc kỹ năng mà trường học hoặc xã hội dạy cho họ họ đều không muốn tiếp thu. Nghèo kiến thức

2/ Không muốn rủi ro: Tâm lý sống mà không đến quan tâm đến ngày mai là tâm lý chung của người dân mình. Không dám bước ra khỏi thửa ruộng của mình, sống yên ả với những gì hiện có, thời đại có trôi đi thì cũng mặc. Từ đó còn sinh ra tâm lí muốn kéo người khác xuống cho bằng với mình. Nghèo tư duy.

3/ Chạy theo ngắn hạn: Nói về làm ăn "chụp giựt" thì người Việt mình đang đứng hàng đầu. Quả thật, hiếm có công ty nào dám hợp đồng với người nông dân của mình, vì cứ thấy giá lên thì bán ra ngoài chứ đâu có theo hợp đồng. Lúc đó công ty cũng chỉ biết khóc chứ đâu kiện gì được. Nghèo về chữ tín.

4/ Không thích rèn luyện thân thể: Số lượng các tiệm net đủ chứng minh cho điều này. Chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai thích "chát chít" nhưng không đủ tinh lực để làm việc cho xã hội. Nghèo về nguyên khí.

Chắc là còn nhiều cái nghèo nữa mà tôi chưa thể kể ra nhưng tôi tin rằng sự thay đổi phải bắt đầu tư các tầng lớp lãnh đạo chứ không phải những người trẻ. Hãy thay đổi trước rồi hướng dẫn làm gương cho thế hệ trẻ. Có như thế, một ngày không xa Việt Nam mới bằng anh em cường quốc được.
<Sưu tầm>

Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng, văn hóa ảnh hưởng lên suy nghĩ của người dân, có cái hay và củng có nhiều hạn chế. Nhưng cái hạn chế của nền văn hóa này đi so với cái thuận lợi của nền văn hóa khác thì khập khiểng quá. Sự giàu nghèo không nên nghĩ hoàn toàn là về vật chất.

Xin hỏi người Việt có yêu quê hương không, người Việt có chung thủy không, người Việt có tinh thần đoàn kết không. Người Việt có quý trọng yêu thương ông bà cha mẹ không, viện dưỡng lảo ở nước ngoài nhiều hay Việt Nam nhiều. Đó là giàu về cái gì ?. Những giá trị về tinh thần và đạo đức của con người đâu rồi. Dĩ nhiên sống thì ai cũng phải luôn cố gắng. Khi tồn tại là chúng ta đả có cố gắng rồi

Nhưng giống như khi chúng ta chạy, xuất phát sau thì không thể so sánh người chạy trước bạn vài km được. Đó là nói về kinh tế, tài chính. Nếu lấy nó ra để nói thì không sai nhưng chỉ là một phần trong tổng thể gồm nhiều giá trị của một con người.

Bài viết đúng nhưng chỉ là một khía cạnh, một vài cá thể hoặc một vài suy nghĩ thoáng qua trong con người mỗi chúng ta thôi.


[h=1]Thấy bài này cũng hay nên post luôn vào đây, thân mời anh em cùng xem :
Nghèo không đáng trách, cũng chẳng đáng thương[/h]Giàu, có nhiều loại người giàu. Có người giàu nhưng biết chia sẻ, có người không, chỉ biết tìm cách giàu hơn. Có người giàu từ trong trứng nước, có người phấn đấu đi lên thành giàu. Có người giàu do trăm mưu, nghìn kế, đạp lên người khác mà giàu, lại cũng có người giàu vì làm ăn chân chính mà giàu.
Có người giàu biết mình giàu mà dừng lại, chăm lo cho gia đình, người thân, cũng có người giàu mà chỉ biết cố gắng giàu thêm, chẳng màng đến hạnh phúc gia đình. Vậy giàu đâu có nghĩa là tốt, cũng không có nghĩa là xấu.

Nghèo cũng có nhiều loại người nghèo. Có người nghèo nhưng không thấy khổ, có người nghèo lại chỉ biết suốt ngày than trách. Có người nghèo vì hoàn cảnh xã hội, không có cách vực lên nổi. Cũng có người nghèo tự do bản thân mình không biết cố gắng khi vẫn có điều kiện, chỉ biết có hưởng thụ.

Có người nghèo nhưng vẫn thương yêu chăm sóc gia đình, cũng có người nghèo đổ lỗi cho cái nghèo rồi bỏ mặc gia đình. Có người nghèo nhưng sống trung thực, không ham của người, cũng có người vin vào cớ nghèo để làm trái pháp luật, trái đạo nghĩa. Vậy nghèo không đáng trách, cũng chẳng đáng thương.

Vậy xin đừng dùng giàu nghèo mà phân chia xã hội, đừng vì giàu nghèo bỏ mặc các giá trị khác trong cuộc sống. Sống không chỉ để làm giàu, không nhất thiết phải cố hết sức làm giàu, mà trước khi làm giàu hãy nghĩ đến mục đích làm giàu để làm gì, có đáng phải bỏ đi những mục đích khác để làm giàu hay không?

Sẽ có người nói rằng, với suy nghĩ như vậy xã hội làm sao phát triển? Tôi không dám mà cũng không muốn tranh cãi. Tôi chỉ cho rằng, giàu nghèo không phải là tiêu chí của cuộc đời, giàu nghèo không phải để phân định con người, đừng để thế hệ trẻ chỉ biết nghĩ đến làm giàu, mà hãy cho họ biết làm gì để mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.

Xin đừng tiếp tục nói: "Làm giàu như thế nào?" hay "Vì sao tôi nghèo?" mà hãy hỏi nhau rằng "Làm thế nào để sống hạnh phúc?", " Làm thế nào để đem lại hạnh phúc cho người?".

-----------------sưu tầm-----------
Thân chào, tinatino.

Bài viết của anh Tâm sưu tầm có cái nhìn sâu sắc và nhân văn khái quát được cái chữ GIÀU. Gợi để người đọc tự hiểu được nhiều điều, rất thâm thúy.
 
Sửa lần cuối:
Top