cmbinhlong
Chào mào tình bạn & tình yêu
Săn bắt, nuôi và bán chim rừng làm cảnh ở Đà Nẵng thời gian qua trở thành nghề hot và hái ra tiền của một số người. Nhiều ông chủ chỉ sau một vài năm buôn bán chim đã trở thành đại gia nhờ nắm được thị hiếu của người yêu chim cảnh...
>> Đại gia Việt: Thử lửa mới biết vàng - thau!
>> Đi câu lươn, thu nhập chục triệu/thánghttp://vn.news.yahoo.com/đi-câu-lươn-thu-nhập-chục-triệu-tháng-083100064--finance.html
Sống chết với... chim
Trước khi đến với nghề săn bắt chim, đại gia Vũ Tú Nam, quê Tiên Phước (Quảng Nam) chẳng có nghề ngỗng gì. Cưới vợ xong, sinh con đầu lòng, hai vợ chồng lâm vào cảnh túng thiếu. Để kiếm cơm hàng ngày, anh bàn với vợ mở quán cà phê cạnh sông Tiên, trên tuyến đường lên vùng cao Nam - Bắc Trà My.
Một buổi chiều ngồi nhìn mưa giăng trước nhà, lái xe đưa các sếp đi công tác vùng cao vào nghỉ chân tại quán, anh thấy ai cũng nâng níu mấy con chim non. Hỏi ra anh mới biết họ có thú chơi chim và mua những con chim non này rất đắt. Thế là anh nảy ra ý định đi bắt chim rừng về nuôi và bán lại kiếm tiền.
Anh kể: Nói là làm, việc bán cà phê giao cho vợ, anh bắt đầu cơm đùm gạo gói vào rừng săn chim. Chuyến đi đầu tiên kéo dài 5 ngày, anh mang về một bầy chim non chào mào, sáo... hơn 12 con để nuôi.
Hơn hai tháng sau, lứa chim non anh bắt về chăm sóc chỉ còn lại 7 con, anh đưa vào lồng treo trước quán cà phê và tập cho chim hót.
Ngoài kinh doanh chim, vợ chồng anh Nam bắt đầu mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng ăn theo, như bán thức ăn nuôi chim, bán lồng, mở cà phê chim và thành lập cả hội chơi chim. Thậm chí, anh còn ấp ủ ý định dịch vụ chăm sóc chim để mở đường kinh doanh kiếm tiền...
Nhiều người dân vùng đất quê nghèo Quảng Nam cũng nắm bắt được nhu cầu chơi chim của các đại gia Đà Thành. Vợ chồng anh Lê Phú Lâm, ở Tam Kỳ bỏ nghề bán hàng tạp hóa chuyển sang chơi chim và kinh doanh chim hơn 10 năm nay - như lời anh nói, là sống chết với chim. Anh Lâm cho hay toàn bộ vốn liếng hơn 600 triệu đồng sau khi sang hàng tạp hóa, bán thêm lô đất ở khu dân cư, vợ chồng anh lao vào chơi chim và kinh doanh chim. "Cái nghề ni cũng lạ anh à. Vừa được chơi, lại vừa có tiền, mà nhàn nhã, không phải lao tâm khổ tứ, được gặp anh em bạn bè hàn huyên, sướng lắm!".
Nhưng cái nghề chơi chim cũng lắm công phu, cũng hỉ nộ ái ố, cũng nước mắt và nụ cười. Cũng có lúc tim như ngừng đập vì... chim.
Nước mắt đại gia vì... chim
Chị Lê Thị Quyên, chủ hàng chim trên vỉa hè phố Nguyễn Hữu Thọ, kể trong nước mắt. Chị bảo mấy năm trước cả nhà 7 miệng ăn sống nhờ vào 4 sào ruộng lúa nước và nghề bán chim cũng tạm đủ ăn, nếu không muốn nói là khá giả.
Nhưng mấy tháng nay, chồng chị trong một lần leo lên cây cao ở vùng rừng Nam Giang lấy ổ chim sáo, không may trượt chân té xuống đất bị chấn thương nằm một chỗ.Để có cái ăn, chị phải đi mua lại chim của mấy anh hàng xóm chở ra Đà Nẵng bán kiếm lời để nuôi con và lo thuốc thang cho chồng.
Chị nói rằng trước khi chồng gặp nạn, nhờ nghề bắt chim và bán chim nơi vỉa hè Đà Thành cuộc sống của hai vợ chồng khấm khá. Nhưng bây giờ tất cả số tiền dành dụm từ nghề buôn chim mấy trăm triệu đồng đều đội nón ra đi vì tai nạn của chồng.
Thành "râu", một đại gia chim Đà Thành - than thở, nghề buôn bán chim và chơi chim cũng đong đầy nước mắt. Giàu lên nhờ chim, nhưng cũng nghèo đi cũng vì chim mà chẳng mấy ai lường hết được. Ngay cả Thành "râu" cũng bao phen trắng tay vì chim. Đó là bận năm 2009, rồi đến năm 2011, Thành "râu" dốc toàn bộ vốn liếng hàng tỷ đồng mở trại chim với ý định làm ăn lớn. Những chiếc lồng khủng có giá hàng chục triệu đồng được Thành "râu" đặt đóng cùng lúc có thể nuôi nhốt hàng trăm con chim đủ các loại.
Đùng một cái, dịch cúm gia cầm ào ạt tấn công các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và chẳng bao lâu tràn vào Đà Nẵng. Chiến dịch tiêu hủy gia cầm để ngăn chặn dịch cúm được chính quyền địa phương triển khai đồng bộ. Hàng trăm con chim của Thành "râu" cũng nằm trong danh sách cần phải tiêu hủy bắt buộc. Thế là trắng tay - Thành "râu" kể như khóc.
Sau bận cúm gia cầm, nhiều đại gia chim như Thành "râu", Chiến "chích chòe" cùng nhiêu đại gia chim khác nơi chốn Đà Thành này lâm vào cảnh trắng tay. Nhưng rồi cúm gia cầm cũng qua, các đại gia chim bắt đầu gầy dựng trở lại và không dám đầu tư trại chim như Thành "râu" mà chuyển sang kinh doanh chim một cách thận trọng hơn.
Cũng nhờ những năm gần đây người dân Đà Thành có thú chơi chim, nên cơ hội làm ăn trở lại của những đại gia chim như Thành "râu" cũng đang bắt đầu hanh thông.
Chiến lược kinh doanh chim của các đại gia cũng được lên "kịch bản" và lộ trình mà như lời kể của Chiến "chích chòe" là phải liên doanh, liên kết để cung cấp chim cho những người mê chim và hình thành những dịch vụ cho... chim một cách liên hoàn, bài bản.
Cụ thể, các đại gia và người thân đầu tư mở các quán cà phê chim, rồi cung cấp dịch vụ như bán thức ăn cho chim, lồng chim và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho chim. Ngay cả phương án dự phòng cũng được tính đến như khi dịch cúm xuất hiện trở lại cần phải đưa chim quí đi trốn dịch như thế nào cũng đã được tính đến.
Chỉ riêng cung cấp thức ăn và chăm sóc cho chim cũng đã làm các đại gia đau đầu. Chiến "chích chòe" kể: Việc đầu tiên là phải tìm sách về chim để đọc. Đồng thời phải đi "tầm sư học đạo" các nhà "chim học" mới có đủ kiến thức để chăm những chú chim có giá "khủng" từ 20 triệu đến hàng trăm triệu đồng.
"Nếu không có kiến thức về chim và không chịu khó học hỏi thì chỉ cần những lúc trái gió trở trời, hay chỉ cho chim ăn một loại thức ăn công nghiệp có sẵn thì chỉ một đêm đến sáng là hàng trăm triệu đồng mất trắng vì chim chết" - đại gia Thành "râu" nói.
Chiến "chích chòe" vỗ vai tôi: "Nếu có máu chơi chim và kinh doanh chim thì hãy nhập hội. Anh bảo đảm nếu làm ăn hanh thông và biết tính toán mỗi năm kiếm cũng được tiền tỷ... ". Tôi không dám tin, nhưng nhìn cung cách và phong thái nhàn nhã, cùng các phương tiện đắt tiền như xe hơi, điện thoại cũng như cách tiêu tiền, rồi giao dịch mua bán giá trị hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi con chim quý... , thì với những người máu kinh doanh không thử sức cũng là lạ.
Nguồn internet
>> Đại gia Việt: Thử lửa mới biết vàng - thau!
>> Đi câu lươn, thu nhập chục triệu/thánghttp://vn.news.yahoo.com/đi-câu-lươn-thu-nhập-chục-triệu-tháng-083100064--finance.html
Sống chết với... chim
Trước khi đến với nghề săn bắt chim, đại gia Vũ Tú Nam, quê Tiên Phước (Quảng Nam) chẳng có nghề ngỗng gì. Cưới vợ xong, sinh con đầu lòng, hai vợ chồng lâm vào cảnh túng thiếu. Để kiếm cơm hàng ngày, anh bàn với vợ mở quán cà phê cạnh sông Tiên, trên tuyến đường lên vùng cao Nam - Bắc Trà My.
Một buổi chiều ngồi nhìn mưa giăng trước nhà, lái xe đưa các sếp đi công tác vùng cao vào nghỉ chân tại quán, anh thấy ai cũng nâng níu mấy con chim non. Hỏi ra anh mới biết họ có thú chơi chim và mua những con chim non này rất đắt. Thế là anh nảy ra ý định đi bắt chim rừng về nuôi và bán lại kiếm tiền.
Anh kể: Nói là làm, việc bán cà phê giao cho vợ, anh bắt đầu cơm đùm gạo gói vào rừng săn chim. Chuyến đi đầu tiên kéo dài 5 ngày, anh mang về một bầy chim non chào mào, sáo... hơn 12 con để nuôi.
Hơn hai tháng sau, lứa chim non anh bắt về chăm sóc chỉ còn lại 7 con, anh đưa vào lồng treo trước quán cà phê và tập cho chim hót.
Ngoài kinh doanh chim, vợ chồng anh Nam bắt đầu mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng ăn theo, như bán thức ăn nuôi chim, bán lồng, mở cà phê chim và thành lập cả hội chơi chim. Thậm chí, anh còn ấp ủ ý định dịch vụ chăm sóc chim để mở đường kinh doanh kiếm tiền...
Một góc chợ chim ở Đà Thành |
Nhiều người dân vùng đất quê nghèo Quảng Nam cũng nắm bắt được nhu cầu chơi chim của các đại gia Đà Thành. Vợ chồng anh Lê Phú Lâm, ở Tam Kỳ bỏ nghề bán hàng tạp hóa chuyển sang chơi chim và kinh doanh chim hơn 10 năm nay - như lời anh nói, là sống chết với chim. Anh Lâm cho hay toàn bộ vốn liếng hơn 600 triệu đồng sau khi sang hàng tạp hóa, bán thêm lô đất ở khu dân cư, vợ chồng anh lao vào chơi chim và kinh doanh chim. "Cái nghề ni cũng lạ anh à. Vừa được chơi, lại vừa có tiền, mà nhàn nhã, không phải lao tâm khổ tứ, được gặp anh em bạn bè hàn huyên, sướng lắm!".
Nhưng cái nghề chơi chim cũng lắm công phu, cũng hỉ nộ ái ố, cũng nước mắt và nụ cười. Cũng có lúc tim như ngừng đập vì... chim.
Nước mắt đại gia vì... chim
Chị Lê Thị Quyên, chủ hàng chim trên vỉa hè phố Nguyễn Hữu Thọ, kể trong nước mắt. Chị bảo mấy năm trước cả nhà 7 miệng ăn sống nhờ vào 4 sào ruộng lúa nước và nghề bán chim cũng tạm đủ ăn, nếu không muốn nói là khá giả.
Nhưng mấy tháng nay, chồng chị trong một lần leo lên cây cao ở vùng rừng Nam Giang lấy ổ chim sáo, không may trượt chân té xuống đất bị chấn thương nằm một chỗ.Để có cái ăn, chị phải đi mua lại chim của mấy anh hàng xóm chở ra Đà Nẵng bán kiếm lời để nuôi con và lo thuốc thang cho chồng.
Một quán cà phê chim, kiêm kinh doanh chim rừng tại Tiên Phước đang bán chim cho khách. Mỗi năm lợi nhuận từ chim chủ quán cà phê này thu lợi hơn 100 triệu đồng. |
Chị nói rằng trước khi chồng gặp nạn, nhờ nghề bắt chim và bán chim nơi vỉa hè Đà Thành cuộc sống của hai vợ chồng khấm khá. Nhưng bây giờ tất cả số tiền dành dụm từ nghề buôn chim mấy trăm triệu đồng đều đội nón ra đi vì tai nạn của chồng.
Thành "râu", một đại gia chim Đà Thành - than thở, nghề buôn bán chim và chơi chim cũng đong đầy nước mắt. Giàu lên nhờ chim, nhưng cũng nghèo đi cũng vì chim mà chẳng mấy ai lường hết được. Ngay cả Thành "râu" cũng bao phen trắng tay vì chim. Đó là bận năm 2009, rồi đến năm 2011, Thành "râu" dốc toàn bộ vốn liếng hàng tỷ đồng mở trại chim với ý định làm ăn lớn. Những chiếc lồng khủng có giá hàng chục triệu đồng được Thành "râu" đặt đóng cùng lúc có thể nuôi nhốt hàng trăm con chim đủ các loại.
Đùng một cái, dịch cúm gia cầm ào ạt tấn công các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và chẳng bao lâu tràn vào Đà Nẵng. Chiến dịch tiêu hủy gia cầm để ngăn chặn dịch cúm được chính quyền địa phương triển khai đồng bộ. Hàng trăm con chim của Thành "râu" cũng nằm trong danh sách cần phải tiêu hủy bắt buộc. Thế là trắng tay - Thành "râu" kể như khóc.
Sau bận cúm gia cầm, nhiều đại gia chim như Thành "râu", Chiến "chích chòe" cùng nhiêu đại gia chim khác nơi chốn Đà Thành này lâm vào cảnh trắng tay. Nhưng rồi cúm gia cầm cũng qua, các đại gia chim bắt đầu gầy dựng trở lại và không dám đầu tư trại chim như Thành "râu" mà chuyển sang kinh doanh chim một cách thận trọng hơn.
Cũng nhờ những năm gần đây người dân Đà Thành có thú chơi chim, nên cơ hội làm ăn trở lại của những đại gia chim như Thành "râu" cũng đang bắt đầu hanh thông.
Chiến lược kinh doanh chim của các đại gia cũng được lên "kịch bản" và lộ trình mà như lời kể của Chiến "chích chòe" là phải liên doanh, liên kết để cung cấp chim cho những người mê chim và hình thành những dịch vụ cho... chim một cách liên hoàn, bài bản.
Cụ thể, các đại gia và người thân đầu tư mở các quán cà phê chim, rồi cung cấp dịch vụ như bán thức ăn cho chim, lồng chim và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho chim. Ngay cả phương án dự phòng cũng được tính đến như khi dịch cúm xuất hiện trở lại cần phải đưa chim quí đi trốn dịch như thế nào cũng đã được tính đến.
Chỉ riêng cung cấp thức ăn và chăm sóc cho chim cũng đã làm các đại gia đau đầu. Chiến "chích chòe" kể: Việc đầu tiên là phải tìm sách về chim để đọc. Đồng thời phải đi "tầm sư học đạo" các nhà "chim học" mới có đủ kiến thức để chăm những chú chim có giá "khủng" từ 20 triệu đến hàng trăm triệu đồng.
"Nếu không có kiến thức về chim và không chịu khó học hỏi thì chỉ cần những lúc trái gió trở trời, hay chỉ cho chim ăn một loại thức ăn công nghiệp có sẵn thì chỉ một đêm đến sáng là hàng trăm triệu đồng mất trắng vì chim chết" - đại gia Thành "râu" nói.
Chiến "chích chòe" vỗ vai tôi: "Nếu có máu chơi chim và kinh doanh chim thì hãy nhập hội. Anh bảo đảm nếu làm ăn hanh thông và biết tính toán mỗi năm kiếm cũng được tiền tỷ... ". Tôi không dám tin, nhưng nhìn cung cách và phong thái nhàn nhã, cùng các phương tiện đắt tiền như xe hơi, điện thoại cũng như cách tiêu tiền, rồi giao dịch mua bán giá trị hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi con chim quý... , thì với những người máu kinh doanh không thử sức cũng là lạ.
Nguồn internet
Sửa bởi Amin: