luongdd
Chào Mào Danh Dự
Larry Burrows, phóng viên ảnh chiến trường, ghi lại một ngày sinh tử của binh lính Mỹ trên chiếc trực thăng Yankee Papa 13 tháng 3/1965, tạo nên bộ ảnh tư liệu quý giá về sự ác liệt của cuộc chiến.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris dẫn đến việc Mỹ phải rút toàn bộ quân ra khỏi Việt Nam, tạp chí Life giới thiệu lại bộ ảnh "Một ngày cùng bay với Yankee Papa 13" - từng đăng tải ngày 19/4/1965 và gây chấn động dư luận bởi nó cho thấy mức độ ác liệt của cuộc chiến. Trong lần tái xuất này, Life đưa ra những bức ảnh chưa từng công bố trong cả phóng sự này.
Mùa xuân năm 1965, chỉ trong vài tuần, 3.500 lính thủy đánh bộ Mỹ được điều đến Việt Nam. Larry Burrows, một phóng viên ảnh người Anh khi đó 39 tuổi, làm việc cho tạp chí Life, gửi về tổng bộ "báo cáo từ Đà Nẵng" và chỉ ít ngày sau, cả thế giới phải rúng động bởi phóng sự về chuyến bay tử thần.
Đội trực thăng của Thủy quân lục chiến Mỹ với nhiều máy bay Yankee Pappa (YP) tập trung ở Đà Nẵng để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển một tiểu đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hòa đến một địa điểm cách thành phố 32 km trong ngày 31/3/1965.
James Farley, chỉ huy chiếc Yankee Papa 13, hăm hở cầm khẩu súng máy M-60 lên trực thăng.
Yankee Papa 13 là một trong 17 trực thăng tham gia nhiệm vụ. Phi công chính và phụ đã sẵn sàng, xạ thủ Hoilen lên đạn cho khẩu M-60.
Trực thăng đáp xuống cánh đồng, những người trên máy bay nhảy xuống tham chiến.
Một chiếc trong đội, YP 3, bị hạ. Từ phía YP 3, một xạ thủ bị thương - trung sĩ Owens, chạy về phía YP 13 trong khi Farrley đứng đón ở cửa.
"Trong buồng lái chiếc YP 3, chúng tôi nhìn thấy phi công đã đổ sập thân hình xuống bàn điều khiển. Anh ta không cử động. Mặt anh ta đầy máu và có một lỗ ở cổ. Chúng tôi tin rằng anh ta đã chết", Phóng viên Burrows vừa chụp ảnh vừa ghi âm. "Tôi quỳ xuống đất để tránh đạn".
Farrley tiếp tục bắn cho tới khi ra khỏi tầm đạn của đối phương. Anh ta vừa nã đạn ra ngoài vừa nhìn chằm chằm vào viên phi công phụ của trực thăng YP 3 đang nằm trên sàn.
Farley lấy đồ sơ cứu cho vết thương của phi công phụ Magel của YP3, trong khi Hoilen chăm sóc cho xạ thủ Owens (đeo kính đen) ngồi gục mặt cạnh đó. Owens bị vỡ vai vì đạn.
Kiệt sức trước những căng thẳng, Farley bước qua xác Magel trong khi Hoilien cố gắng an ủi Owens. Đột nhiên, Farley chửi thề rồi bật khóc. Ban đầu anh ta còn giấu mọi người nhưng về sau không quan tâm ai đang nhìn mình khóc.
Farley và Hoilien, kiệt quệ sau chuyến bay, nói với những người khác rằng nếu chỉ ở lại trên cánh đồng đó thêm 10 giây nữa thôi thì họ sẽ trúng đạn và không bao giờ quay về được nữa.
Trong kho tiếp tế, tay che mặt, James Farley òa khóc vì một ngày mệt mỏi và đau thương trên chiến trường.
6 năm sau khi đăng phóng sự "Một ngày cùng Yankee Papa 13", Larry Burrows tử nạn cùng 3 phóng viên khác khi chiếc trực thăng chở họ bị bắn rơi trên đất Lào tháng 2/1971.
Theo: Vũ Hà (Ảnh: LIFE)
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris dẫn đến việc Mỹ phải rút toàn bộ quân ra khỏi Việt Nam, tạp chí Life giới thiệu lại bộ ảnh "Một ngày cùng bay với Yankee Papa 13" - từng đăng tải ngày 19/4/1965 và gây chấn động dư luận bởi nó cho thấy mức độ ác liệt của cuộc chiến. Trong lần tái xuất này, Life đưa ra những bức ảnh chưa từng công bố trong cả phóng sự này.
Mùa xuân năm 1965, chỉ trong vài tuần, 3.500 lính thủy đánh bộ Mỹ được điều đến Việt Nam. Larry Burrows, một phóng viên ảnh người Anh khi đó 39 tuổi, làm việc cho tạp chí Life, gửi về tổng bộ "báo cáo từ Đà Nẵng" và chỉ ít ngày sau, cả thế giới phải rúng động bởi phóng sự về chuyến bay tử thần.
Đội trực thăng của Thủy quân lục chiến Mỹ với nhiều máy bay Yankee Pappa (YP) tập trung ở Đà Nẵng để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển một tiểu đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hòa đến một địa điểm cách thành phố 32 km trong ngày 31/3/1965.
James Farley, chỉ huy chiếc Yankee Papa 13, hăm hở cầm khẩu súng máy M-60 lên trực thăng.
Yankee Papa 13 là một trong 17 trực thăng tham gia nhiệm vụ. Phi công chính và phụ đã sẵn sàng, xạ thủ Hoilen lên đạn cho khẩu M-60.
Trực thăng đáp xuống cánh đồng, những người trên máy bay nhảy xuống tham chiến.
Trực thăng và lính Mỹ trên đồng lúa, nhìn từ máy bay Yankee Papa 13.
Một chiếc trong đội, YP 3, bị hạ. Từ phía YP 3, một xạ thủ bị thương - trung sĩ Owens, chạy về phía YP 13 trong khi Farrley đứng đón ở cửa.
"Trong buồng lái chiếc YP 3, chúng tôi nhìn thấy phi công đã đổ sập thân hình xuống bàn điều khiển. Anh ta không cử động. Mặt anh ta đầy máu và có một lỗ ở cổ. Chúng tôi tin rằng anh ta đã chết", Phóng viên Burrows vừa chụp ảnh vừa ghi âm. "Tôi quỳ xuống đất để tránh đạn".
Farrley tiếp tục bắn cho tới khi ra khỏi tầm đạn của đối phương. Anh ta vừa nã đạn ra ngoài vừa nhìn chằm chằm vào viên phi công phụ của trực thăng YP 3 đang nằm trên sàn.
Farley lấy đồ sơ cứu cho vết thương của phi công phụ Magel của YP3, trong khi Hoilen chăm sóc cho xạ thủ Owens (đeo kính đen) ngồi gục mặt cạnh đó. Owens bị vỡ vai vì đạn.
Kiệt sức trước những căng thẳng, Farley bước qua xác Magel trong khi Hoilien cố gắng an ủi Owens. Đột nhiên, Farley chửi thề rồi bật khóc. Ban đầu anh ta còn giấu mọi người nhưng về sau không quan tâm ai đang nhìn mình khóc.
Về đến Đà Nẵng, Owens được đưa xuống khỏi máy bay để đi chữa trị vết thương.
Farley và Hoilien, kiệt quệ sau chuyến bay, nói với những người khác rằng nếu chỉ ở lại trên cánh đồng đó thêm 10 giây nữa thôi thì họ sẽ trúng đạn và không bao giờ quay về được nữa.
Trên sàn máy bay đầy vỏ đạn đã sử dụng trong trận chiến.
Trong kho tiếp tế, tay che mặt, James Farley òa khóc vì một ngày mệt mỏi và đau thương trên chiến trường.
6 năm sau khi đăng phóng sự "Một ngày cùng Yankee Papa 13", Larry Burrows tử nạn cùng 3 phóng viên khác khi chiếc trực thăng chở họ bị bắn rơi trên đất Lào tháng 2/1971.
Theo: Vũ Hà (Ảnh: LIFE)