Sĩ tử cao 90cm giấu bố mẹ đi thi đại học
Ước muốn trở thành nhà báo, cô bé có thân hình nhỏ nhắn đến từ Hải Dương đã giấu gia đình tự một mình bắt xe lên Hà Nội thi đại học.
Trong ngày làm thủ tục dự thi đại học đợt 2 tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quận Thanh Xuân, Hà Nội, nhiều phụ huynh và thí sinh không khỏi tò mò về cô bé tí hon, cao chưa đầy một mét tham dự kỳ thi đại học.
Giấu gia đình tự một mình bắt xe đi thi
Chúng tôi gặp Nguyễn Thị Hải Yến, SN 1995, quê ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương tại ký túc xá trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chiều 8/7, đúng lúc em đang say sưa học bài môn Văn.
Em kể, thời trung học phổ thông em luôn có mơ ước mình được bước chân vào giảng đường đại học. Do vậy, khoảng tháng 3/2013 trước ngày nộp hồ sơ dự thi đại học, em đã giấu bố mẹ, tự mình đi làm hồ sơ dự thi đại học.
Để tránh bị bố mẹ phát hiện,Yến không đi học thêm mà tự ôn tập bài ở nhà. Trong thời gian ôn, em mượn sách của bạn bè và mua thêm một số sách về nhà tham khảo.
Sau hơn 1 tháng ôn tập miệt mài, sáng 8/7, Yến giấu cả nhà, âm thầm tự một mình bắt xe thi đại học. “Em dậy từ 5h sáng, tự mình bắt xe khách từ huyện Tứ Kỳ lên Hà Nội. Khi đi thi, em mượn bạn thân gần nhà 1 triệu đồng dùng làm chi phí trong 3 ngày thi”, Yến nói.
Yến được sinh viên tình nguyện đưa về kí túc trường Nhân văn ở miễn phí
Yến cho biết, bố mẹ em không cấm em đi dự thi đại học, tuy nhiên em sợ rằng khi nói chuyện mình đăng kí dự đại học cho gia đình biết, bố mẹ sẽ đặt quá nhiều hy vọng vào em. Mặt khác, bản thân em cũng bị áp lực khi đi thi.
“Em chỉ nghĩ mình đi thi một lần cho biết, sau kỳ thi, dù đỗ hay không đỗ lúc ấy em sẽ báo kết quả thi cho bố mẹ. Như vậy em sẽ không cảm thấy áy náy hay có lỗi với cha mẹ”, Yến giải thích.
Trong 3 năm theo học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tứ Kỳ, hằng ngày em được bạn bè giúp đỡ chở xe đạp đến trường học. Kết quả học tập 3 sau năm, dù đạt học lực trung bình nhưng cô bé tí hon luôn nuôi khát khao được bước vào giảng đường đại học. Vì vậy trong đợt nộp hồ sơ đăng kí dự thi đại học, em đã âm thầm mua hồ sơ, đăng kí thi khối C, chuyên ngành Báo chí Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013, Yến được gia đình đưa lên Trung tâm dạy nghề ở huyện Tứ Kỳ học thêm cách đánh văn bản. Em được nhà trường sắp xếp cho ở trọ tại kí túc của trung tâm. Mỗi tuần Yến được bố mẹ cho 300.000 đồng.
“Sở dĩ em đi thi bố mẹ không biết cũng vì thời gian nay em đang học nghề Trung tâm dạy nghệ của huyện cách nhà gần 30km. Đầu tuần em đi học, cuối tuần em lại bắt xe về quê. Kỳ thi đại học đợt 2 diễn ra lại rơi vào giữa tuần nên em ầm thầm đi thi mà bố mẹ không hề hoài nghi”, Yến tiết lộ.
Yến tranh thủ ôn bài trước ngày thi đại học
Sinh ra bị dị tật từ nhỏ nên bản thân Yến chỉ cao khoảng 90 cm, nặng 35 kg. Dù vậy, nhưng em khá nhanh nhẹn khi làm công việc sinh hoạt hàng ngày.
7h sáng ngày 8/7, Yến có mặt làm thủ tục dự thi tại trường Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhờ sự giúp đỡ của đội sinh viên tình nguyện của trường, em được ban quản lý kí túc xá cho ở miễn phí tại kí túc của trường.
Ước mơ trở thành nhà báo
Đầu năm lớp 12, trong một lần ngồi xem vô tuyến ở nhà em thấy nhiều phóng viên được đi nhiều nơi. Cũng từ đó em thích nghề báo.
“Em ao ước sau này được trở thành nhà báo. Nếu ước mơ thành hiện thực, đề tài đầu tiên em quân tâm, hướng tới chính là những người nghèo. Những số phận khó khăn đang cần được giúp đỡ, thông cảm, sẻ chia”, Yến tâm tình.
Cô bé tí hon Nguyễn Thị Hải Yến
Yến cho biết, trong quá trình tự học ở nhà, em hay bị lẫn giữa kiến thức môn Sử và Địa lý, nhiều lúc em đã có ý nghĩ bỏ quyết tâm đi thi đại học. Nhưng rồi được sự động viên của cô bạn thân gần nhà, em đã tự tin hơn và tiếp tục đi thi.
Đến với nghề báo, Yến sẽ phải đi lại nhiều, hỏi nhiều, gặp gỡ nhiều, thậm chí là cạnh tranh thông tin nhanh nhất trong khi ngoại hình của em hạn chế. Nhưng dường như khi nói đến điều này, khuôn mặt của cô bé tí lại tỏ ra hào hứng. Yến cười tươi nói: “Dù em thấp bé, nhưng em vẫn có đôi chân, đôi tay như bao bạn cùng trang lứa khác. Do vậy, gian khổ, khó khăn em không sợ. Ao ước của em là được mang đến niềm vui cho người nghèo, được như vậy, dù gian khổ hơn em cũng thấy vui”.
Yến là con cả trong gia đình, sau Yến còn em gái đang theo học lớp 7. Gia đình em làm nông nghiệp. Bố em trước đây cũng từng là bồ đội ở chiến trường Tây Nguyên.
Chia sẻ về kỳ thi đại học, Yến lạc quan cho biết, em không bị áp lực về chuyện thi cử nên khi đi thi em khá thoải mái. “Em tự tin về môn Văn và Địa lý, còn môn Sử dù kiến thức hơi đuối nhưng em sẽ cố gắng làm bài thật tốt để tiến gần hơn với ước mơ trở thành nhà báo và giúp đỡ người nghèo”.Yến lạc quan cho biết.
Ước muốn trở thành nhà báo, cô bé có thân hình nhỏ nhắn đến từ Hải Dương đã giấu gia đình tự một mình bắt xe lên Hà Nội thi đại học.
Trong ngày làm thủ tục dự thi đại học đợt 2 tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quận Thanh Xuân, Hà Nội, nhiều phụ huynh và thí sinh không khỏi tò mò về cô bé tí hon, cao chưa đầy một mét tham dự kỳ thi đại học.
Giấu gia đình tự một mình bắt xe đi thi
Chúng tôi gặp Nguyễn Thị Hải Yến, SN 1995, quê ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương tại ký túc xá trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chiều 8/7, đúng lúc em đang say sưa học bài môn Văn.
Em kể, thời trung học phổ thông em luôn có mơ ước mình được bước chân vào giảng đường đại học. Do vậy, khoảng tháng 3/2013 trước ngày nộp hồ sơ dự thi đại học, em đã giấu bố mẹ, tự mình đi làm hồ sơ dự thi đại học.
Để tránh bị bố mẹ phát hiện,Yến không đi học thêm mà tự ôn tập bài ở nhà. Trong thời gian ôn, em mượn sách của bạn bè và mua thêm một số sách về nhà tham khảo.
Sau hơn 1 tháng ôn tập miệt mài, sáng 8/7, Yến giấu cả nhà, âm thầm tự một mình bắt xe thi đại học. “Em dậy từ 5h sáng, tự mình bắt xe khách từ huyện Tứ Kỳ lên Hà Nội. Khi đi thi, em mượn bạn thân gần nhà 1 triệu đồng dùng làm chi phí trong 3 ngày thi”, Yến nói.
Yến được sinh viên tình nguyện đưa về kí túc trường Nhân văn ở miễn phí
Yến cho biết, bố mẹ em không cấm em đi dự thi đại học, tuy nhiên em sợ rằng khi nói chuyện mình đăng kí dự đại học cho gia đình biết, bố mẹ sẽ đặt quá nhiều hy vọng vào em. Mặt khác, bản thân em cũng bị áp lực khi đi thi.
“Em chỉ nghĩ mình đi thi một lần cho biết, sau kỳ thi, dù đỗ hay không đỗ lúc ấy em sẽ báo kết quả thi cho bố mẹ. Như vậy em sẽ không cảm thấy áy náy hay có lỗi với cha mẹ”, Yến giải thích.
Trong 3 năm theo học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tứ Kỳ, hằng ngày em được bạn bè giúp đỡ chở xe đạp đến trường học. Kết quả học tập 3 sau năm, dù đạt học lực trung bình nhưng cô bé tí hon luôn nuôi khát khao được bước vào giảng đường đại học. Vì vậy trong đợt nộp hồ sơ đăng kí dự thi đại học, em đã âm thầm mua hồ sơ, đăng kí thi khối C, chuyên ngành Báo chí Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013, Yến được gia đình đưa lên Trung tâm dạy nghề ở huyện Tứ Kỳ học thêm cách đánh văn bản. Em được nhà trường sắp xếp cho ở trọ tại kí túc của trung tâm. Mỗi tuần Yến được bố mẹ cho 300.000 đồng.
“Sở dĩ em đi thi bố mẹ không biết cũng vì thời gian nay em đang học nghề Trung tâm dạy nghệ của huyện cách nhà gần 30km. Đầu tuần em đi học, cuối tuần em lại bắt xe về quê. Kỳ thi đại học đợt 2 diễn ra lại rơi vào giữa tuần nên em ầm thầm đi thi mà bố mẹ không hề hoài nghi”, Yến tiết lộ.
Yến tranh thủ ôn bài trước ngày thi đại học
Sinh ra bị dị tật từ nhỏ nên bản thân Yến chỉ cao khoảng 90 cm, nặng 35 kg. Dù vậy, nhưng em khá nhanh nhẹn khi làm công việc sinh hoạt hàng ngày.
7h sáng ngày 8/7, Yến có mặt làm thủ tục dự thi tại trường Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhờ sự giúp đỡ của đội sinh viên tình nguyện của trường, em được ban quản lý kí túc xá cho ở miễn phí tại kí túc của trường.
Ước mơ trở thành nhà báo
Đầu năm lớp 12, trong một lần ngồi xem vô tuyến ở nhà em thấy nhiều phóng viên được đi nhiều nơi. Cũng từ đó em thích nghề báo.
“Em ao ước sau này được trở thành nhà báo. Nếu ước mơ thành hiện thực, đề tài đầu tiên em quân tâm, hướng tới chính là những người nghèo. Những số phận khó khăn đang cần được giúp đỡ, thông cảm, sẻ chia”, Yến tâm tình.
Cô bé tí hon Nguyễn Thị Hải Yến
Yến cho biết, trong quá trình tự học ở nhà, em hay bị lẫn giữa kiến thức môn Sử và Địa lý, nhiều lúc em đã có ý nghĩ bỏ quyết tâm đi thi đại học. Nhưng rồi được sự động viên của cô bạn thân gần nhà, em đã tự tin hơn và tiếp tục đi thi.
Đến với nghề báo, Yến sẽ phải đi lại nhiều, hỏi nhiều, gặp gỡ nhiều, thậm chí là cạnh tranh thông tin nhanh nhất trong khi ngoại hình của em hạn chế. Nhưng dường như khi nói đến điều này, khuôn mặt của cô bé tí lại tỏ ra hào hứng. Yến cười tươi nói: “Dù em thấp bé, nhưng em vẫn có đôi chân, đôi tay như bao bạn cùng trang lứa khác. Do vậy, gian khổ, khó khăn em không sợ. Ao ước của em là được mang đến niềm vui cho người nghèo, được như vậy, dù gian khổ hơn em cũng thấy vui”.
Yến là con cả trong gia đình, sau Yến còn em gái đang theo học lớp 7. Gia đình em làm nông nghiệp. Bố em trước đây cũng từng là bồ đội ở chiến trường Tây Nguyên.
Chia sẻ về kỳ thi đại học, Yến lạc quan cho biết, em không bị áp lực về chuyện thi cử nên khi đi thi em khá thoải mái. “Em tự tin về môn Văn và Địa lý, còn môn Sử dù kiến thức hơi đuối nhưng em sẽ cố gắng làm bài thật tốt để tiến gần hơn với ước mơ trở thành nhà báo và giúp đỡ người nghèo”.Yến lạc quan cho biết.
Sửa bởi Amin: