Sử dụng kháng sinh điều trị ho, bệnh ở chào mào

linhu

New member
Năm nay chim cò thay lông mấy em bị hắt xì, chữa bằng tỏi, thuốc nam bổ phế có em khỏi em vẫn bị, tìm hiểu trên forum ae trị bằng bactrim, baytril, tối về hỏi vợ còn thuốc kháng sinh chữa ho, viêm hô hấp của con ko, vợ đưa ra 4 loại (nhìn vào ko hiểu chọn loại nào cho 1 em mũi có nhờn hắt xì hoài)

- cefaclor
- cefdinir
- cefixime
- azithromycin

Ngày mai cho uống amox trước (hồi bao cấp chưa có nhiều thuốc bệnh nào các cụ đều dùng gọi là viên con nhộng vàng đỏ), may chiều nay ko chơi baytril nhóm thuốc tiêm, chích vô cái khỏi ngay và con chim xụi lơ :)

Tìm trên mạng có bài viết về thuốc kháng sinh cho trẻ tương đối đầy đủ, ae tham khảo có thể áp dụng cho chim chóc và hiểu hơn khi con mình bị bệnh phải dùng kháng sinh:

=================================================================================
Thông thường khi trẻ có triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp sẽ có các biểu hiện:
- Ho: có thể ho khan hoặc ho có đờm. Nếu đờm màu xanh đục là có dấu hiệu nhiễm khuẩn, lúc đó mới nên dùng kháng sinh,.dùng kháng sinh nhiều hại lắm.
- Khó thở: có thể tím tái, thở khò khè, co rút hõm ức và 2 bên mạn sườn bé.
- Sốt: sốt có thể 38- 40 độ hoặc hạ nhiệt độ ở trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng.
- Khi trẻ bị bệnh đường hô hấp, có thể nuốt đờm xuống bụng, nên có thể có rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy...chứ ko hẳn là bị bệnh đường ruột. 1 số trẻ có thể bị bệnh về mũi, nước mũi chảy xuống họng làm trẻ bị ho.
* Cách chữa cho bé:
- Để bé nơi thoáng, yên tĩnh, nới lỏng quần áo, khum lòng bàn tay chụm lại, vỗ vào phần lưng bé, giúp long đờm, khạc đờm ra được.
- 1 cách rất hiệu quả là dùng quả kha tử, bán ở các hiệu đông y, nướng kha tử lên, sau đó thả vào cốc nước nóng có pha chút muối cho bé ngậm, rất hiệu quả.
1. Về thuốc tây:
- Xem các nhóm kháng sinh ở dưới.
2. Long đờm: có thể dùng mucomyst, pha theo hướng dẫn.
3. Giảm phù nề giúp trẻ đỡ khó thở: dùng alpha choay.
Ngoài ra để giúp trẻ đỡ ngứa cổ có thể cho uống siro, bổ phế chứ ko chữa được bệnh.
Cách tốt nhất là giữ trẻ không bị lạnh, đủ ấm.

Tìm hiểu về kháng sinh:
Kháng sinh có 8 nhóm ( theo em hiểu thì như vậy)
Thông dụng nhất là nhóm betalactam, nhóm này gồm có penicilin và cephalosporin. 2 nhóm này điều trị được nhiều loại vi khuẩn hiện nay. Thông thường sẽ dùng penicilin trước. Nếu kháng hoặc dị ứng với penicilin sẽ chuyển qua dùng cephalosporin.
Nếu vi khuẩn kháng thế hệ 1 sẽ dùng đến 2, nếu nặng mới đến 3 và loại 4 là loại dự trữ, nếu kháng hết mới sài đến.
Giả sử con bạn điều trị thuốc thế hệ 3. Lâu dần vi khuẩn nó nhờn, nó kháng thì bạn có dùng thế hệ 3 cũng ko thể khỏi, mà thế hệ 3 ko khỏi thì thế hệ 1, 2 sao khỏi được, lúc đó sẽ rất khó để chữa, nên thông thường chỉ nên bắt đầu từ kháng sinh đơn giản.
7 nhóm kháng sinh sau là nhóm dự phòng hoặc nhóm có tác dụng đặc biệt (Kháng sinh dự phòng là kháng sinh phổ rộng, tác dụng toàn thân như nhóm quinolon). Ví dụ, bạn có phẫu thuật như mổ gãy chân, ruột thừa bao giờ bs cũng phải kê kháng sinh toàn thân, phổ rộng. Tất nhiên là chả ai kê penicilin hay cephalosporin, vì đa số vi khuẩn kháng 2 thuốc này vì bình thường mọi người vẫn hay dùng. Bs sẽ phải kê kháng sinh dự phòng cho các bạn. Nếu các bạn hàng ngày sử dụng ks bừa bãi, đem cả ks dự phòng ra dùng thì đến lúc đó sẽ ko có loại nào cho bạn dùng cả. Chỉ còn loại phải nhập nước ngoài về, lại 10 triệu 1 mũi thì khổ. Nếu bs nào ko cẩn thận, nghĩ bạn chưa bị kháng kháng sinh đó, mà cứ cho dùng ko theo dõi thì chả mấy vết mổ sẽ nhiễm trùng, bạn sẽ phải sống nội trú trong viện dài dài. Cho nên các bạn hãy biết cách bảo vệ mình, đừng mong bs sẽ bảo vệ bạn. Ko ai yêu quý mình hơn chính bản thân mình. Bạn bị bệnh, con bạn bị bệnh chỉ khổ bạn và con bạn chứ bs ko khổ đâu.

Đa số khi bé bị bệnh, thông thường bs sẽ cho uống 2 nhóm penicilin và cephalosporin. Nhưng khi uống ko đúng liều, không đủ liều, uống sai thế hệ có thể sẽ dẫn đến kháng thuốc, sau này bị lại dùng sẽ không khỏi. Vì vậy để chắc ăn, bs sẽ kê loại thứ 3 là nhóm macrolid (Azithra/Zithromax), ko sợ kháng 2 loại kia vì kháng cũng ko sao. Nhưng theo mình nên dùng 2 loại kia trước, an toàn hơn trừ bé nào dị ứng với thành phần thuốc.
Tác hại lớn nhất của ks là kháng thuốc.
Có lẽ nhiều người chưa hiểu kháng thuốc nghĩa là gì, vì sao kháng?
Theo thuyết tiến hóa, trong quá trình chọn lọc tự nhiên, cá thể nào khỏe thì sẽ tồn tại. Yếu, ko thích nghi được sẽ bị đào thải.
Khi dùng kháng sinh, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Thấy đỡ rồi, chưa được 7 ngày đã dừng thuốc, tất nhiên vi khuẩn đã bị tiêu diệt, nhưng người ta thấy rằng để tiêu diệt " sạch như chùi" thì phải 7-10 ngày là tối đa. Khi chưa hết 7 ngày đã dừng, thì vẫn còn vi khuẩn sống sót, nhưng số lượng ít quá ko đủ để gây bệnh trở lại và ta lầm tưởng đã khỏi, bọn vi khuẩn này "rèn binh rèn tướng chờ ngày phục thù". Chúng sống trong môi trường kháng sinh đã giảm nồng độ ( vì mình ngưng thuốc sớm) sẽ ngày càng cáo già và sống dai hơn. Những con này sẽ sản sinh ra thế hệ sau khôn hơn thế hệ trước ( đột biến), đến 1 lúc nào đó nó sẽ ko sợ kháng sinh đó nữa. (nó được rèn luyện trong môi trường kháng sinh ta dùng nhiều đợt ), khi đó bạn có biết nó sẽ nói gì 0? nó nói" ta đã trở lại, lợi hại gấp 10 ". Đó là lí do vì sao phải dùng kháng sinh đủ ngày (nhỏ cỏ phải nhổ tận gốc ). Nếu uống 3 đến 4 ngày ko khỏi mới đổi kháng sinh. Ko nên thay đổi loại kháng sinh vì dễ gây kháng thuốc, lần sau dùng sẽ không hiệu quả.

Tác dụng phụ thì nhiều lắm.Có 8 loại ks, mỗi loại có td phụ riêng, nhưng tác dụng phụ chung của mọi loại thuốc là rối loạn tiêu hóa và dị ứng.
Ví dụ: nhóm macrolid (Azithra/Zithromax có thể gây viêm ruột giả kết mac)
Nhóm tetracylin: gây vàng răng
Nhóm aminosid gây tổn thương thính giác
Nhóm quinolon gây tổn thương xương sụn bé nên o dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

Các mẹ theo đó mà dùng thuốc. Bác sĩ cũng chỉ đến thế mà thôi. (Tất nhiên những thông tin này chỉ để tham khảo xem bs cho đúng thuốc ko). Ví dụ: khi bi sổ mũi và ho, thường ở hô hấp trên do vk gram dương. Đầu tiên nên dùng họ penicilin ( như amox đó ). Nếu ko đỡ bắt đầu dùng sang augmentin, sang cepha thế hệ 1.
Từ thế hệ 2 trở đi là dùng cho hô hấp dưới như viêm phế quản, càng thế hệ sau càng nặng, dành cho những bệnh nhân nặng. Bao giờ cũng từ thế hệ trước mới đến thế hệ sau. Tự nhiên lần đầu đi khám, bác sĩ ko hỏi đã dùng thuốc bao giờ chưa, đã uống thuốc gì chưa mà kê ngay thế hệ 4 (cefixime) thì nên cẩn thận với bs này. Khi mà dùng họ betalactam gồm cepha và penicilin ko đỡ, người ta mới dùng sang loại dự phòng là tetracylin, macrolid ( Azithra/Zithromax ), lincosamid ( azicin), aminosid, imidasol, quinolon....dùng loại dự phòng thì tốt thôi, lần đầu dùng nên vi khuẩn chưa kháng chắc chắn sẽ khỏi nhưng lâu dài thì chưa biết thế nào.


1. Nhóm betalactam (gồm penicillin và cephalosporin)
1.1 các loại penicilin
* Ampicillin do tình hình kháng thuốc ngày càng tăng nên ít tác dụng
* amoxycillin, amoxy (amox) - dùng điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu và hô hấp. Người lớn :3-4g/ngày. trẻ em 50-100mg/kg chia 2-4 lần
- tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, nổi mụn, nôn

ks penicilin do nhiều vi khuẩn kháng.sản sinh ra chất betalactamase chống lại ks penicilin, nên người ta đã chế ra chất ức chế betalactamase là acid clavulinic.
amox+ acid clavulinic tạo ra loại ks mới là augmentin.
các penicilin chủ yếu diệt vi khuẩn gram (+) hay gram dương.chủ yếu ở hầu họng.(hô hấp trên).

1.2. Cephalosporin: loại kháng sinh này được sinh ra nhằm diệt các vi khuẩn penicilin ko diệt được như gram(-) âm hay vi khuẩn kháng penicilina)
a. Thế hệ I: cephalothin, cefazolin, cephalexin, cefaclor, cefaridin….: có tác dụng chống các vi khuẩn gram dương tốt kể cả loại sản xuất ra beta lactamase nhưng tác dụng lên gram âm kém nhất là HI. chỉ dịnh cho các nhiểm khuẩn hô hấp, tai mũi họng…. Liều được cho là 1g/ngày ở ngườ lớn chia 2-4 lần.
b. Thế hệ II: Cefuroxim, cefamandole, cefoxitin, cefuroxim acetyl, cefotetan….có tác dụng chống VK gram âm tốt hơn thẻ hệ 2 nhưng kém thế hệ 3. Tác dụng tốt với các nhiểm khuẩn do H.I, Nesseria gonorrheae, bệnh Lyme… liều dung cho Nk hô hấp nhẹ là 250mg/lân x 2 lần/ngày, nếu nặng thì gấp đôi.
c. Thế hệ III: Cefotaxim, cefoperazone, ceftriaxone, ceftizoxime, ceftazidim, moxalactam, cefixime, latamocef,…có tác dụng chống Vk gram âm như các loại trực khuẩn gram âm đường ruột, các VK kị khí và trực khuẩn mủ xanh nhưng tác dụng lên gram dương kém hơn nhất là với tụ cầu. Liều dung trung bình khoảng 1g/ngày, nếu nặng có thể tăng lên tới 2-4g/ngày.
i. Ceftriaxone (rocephin): dung trong các nhiễm khuẩ nặng như nhiễm khuẩn huyết và các nhiễm khuẩn thần kinh vì nó thấm vào màng não tốt hơn các cepha 3 khác. được dung như một kháng sinh dự trữ để điều trị viêm màng não do Streptococus pneumonia.
ii. Ceftazidim được dung để điều trị trực khuẩn mủ xanh và bệnh melioidosis ( do whitmore), nó thấm tốt vào đường hô hấp nên hay được chỉ định trong nhiểm khuẫn hô hấp. Ngoài ra nó cũng thấm tốt vào đường tiết niệu.
iii. Cefoperazone ( hay dung kết hợp với sulbactam), nó thấm tốt vào đường mật nên hay dùng trong các nhiểm khuẩn gan mật.
d. Thế hệ IV: cefepime ít dung vì tỉ lệ kháng thuốc khá cao.

2. Nhóm aminosid (chỉ có thuốc tiêm, ko có thuốc uống )
- Ko nên dùng cho bệnh nhân viêm nhiễm ở phổi vì không có tác dụng.
- Nhóm này gây độc dây 8 có thể gây điếc, ù tai
*streptomycin (ks hàng đầu trong điều trị lao, strepolin, strysolin, kanamycin, gentamicin, amikacin (phối hợp điều trị viêm nhiễm hô hấp tốt)

3. Nhóm macrolid:
Dùng điều trị lây nhiễm hô háp tốt, khi vi khẩn đã kháng penicilin, thuốc kích thích đường tiêu hoá.
*erythromycin, eromycin, erostin, medemycin, medecamycin (2 thuốc màu đỏ là 2 thuốc quý nhất trong nhóm macrolid ít tác dụng phụ, bệnh nhân dễ chịu, trị được viêm nhiễm rất tốt: hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu... Nhưng ko nên lạm dụng, vì lần sau mắc bệnh sẽ hết thuốc chữa), macrolider, zithromax
tác dụng phụ: có thể gây viêm ruột giả kết mạc
4. Nhóm tetracycline:
-loại này giờ chỉ chữa tả, làm trẻ vàng răng,dễ sâu răng và xương kém phát triển.
5. Nhóm cloramphenicol:
- hàng đầu trong chữa trị thương hàn.
6. Nhóm imidazol:
- Diệt vi khuẩn kị khí. tốt trong chữa viêm lợi, sâu răng ( rodogyl, flagyl)
7. Nhóm sunfamid
8. Nhóm quinolon

Tất nhiên, trong quá trình chữa bệnh cho bé thì mình nên theo dõi mức độ bệnh của bé và cho bé đi khám bác sĩ nếu bệnh tình của bé trở nên tiến triển nặng. Hi vọng những kiến thức trên có thể giúp ích được chút ít cho các bố mẹ.

Em quên mất 1 điều rất quan trọng nữa là khi dùng kháng sinh thì phải bổ sung thêm vitamin nữa thì cơ thể mới thoải mái, không bị yếu. Hơn nữa vitamin cũng làm tăng đề kháng cho cơ thể nên có thể giảm thiểu 1 số chứng do kháng sinh gây ra như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa...

(Nguồn: website lamchame)
=================================================================================
 

minhhuyjmmy

New member
em thì cứ mua siro 3 tác động, nhỏ 0,2ml vào miệng cách 8h nhỏ lại, 3 ngày e hết ho, nhớ lấy cám ra. thân
 

dpmq

New member
Quan trọng là tìm hiểu đúng bản chất của vấn đề tại sao chim lại ho,nhà em 2 con lâu lâu cũng tít tít tít,cũng cho uống đủ kiểu thuốc nhưng vẫn tái phát rồi lại khỏe chơi bình thường.
Hiện tại e đang sàng lọc lại tất cả những căn nguyên dẫn đến con chim lại bị như vậy và giờ thì áp dụng là để tự khỏi nếu thấy lâu lâu mới bị và cảm nhận quan trọng nhất là nếu thấy chim ho như thế thì có thể ko cho tắm từ 3-4 ngày.Anh em ai có gì thì chia sẻ thêm nhé.
 

thanhdinhbangoi

New member
Có một khả năng họ của chim là bị ký sinh trùng đường ruột nếu thuốc ho cho chim uống vẫn không khỏi thì bạn nên nghĩ tới vấn đề này
 
Top