luongdd
Chào Mào Danh Dự
Thủy Hử Truyện là tác phẩm của nhà văn Thi Nại Am đời nhà Minh. Hồi mới mười mấy tuổi, tôi mê đọc Thủy Hử lắm, đêm nào tôi cũng thắp ngọn đèn dầu to bằng hạt đậu nành bưng vào mùng nằm đọc sách. Sách dịch văn chương lưu loát, bay bỗng, có hình vẽ minh họa từng nhân vật kèm theo rất đẹp. Lúc đó, tôi đọc vì mê cái oai dũng của Báo Tử Đầu Lâm Xung, Hành Giả Võ Tòng, thích sự tuấn tú mà mạnh mẽ của Lãng tử Yến Thanh; thích “nghe” tiếng quyền đánh vù vù, tiếng binh khí khua rổn rảng, tiếng mái chèo khua rào rạt xuyên trong lau lách Lương Sơn Bạc; thích “ngửi” mùi thịt chó nướng thơm lừng của Hoa Hòa Thượng Lỗ Trí Thâm, mùi bánh bao bốc khói với thịt bò luộc và rượu nóng trong tửu điếm Cảnh Dương Cang… Quả là “Nằm trên rượu thịt, gối gươm đao”. Những năm thập niên 80, cái thời mà cơm gạo vàng ệch khô khốc với rau muống sống cũng không đủ ăn cho no bụng, thì đêm đêm được “ăn hàm thụ” những món này kể cũng “sang trọng” ghê gớm. Nói túm lại là lúc nhỏ tôi mê Thủy Hử với một “tinh thần ăn uống” mạnh mẽ lẫn “thích đánh nhau” nhiều hơn.
Phim ảnh dựng theo Thủy Hử truyện cũng được nhiều hãng làm đi làm lại không biết chán. Trung Quốc có phim “Anh Hùng Thủy Hử” xoáy sâu vào nhân vật chính là Thời Thiên. Tuy đứng hàng thứ 107 trong Lương Sơn, nhưng Thời Thiên có khả năng khinh công giỏi, được người đời gọi là "Thiên hạ đệ nhất đạo chích" với nhiều giai thoại hài hước. Hãng truyền hình Hồng Công có “Thủy Hử Vô Gian”. Tháng 4/2009 Đài Truyền hình Trung Quốc thông báo sẽ khởi quay Tân Thủy Hử dài 80 tập với sự có mặt của các diễn viên nổi tiếng như Trương Thiết Lâm, Huỳnh Hiểu Minh, Phạm Băng Băng... tập trung vào vai chính là nhân vật Tống Giang… Nhìn chung, phim nào cũng đẩy Tống Giang lên làm nhân vật chính và chính nghĩa (thì bản gốc truyện nó thế mà).
Bây giờ, khi đã đến tuổi “Tứ thập nhi bất hoặc” (Bốn mươi tuổi biết phân biệt phải trái, không gì mê hoặc được), tôi đọc Thủy Hử với con mắt khác, không quan tâm đến ai ăn món gì, nhậu món gì, xài binh khí gì, đánh nhau giỏi dở ra sao, mà đi sâu vào khám phá tính cách từng nhân vật. Và tôi chợt ngộ ra rằng, “thấy dzậy mà hông phải dzậy à nghen”, chân tiểu nhân, ngụy quân tử vàng thau lẫn lộn, kém quan sát một chút, cả tin một chút là bị bề ngoài nó đánh lừa dễ như chơi.
Người sáng lập ra Lương Sơn Bạc là Thác Tháp Thiên Vương Tiều Cái. Tiều Cái có danh hiệu Thác Tháp Thiên Vương bởi lẽ ông thần thái uy nghi, phiêu hốt như thần tiên, văn võ gồm tài, sánh như Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh.
Tiều Cái dù là người sáng lập, nhưng lại không được tính vào trong số 108 vị anh hùng Lương Sơn vì ông đã chết trước khi họ tập hợp được đầy đủ 108 người. Tướng của Tăng Đầu thị là Úc Bảo Tứ (sau này cũng gia nhập Lương Sơn Bạc) đã cướp số ngựa mà Dương Lâm, Thạch Tú, Đoàn Cảnh Trụ mua cho Lương Sơn Bạc, do đó Tiều Cái nổi giận dẫn quân đánh Tăng Đầu thị. Ông bị Sử Văn Cung bắn tên độc trúng mặt, anh em vực đem về được Lương Sơn Bạc nhưng vì không được chữa trị nên phải chết.
Người đứng thứ nhì Lương Sơn Bạc là Tống Giang, có tên hiệu là Hô Bảo Nghĩa (người kêu gọi chính nghĩa), còn gọi là Tống Áp Ty (chức vụ), Tống Công Minh hay Cập Thời Vũ (mưa đúng lúc). Thông qua các tên hiệu, ta có thể thấy Tống Giang là một kẻ rất biết PR cho chính mình và thu phục nhân tâm, nào là kêu gọi chính nghĩa, tỏ thái độ công bằng sáng suốt, hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Biết “mượn thần vay thánh” chôn bia (giả cổ) khắc tên 108 người để tạo niềm tin, lại còn khắc tên Tống Giang đứng đầu, thế mới “đểu” chứ. Công lao gầy dựng Lương Sơn Bạc đứng đầu là Tiều Cái, Nguyễn gia huynh đệ và Lâm Xung, nhưng khi “giả thần giả thánh” Tống Giang sợ anh em nhắc đến Tiều Cái nên đã gạt phắt tên ông ra khỏi tấm bia.
Tống Giang bị đuổi, phiêu bạt không nơi nương tựa, được Tiều Cái thu dụng vào Lương Sơn nương náu, thèm muốn cơ ngơi của Tiều Cái đến nhỏ dãi mà ngoài mặt phải ra vẻ khiêm cung, khéo lấy lòng người khác. Tống Giang tạo danh tiếng cho mình bằng cách luôn xuất hiện đúng lúc nạn nhân sắp chết để ra tay cứu giúp, đúng chiến thuật “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, một hộc lương của vua Trung Sơn cho người sắp chết đói làm người ta mang ơn đến hai đời. Vì vậy, Tống Giang còn có biệt hiệu là Cập Thời Vũ (mưa đúng lúc).
Trước khi chết Tiều Cái đã có bẻ tên thề ước là ai bắt được Sử Văn Cung sẽ ngồi chiếc ghế trại chủ. Sau đó người bắt được Sử Văn Cung là Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa. Hãy xem Thi Nại Am Tiên sinh mô tả mô tả cái cách Tống Giang đoạt quyền Lư Tuấn Nghĩa như sau:
“Hôm đó Tiều Cái dẫn năm nghìn binh mã cùng hai mươi vị Đầu lĩnh đến chợ Tăng Đầu liền đóng trại đối với trại giặc bên kia, ngày hôm sau Tiều Cái cùng với các Đầu lĩnh cưỡi ngựa đi ra chợ Tăng Đầu để thăm nom địa thế”. Tiều Cái bị tên độc của Sử Văn Cung bắn trúng mặt, “Khi về đến sơn trại thấy Tiều Cái đã mê mệt, cơm cháo không ăn toàn thân bủng beo rất nhiều nguy hiểm . Tống Giang ngồi luôn trước giường Tiều Cái mà khóc than rất là thảm thiết”.
Than ôi! Một Chủ thủy trại xuất binh một lần 5.000 binh mã cùng 20 đầu lĩnh, lực lượng hùng hậu hùng cứ một góc trời như thế mà khi lâm nguy không mời nổi một danh y chữa thương, để đến nỗi phải mất mạng. Cái kiểu “ngồi luôn trước giường Tiều Cái mà khóc than rất là thảm thiết” ấy chẳng khác nào mèo khóc chuột, chẳng qua là Tống Giang và tay chân thân tín túc trực xung quanh không cho ai đến gần tiếp xúc với Tiều Cái và ngồi canh me chờ Tiều Cái chết, mà không hề thấy ai tỏ thái độ mời danh y đến điều trị vết thương.
Tống Giang lừa bắt Tần Minh, Lư Tuấn Nghĩa v.v.. rất nhiều hảo hán khác chứ bản thân họ là các danh tướng lẫy lừng, đều chưa hề mâu thuẫn gì với triều đình, giết người nhà của họ để đẩy họ vào chổ không thể quay đầu về, đành lên Lương Sơn Bạc. Đó không phải là dùng tài trí để khiến nhân tâm cảm phục.
Tống Giang giả vờ nhường chức Đầu Lĩnh cho Lư Tuấn Nghĩa, đó là hành động giả dối như Lưu Bị vứt con xuống đất. Tống Giang giết nàng Diêm Bà Tích xong không dám ra nhận tội, mà lại chạy trốn, chẳng bằng một phần mười Võ Tòng. Để thu phục Tần Minh, Lư Tuấn Nghĩa,Tống Giang dùng mưu giết hại rất nhiều dân lành, gây sự hiểu lầm không thể biện minh cho Tần Minh. Đó là hành động của kẻ dã tâm chứ không phải hảo hán.
“Sau khi Tống Giang lên làm đầu lĩnh Lương Sơn Bạc, điểm lại thấy anh em có cả thảy một trăm lẻ tám người, vui mừng khôn xiết, liền lập đàn tế trời đất. Đến ngày thứ bốn mươi chín thì tự nhiên trời nổi sấm rồi một luồng hào quang xé bầu trời xẹt xuống phía Nam. Tống Giang cho người đào lên thì thấy một văn bia ghi chữ cổ, nhờ người dịch ra thì ở đó ghi đầy đủ tên của một trăm lẻ tám vị đầu lĩnh Lương Sơn Bạc. Tống Giang rất mừng, đổi tên Tụ Nghĩa Sảnh thành Trung Nghĩa Đường. Rồi từ đó tìm cách quy thuận triều đình”.
Cái ranh ma của Tống Giang còn thể hiện ở chổ bản thân y là kẻ cầm đầu một đám cướp nhưng đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến chuyện được ăn lộc vua. Tống Giang chống triều đình nhưng trong lòng suốt ngày mong được triều đình đến đón về. Đến khi triều đình dụ dỗ thì tham danh, phản bội anh em. Cuối cùng y đem cả bọn ra hàng Triều đình để mưu cầu địa vị.
Sau này, còn vài người như Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng hay Yến Thanh thấy rõ phận “hàng thần lơ láo” mà bỏ đi, số còn lại đều bị giết dần giết mòn, duy ngụy quân tử Tống Giang được “ghi công” nhờ có y mà Lương Sơn nhanh chóng sụp đổ. Nếu như người khác, muốn tạo dựng sự nghiệp, đánh đổ một vương triều, san bằng một quốc gia… phải lưng không rời giáp, ngựa chẳng gác yên, vào sanh ra tử giữa rừng tên mũi giáo, chiến công đánh đổi bằng xương máu chính mình; còn cái tài của Tống Giang hơn hẳn bọn “võ phu” kể trên. Nhiều lần triều đình nhà Tống cử binh đi tới đi lui mà không sao “thảo phạt” được bọn thủy khấu, nhưng Tống Giang chỉ cần nói hai từ “chiêu an” mà giết hết anh em Lương Sơn Bạc, quả là “tài năng” vượt bậc hơn người.
Kim Thánh Thán có viết: “Đọc Thủy Hử một lần thì thấy Tống Giang rất tốt, đọc đến lần thứ hai thì thấy Tống Giang nửa tốt nửa xấu, đọc lần thứ ba thì chỉ thấy xấu”. Riêng tôi, tôi thấy Tống Giang không chỉ “xấu” đơn thuần như lời Kim Tiên sinh, mà tôi thấy Tống Giang là một người ranh ma, quỷ quyệt, độc ác vô cùng, sẳn sàng phóng hỏa đốt nhà, giết người vô tội, bán đứng bằng hữu, sử dụng mọi thủ đoạn bất chấp đạo lý nhằm đạt được mục đích, nhưng Tống Giang biết che đậy cái gian manh của mình bằng cái mặt nạ đạo đức, công minh. Có thể coi Tống Giang là mẫu người sẵn sàng hi sinh tất cả để đạt được mục đích của mình. Không hiểu sao các hảo hán Lương Sơn lại không nhận ra bộ mặt thật của y?
Nhưng cuối cùng, “ác giả ác báo”, Tống Giang bị mất hết tất cả, anh em, bạn bè, tự do, danh dự đều mất sạch, cuối cùng phải uống ngự tửu (độc) mà chết.
Thời buổi nhiễu nhương thổ tả, vàng thau lẫn lộn, ma nhiều hơn người, thật khó mà nhận biết những Tống Giang lẫn lộn với người bình thường. Tống Giang ngày nay cũng hô hào chính nghĩa, cũng kêu gọi tương trợ, cũng “xuất hiện đúng lúc”, nhưng mấy ai biết được Tống Giang nhón tay cho trước mặt mà thò tay giật sau lưng. Cho nên có nhiều “anh hùng hảo hán” ra sức chạy theo Tống Giang đến rạc cẳng, hết lòng hết sức ủng hộ, cho đến khi “hùm thiêng sa lưới” mới tỉnh ngộ thì ôi thôi, “Nhất túc thất thành thiên cổ hận/ Tái hồi đầu thị bách niên thân”.
Trong một triều đình bệ rạc như của Tống Huy Tông, đầy rẫy những tên quan tham lam độc ác, thấy ai có chút tài sản thì cướp, thấy đàn bà con gái đẹp cũng cướp như cha con Cao Cầu, người dân những tưởng có thể trông cậy vào anh hùng Lương Sơn mà hả giận, không ngờ gặp ngay Tống Giang, chẳng khác nào “giao trứng cho ác”, tội nghiệp cho các nạn nhân cả tin biết chừng nào.
Phim ảnh dựng theo Thủy Hử truyện cũng được nhiều hãng làm đi làm lại không biết chán. Trung Quốc có phim “Anh Hùng Thủy Hử” xoáy sâu vào nhân vật chính là Thời Thiên. Tuy đứng hàng thứ 107 trong Lương Sơn, nhưng Thời Thiên có khả năng khinh công giỏi, được người đời gọi là "Thiên hạ đệ nhất đạo chích" với nhiều giai thoại hài hước. Hãng truyền hình Hồng Công có “Thủy Hử Vô Gian”. Tháng 4/2009 Đài Truyền hình Trung Quốc thông báo sẽ khởi quay Tân Thủy Hử dài 80 tập với sự có mặt của các diễn viên nổi tiếng như Trương Thiết Lâm, Huỳnh Hiểu Minh, Phạm Băng Băng... tập trung vào vai chính là nhân vật Tống Giang… Nhìn chung, phim nào cũng đẩy Tống Giang lên làm nhân vật chính và chính nghĩa (thì bản gốc truyện nó thế mà).
Bây giờ, khi đã đến tuổi “Tứ thập nhi bất hoặc” (Bốn mươi tuổi biết phân biệt phải trái, không gì mê hoặc được), tôi đọc Thủy Hử với con mắt khác, không quan tâm đến ai ăn món gì, nhậu món gì, xài binh khí gì, đánh nhau giỏi dở ra sao, mà đi sâu vào khám phá tính cách từng nhân vật. Và tôi chợt ngộ ra rằng, “thấy dzậy mà hông phải dzậy à nghen”, chân tiểu nhân, ngụy quân tử vàng thau lẫn lộn, kém quan sát một chút, cả tin một chút là bị bề ngoài nó đánh lừa dễ như chơi.
Người sáng lập ra Lương Sơn Bạc là Thác Tháp Thiên Vương Tiều Cái. Tiều Cái có danh hiệu Thác Tháp Thiên Vương bởi lẽ ông thần thái uy nghi, phiêu hốt như thần tiên, văn võ gồm tài, sánh như Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh.
Tiều Cái dù là người sáng lập, nhưng lại không được tính vào trong số 108 vị anh hùng Lương Sơn vì ông đã chết trước khi họ tập hợp được đầy đủ 108 người. Tướng của Tăng Đầu thị là Úc Bảo Tứ (sau này cũng gia nhập Lương Sơn Bạc) đã cướp số ngựa mà Dương Lâm, Thạch Tú, Đoàn Cảnh Trụ mua cho Lương Sơn Bạc, do đó Tiều Cái nổi giận dẫn quân đánh Tăng Đầu thị. Ông bị Sử Văn Cung bắn tên độc trúng mặt, anh em vực đem về được Lương Sơn Bạc nhưng vì không được chữa trị nên phải chết.
Người đứng thứ nhì Lương Sơn Bạc là Tống Giang, có tên hiệu là Hô Bảo Nghĩa (người kêu gọi chính nghĩa), còn gọi là Tống Áp Ty (chức vụ), Tống Công Minh hay Cập Thời Vũ (mưa đúng lúc). Thông qua các tên hiệu, ta có thể thấy Tống Giang là một kẻ rất biết PR cho chính mình và thu phục nhân tâm, nào là kêu gọi chính nghĩa, tỏ thái độ công bằng sáng suốt, hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Biết “mượn thần vay thánh” chôn bia (giả cổ) khắc tên 108 người để tạo niềm tin, lại còn khắc tên Tống Giang đứng đầu, thế mới “đểu” chứ. Công lao gầy dựng Lương Sơn Bạc đứng đầu là Tiều Cái, Nguyễn gia huynh đệ và Lâm Xung, nhưng khi “giả thần giả thánh” Tống Giang sợ anh em nhắc đến Tiều Cái nên đã gạt phắt tên ông ra khỏi tấm bia.
Tống Giang bị đuổi, phiêu bạt không nơi nương tựa, được Tiều Cái thu dụng vào Lương Sơn nương náu, thèm muốn cơ ngơi của Tiều Cái đến nhỏ dãi mà ngoài mặt phải ra vẻ khiêm cung, khéo lấy lòng người khác. Tống Giang tạo danh tiếng cho mình bằng cách luôn xuất hiện đúng lúc nạn nhân sắp chết để ra tay cứu giúp, đúng chiến thuật “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, một hộc lương của vua Trung Sơn cho người sắp chết đói làm người ta mang ơn đến hai đời. Vì vậy, Tống Giang còn có biệt hiệu là Cập Thời Vũ (mưa đúng lúc).
Trước khi chết Tiều Cái đã có bẻ tên thề ước là ai bắt được Sử Văn Cung sẽ ngồi chiếc ghế trại chủ. Sau đó người bắt được Sử Văn Cung là Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa. Hãy xem Thi Nại Am Tiên sinh mô tả mô tả cái cách Tống Giang đoạt quyền Lư Tuấn Nghĩa như sau:
“Hôm đó Tiều Cái dẫn năm nghìn binh mã cùng hai mươi vị Đầu lĩnh đến chợ Tăng Đầu liền đóng trại đối với trại giặc bên kia, ngày hôm sau Tiều Cái cùng với các Đầu lĩnh cưỡi ngựa đi ra chợ Tăng Đầu để thăm nom địa thế”. Tiều Cái bị tên độc của Sử Văn Cung bắn trúng mặt, “Khi về đến sơn trại thấy Tiều Cái đã mê mệt, cơm cháo không ăn toàn thân bủng beo rất nhiều nguy hiểm . Tống Giang ngồi luôn trước giường Tiều Cái mà khóc than rất là thảm thiết”.
Than ôi! Một Chủ thủy trại xuất binh một lần 5.000 binh mã cùng 20 đầu lĩnh, lực lượng hùng hậu hùng cứ một góc trời như thế mà khi lâm nguy không mời nổi một danh y chữa thương, để đến nỗi phải mất mạng. Cái kiểu “ngồi luôn trước giường Tiều Cái mà khóc than rất là thảm thiết” ấy chẳng khác nào mèo khóc chuột, chẳng qua là Tống Giang và tay chân thân tín túc trực xung quanh không cho ai đến gần tiếp xúc với Tiều Cái và ngồi canh me chờ Tiều Cái chết, mà không hề thấy ai tỏ thái độ mời danh y đến điều trị vết thương.
Tống Giang lừa bắt Tần Minh, Lư Tuấn Nghĩa v.v.. rất nhiều hảo hán khác chứ bản thân họ là các danh tướng lẫy lừng, đều chưa hề mâu thuẫn gì với triều đình, giết người nhà của họ để đẩy họ vào chổ không thể quay đầu về, đành lên Lương Sơn Bạc. Đó không phải là dùng tài trí để khiến nhân tâm cảm phục.
Tống Giang giả vờ nhường chức Đầu Lĩnh cho Lư Tuấn Nghĩa, đó là hành động giả dối như Lưu Bị vứt con xuống đất. Tống Giang giết nàng Diêm Bà Tích xong không dám ra nhận tội, mà lại chạy trốn, chẳng bằng một phần mười Võ Tòng. Để thu phục Tần Minh, Lư Tuấn Nghĩa,Tống Giang dùng mưu giết hại rất nhiều dân lành, gây sự hiểu lầm không thể biện minh cho Tần Minh. Đó là hành động của kẻ dã tâm chứ không phải hảo hán.
“Sau khi Tống Giang lên làm đầu lĩnh Lương Sơn Bạc, điểm lại thấy anh em có cả thảy một trăm lẻ tám người, vui mừng khôn xiết, liền lập đàn tế trời đất. Đến ngày thứ bốn mươi chín thì tự nhiên trời nổi sấm rồi một luồng hào quang xé bầu trời xẹt xuống phía Nam. Tống Giang cho người đào lên thì thấy một văn bia ghi chữ cổ, nhờ người dịch ra thì ở đó ghi đầy đủ tên của một trăm lẻ tám vị đầu lĩnh Lương Sơn Bạc. Tống Giang rất mừng, đổi tên Tụ Nghĩa Sảnh thành Trung Nghĩa Đường. Rồi từ đó tìm cách quy thuận triều đình”.
Cái ranh ma của Tống Giang còn thể hiện ở chổ bản thân y là kẻ cầm đầu một đám cướp nhưng đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến chuyện được ăn lộc vua. Tống Giang chống triều đình nhưng trong lòng suốt ngày mong được triều đình đến đón về. Đến khi triều đình dụ dỗ thì tham danh, phản bội anh em. Cuối cùng y đem cả bọn ra hàng Triều đình để mưu cầu địa vị.
Sau này, còn vài người như Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng hay Yến Thanh thấy rõ phận “hàng thần lơ láo” mà bỏ đi, số còn lại đều bị giết dần giết mòn, duy ngụy quân tử Tống Giang được “ghi công” nhờ có y mà Lương Sơn nhanh chóng sụp đổ. Nếu như người khác, muốn tạo dựng sự nghiệp, đánh đổ một vương triều, san bằng một quốc gia… phải lưng không rời giáp, ngựa chẳng gác yên, vào sanh ra tử giữa rừng tên mũi giáo, chiến công đánh đổi bằng xương máu chính mình; còn cái tài của Tống Giang hơn hẳn bọn “võ phu” kể trên. Nhiều lần triều đình nhà Tống cử binh đi tới đi lui mà không sao “thảo phạt” được bọn thủy khấu, nhưng Tống Giang chỉ cần nói hai từ “chiêu an” mà giết hết anh em Lương Sơn Bạc, quả là “tài năng” vượt bậc hơn người.
Kim Thánh Thán có viết: “Đọc Thủy Hử một lần thì thấy Tống Giang rất tốt, đọc đến lần thứ hai thì thấy Tống Giang nửa tốt nửa xấu, đọc lần thứ ba thì chỉ thấy xấu”. Riêng tôi, tôi thấy Tống Giang không chỉ “xấu” đơn thuần như lời Kim Tiên sinh, mà tôi thấy Tống Giang là một người ranh ma, quỷ quyệt, độc ác vô cùng, sẳn sàng phóng hỏa đốt nhà, giết người vô tội, bán đứng bằng hữu, sử dụng mọi thủ đoạn bất chấp đạo lý nhằm đạt được mục đích, nhưng Tống Giang biết che đậy cái gian manh của mình bằng cái mặt nạ đạo đức, công minh. Có thể coi Tống Giang là mẫu người sẵn sàng hi sinh tất cả để đạt được mục đích của mình. Không hiểu sao các hảo hán Lương Sơn lại không nhận ra bộ mặt thật của y?
Nhưng cuối cùng, “ác giả ác báo”, Tống Giang bị mất hết tất cả, anh em, bạn bè, tự do, danh dự đều mất sạch, cuối cùng phải uống ngự tửu (độc) mà chết.
Thời buổi nhiễu nhương thổ tả, vàng thau lẫn lộn, ma nhiều hơn người, thật khó mà nhận biết những Tống Giang lẫn lộn với người bình thường. Tống Giang ngày nay cũng hô hào chính nghĩa, cũng kêu gọi tương trợ, cũng “xuất hiện đúng lúc”, nhưng mấy ai biết được Tống Giang nhón tay cho trước mặt mà thò tay giật sau lưng. Cho nên có nhiều “anh hùng hảo hán” ra sức chạy theo Tống Giang đến rạc cẳng, hết lòng hết sức ủng hộ, cho đến khi “hùm thiêng sa lưới” mới tỉnh ngộ thì ôi thôi, “Nhất túc thất thành thiên cổ hận/ Tái hồi đầu thị bách niên thân”.
Trong một triều đình bệ rạc như của Tống Huy Tông, đầy rẫy những tên quan tham lam độc ác, thấy ai có chút tài sản thì cướp, thấy đàn bà con gái đẹp cũng cướp như cha con Cao Cầu, người dân những tưởng có thể trông cậy vào anh hùng Lương Sơn mà hả giận, không ngờ gặp ngay Tống Giang, chẳng khác nào “giao trứng cho ác”, tội nghiệp cho các nạn nhân cả tin biết chừng nào.