viettridng
New member
[h=1]Tại sao chim mái ngày càng ít hót?[/h]Ngọc Ánh (Theo Sciencemag, Livescience)
11/05/2016 11:59
Ở đa số các loài chim, chỉ có con trống hót, chim mái đang mất dần khả năng này. Các nghiên cứu khoa học mới được công bố gần đây đã chỉ ra căn nguyên của điều bí ẩn này.
Vì sao chim chỉ hót một bài?
Vào mùa xuân và mùa hè, tại nơi núi rừng hay khu vực ít người, ta thường xuyên nghe thấy lũ chim thi nhau khoe giọng. Nhiều người lầm tưởng chúng chỉ biết ca hát, chơi bời, nhưng thực ra đó chính là lúc lũ chim làm việc chăm chỉ nhất.
Chim thiên đường - một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất. Ảnh: Nationalgeographic
“Những ca sỹ trong dàn nhạc giao hưởng đó phần lớn là nam. Chúng ngâm nga giai điệu của trái tim mình với mục đích bảo vệ lãnh thổ và thu hút bạn tình” - ông Gail Buhl - Giám đốc chương trình giáo dục tại Trung tâm Raptor thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết.
Điều đáng nói là nếu chú ý lắng nghe, bạn sẽ nhận thấy những tiếng hót đó lặp đi lặp lại. Nói một cách chính xác hơn, những chú chim chỉ hát một bài duy nhất.
Theo ông Gail Buhl, về mặt lãnh thổ, giai điệu đó có ý nghĩa: “Đây là khu vực của ta. Ta thông báo cho tất cả - đặc biệt là những gã chim khác trong khu vực - biết rằng đây chính là lãnh thổ của ta”.
Trong tự nhiên, các động vật khác đánh dấu lãnh thổ của mình bằng cách đi tiểu hoặc bằng cách cọ xát để lưu mùi hương của chúng ở khắp mọi nơi. Ngay cả con người cũng có cách đánh dấu lãnh thổ của mình - đó là xây tường, rào. Tuy nhiên, lũ chim lại không làm vậy. Chúng có cách của riêng mình - đó là hót. Lũ chim sẽ hót đi hót lại bài đó trong nhiều giờ.
Và nếu bài hát thu hút được một bạn tình trong quá trình tuyên bố lãnh thổ, điều đó càng khiến con chim trống có thêm nhiều quyền lực. “Có gần 10.000 loài chim trên thế giới và mỗi loài có cách kết đôi khác nhau.
Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, quyền chọn bạn đời thuộc về chim mái. Khi đó, bài hát của những con chim trống về cơ bản sẽ như sau: “Này cô em đi ngang qua, hãy dừng lại lắng nghe tôi hát. Tôi có chất giọng tuyệt vời và là một gã chim trống khỏe mạnh. Hãy dừng lại và kiểm tra mà xem” - ông Buhl chia sẻ.
Việc giao phối, sinh sản sẽ gây tốn rất nhiều năng lượng cho cả chim trống và chim mái. Trong khi chim trống ca hát, chúng không thể tìm kiếm thức ăn. Chim mái thì mất nhiều năng lượng để đẻ trứng và nuôi con, thế nên chúng sẽ rất cẩn trọng khi lựa chọn bạn đời để sinh sản.
Khi một chú chim non ra đời, nó cũng sẽ lặp đi lặp lại một giai điệu. Đó là âm thanh gọi cha mẹ chúng cho ăn - một dạng như “Mẹ ơi, con đói”.
Âm thanh này có vẻ “trái tai” hơn các loại âm thanh khác bởi giống như tiếng chuông gọi cửa, chúng được tạo ra với mục đích thu hút sự chú ý và muốn nhanh chóng được đáp ứng.
Theo ông Buhl, vào mùa đông lũ chim thường hót ít hơn. Thông điệp của tiếng hót có thể chỉ là một cách cảnh báo cho những con chim khác về lãnh thổ của chúng hoặc thông báo rằng có thức ăn ở gần đó.
Một điều thú vị là những con chim cùng giống loài nhưng sống ở các địa phương khác nhau thường có phương ngữ riêng biệt. “Điều này thường xảy ra khi có rào cản tự nhiên ảnh hưởng đến việc hót của chúng, như một ngọn núi chẳng hạn. Theo thời gian, những bài hát của lũ chim sẽ có thay đổi đôi chút”.
Lý giải sự “kín tiếng” của chim mái
Rõ ràng là chim mái không có nhiều nhu cầu về bảo vệ lãnh thổ hay thu hút bạn tình như chim trống. Tuy nhiên, việc chim mái ít hót một cách bất thường - thậm chí ở một số loài chim mái còn hoàn toàn không hề biết hót - khiến các nhà khoa học băn khoăn tìm lời giải.
Cuối cùng, nghiên cứu của tiến sỹ Karan Odom thuộc Đại học Maryland, Baltimore (Mỹ) đã giúp chúng ta hiểu được bản chất của vấn đề này.
Theo ông Odom và các đồng sự, nguyên nhân là chim mái thường xuyên phải ở trong tổ ấp trứng. Nếu cất tiếng hót, chúng sẽ thu hút các loài thú săn mồi tìm đến. Và khi đó, không chỉ tính mạng của chúng mà cả trứng và những đứa con nhỏ cũng sẽ gặp nguy hiểm.
Để kiểm chứng giả thuyết này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với một cái tổ nhân tạo chứa trứng chim cút. Họ cũng cho máy phát âm thanh tiếng hót của những con chim cút mái ở các tổ với tần suất khác nhau: Tần suất thấp (6 lần/tiếng) và tần suất cao (20 lần/tiếng). Kết quả, 40% số tổ tần suất hót cao có trứng bị các loài thú tấn công. Con số này là 20% ở các tổ tần suất hót thấp.
“Đó là cái giá quá đắt cho việc ca hát. Chính điều này đã tạo áp lực lên sự tiến hóa của các loài chim mái. Chúng ngày càng hót ít hơn. Nguyên nhân không phải chúng không muốn hót hoặc không thể hót, mà là do điều đó quá nguy hiểm” - nhà động vật học Sonia Kleindorfer thuộc Đại học Flinders (Australia) - cho biết.
Trong khi đó, đánh giá về nghiên cứu này, ông Jordan Price - một nhà sinh thái học hành vi thuộc Đại học Maryland St. Mary (Mỹ) - chia sẻ: “Kết quả nghiên cứu này rất quan trọng, nó chỉ ra nguyên nhân thực sự khiến cho các con chim mái ít khi hót. Rõ ràng có sự khác biệt về mặt giới tính trong việc hót là do chọn lọc tự nhiên chống lại việc chim mái hót, chứ không phải chọn lọc tự nhiên ủng hộ việc chim trống hót như chúng ta thường nghĩ xưa nay”.
Dù vậy, nhóm tác giả cho biết nghiên cứu này không nhất thiết phải là câu trả lời chung cho câu hỏi vì sao ở nhiều loài, con mái không còn hót nữa. Họ cho biết, các hành vi hoặc sự khác biệt về lịch sử cũng tạo ra kết quả này.
11/05/2016 11:59
Ở đa số các loài chim, chỉ có con trống hót, chim mái đang mất dần khả năng này. Các nghiên cứu khoa học mới được công bố gần đây đã chỉ ra căn nguyên của điều bí ẩn này.
Vì sao chim chỉ hót một bài?
Vào mùa xuân và mùa hè, tại nơi núi rừng hay khu vực ít người, ta thường xuyên nghe thấy lũ chim thi nhau khoe giọng. Nhiều người lầm tưởng chúng chỉ biết ca hát, chơi bời, nhưng thực ra đó chính là lúc lũ chim làm việc chăm chỉ nhất.
“Những ca sỹ trong dàn nhạc giao hưởng đó phần lớn là nam. Chúng ngâm nga giai điệu của trái tim mình với mục đích bảo vệ lãnh thổ và thu hút bạn tình” - ông Gail Buhl - Giám đốc chương trình giáo dục tại Trung tâm Raptor thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết.
Điều đáng nói là nếu chú ý lắng nghe, bạn sẽ nhận thấy những tiếng hót đó lặp đi lặp lại. Nói một cách chính xác hơn, những chú chim chỉ hát một bài duy nhất.
Theo ông Gail Buhl, về mặt lãnh thổ, giai điệu đó có ý nghĩa: “Đây là khu vực của ta. Ta thông báo cho tất cả - đặc biệt là những gã chim khác trong khu vực - biết rằng đây chính là lãnh thổ của ta”.
Trong tự nhiên, các động vật khác đánh dấu lãnh thổ của mình bằng cách đi tiểu hoặc bằng cách cọ xát để lưu mùi hương của chúng ở khắp mọi nơi. Ngay cả con người cũng có cách đánh dấu lãnh thổ của mình - đó là xây tường, rào. Tuy nhiên, lũ chim lại không làm vậy. Chúng có cách của riêng mình - đó là hót. Lũ chim sẽ hót đi hót lại bài đó trong nhiều giờ.
Và nếu bài hát thu hút được một bạn tình trong quá trình tuyên bố lãnh thổ, điều đó càng khiến con chim trống có thêm nhiều quyền lực. “Có gần 10.000 loài chim trên thế giới và mỗi loài có cách kết đôi khác nhau.
Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, quyền chọn bạn đời thuộc về chim mái. Khi đó, bài hát của những con chim trống về cơ bản sẽ như sau: “Này cô em đi ngang qua, hãy dừng lại lắng nghe tôi hát. Tôi có chất giọng tuyệt vời và là một gã chim trống khỏe mạnh. Hãy dừng lại và kiểm tra mà xem” - ông Buhl chia sẻ.
Việc giao phối, sinh sản sẽ gây tốn rất nhiều năng lượng cho cả chim trống và chim mái. Trong khi chim trống ca hát, chúng không thể tìm kiếm thức ăn. Chim mái thì mất nhiều năng lượng để đẻ trứng và nuôi con, thế nên chúng sẽ rất cẩn trọng khi lựa chọn bạn đời để sinh sản.
Khi một chú chim non ra đời, nó cũng sẽ lặp đi lặp lại một giai điệu. Đó là âm thanh gọi cha mẹ chúng cho ăn - một dạng như “Mẹ ơi, con đói”.
Âm thanh này có vẻ “trái tai” hơn các loại âm thanh khác bởi giống như tiếng chuông gọi cửa, chúng được tạo ra với mục đích thu hút sự chú ý và muốn nhanh chóng được đáp ứng.
Theo ông Buhl, vào mùa đông lũ chim thường hót ít hơn. Thông điệp của tiếng hót có thể chỉ là một cách cảnh báo cho những con chim khác về lãnh thổ của chúng hoặc thông báo rằng có thức ăn ở gần đó.
Một điều thú vị là những con chim cùng giống loài nhưng sống ở các địa phương khác nhau thường có phương ngữ riêng biệt. “Điều này thường xảy ra khi có rào cản tự nhiên ảnh hưởng đến việc hót của chúng, như một ngọn núi chẳng hạn. Theo thời gian, những bài hát của lũ chim sẽ có thay đổi đôi chút”.
Lý giải sự “kín tiếng” của chim mái
Rõ ràng là chim mái không có nhiều nhu cầu về bảo vệ lãnh thổ hay thu hút bạn tình như chim trống. Tuy nhiên, việc chim mái ít hót một cách bất thường - thậm chí ở một số loài chim mái còn hoàn toàn không hề biết hót - khiến các nhà khoa học băn khoăn tìm lời giải.
Cuối cùng, nghiên cứu của tiến sỹ Karan Odom thuộc Đại học Maryland, Baltimore (Mỹ) đã giúp chúng ta hiểu được bản chất của vấn đề này.
Theo ông Odom và các đồng sự, nguyên nhân là chim mái thường xuyên phải ở trong tổ ấp trứng. Nếu cất tiếng hót, chúng sẽ thu hút các loài thú săn mồi tìm đến. Và khi đó, không chỉ tính mạng của chúng mà cả trứng và những đứa con nhỏ cũng sẽ gặp nguy hiểm.
Để kiểm chứng giả thuyết này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với một cái tổ nhân tạo chứa trứng chim cút. Họ cũng cho máy phát âm thanh tiếng hót của những con chim cút mái ở các tổ với tần suất khác nhau: Tần suất thấp (6 lần/tiếng) và tần suất cao (20 lần/tiếng). Kết quả, 40% số tổ tần suất hót cao có trứng bị các loài thú tấn công. Con số này là 20% ở các tổ tần suất hót thấp.
“Đó là cái giá quá đắt cho việc ca hát. Chính điều này đã tạo áp lực lên sự tiến hóa của các loài chim mái. Chúng ngày càng hót ít hơn. Nguyên nhân không phải chúng không muốn hót hoặc không thể hót, mà là do điều đó quá nguy hiểm” - nhà động vật học Sonia Kleindorfer thuộc Đại học Flinders (Australia) - cho biết.
Trong khi đó, đánh giá về nghiên cứu này, ông Jordan Price - một nhà sinh thái học hành vi thuộc Đại học Maryland St. Mary (Mỹ) - chia sẻ: “Kết quả nghiên cứu này rất quan trọng, nó chỉ ra nguyên nhân thực sự khiến cho các con chim mái ít khi hót. Rõ ràng có sự khác biệt về mặt giới tính trong việc hót là do chọn lọc tự nhiên chống lại việc chim mái hót, chứ không phải chọn lọc tự nhiên ủng hộ việc chim trống hót như chúng ta thường nghĩ xưa nay”.
Dù vậy, nhóm tác giả cho biết nghiên cứu này không nhất thiết phải là câu trả lời chung cho câu hỏi vì sao ở nhiều loài, con mái không còn hót nữa. Họ cho biết, các hành vi hoặc sự khác biệt về lịch sử cũng tạo ra kết quả này.
Ngọc Ánh (Theo Sciencemag, Livescience)