Người xưa bẫy chim để chơi, để nuôi hay “phóng sinh” là chính, nhưng bây giờ, khi mà chim trời đang được coi là “đặc sản” trên bàn nhậu thì bẫy chim chỉ đơn thuần mang tính phục vụ “mồi” cho các “con nhậu”. Người ta nghĩ ra nhiều cách đánh bẫy và nguy hại nhất là cách bẫy hàng loạt theo kiểu tận diệt...
“Hái” chim trời
Ngày cuối tuần, trời hửng nắng. Thằng X. rủ rê: đi bẫy chim đi! Biện minh cho cái sự lười, tôi đưa ra lý do rằng, không muốn đi xa. Trời mới mưa xong, lội ngoài đồng bẩn… X. mồi chài: "Loanh quanh gần đây thôi. Anh cứ xỏ nguyên giày mà “hái” chim, dính tí bùn nào em cõng". Nghe bùi tai, tôi đồng ý tham gia.
Tôi, X. và một chú em tên Nam dong xe ra nghĩa trang của phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh). “Đồ nghề” là 2 cành tre khô bằng ngón chân cái dài độ 2m, chiếc túi đựng nhựa và 1 chiếc máy phát nhạc MP3 có gắn loa được đựng trong vỏ bao thuốc lá. Thấy tôi có ý thắc mắc, thiếu niềm tin vào tính hiệu quả của loại dụng cụ “thô sơ” này, X. chỉ vào chiếc máy MP3 và khẳng định: “Sức mạnh là đây, bí quyết cũng là đây. Bé thế thôi nhưng nó đủ sức mê hoặc chim sẻ, cứ mở máy là cả đàn lao vào như thiêu thân”.
Vừa quấn nhựa vào cành tre khô, X. vừa giải thích: Chỉ có loại nhựa trắng này mới phù hợp, nó vừa dính, vừa bền, chim mắc vào để lâu cũng không thoát được. Chỉ mỗi tội hơi đắt, 300.000 đồng/lạng.
Chuẩn bị xong, X. mang 2 cành tre đã quấn nhựa ra buộc ngang vào thân cột điện, đặt chiếc MP3 xuống dưới và… play. Từ chiếc MP3, tiếng kêu của chim sẻ nghe trong và rõ. X. đi vào, tôi hỏi: Có thấy gì đâu? Thong thả châm thuốc hút, X. tếu táo: Cứ từ từ, để nó gửi “lời yêu” đi đã. Đúng như X. nói, chưa tàn điếu thuốc, những con chim sẻ đầu tiên đã bay về đậu xa xa trên dây điện, ngó nghiêng. Chờ một lúc, khi thấy đàn chim đã “đủ dùng”, X. “tung đòn quyết định”.
Chiếc MP3 được bật sang chế độ khác, tiếng chim sẻ non đói mồi “ríu” thảm thiết. Những con chim sẻ thôi không ngó nghiêng, liên tục đảo quanh chiếc máy phát ra tiếng kêu. Để tiếp cận gần với sẻ con, chúng đáp xuống “cành cây” là chiếc bẫy chết chóc. 1, 2 rồi 5, 6 con đậu xuống. Tìm không thấy chim non, chúng cất cánh bay lên và… lộn ngược vì chân đã dính nhựa. Thế nhưng, những con khác vẫn tiếp tục sà xuống. Bản năng khiến bầy chim không kịp nhận ra nguy hiểm, liên tục đậu xuống và cùng nhau… lộn ngược.
Khoảng 20 phút, 2 cành tre đã “treo” đầy chim sẻ. Nam ra “thu hoạch”. 19 “chú” - Nam đếm và thản nhiên, dứt khoát “hái” những con chim nhỏ bé đang hoảng loạn vùng vẫy khỏi cành cây dính nhựa tống vào lồng.
Bóc nhựa ra khỏi cành tre, thu dọn “chiến trường” và X. tiếp tục giăng bẫy ở địa điểm mới. Quy trình lặp lại, tiếng kêu lặp lại và những con chim sẻ ngu ngơ tiếp tục… lộn ngược. Chưa hết buổi sáng, hơn 60 con chim sẻ đã bị dính bẫy và chuẩn bị được đưa lên bàn nhậu. Nhìn những con chim bé nhỏ, run rẩy trong lồng, bất giác trong tôi cảm thấy có điều gì bất nhẫn.
“Hành quyết”
Chúng tôi về nhà X. Gọi thêm mấy chiến hữu, X. bắt tay vào chế biến. Thành thục nhổ lông, cắt tiết. Loáng cái, hàng chục con chim đã bị hóa kiếp. Và để cho ra dáng sành điệu, X. để lại 10 con còn sống “cắt trực tiếp vào rượu uống cho sung”. Tiệc rượu bắt đầu.
Mỗi “cầu thủ” được phát 2 con chim còn sống. Nam “thi triển tuyệt chiêu”, nắm con sẻ đang yếu ớt vẫy cánh trong vô vọng, cậu ta dùng 2 ngón tay kẹp cho cái cổ dài ra, nhổ một túm lông và kề chiếc kéo vào. “Tạch”, tiếng lưỡi kéo khô khốc. Một tia máu đỏ tươi bắn vào ly rượu đầy. Mấy thằng vỗ tay tán thưởng. Tôi rùng mình, miếng thịt chim thơm lừng trong miệng trở nên đắng chát. Lấy lí do đang bệnh, tôi xin chén rượu trắng để “trụ lại”.
Trong cuộc nhậu, mấy thằng “kháo”: Bây giờ, “công nghệ” bẫy chim kiểu này đã phổ biến. Tất cả các loại chim như bìm bịp, chào mào, khuyên… đều có máy phát ra tiếng kêu và bị bắt rất nhiều. Tuy nhiên, bẫy bằng nhựa kiểu này thì chưa thấy. Chiếc máy MP3, nhựa đều được Nam đặt mua. Nhưng mua ở đâu, bằng cách nào thì Nam không tiết lộ vì đó là bí quyết, là “độc quyền”. Khoảng 5-7 ngày, cả bọn lại tổ chức một cuộc. “Ngoài chợ, người ta bán 10.000 đồng/con, nhưng bọn này chỉ bắt về ăn cho vui thôi, không làm kinh tế” - Nam khẳng định.
Nghe tôi nói về lo ngại ảnh hưởng môi trường vì chim bị bẫy hàng loạt theo kiểu tận diệt, X. thản nhiên: chim sẻ thì đầy, bắt làm sao hết!
Lời kết
CÓ thể X., Nam chỉ đơn giản nghĩ như thế hay đây chỉ là lí do để biện minh cho mình thì tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc một điều rằng, với cách “hái” chim theo kiểu tận diệt, “hành quyết” mỗi ngày 5-7 chục con, thậm chí hàng trăm con thì nguy cơ tuyệt chủng đối với chim sẻ là hoàn toàn có thật. Chiếc máy tai quái như của Nam, chắc chắn không phải chỉ mình Nam có. Và, mục đích của họ hẳn cũng không thể để nhậu chơi mà còn để “kinh doanh” thì mỗi ngày sẽ có hàng ngàn con sẻ chui đầu vào lồng, lên bàn nhậu. Và chắc chắn rằng, một ngày không xa, tiếng hót líu lo của những con chim sẻ chỉ còn lại trong những chiếc máy MP3…
“Hái” chim trời
Ngày cuối tuần, trời hửng nắng. Thằng X. rủ rê: đi bẫy chim đi! Biện minh cho cái sự lười, tôi đưa ra lý do rằng, không muốn đi xa. Trời mới mưa xong, lội ngoài đồng bẩn… X. mồi chài: "Loanh quanh gần đây thôi. Anh cứ xỏ nguyên giày mà “hái” chim, dính tí bùn nào em cõng". Nghe bùi tai, tôi đồng ý tham gia.
Tôi, X. và một chú em tên Nam dong xe ra nghĩa trang của phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh). “Đồ nghề” là 2 cành tre khô bằng ngón chân cái dài độ 2m, chiếc túi đựng nhựa và 1 chiếc máy phát nhạc MP3 có gắn loa được đựng trong vỏ bao thuốc lá. Thấy tôi có ý thắc mắc, thiếu niềm tin vào tính hiệu quả của loại dụng cụ “thô sơ” này, X. chỉ vào chiếc máy MP3 và khẳng định: “Sức mạnh là đây, bí quyết cũng là đây. Bé thế thôi nhưng nó đủ sức mê hoặc chim sẻ, cứ mở máy là cả đàn lao vào như thiêu thân”.
Cùng nhau "hái" chim trời
Vừa quấn nhựa vào cành tre khô, X. vừa giải thích: Chỉ có loại nhựa trắng này mới phù hợp, nó vừa dính, vừa bền, chim mắc vào để lâu cũng không thoát được. Chỉ mỗi tội hơi đắt, 300.000 đồng/lạng.
Chuẩn bị xong, X. mang 2 cành tre đã quấn nhựa ra buộc ngang vào thân cột điện, đặt chiếc MP3 xuống dưới và… play. Từ chiếc MP3, tiếng kêu của chim sẻ nghe trong và rõ. X. đi vào, tôi hỏi: Có thấy gì đâu? Thong thả châm thuốc hút, X. tếu táo: Cứ từ từ, để nó gửi “lời yêu” đi đã. Đúng như X. nói, chưa tàn điếu thuốc, những con chim sẻ đầu tiên đã bay về đậu xa xa trên dây điện, ngó nghiêng. Chờ một lúc, khi thấy đàn chim đã “đủ dùng”, X. “tung đòn quyết định”.
Chiếc MP3 được bật sang chế độ khác, tiếng chim sẻ non đói mồi “ríu” thảm thiết. Những con chim sẻ thôi không ngó nghiêng, liên tục đảo quanh chiếc máy phát ra tiếng kêu. Để tiếp cận gần với sẻ con, chúng đáp xuống “cành cây” là chiếc bẫy chết chóc. 1, 2 rồi 5, 6 con đậu xuống. Tìm không thấy chim non, chúng cất cánh bay lên và… lộn ngược vì chân đã dính nhựa. Thế nhưng, những con khác vẫn tiếp tục sà xuống. Bản năng khiến bầy chim không kịp nhận ra nguy hiểm, liên tục đậu xuống và cùng nhau… lộn ngược.
Khoảng 20 phút, 2 cành tre đã “treo” đầy chim sẻ. Nam ra “thu hoạch”. 19 “chú” - Nam đếm và thản nhiên, dứt khoát “hái” những con chim nhỏ bé đang hoảng loạn vùng vẫy khỏi cành cây dính nhựa tống vào lồng.
Bóc nhựa ra khỏi cành tre, thu dọn “chiến trường” và X. tiếp tục giăng bẫy ở địa điểm mới. Quy trình lặp lại, tiếng kêu lặp lại và những con chim sẻ ngu ngơ tiếp tục… lộn ngược. Chưa hết buổi sáng, hơn 60 con chim sẻ đã bị dính bẫy và chuẩn bị được đưa lên bàn nhậu. Nhìn những con chim bé nhỏ, run rẩy trong lồng, bất giác trong tôi cảm thấy có điều gì bất nhẫn.
“Hành quyết”
Chúng tôi về nhà X. Gọi thêm mấy chiến hữu, X. bắt tay vào chế biến. Thành thục nhổ lông, cắt tiết. Loáng cái, hàng chục con chim đã bị hóa kiếp. Và để cho ra dáng sành điệu, X. để lại 10 con còn sống “cắt trực tiếp vào rượu uống cho sung”. Tiệc rượu bắt đầu.
Mỗi “cầu thủ” được phát 2 con chim còn sống. Nam “thi triển tuyệt chiêu”, nắm con sẻ đang yếu ớt vẫy cánh trong vô vọng, cậu ta dùng 2 ngón tay kẹp cho cái cổ dài ra, nhổ một túm lông và kề chiếc kéo vào. “Tạch”, tiếng lưỡi kéo khô khốc. Một tia máu đỏ tươi bắn vào ly rượu đầy. Mấy thằng vỗ tay tán thưởng. Tôi rùng mình, miếng thịt chim thơm lừng trong miệng trở nên đắng chát. Lấy lí do đang bệnh, tôi xin chén rượu trắng để “trụ lại”.
Bầy chim không kịp nhận ra nguy hiểm, liên tục đậu xuống và cùng nhau…lộn ngược
Trong cuộc nhậu, mấy thằng “kháo”: Bây giờ, “công nghệ” bẫy chim kiểu này đã phổ biến. Tất cả các loại chim như bìm bịp, chào mào, khuyên… đều có máy phát ra tiếng kêu và bị bắt rất nhiều. Tuy nhiên, bẫy bằng nhựa kiểu này thì chưa thấy. Chiếc máy MP3, nhựa đều được Nam đặt mua. Nhưng mua ở đâu, bằng cách nào thì Nam không tiết lộ vì đó là bí quyết, là “độc quyền”. Khoảng 5-7 ngày, cả bọn lại tổ chức một cuộc. “Ngoài chợ, người ta bán 10.000 đồng/con, nhưng bọn này chỉ bắt về ăn cho vui thôi, không làm kinh tế” - Nam khẳng định.
Nghe tôi nói về lo ngại ảnh hưởng môi trường vì chim bị bẫy hàng loạt theo kiểu tận diệt, X. thản nhiên: chim sẻ thì đầy, bắt làm sao hết!
Lời kết
CÓ thể X., Nam chỉ đơn giản nghĩ như thế hay đây chỉ là lí do để biện minh cho mình thì tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc một điều rằng, với cách “hái” chim theo kiểu tận diệt, “hành quyết” mỗi ngày 5-7 chục con, thậm chí hàng trăm con thì nguy cơ tuyệt chủng đối với chim sẻ là hoàn toàn có thật. Chiếc máy tai quái như của Nam, chắc chắn không phải chỉ mình Nam có. Và, mục đích của họ hẳn cũng không thể để nhậu chơi mà còn để “kinh doanh” thì mỗi ngày sẽ có hàng ngàn con sẻ chui đầu vào lồng, lên bàn nhậu. Và chắc chắn rằng, một ngày không xa, tiếng hót líu lo của những con chim sẻ chỉ còn lại trong những chiếc máy MP3…
Theo Thăng Long (Hà Tĩnh Online)