Tổng hợp các biện pháp nuôi chào mào của các thành viên diễn đàn

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Đây là Topic mà mình tổng hợp lại giúp ace thành viên có thể tham khảo một cách dễ nhất về các biện pháp nuôi chào mào của các thành viên diễn đàn đóng góp xây dựng
Topic sau khi đăng sẽ được khoá để tránh làm phí tài nguyên của diễn đàn
Cách tắm cho chào mào
Ngay chim bổi ở rừng mới bắt về, nhát người là thế, nhưng nếu cho tắm là chúng sà vào chén nước tắm ngay. Mỗi ngày hoặc vài ngày ta nên siêng năng cho chim tắm một lần vào lúc có nắng ấm. Chim được tắm thường xuyên thì mau dạn, sung sức, do trong mình được mát mẻ, mọi thứ ký sinh trùng như rận mạt sống trong lông, trên da của chim sẽ được tẩy sạch…


Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Loại lồng này có kích thước phải vừa phải, dùng chung cho nhiều giống chim, giá cũng rẻ lại bền. Trong khi chim tắm táp ta tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong (độ 15 phút) là có thể sang chim trở lại lồng. Chim ở lồng nào quen lồng đó, không nên nay nhốt lồng này, mai lại sang qua lồng nọ khiến chim sợ hãi mà nhát thêm. Chừng vào con chim cảm thấy được “an cư” chúng mới chịu hót và siêng hót được.


Ngoài việc tắm nước ra, mỗi ngày còn phải cho chim tắm nắng. Tắm nắng có nghĩa là treo lồng chim hót ra chỗ có ánh nắng ban mai, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ Vitamin D, có nhiều trong tia tử ngoại mặt trời, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp, tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ… Chim không được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót.


Tắm nắng chỉ nên tắm vào buổi sáng, trước mười giờ mới tốt.

images








Hình minh họa (Nguồn từ Internet)





Sưu tầm từ Internet.
 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Bài viết của axnzonegold
Mình xin trích lại nội dung các anh em khác về cách trị rận, rệp, mạc (có chỉnh sửa đôi chút về chính tả) gồm các cách như sau:
Cách thứ 1: (minhways0ck)

img3614.jpg
Nhiều ae trên dđ thường truyền "miệng" cho nhau bí quyết cách trị rận rệp, mạt cho chim cò bằng cách xử dụng hóa chất pha với nước tắm hoặc phun cho chim...vv Tuy nhiên nhiều ng rất phân vân lo lắng rằng nó có ảnh hưởng gì đến SK của chim k??? Nó vừa tắm vừa uống thì có sao k??? Ngoài ra thuốc xịn đảm bảo chất lượng thì k sao, chứ lỡ mà dùng phải thuốc dởm thì thế nào???
Còn dùng nc muối để tắm thì vừa lâu mà hiệu quả cũng ăn thua tí nào, tắm nhiều hôm mà rận rệp mạt vẫn còn đầy...!

Bác tôi nuôi nhiều chim cò lắm hơn 30con đủ các thể loại. Chim chóc bị rận rệp cắn cứ đứng giơ chân gãi gãi hoặc rỉa lông rũ cánh xoành xoạch, nếu nhiều rận rệp hút máu chim gày xác sơ trông thấy, rồi có lần đc 1 người khách quí biếu 1 bình xịt trị rận mạt của nc ngoài nhìn rất xinh và sang trọng lắm.

Mấy hôm sau chọn ngày đẹp trời ô hí hửng mang ra phun cho mấy con hay rỉa lông rũ cánh nhiều nhất, phun xong vừa quay ra cầm chén trà chưa kịp uống thì 1con chào mào rớt uỵch xuống đáy lồng giãy đành đạch, đồng tử giãn to, mỏ ngáp ngáp không khí, chân khua khoắng 1 hồi rồi rồi từ từ duỗi dài nằm im thin thít, thế là e nó 1 lúc sau ra đi k bao giờ trở lại trong nỗi thương tiếc của ô bác tôi.

Ngay ngày hôm sau ô bác đạp xe lọ mọ vào bản cả ngày rồi mang về của các bác dân tộc Mường 1 khóm cây mà bà con gọi là "Mần tưới". (Ảnh minh họa trên)
Cây này mấy bác dân tộc thường vò nát bỏ vào chuồng nuôi nhiều chim câu, gà đẻ, nhất là gà con hay bị rận rệp, mạt, mò cắn, sau 1 lúc thì kính thưa tất cả các loại ký sinh hút máu kia chuồn sạch... Thực tình tôi cũng chẳng biết nó có chất gì mà hiệu nghiệm thế nữa!!! Nếu làm lòng lợn các bác dt cũng ngắt dăm bảy lá vằm mịn cho vào dồi mục đích ăn nó thơm khử bớt mùi đặc trưng của ruột lợn...

Ngoài ra còn có ích lợi tránh đc cho cả trẻ con chơi đất lê la k bị chúng bay sang chích đốt hoa hoét khắp chân tay mình mẩy.


Sau này mỗi khi chim có biểu hiện bị rận rệp đốt thì ô bác lại vặt vài ngọn cây mần tưới vò nát cho vào đáy lồng hiệu quả rõ rệt, ngay sau đó chim k thấy biểu hiện bị ngứa ngáy rỉa lông rũ cánh nữa mà chăm chỉ hót hơn nhiều. Chim k bị mất máu và stret nên cũng béo ra trông thấy.


Với lại trồng cây này thấy rất dễ sống, đất mùn xốp, ẩm ướt là phát triển ầm ầm nhìn nó lại xanh tươi mơn mởn đẹp như cây kiểng ấy. Các bác nuôi chim cảnh nên kiếm mà trồng rồi xử dụng cho chim cò vừa đơn giản lại an toàn cho e chim yêu quí, lại k sợ hóa chất công nghiệp độc hại cho cả chim lẫn người.


Trước khi đem chim đi rượt, ta vò nát vài lá cho vào bình tưới cây phun 1 tí vào lồng thì dù treo ở gần những con chim bân bẩn có biểu hiện nhiều rận rệp mà chủ nhân lười chăm sóc thì cũng an tâm và k làm mếch lòng ngta. Đôi khi rận rệp của chim mình bay sang "định cư" luôn chim lồng khác thì càng mừng...heehee. "Nhất cử lưỡng tiện">>> Chim mình hay hơn còn chim địch thủ thì giảm nhiệt mà chẳng rõ ng nhân???

Cách trị rận rệp phổ biến nhất là:
1. Giã nhuyễn 5-7 lá cây lọc rồi pha vào nước tắm.
2. Vò nhuyễn cho vào lồng chim.
3.Xách đi dượt thì bỏ vào cho nó bay đi.
Chú ý: Đây là cách trị rận mạt, rệp để các loài kí sinh này sợ mùi mà bỏ đi nên các bác xử dụng sao cho hợp lí + khoa học nhé.
* Có bác cũng đề cập đến xử dụng cây này trị rận, rệp, mạt cho chim, nhưng hình như giấu bí quyết nên nói rất mơ hồ???
** Nếu ai quan tâm đến các vấn đề xquanh cây mần tưới thì cứ trao đổi qua bài này nhé vì tôi xử dụng chưa thạo thao tác trên mạng, nên k quán xuyến đc các vấn đề khác như gửi thư đ tử ở hộp riêng vv...nên chỉ đọc đc mỗi trang này...hì hì.

img3668.jpg
Cách thứ 2: (doanlengoc)

Cho tắm nước bình thường pha chút dung dịch vệ sinh phụ nữ ( sorry AE nhưng cách của mình như vậy) tỉ lệ 1 nắp bình vệ sinh đó cho 1 khay tắm 1 lít nước. tắm suốt đời cũng được lồng bạn chịu khó vệ sinh mỗi lần tắm chim = nước đó cũng được hoặc pha nước muối tẩm vào khăn lau sạch phơi nắng cho chết mạt.

Thâm ái!

Cách thứ 3:
(toiyeuchaomao)

Xin lỗi các bác nhé, mình chỉ tham gia diễn dàn thời gian ngắn thôi mình muốn chia sẽ cái vụ rận rệp cho bạn nhé theo mình này hiệu quả số 1.
Nhà bạn có gần trung tâm y tế dự phòng không, qua đó hỏi mấy bác ở trung tâm y tế dư phòng xin một ít thuốc tẩm mùng (PERMETHRIN) về tẩm vào cái áo mặc cho chim độ khoản tầm 30phút - 1 tiếng là chim hết thôi. Còn lại bạn pha loãng độ 1cc (1ml) cho 20cc( 20ml) nước sạch quét lên toàn bộ cái lồng rồi đem để vào chổ mát, thì chẳng còn rệp rận dám ở nữa đâu .
Nếu không xin được thuốc thì bạn liên hệ với mình Đt 0986224439 mình tặng bạn một ít mà sử dụng
Chúc bạn thành công./.

Cách thứ 4: (vietgun)

Bạn lấy lá xoan (sầu đâu) rồi vò nhẹ đặt vào dưới đáy lồng rệp cũng giảm nhiều. Đó là kinh nghiệm dân gian, lúc gà mái lên tổ ấp trứng, người ta quây 1 ít lá xoan vào dưới đáy ổ chống rệp, mạt.

Cách thứ 5: (toprui)

Số là mình có em bổi trời hơn 2 tháng lồng, chim Dương Hoà (Huế), chim rất hay nên mình rất quý và quyết nuôi dạy thành tài. Cách đây 1 tháng mình phát hiện em nó bị rận tuy vẫn tắm và phơi nắng ngày 1, có lẽ bị rận từ lúc ở ngoài rừng. Mỗi lần tắm xong phơi nắng là rận bắt đầu xuất hiện chấm nhỏ li ti ngay dưới hầu, nhìn nổi da gà, nhưng nó không rơi ra, cứ bám rồi không phơi nữa thì chúng nó lặng mất. Mình không dùng lá Mần Tưới và thuốc nhúng mùng vì sợ bọn rận bỏ đi rồi lây qua mấy em khác. Được ông anh bày cho tắm nước chè xanh (1 khay nước tắm dùng 1 tách nước chè), mới trưa nay thôi, chim tắm xong thì thấy trong khay nước rận trôi nổi 1 đàn, con chết, con bị thương. Thấy sướng quá, thay nước mới cho các em khác tắm, cũng nước chè để kiểm tra, nhưng không thấy con rận nào, may. Như vậy, mình sẽ cho em nó tắm nước chè tiếp đến khi trong nước hết rận. Còn lồng, đáy lồng và áo mình cũng nhúng qua nước chè luôn.
Nuôi chim cũng được khá lâu, nhưng kinh nghiệm trị rận kém quá, chỉ biết vệ sinh, tắm và nắng thường xuyên. Được thêm 1 kinh nghiệm này thật quý báu và dễ thực hiện, chia sẽ cùng anh em org.
P/s: trị được rận mừng quá nên mạo muội mở topic này, nếu trùng hoặc cùng chủ đề khác nhờ mod xoá hoặc gom lại giúp. thanks!

Cách thứ 6: (checchecchecherere)


-Riêng tôi nuôi các loại chim trên 35 năm rồi có vài kinh nghiệm trị rận cho chim: Cách 1 :Nếu nhẹ các bạn vui lòng lấy nước súc miệng Listerin hoặc PS đều được.Pha 4 nắp cho 1 lit nước.Tắm 3 ngày liền sẽ chết cả trứng luôn.Chim OK
Cách 2 :Nếu nặng các bạn pha Thuốc Hantox có bán tại các tiệm Thú y theo tỷ lệ trên hũ sau 3 ngày tắm hết ngay.Chim OK
Vài lời chia sẻ nếu thấy không tốt thì đừng làm nhé.
Linh Bưu điện

Nếu có thêm các cách mới hiệu quả xin các anh em cập nhật thêm.
Xin chân thành cám ơn 06 Bác trên./.
 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
[h=3]Bài viết của phamvinh3005[/h]
Phương pháp chữa ngoái lộn ở Chào Mào
Hôm nay mình muốn viết 1 bài về chủ đề phòng chống ngoái lộn và cách chữa ngoái lộn của chào mào

Đầu tiên là bệnh ngoái :


Nguyên nhân gây ngoái


Thứ 1: chào mào ngoái phát sinh từ sự hoảng loạn . khi hoảng loạn nên chim bám vanh lồng và nóc lồng tìm đường thoát thân nên mắt đảo đầu ngoái . lâu ngày sinh bệnh ngoái nặng ( thường rơi vào chim mộc )
Thứ 2 : Để dưới bóng đèn lâu ngày cũng sinh ngoái . Vì khi trời sẩm tối hay ban ngày ko có ánh sáng vào nhà mà nhà bật đèn thì theo bản năng chim sẽ nhìn vào ánh sáng . Lâu ngày sinh bệnh nặng
Thứ 3 : Thay đổi lồng đột ngột . từ tròn sang vuông và từ vuông sang tròn . Từ cao xuống thấp từ thấp lên cao . vì khi ta thay đổi lồng tức là thay nhà mới thay chỗ ở cho chim . nên có những con chim cũng cứ đảo đầu thăm dò . nhiều con chim cũng từ thế mà sinh ngoái
Thứ 4 : những con chim ko chịu sang lồng tắm . và mình ép sang lồng . khi chim bị ép lồng thường bám vánh bám nóc ( điều này khiến chủ chim khó chịu chỉ muốn thanh lí cái lũ chim lười tắm này )

Vậy khi ta nắm được nguyên nhân gây ngoái thì ta sẽ có cách phòng và chữa trị

Phòng bệnh ngoái


Thứ 1 : đối với chim mộc ta ko nên mở tung áo lồng. ko nên ép vào chỗ đông người quá . mà ta đậy nửa lồng bên trên hoặc hé mở rồi dần dần theo dõi con chim này như nào rồi mới mở dần áo theo thời gian . khi áo lồng đã được mở ra dần thì cũng là lúc mình có thể cho chim mộc tiếp xúc nơi đông người . treo quá đầu người rồi thấp dần thấp dần . ( đó để giúp chim hạn chế hoảng loạng thích nghi dần dần . nên sẽ phòng được bệnh ngoái từ ban đầu
Thứ 2 : Khi mặt trời lặn cũng là lúc cho chim đi ngủ . Ko dùng áo lồng đỏ mỏng trên thị trường mà chúng ta dùng áo lồng tối mầu ( tím than , đen , nâu ) ánh đèn ko xuyên qua được. Đừng để mở áo lồng khi tối có ánh điện.
Thứ 3 : Khi thay lồng cho chim ( thay nhà mới ) ta nên theo dõi từng bước nhẩy từng cử chỉ hướng mắt của chim . Nếu chim thích nghi thì thôi còn nếu chim có vẻ cúp mào và có những bước nhẩy thất thường mà qua 1 ngày vẫn tình trạng như vậy thì ta nên cho chim lại lồng cũ.
Thứ 4 : Vấn đề chim hoảng ngoái trong lồng tắm . ta nên cắt li lông đen phủ lên nóc lồng để hạn chế ngước lồng còn ép sao chu chim tắm thì lại sang 1 chủ đề khác mình sẽ bàn sau
Thứ 5 : Nếu chim nuôi ở lồng tròn các bạn cho chim chơi loại cầu bán nguyệt . Bộ cầu bán nguyệt này cũng còn khá mới mẻ và xa lạ đối với đa số anh em chơi CM . Cầu bán nguyệt giúp chim hạn chế bám vanh đu nóc và ko ngước nhiều khi nhẩy .


Chữa bệnh ngoái :


Mình xin nói với cách chữa ngoái này chỉ tác dụng với những chú chim mới bị ngoái . Còn những chú chim ngoái từ thủa con thơ lên lâu năm bị tật thì mình xin nói trước là y học bó tay đập chết làm thịt hoặc phóng sinh cho nó nhanh.

Duy nhất chữa ngoái cho chim chỉ có cách thay đổi lồng + thay đổi cầu
Mình xin đưa ra 1 kiểu lồng chữa ngoái và lồng này nuôi mộc không bao giờ sinh ngoái lộn




Khi con chim mới bị ngoái thì bạn cho vào lồng mình vừa giới thiệu đảm bảo chim vừa vào lồng là ko còn hiện tượng .
Nhốt chim vào lồng đó tầm 2 tháng bạn chuyển sang lồng và tạo bộ cầu bán nguyệt cho chim
đây là cầu bán nguyệt dành cho chú chim quen lông vuông Huế
mời các bạn xem clip
[video=youtube;SzAhSQQWLxE]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=SzAhSQQWLxE[/video]







Chú ý : các bạn để ý 2 con chơi lồng vuông lùn và lồng tròn 2 bên ko dùng cầu bán nguyệt . khi chơi thường bám vanh sát nóc . còn con chơi lồng vuông giữa đứng chơi 2 bên cầu bán nguyệt ko hề mất sức và ko bám vanh . chính vì điều này giúp chim hạn chế tật ngoái trở lại khi chim căng

Còn đây là cầu bán nguyệt dành cho chim quen chơi lông tròn Vác




Các bạn làm theo mình nói sẽ chữa được CM ngoái đến 85% còn 15 % thì các bán phải làm theo mình như ở mục phòng bệnh ngoái thời gian sau khi CM gần khỏi ngoái

Nguồn sưu tầm Internet




 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Bài viết của bamien
Cây Nhọ Nồi (Cỏ Mực, Hạn Liên Thảo) Eclipta alba Hassk.Eclipta prostrata L., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Ở miền Bắc trước đây dùng nhiều để trị một số bệnh phổ biến như sốt cao, cảm, viêm họng, chảy máu cam...Dược tính của nhọ nồi được ví như một loại kháng sinh thiên nhiên, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Song ngày nay, khi ngành dược phát triển với nhiều loại thuốc đa dạng, nên tác dụng chữa bệnh của nhọ nồi cũng ít được quan tâm.


Picture016.jpg

Hoa của cây Nhọ Nồi (Cỏ Mực).


Không chỉ có tác dụng tốt với cơ thể con người, cây Nhọ Nồi còn là một phương thuốc thần diệu giúp chữa trị một số bệnh cơ bản ở vật nuôi như gà chọi, chim cảnh nói chung và chim Chào Mào nói riêng, trị tốt bệnh tiêu chảy và sổ mũi. Cây nhọ nồi mọc nhiều ở ven kênh rạch hoặc nơi ẩm thấp, nở hoa màu trắng như hoa cúc, lá dài, thân cây màu tím nhạt, nhựa cây màu đen như mật nên trong Nam gọi là cỏ mực. Đối với thể trạng trung bình của một con chim Chào Mào trưởng thành, ta sử dụng khoảng 10 đọt (ngọn) Nhọ Nồi, đem giã nhuyễn hoặc ép lấy nước, thêm vài thìa đường, cho chim uống liên tục trong 3 ngày sẽ khỏi bệnh.


5624157482_2e605f027b_z.jpg

Khi vò nát cây sẽ ra màu đen đậm như mực Tàu.


Trong tự nhiên ngoài con người, còn có rất nhiều loài động vật biết đến dược tính thần diệu của cây Nhọ Nồi, trâu bò thả rong khi nhai cỏ khó tiêu, đau bụng sẽ tự tìm cây Nhọ Nồi để ăn. Theo Đông Y cây Nhọ Nồi có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng Cỏ Mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Một vị thuốc dân gian mang dược tính thần diệu.


Bài viết mang tính chất kham khảo.
 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Bài viết của dinhthotb

THÀNH PHẦN CỦA THUỐC:QUẢ DỨA CHÍN(THEO CÁCH GỌI CỦA MIỀN BẮC)

TRÁI THƠM HAY KHÓM THƠM(THEO CÁCH GỌI CỦA MIỀN NAM)
CÁCH SỬ DỤNG VÀ LIỀU LƯỢNG:CHỌN TRÁI DỨA CHÍN GỌT VỎ BỎ MẮT.
LÙA CHIM SANG LỒNG TẮM, VỆ SINH LỒNG SẠCH SẼ THAY GIẤY
NÓT LỒNG.BỎ HẾT CÓNG NƯỚC CHỈ ĐỂ LẠI THỨC ĂN LÀ CÁM MÀ
BẠN VẪN ĐANG SỬ DỤNG CHO CHÚ CHIM ĐÓ ĂN
- BẠN ĐỂ 1/4 QUẢ
-LƯU Ý ;PHẢI CẮM CHẶT MIẾNG DỨA VÀO XIÊN CHUỐI TRÁNH TRƯỜNG
HỢP KHI CHIM CHÍT,RỈA MIẾNG DỨA SẼ RƠI XUỐNG ĐÁY LỒNG
TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC BẠN SẼ THẤY TÁC DỤNG NGAY SAU VÀI TIẾNG SỬ DỤNG
PHÂN CHIM SẼ KHÔ VÀ SĂN DẦN LẠI TÙY VÀO MỨC ĐỘ BỊ TIÊU CHẨY
NHIỀU HAY ÍT CỦA TỪNG CHÚ CHIM,MỖI NGÀY BẠN LẠI LÀM NHƯ VẬY
MỘT LẦN ĐẾN KHI THẤY PHÂN CHIM SĂN ĐẸP BÌNH THƯỜNG THÌ THÔI
-NHẸ THÌ KHOẢNG 2,3 NGÀY
-NẶNG THÌ KHOẢNG 4,5 NGÀY TÙY VÀO MỨC ĐỘ BỊ BỊNH CỦA CHIM
lưu ý;miếng dứa đó sẽ thay cho cóng nước bởi vậy khi miếng dứa đó bị khô hoặc rơi bẩn phải thay
ngay bằng một miếng khác


PHẢN ỨNG PHỤ CỦA THUỐC:KHÔNG CÓ PHẢN ỨNG PHỤ,CHIM CỦA BẠN KHÔNG ;HỀ BỊ HẠI VỀ
ĐƯỜNG TIÊU HÓA
ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY,CHIM ỈA PHÂN NÁT,ỈA RA NHIỀU NƯỚC,TÁI TẠO ĐƯỜNG RUỘT TĂNG CƯỜNG
CHẤT SƠ VÀ VITAMIN,GIÚP CHIM HẤP THỤ TỐT TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG
TANG CANXI GIÚP XƯƠNG CHẮC KHỎE....VÀ NHIỀU TÁC DỤNG KHÁC
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG




CHÚC CÁC BẠN LUÔN VUI VẺ VÀ CHIM CỦA CÁC BAN LUÔN KHỎE!!!






Dứa là một loại trái cây vừa ngon, vừa bổ lại không nóng. Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, đồng thời có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy.




Theo:sưu tầm internet
 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Bài viết của dinhthotb
1. Tật ngoái cổ :




Tật này sinh ra do chim bị ép trong không gian hẹp, hoặc lồng kẹp vào góc tường, và nhiều con do tính mà sinh ra. Tật này phải được phát hiện sớm, chứ khi đã thành nết thì khó chữa, sác xuất chữa được rất thấp. Thường khi phát hiện chim mắc tật này thì đầu tiên sang qua 1 lồng rộng, có 02 cầu cho chim có không gian rộng và di chuyển lên xuống. Không đặt chim ở góc tường, phải để nơi thoáng; thoáng 4 mặt càng tốt. Dùng đĩa CD đặt chổ móc lồng. Khi phát hiện có dấu hiệu chim có thói xấu này mình thường cho chim vào lồng tập thể (lồng dùng nhốt chim khi bẫy về), đến khi nào thấy khi đứng trên cầu hoặc không bám vào nan lồng hoặc cổ ngữa ra sau thì sang về lồng lại.




2. Chào mào lộn mèo :




Tật này nguyên nhân dẫn đến gần như ngoái cổ, nhưng nếu 1 con chim mắc tật lộn mèo có thể dễ chịu hơn. Cách khắc phục là cho chim vào lồng có cầu phụ, hoặc nâng cầu lên cao để không có khoảng cách lớn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giăng dây, dùng dây cước căng ngang, 1 sợi song song với cầu chính, 1 sợi chéo vuông góc với sợi kia. Thời gian chim sẽ bớt, nhưng tật này không thể chữa được khi chim có lại không gian rộng (chỉ có cách sống chung với lũ),có thể cắt 1 bên cánh,đeo vật nặng ở chân,còn em thì thả nó vào cái lồng to,loại lồng dùng để cản mái...Thường chim sẽ xuất hiện khi ở trạng thái căng lửa hoặc yếu lửa. Nhiều con bình thường không sao, nhưng khi căng thì bị chứng này.



3. Tật cắn đuôi, cắn lông, cắn chân ở chào mào :




Có 2 trường hợp dẫn đến là chim bị rận mạt cắn do ít được tắm và phơi nắng. Trường hợp này thì thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, 1 số trường hợp được xác định là chim quá căng và ức chế, mình cũng đã gặp 2 trường hợp : tự cắn chân đến chảy máu; tự cắn đuôi, cánh. Theo kinh nghiệm các bác khác thì thường mang chim đi dợt, và thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng để chim giảm lửa. Tuy nhiên, những trường hợp tự cắn đuôi theo mình biết là chữa rất khó.Và lưu ý 1 điều các bác đừng dạy chim đá tay trừ khi nuôi chim đá,vì đá tay riết nó sung không đá được ai thì nó sẽ tự hủy hoại mình.



4. Sợ đủ thứ :




Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì và biết "hy sinh". Những em sợ màu đỏ, xanh của bố lồng, sợ trùm, sợ sào...Khi gặp tật này cách tốt nhất và hiệu quả nhất là để vật em nó sợ bên cạnh, thời gian sẽ quen, nhưng hậu quả là chim lông lá xơ xát, toác đầu...




5. Chim ngủ dơi (ngủ treo mình) :




Tật này thường buổi tối,chim còn nhát mà các bác bắt nó ngủ,khi trùm áo lồng lại thì treo chỗ tối,chim không thấy cầu đậu nên không chịu đậu trên cầu mà bu lồng hoặc bu nóc lồng thả lỏng người. Sáng dậy thì chim có trạng thái mất sức, lông đuôi toe hết...Cách trị, tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu,hoặc cho chim ngủ sớm(chú ý không trùm hết áo,phải hé hơi hơi để chim thấy ánh sáng mà đậu cầu ngủ). Thời gian chim sẽ dạn và bỏ.



6. Chim ỉa vào cóng :




Thói quen này là do chim thường hay tìm chổ cao để đậu và ngủ, dẫn tới đi luôn vào cóng. Tình trạng này để lâu ảnh hưởng đến sức khoẻ của chim, viêm đường ruột khiến chim khó đạt lửa, và mất mỹ quan. Cách trị là thêm cầu phụ,hoặc thay bằng ống nước dài.



7. Chào mào cắn bố :




Tình trạng này không phải là tật, nguyên nhân : chim thiếu chất hoặc chỉ là thói quen đùa nghịch. Trong 1 nhà có em nào xé báo, thì những em kia học theo, nhưng sẽ bỏ. Cách khắc phục tạm thời là : thay bố lồng, thường dùng tấm thảm, chim đi phân dễ rút nước và vệ sinh cũng đơn giản.
Các cách này có thể áp dụng cho các loại chim khác.


Lang thang qua chotayninh.vn thấy bài viết của Bác Thương Gia Vip rất hay nên mượn post lên cho anh em 4rum tham khảo.
 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Bài viết của black_fish
Xuyên Tâm Liên
Cây Xuyên Tâm Liên có tên khoa học là Andrographis paniculata hay công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ, là một loài cây thảo thuộc họ Ô Rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Châu Á, là một loại thuốc trị bá bệnh cho chim Chào Mào nhờ các đặc tính thần diệu của nó. Xuyên Tâm Liên được biết đến như một loại cây có khả năng sát khuẩn và một loại kháng sinh rất tốt.




Người ta trồng cây, dùng làm thuốc với năng suất khá thấp, do cây phát triển khá chậm.
Gieo hạt khoảng từ 50 đến 100 hạt trong một lần gieo.
Khoảng cách để các cây phát triển là từ 20- 40 cm , mỗi hố từ 5-10 hạt giống.
Hoa thường nở rộ khi cây đạt từ 110-150 ngày, đạt khoảng 50% sản lượng.




Xuyên Tâm Liên sau khi được thu hoạch, sẽ được làm sạch, cắt khúc từ 3-5 cm rồi để ráo nước. Sau đó được đem đi sấy ở nhiệt độ từ 40-50 ° C trong 8 h cho đến khi khô hoàn toàn.





Thành phần.
Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon với hoạt chất chính là andrographolide. Theo Đông Y thì cây này có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Được dùng chữa vết thương, viêm họng, viêm phổi ...





Dược nghiên cứu.
Các chiết xuất quan trọng của Xuyên Tâm Liên giúp nén và co thắt đường tiêu hóa làm giảm tiêu chảy. Bởi sự mất nước từ độc tố của những loại vi khuẩn trong đường ruột giảm.





- Tác dụng chống viêm, đau khớp, đau chân cho chim
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tác dụng trị ho, khan tiếng ở chim.
- Tác dụng trị cảm cúm và mất nhiệt.
- Tác dụng tẩy giun sán hiệu quả.
Sử dụng một lượng vừa phải phù hợp với thể trạng của chim nếu mắc phải các triệu chứng trên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết mang tính chất kham khảo .
Nguồn www.nokkronghuajuckthai.com
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top