Tổng hợp chế độ chăm chào mào chuẩn bị đi thi

  • Người khởi tạo Dacosta
  • Ngày bắt đầu
D

Dacosta

Guest
Mình xin tổng hợp chế độ chăm chào mào chuẩn bị đi thi từ các anh em đam mê chào mào chia sẽ cho anh em tham khảo.

Chào mào cách cuộc thi độ 15 ngày ta chăm chúng với chế độ như sau.

  • Tắm nước: Đầy đủ 1 lần một ngày, tắm lúc 10h là tốt nhất. (mùa lạnh nên pha nước ấm)
  • Tắm nắng: Thường xuyên vào khoảng từ 8>10h.
  • Dinh dưỡng: Bổ xung thêm đồ tươi (cào cào, dế, sâu,...) Hoa quả cho ăn thường xuyên nhưng số lượng vừa phải.
  • Tập thể lực: Cho sang một lồng rộng 50cm, cao 50cm, dài 1m> đặt 2 cầu đậu cách nhau 80cm cho chim chuyền giữa hai cầu (thời gian độ 2h/1 ngày)
  • Dượt chim: Cho đấu thường xuyên 1h rồi trùm áo cho nghỉ 1h > lại tiếp tục.
  • Giấc ngủ: Treo chim chỗ yên tĩnh, cho chim ngủ sớm (khoảng 16h30 là ok).
  • Giờ treo chim buổi sáng: Khi chưa có nắng thì chưa vội treo chim ra sớm, hạn chế cho chim nhìn thấy mặt nhau mà chỉ cho nghe giọng đấu.
Các bạn luyện chim đi thi chú ý vẫn phải tuân theo thói quen sinh hoạt của chúng, vấn đề của chim đi thi chỉ đỏi hỏi độ căng của chim nên sức khỏe là quan trọng nhất.

* Ví như ta ít tắm khi thi chim rất dễ tắm cóng, chim thiếu tắm nắng thì khi thi gặp nắng >90% nó sẽ phơi nắng bỏ đấu.

Trích bài viết của bác Centimet
 
D

Dacosta

Guest
Nếu bác dùng ép công để đi thi, thì mình chỉ cho bác cách ép để căng lửa nhanh nhất, thường thì ép trước 1 tuần trước khi thi, ép nhanh thì có thể ép trong 2 ngày là có lửa.

Trước tiên một chú chim ép công để đi thi phải là chú chim đã xong lông và đang trong thời kỳ xung mãn, ép công dùng cho chim chưa căng hẳn và ép nhanh để dùng trong một buổi đi thi đó thôi, sau buổi đó phải hạ công ngay để tránh hỏng chim và đưa chim về trạng thái ban đầu, hạ công rất phức tạp nên bạn phải cân nhắc kỹ.

  1. Cách thứ nhất ( ép chim mái ) : bạn có thể ép chim mái trước 1 tuần trước khi đi thi, chim mái dùng để ép là chim mái già có nước gọi hay, để kích thích chim đực giao phối, nhưng chỉ dùng kê gần trong vài mươi phút một ngày rồi tách riêng ra ngay, cách này an toàn nhưng đạt đạt hiệu quả không tối đa
  2. Cách thứ 2 ( cầm tù, giam lỏng ) : cách này là tách chim ra một góc riêng biệt, có thể là gửi nhà khác không chơi chào mào, không cho chim nhìn thấy chim lạ hay chim nhà và không được nghe bất kỳ một tiếng chào mào nào khác, giống như giam lỏng, chỉ cho tắm và phơi nắng gắt , cách này giống như làm cho chim bực tức, khi đó ép lên giàn chim sẽ chơi căng hơn nhiều, cách này cũng an toàn hiệu quả tương đối, tách trước 1 tháng trước khi thi
  3. Cách thứ 3 ( ép nhiệt ) : dùng trong thời điểm trời u ám làm chim không căng lửa , ép nhiệt có thể thay cho tắm nắng hàng ngày ( tắm nắng nhiều làm cho chim căng lửa nhanh ) . bạn hạ lồng chim xuống đất phủ áo lồng để hở 1/3 để tạo khoảng thoáng. dùng máy sấy tóc hoặc máy sấy loại khác sấy bên ngoài áo lồng sao cho áo lồng ấm lên nhưng không quá nóng, có thể để xa , khoảng cách mở của áo lồng bạn có thể để cây đèn dùng trong bể cá loại đèn atman trắng thủy sinh, để chim phơi đèn thay cho nắng , dùng trong 3-5 ngày liên tục, mỗi lần dùng 1-2 tiếng, cách này hiệu quả nhưng không an toàn, nếu không có khoảng cách an toàn dễ làm chim bị hoảng
  4. Cách thứ 4 ( kích công bằng chim bổi ) : cách này hiệu quả nhưng dã man nên chưa ai trong mấy a e mình quen dám dùng , khi chim đang trong thời gian xung mãn, trước thi vài ngày bạn mua chim bổi ngoài chợ về buộc chân buộc cánh rồi thả vào lồng cho chim đấu vày vò, mỗi ngày một con , làm trong khoảng vài ngày, chim sẽ sẽ bị kích thích mạnh và đấu ganh, ặc nhưng dã man quá mỗi lần thả chim bổi vào như thế thì coi như chim bổi chết chắc.
  5. Cách thứ 5 ( kích bằng cám và mồi tươi ) : Cách này hơi phức tạp nhưng hiệu quả cao và nguy hiểm cũng khôn lường . Nắm các cách kích công trong tay nếu không biết hạ công thì không nên thử.
Trước đây nhiều người nghĩ cho CM ăn cám Boy dành cho khuyên là kích nhưng hoàn toàn nhầm, vì thể lực và trạng thái của 2 loại khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nhưng không hoàn toàn , ví như cho một cậu bé ăn thật no rồi đem khẩu phần ăn đó cho một người lớn thì khồng bao giờ người lớn no được. cám Boy dùng cho CM là như vậy.
  • Trong thời gian nuôi bạn đang dùng cám thường ( tức là cám nhạt ) hàm lượng cám không nóng và cay để giữ chim nuôi bền, nhưng đến khi đi thi thành phần cám thay đổi một chút, về hàm lượng thì vẫn giữ nguyên như lúc đầu chỉ tăng thêm một lượng nhỏ sâu khô và cào cào khô vào cám, nếu ổn cho thêm chuôi khô ( loại này bán nhiều ở siêu thị ). Trong cám bắt đầu cho thêm kỳ tử và ớt chỉ thiên, 2 loại này nóng nên cho lượng ít VD : lượng cám dùng để điều trong một tháng thì chỉ nên cho thêm 20 quả kỷ tử và 3 quả ớt chỉ thiên . cám chỉ dùng trong một tháng trước khi thi thôi qua ngày đó nếu không ăn hết thì đổ bỏ
  • Sâu rượu : là loại sâu kích thích mạnh có dạng nhỏ như hạt cám khuyên thôi, sâu này dùng trước khi thi 3 ngày mỗi lần chỉ cho một đầu ngón út thôi, không nên lạm dụng quá .
  • Hoa quả : Hoa quả dùng để kích nên dùng ớt và táo tầu. ớt có thể dùng ớt ngọt và ớt chỉ thiên , cho ăn bình thường như các loại khác, qua ngày lại thay mới
  • Kỳ tử ,táo tầu, mật ong : Đây giống như một bài thuốc kích thích hiệu nghiệm ( có thể hiểu như thuốc tiên vậy ) , Táo tầu và kỳ tử nếu kết hợp với nhau sẽ có tác dụng như thuốc kíck dục, làm tăng sinh dục của chim đực, khi đó nếu gặp chim đực khác nó sẽ đấu như điên. Cách làm như sau, kỳ tử một chén (chén trà) , táo tầu 1 nửa quả, mật ong nửa thìa con. Kỳ tử ngâm nước ấm cho mềm để ráo nước rồi băm nhỏ với táo tầu, cuối cùng trộn nửa thìa mật ong vào. Mỗi ngày cho ăn một chút cho ăn vậy khoảng 1 tuần, chú ý hết ngày phải bỏ đi ngay hôm sau lại cho ăn đợt mới.

Trên là vài cách đơn giản và dễ làm nhất bạn có thể tham khảo qua để chọn xem, không thể dùng cả 5 cách cho một chú chim được, phải lựa theo thể lực độ căng đến đâu để kết hợp dùng công cho hợp lý , đến mức nào là đủ ..... Phải chơi mới biết được, viết không thể diễn tả hết , dùng công chỉ dùng cho những chú thay lông hoàn chỉnh và chưa căng lửa, chim đã đạt đến độ rồi thì không cần thiết nữa, nhưng quan trọng nhất vẫn là tố chất chú chim đấu của bạn, có tố chất tốt thì không cần công nó vẫn là chim hay và bền, không nên lạm dụng quá mấy cách ép công này. và nếu không dùng thì vẫn là tốt nhất, vì phong độ chỉ là nhất thời thôi.
Bài viết sưu tầm​
 
D

Dacosta

Guest
Luyện dượt chim để đi thi thì Bạch Đề chưa dự lần nào, tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm cảm nhận về con chim CM, và thông tin mà mình tìm hiểu so sánh về các cách luyện thi các loại chim hót chung thì....... có vài điểm tương đồng ở luyện thi chòe lửa và CM. Đó là luyện dượt làm sao mà còn giữ độ sung cho con chim. Tánh nết của mỗi con chim lại khác nhau, chúng cũng dùng giọng hót để phô trương sức mạnh. Ta cần phải dùng cảm nhận để áp dụng cho mỗi con chim hơn là áp dụng theo một cách máy móc. Tùy từng con mà ta áp dụng thể lực và đánh giá giọng hót trước khi đưa nó vào việc luyện dượt để chuẩn bị đi thi. Bởi khi vào cuộc thi chúng còn phải biểu diễn thể lực lẫn giọng hót, đọ sức cạnh tranh cùng một giàn đối thủ áp lực rất mạnh. Chim chưa qua luyện dượt thẩm định rõ, thiếu tố chất thì làm sao duy trì qua cuộc thi?

Vài vấn đề ta cần biết để chuẩn bị:
  • Chuẩn bị lồng phụ kiện (việc này không đơn giản)
  • Chuẩn bị luyện dượt để dự thi như thế nào
  • Dinh dưỡng cho chim dự thi

  1. Phụ kiện: lồng chim trước khi dự thi, ta cho nó ở trong lồng dự thi đó cố định, vì chim quen lồng sẽ biểu diễn tốt hơn là gần ngay thi ta cho vào chiếc lồng mới, việc này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý con chim phần nào. Cóng nước, ta nên để ý lại vấn đề này vì: hôm tới chỗ thi sơ ý treo lồng lên cóng nước rung động cũng ảnh hưởng tới con chim, khiến nó nhảy vào tắm thì khả năng bị loại. Vì vậy theo Bạch Đề, ta nên dùng cái ống dài thủy tinh cho lồng chim cuộc thi là chắc ăn, khả năng nó tắm là không có, vì CM thuần dễ bị tác động bởi cóng nước lung lay trong lồng. Ta cần loại bỏ các khả năng gây tiêu cực đến con chim hôm vào dự thi.
  2. Chuẩn bị luyện dượt: đọc qua vài cách luyện dượt phần lớn anh em chơi CM đều có chung một điểm là tách riêng chú chim CM dự định cho cuộc thi riêng ra để mà luyện dượt. Bạch Đề cũng đọc qua cách luyện chim chòe lửa thi của ông David De Souza thì thấy cách luyện cũng giống như luyện CM mà thôi.

    Đó là đừng để cho chim nhàm/quen chỗ dượt. Vì vậy, luyện dượt chim ở hội cũng là một nghệ thuật không đơn giản chỉ mang đến treo lên giàn rồi ngồi cho chim hót đấu đã xong sách về. Khi dượt ta cần quan sát các chú chim yếu bóng vía, như nghe con khác đổ hót mạnh là cụp mào ngó qua ngó về, thế đấu của con chim cũng nói lên một phần. Ta thấy phần lớn con nào nhấp cánh thường xuyên hót giọng tròn thì độ lửa đã vững định. Em nào có thế đấu đứng một chỗ trên cầu, cánh nhấp theo kểu múa cầu, đuôi không xòe, hoặc đuôi xòe theo thế đấu múa cầu khả năng ít bền, đụng chim hung dễ bể. Nên nhớ rõ rằng thế đấu múa cầu có hai loại, chim hung và sung kê vào cũng múa cầu ngay. Nhưng trong khi múa, nó sẽ nhảy lên đòi chiến. Còn thế đấu mùa cầu chỉ đứng trên cầu mới là vấn đề....

    Ta phải chú ý/quan sát cách đấu:
    • A. Nếu chú chim đấu sung ở hội dượt ta vẫn cho nó đấu trên giàn (ta canh thời gian bằng thời gian thi chim rồi tách rời khỏi nơi dượt treo xa, mang về, hoặc trùm lại). Ta làm vậy vì không thể để cho lửa tàn hết, vì đấu vậy khiến con chim quen việc treo lồng chung đụng các con CM khác, nhàm quen thì khả năng thi đấu giảm đi. Vì có nhiều con ra hội dượt đấu rất hung nhưng tầm tiếng sau là nhảy lên xuống là nhiều, lâu lâu chỉ vài giọng ngắn. Hoặc ta kê đấu lồng, đấu tới một thời điểm mà có con vẫn đấu hót tốt, còn một vài con chỉ nhảy qua lại đòi cắn nhau, hoặc là đứng hẵn trên cầu hót giọng ngắn. Điều đó cho thấy chim đã giảm lửa/nhàm quen dần. Vì vậy dượt đấu cho chim cần phải để ý độ lửa của con chim, thấy giảm độ hung đi, giọng hót đã ngắn đi thì nên tách xa ra. Vì nếu để vậy khó mà có con chim chơi bền được, hơn nữa có dự thi cũng sẽ bị loại!
    • B. Nếu chú chim ra hội đấu không sung, ta cần mang về tách riêng và chăm tốt. Đôi khi kê chim nhà lại tí cho chúng đấu, đang đấu sung cũng phải tách rời ra cho chúng hót đấu (tách rời không cho nhìn thấy nhau). Nuôi vậy thời gian tầm 1 tuần vắng mặt nhau thường sẽ sung lên, nhớ là thay đổi treo nhiều chỗ khác nhau. Sau đó mang ra ngoài nhà cho đấu một tí, một khi thấy nó đấu ổn định. Ta có thể mang ra hội dượt tiếp. Ra hội, ta cần để y trùm lồng vậy, chờ một tí hãy gở áo lồng ra, thoạt đầu treo xa tí, nếu chú chim hót siêng có biểu hiện đòi đấu tốt, ta chờ một tí rồi kê lồng sát tời giàn. Cho chúng đấu đá một tí khi lửa con chim còn sung thì cũng nên tách ra, ta cần giữ lửa cho chú chim. Sau đó mỗi khi dượt ta có thể gia tăng thời gian dài hơn (cần chú ý độ sung của chú chim, thấy bớt sung phải tách ra ngay, từ từ dượt cho tới khi chú chim đấu kéo dài bằng thời gian dự thi, thì đã thành công).
  3. Dinh dưỡng cho chim thi hót: phần lớn ta nuôi chim cũng theo cảm nhận của con người mà áp dụng vào con chim. Chứ CM chúng là thứ ăn tạp, dễ ăn. Ngoài thiên nhiên lại ăn toàn hoa quả và côn trùng mà vẫn sung. Ở lồng có bạn cho ăn chỉ cám chợ đôi khi hoa quả và mồi tươi, vẫn có con sung hay không thể tả. Thế thì độ sung đó đến từ đâu? Mình nghĩ đó là do nết của một con chim và kỹ thuật chăm luyện của người chủ hơn là cám bột (nếu bảo do cám bột thì, cho chú chim không có tố chất ăn thì thời gian có lên lửa không? Mình nghĩ là không thể!). Mình đồng ý rằng cám bột tốt vẫn giúp chú chim có bộ lông đẹp, có sức khỏe hơn.... vì vậy khi chăm để thi ta có thể bổ sung thêm mồi tươi đặc biệt là cào cào. Giữ nguyên công thức cám của con chim đang ăn, nếu đổ sung của con chim đang ổn định. Mà gia tăng luyện dượt đúng mức mà thôi. Vì thay đổi thức ăn đột xuất lúc này đôi khi dẫn đến con chim thay lông trái mùa thì lại uổng cộng.
Tóm lại: Người VN ta có câu học tài thi mệnh, đôi khi dự thi còn hên xui nữa. Luyện dợt chim nhà hay chim trường gì cũng vậy, ta cần quan sát kỹ độ sung của chú chim. Thấy độ sung bớt đi ta cần tách ra đừng để cho chim ù lì nhàm quen, chỉ nhảy qua nhảy về đòi đánh cắn, mà không hót giọng dài nữa, vì để vậy con chim mất đi cái nết biểu diễn giọng hót đấu hay của nó với các con chim khác. Nói tóm lại nết chơi bền đều là những chú chim nhảy qua về hoạt bát, ra giọng đổ, giọng dài tròn liên tục cộng bộ thế như cặp cánh nhấp đều, xòe đuôi thì đó là chú chim tốt vững bền!
Theo bài viết của bác Bạch Đề!
 

impala

Chim Thầy
Một bài viết hay để anh em tham khảo... chúc vui vẻ!

Thân, Impala!
 
Top