thuần bổi rừng

minhquynhln

New member
mình có 3 em bổi rừng mới bắt, đã biết ăn cám rồi. mình mở hết áo lồng ra cho nó nhanh dạn, như vậy có được không các bác? khi mình đứng gần nó bay loạn xạ. nhưng đứng xa thì nhảy bay bình thường
 

vubaucat

New member
ko sao đâu bác.cách đó nhìu người thường dùng.để chổ nhìu người wa lại nhanh dạn.
 

hieuhp

New member
bác trùm 3 mặt lại chỉ để hở mặt trước thôi chim dần sẽ thuần chứ mở hết ra chim hay sinh tật sau này khó chữa
 

viptruong85

New member
chỉ sợ bị mất móng và sato thoi để ý quan sát nếu ko có vấn đề gì thì vô tư. đừng để quá là hỏng chim đấy.
 

hunglan27

New member
Bạn nên chùm kín áo lồng để nơi đông người cho chim quen tiếng đã, mượn lấy con thuần ai đó để xa cho nó hót theo, khoảng 15 ngày đến 01 tháng thì mở áo lồng theo góc chữ A cố định một chỗ , treo ngang tầm người thôi. Làm như vậy tránh được tật ngoái lộn và mau dạn, nhanh căng bạn ạ. mình thử rồi, rất hiệu quả.
 

minhtuan211

New member
e chỉ giám nói với bác,bác muốn thuần bổi già mùa đứng chim chỉ có cách cố gắng nuôi và giữ lửa của nó,nó sẽ mau jan người,ko jam qua mắt các bậc tiền bối nhưng e làm thế vì e bắt 3 bổi về làm theo cách ae chỉ,nay 1 tuần chim đã đứng và ra jong.
 

bin_ballad

New member
Mình thường để chim trên đôn hoa loại có men trơn cao 90cm, + chiều cao lồng cỡ 60cm tức là 1m5. kèm theo bịt nóc lồng ko cho chim bám lên là ok thôi. Nếu treo tường, thì cũng nên treo khoảng 1m5, 1m6 không nên treo cao hơn ( hoặc treo thật cao) bởi vì nếu treo cao, thường chim sẽ nhìn thấy mặt người ( chính xác là mắt người) và sẽ đâm hoảng và thường rúc lồng gây nên các tật ngoái lộn.
ps/: mình đã thử nghiệm nhiều rồi và đưa ra nhận xét rằng chim thường ít sợ cơ thể người hơn là mắt người, tức là vd như này, bạn treo con chim ở đó và đi qua ko nhìn nó thì nó sẽ ít sợ hơn là nhìn nó. Chính vì vậy mà chỉ nên treo chim cỡ khoảng 1m5 nơi thoáng, không nên để chim ở góc cạnh tường nhà.
 

tanhoangkts

New member
mình có 3 em bổi rừng mới bắt, đã biết ăn cám rồi. mình mở hết áo lồng ra cho nó nhanh dạn, như vậy có được không các bác? khi mình đứng gần nó bay loạn xạ. nhưng đứng xa thì nhảy bay bình thường
Cách này kô làm chim dạng hơn mà còn chim nhát thêm thì có vì lý do chim bổi mới về lạ khung cảnh thấy người nó hoản ,và càng hoản thì càng tông mà càng tông thì phải đau và mệt==> chim càng hoản loạn và sau này cũng khó thuần. Mình đưa ra cách thuần bổi của mình và cũng thấy hiệu quả.
Cách như sau: Chim đã vào cám đừng nên mở áo lộng vội vẫn để chữ A thôi nhưng 1 ngày bạn cho chim đấu với những con bổi khác( chim bổi yếu thôi nha ) và ngồi xa xa mỗi lần đấu chỉ 2-5 phút thôi . Và mỗi lần đấu bạn đứng gần hơn 1 tí chim sẽ nhanh đứng . Đó là ngu ý của mình bạn thử đi nha chúc bạn thành công.
 

laohacrom

New member
mình có 3 em bổi rừng mới bắt, đã biết ăn cám rồi. mình mở hết áo lồng ra cho nó nhanh dạn, như vậy có được không các bác? khi mình đứng gần nó bay loạn xạ. nhưng đứng xa thì nhảy bay bình thường
Vậy là đc rồi ,ko cần trùm lồng đâu ,bạn làm cái bìa cac-tông che nóc ngừa tật lổi cho em nó
 

chaomao5bato

New member
chim của em nó nhát quá làm hỏng hết lông làm sao để cho nó ra lông lai đẹp vậy bác
 

9nhan

New member
e chỉ giám nói với bác,bác muốn thuần bổi già mùa đứng chim chỉ có cách cố gắng nuôi và giữ lửa của nó,nó sẽ mau jan người,ko jam qua mắt các bậc tiền bối nhưng e làm thế vì e bắt 3 bổi về làm theo cách ae chỉ,nay 1 tuần chim đã đứng và ra jong.
chính xác như đại bác...
giữ lửa nó, để nó hót đấu là mau dạn 1 tháng ok
..nếu làm mất lửa, nó hoảng là 1 năm luôn
 

TVC

New member
Treo ở nơi đông người thì chim nhanh dạn, nhưng thời gian đầu chim tung mạnh lông lá sẽ te tua có khi toét cả đầu, chưa kể nguy cơ ngoái lộn rất cao. Nếu bạn có không gian rộng (vườn nhà) thì treo em THUẦN ở vị trí gần người qua lại, em BỔI mới bắt ở vị trí xa hơn (> 5m) và vô tư mở hết áo lồng. Thời gian đầu ít tiếp xúc với em bổi nhưng thường xuyên tiếp xúc với các em thuần, cho ăn mồi tươi/ trái cây chẳng hạn. Sau một thời gian em bổi sẽ "rút kinh nghiệm" là con người (bạn) không nguy hiểm và sẽ bớt sợ người dần. Sau đó cứ 1 tuần bạn treo em bổi lại gần hơn 1m... Kết quả thì... hãy chờ xem. Đó là thiển ý của mình, nếu thấy hợp lý thì bạn cứ thử.
 

TVC

New member
chính xác như đại bác...
giữ lửa nó, để nó hót đấu là mau dạn 1 tháng ok
..nếu làm mất lửa, nó hoảng là 1 năm luôn

Giữ lửa bổi mới về bằng cách nào vậy, bác có thể chia sẻ thêm không?
 

9nhan

New member
Giữ lửa bổi mới về bằng cách nào vậy, bác có thể chia sẻ thêm không?
lựa con bổi còn lửa>> này quan trọng, và cũng hên xui nha
- nếu bẫy đấu thì bắt nhẹ nhàng đừng để em nó hoảng, về trùm lồng để riêng 1-3 ngày, sau đó kích nhẹ 1 em nhí nào hót hét cạnh nó coi nó có đáp trả ko, nếu mau miệng đáp trả ngay là còn lửa rừng
- nếu lựa chim ở cửa hàng bán... thấy em nào mà còn ra giọng, hay bu qua cắn, đá em bên cạnh>>> thì nó còn máu lửa đó
 

9nhan

New member
Giữ lửa bổi mới về bằng cách nào vậy, bác có thể chia sẻ thêm không?
ý bác muốn giữ lửa rừng?
nếu em bổi về nhà còn lửa rừng ( còn nhiều hay ít là hên xui, còn càng nhiều càng mau dạn), ví dụ bạn lên rừng thấy 2 con gà rừng đang đá... bạn tới bắt 2 tay 2 em về ;), vì khi nó hăng máu nó ko quan tâm bạn...
cm cũng vậy, còn lửa rừng thì bạn về giữ = cách cho pha 1 ít cám hbk2 cho nó ăn để giữ lửa, lấy 1 em non mau mỏ treo xa 5m cho nó hót đấu qua lại
đừng hạ cám mát hay cố tình cho em nó thay lông là nó mất lửa ngay
 

thanhkt

New member
ví dụ bạn lên rừng thấy 2 con gà rừng đang đá... bạn tới bắt 2 tay 2 em về
wink.png
, vì khi nó hăng máu nó ko quan tâm bạn...

Khi nào mới thấy Gà rừng đá nhau hả bạn, lâu lâu mới thấy 1 cặp, nó bay như chim bồ câu nhà chúng ta, đem gà mồi đá gà rừng thì được hihi


Mình cũng có đôi lần bẫy chim rừng về nuôi, nhưng cũng chưa hiểu cách giữ lửa rừng.
Theo mình, chim ngoài rừng phải bảo vệ lãnh thổ và chế độ dinh dưỡng phù hợp với mùa lạnh và gió để chống chọi với tự nhiên.
Nhưng mình nghĩ, không biết các vùng khác thế nào, chứ ở mình, chào mào thường ở gần nhà dân, chứ trong các rừng Khộp (dầu) thì hoàn toàn không có e nào, nói là chim rừng nhưng thật ra, chúng nó ở khá gần nhà dân, tầm 500 đến 1.500 m, ngoài ra ở các vùng rẫy có trái cây theo mùa...

Khi đã vào lồng rồi, em nào ngon lắm, về sổ bộng ngay, và sau đó chúng ta phải nuôi lông mùa đầu, mùa 2 hoặc mùa 3 chim chơi mới ok.
Cách tốt nhất, hãy trùm áo lồng thời gian đầu, treo xa người, cho chim nhà hót để chim rừng yên tâm.
Sau đó mở áo lồng, treo xa, dần dần treo gần, và đến mùa thay lông đã hẵn luyện tính tình em nó.
Mình ở Daklak, chưa thấy e nào bẫy về mà chơi liền 1 tháng, sau mùa thay lông mới có tiến bộ.
Đôi lời chia sẽ a e cho vui...
 

Mickeycm.batoqn

New member
Giữ lửa bổi mới về bằng cách nào vậy, bác có thể chia sẻ thêm không?

Thuần dạng mới thuần giọng anh trai,ko nên giửu làm gì lửa rừng vì trước sau gì củng mất.
Thường nhửng con thuần nhanh dạng sẻ chậm ra giọng 1 thời gian,nhửng con mà mình cố tình treo nơi thoáng yên tỉnh để nó ra giọng thì ngược lại nó sẻ nhớ rừng hơn và lâu thuần hơn.Chơi bổi là chấp nhận cái đó anh à.
 

dung_kaka

New member
thuần bổi là công việc đòi hỏi kiên nhẫn và tinh tế. cảm thấy em nó có chiều sâu và tố chất tốt thì hãy tiếp tục . đừng tốn time mà không đem lại hiểu quả
 

9nhan

New member
ví dụ bạn lên rừng thấy 2 con gà rừng đang đá... bạn tới bắt 2 tay 2 em về ;), vì khi nó hăng máu nó ko quan tâm bạn...

Khi nào mới thấy Gà rừng đá nhau hả bạn, lâu lâu mới thấy 1 cặp, nó bay như chim bồ câu nhà chúng ta, đem gà mồi đá gà rừng thì được hihi


Mình cũng có đôi lần bẫy chim rừng về nuôi, nhưng cũng chưa hiểu cách giữ lửa rừng.
Theo mình, chim ngoài rừng phải bảo vệ lãnh thổ và chế độ dinh dưỡng phù hợp với mùa lạnh và gió để chống chọi với tự nhiên.
Nhưng mình nghĩ, không biết các vùng khác thế nào, chứ ở mình, chào mào thường ở gần nhà dân, chứ trong các rừng Khộp (dầu) thì hoàn toàn không có e nào, nói là chim rừng nhưng thật ra, chúng nó ở khá gần nhà dân, tầm 500 đến 1.500 m, ngoài ra ở các vùng rẫy có trái cây theo mùa...

Khi đã vào lồng rồi, em nào ngon lắm, về sổ bộng ngay, và sau đó chúng ta phải nuôi lông mùa đầu, mùa 2 hoặc mùa 3 chim chơi mới ok.
Cách tốt nhất, hãy trùm áo lồng thời gian đầu, treo xa người, cho chim nhà hót để chim rừng yên tâm.
Sau đó mở áo lồng, treo xa, dần dần treo gần, và đến mùa thay lông đã hẵn luyện tính tình em nó.
Mình ở Daklak, chưa thấy e nào bẫy về mà chơi liền 1 tháng, sau mùa thay lông mới có tiến bộ.
Đôi lời chia sẽ a e cho vui...
]
cái này thấy ngày càng nhiều>>>
mấy tay chuyên thuần bổi... hay đem mấy em còn lửa ra cội dợt
mình hỏi ra mới biết đem ra cho nó mau dạn vì mới mua bổi 10ngay2 - nửa tháng
đem tới cội còn trùm áo hót ché ào ào, mở áo lồng thấy người dãy đành đạch, treo lên dàn bung cánh chơi liền
ko quan trọng con đó chơi hay đẹp tính sau... mà con đó sẽ mau dạn
 
Top