Thuật Ngữ Nói Về Chào Mào

tuanvyp

Tôi ♥ Chào mào
Các thuật ngữ dành cho chim chào mào về cơ bản thì bao gồm như sau:

- "Chim bổi, chim trời, già rừng": chim đã già, sống ngoài thiên nhiên đã lâu, đã cho ra đời những lứa chim non gọi nó bằng bố, chim đã tách đỏ bên má và khó thuần.

- "Chim chuyền": là chim mới đang chuyền, mới rời tố, mới xong lông để có thể bay, chim dễ thuần, nhìn mặt còn non tơ ngơ ngác.

- "Chim má trắng, chim lứa": Chim chuyền cũng đã có má trắng nhưng lại này già hơn chút, đã bay nhảy đc một thời gian, dĩ nhiên khó thuần hơn chút nữa, hai laọi này ko khác nhau là mấy.

- "Chim non": ai cũng biết là chim đang còn trong tổ.

- "Chim thuần": là chim lứa, chim bổi, chim già rừng, chim trời đã được con người thuần hoá, ko nhảy khi lại gần và chơi tốt, thưởng thức được vẻ đẹp và giọng hót của chim.

- "Đổ giọng": ám chỉ cách hót của con chim đấy, đổ giọng kiểu gì, thổ hay kim hay gì gì đấy, chơi CM thì ai cũng thích CM giọng đỗ, còn giọng đỗ là thế nào thì có bài đã nói đến rồi. lưu ý và đổ giọng khác gọng đỗ nhé.

- "Chét": cái này em chưa rõ lắm nhưng đại loại là tiếng kêu trọng họng liên hồi của CM, ko phải hót chuyện. cái này chỉ khi Cm đang sung, các cao thủ chỉ dùm thêm nữa.

- "Hót chuyện": là giọng hót nhỏ, luyến láy trong cổ họng con chim, chim gần như ko mở miệng.

- "Hót sổng": là giọng hót chính của chim, chim hót to, mở mỏ và thể hiện hết bản năng của con chim qua tiếng hót sổng.

- "Dợt hay cội hay hội quán": là chỉ việc mọi người chơi chim tập trung tại một đại điểm, cùng mang chim đến, treo tai những nơi cùng 1 loại chim, cùng thưởng thực giọng hót và cho chim luyện giọng nhau. nó chỉ khác nhau theo cách gọi của từng vùng.

- "Giọng đổ" theo cách gọi của người ở miền Trung: nói đến giọng đổ phải tính từ âm thành đầu tiên của giọng con chim đó hót ra, buộc nó phải đi giọng đầu tiên là "wẹd" rồi sau đó các âm tiết tấu của từng chú đi khác nhau. Ở một con chim đi từ nhiều giọng mà mỗi âm thanh đầu tiên từ "wẹd" và rồi sau đó đi các giọng khác nhau tiếp theo âm thanh sau câu "wẹd" thì cho đó là một con chim hay có giọng đổ phong phú. Giọng đổ còn được biết đến là giọng chim già, và là giọng đấu doạ nạt (ở các tụ đấu CM/hoặc lúc chim già trời đụng trận với mồi, ta thường được nghe những âm thanh của giọng đổ được các con CM dùng để đấu giọng với nhau/doạ nạt nhau). Ở chim tơ má trắng đã to xác gần thay lông thành chim già đỏ tách đi nữa, khả năng có giọng đổ rất hiếm có, mà có thì phần lớn được anh em chơi CM quý lắm vì tin rằng tương lại sáng rạng, con chim tơ này sẽ ra giọng tốt nữa sau này và khả năng là con chim hay rất cao.

- "Ché/chét" hay "chẻ" là một: Chim CM thường ché ngắn đoạn khi chim sung ta treo ra nó hót và ché một đoạn ngắn và cộng với giọng hót liên tiếp vừa hót vừa ché. Chứ treo ra một mình nó không ai kích chọc gì mà nó ché liên hồi thì hình như không có như vậy. Chim dùng âm thanh ché này cũng tuỳ vào con có âm điệu khác nhau, không hẵn giống nhau, rát hoặc đậm và nhạt khác nhau.

- "Rút chim": Dùng từ rút chim có nghĩa là rút kéo chim trời lại lồng của nó, thường thì rút chim sẽ xảy ra khi, chim nó thấy chim trời bay, chim trời tới lồng đấu đã hihi đã rồi bỏ chạy bay đi thì nó sẽ ra giọng rút quay về lại.
VD các giọng rút khác nhau: có con thì vít vít vít vít vít liên hồi, có con thì vít vẻ vía.... vít vẻ vía... liên hồi, có con thì vít vít vít vít vít plí plí plí..

- Chim kêu "rooo...oo" trong miệng có nghĩa là gì?. chim chỉ ro…..oo khi vui mừng hoặc đang hoảng sợ 1 tác động nào đó.

- Chim "hót bọng" (theo cách gọi của người chơi khu vực Miền Trung) đó là cách gọi khi chim sổ giọng, tức là chim hót từ 4 âm trở lên.

- Chim "Cồ" tức là chim trống (vẫn theo cách gọi của người chơi khu vực Miền Trung, Tây Nguyên).

- Chim "mái" vẫn có con hót bọng được (tuy hiếm), lúc trước mình chứng kiến 1 chú chim mái của người bạn sổ bọng như chim trống (người có kinh nghiệm nếu chỉ nhìn qua tướng tá thì cũng dễ nhầm với chim trống, vì chim rất to con, thỉnh thoảng sổ giọng lên đến 5 âm).

- "Bộ hay Dáng, Tướng" là cách gọi nói về tướng tá của chim. thông thường chim có dáng đẹp là chim có thân hình cân đối, đầu to, hầu bò, mào cao hoặc mào lân tùy theo sở thích từng người. thân mình dài, lưng tôm, đuôi dài, bản đuôi to. lông lá bóng mượt. khi đứng chim vươn thẳng người lên cao (mọi người hay gọi là chim đứng cao cầu). Cũng có chim có thân hình nhỏ nhưng các bộ phận đều cân đối nên cũng được gọi là dáng đẹp. (chim ngũ đoản).

- Thuật ngữ "ngoái cổ, ngửa cổ, ngoái lộn" dùng để chỉ con chim có tình trạng khi bám vào nan lồng hoặc thành lồng hoặc không bám vào đâu cả (chỉ đứng trên cầu chính hoặc cầu phụ) nhưng chim vẫn hay ngoái, ngước về phía ngược lại.những con chim như thế này thường là chim bổi, bổi lỡ, thỉnh thoảng cũng có chim thuộc bị như vậy. nguyên nhân là do tính nết chim quá nhát, hoặc người nuôi nhốt chim vào lồng không thích hợp, cũng có trường hợp đặt cầu không thích hợp hoặc để lồng chim nơi có nhiều tác động làm cho chim bị hoảng sợ. chim đã có tính nết như thế này thì cách khắc phục cũng lắm gian nan. tỉ lệ thành công không nhiều. cách khắc phục như thế nào thì xin mời bạn tìm đọc topic "tật của chào mào" để hiểu rõ hơn.

- Sẳn đây tôi nói thêm về thuật ngữ "lộn mèo", chào mào lộn mèo cũng giống như chòe than hay các loài chim khác. chim lộn mèo xuất phát từ chim có tật ngoái cổ, ngửa cổ. khi chim bị tật ngoái cổ, ngửa cổ mà ta không hay biết hoặc không có biện pháp khắc phục thì sẽ sinh ra tật lộn mèo. chim có thể lộn mèo ở đủ mọi tư thế. khi thì chim đứng trên cầu chính và tự lộn mèo như diễn xiếc, khi thì chim bám trên vách lồng hoặc nan lồng và tự lộn mèo bay xuống.

Nguồn: svcvn.vn

AE vào chia sẽ thêm về các thuật ngữ và cách gọi nơi vùng miền mình sinh sống.
< Hàng st>
 

chào mào bổi

Ban Phát Triển Diễn Đàn
gửi bởi hovaten:
"siêng năng nghiên cứu tạo nên diễn đàn

thank



Cầu Nguyện cho Thiết Mộc Chân :)"


Thuật ngữ chào mào lâu nay mình chỉ nghe nói về chim , sao chưa thấy ai nói về chủ chim. Mạo muội xin nói vài câu:

Lần đầu tiên trong đời mình mới gặp chủ chơi Đẹp, chơi hay quá, khó tìm từ nào hay hơn là "Lăng xăng, sàn cầu."

Chiêu/chào mào bổi.



 

doanlengoc

Quản lý nhiều BOX
Cảm ơn bạn đã st giúp ae Diễn đàn mình bổ sung chút ít.
- Chơi cánh:
+ Bung cánh: Chim bung cánh dọa nạt đối thủ cánh bung cao, dang rộng thường thì kết hợp xòe đuôi
+ Ria cánh (vê cánh): Chim nhứ cánh liên tục từ tầm ngang trở xuống, thường kết hợp sổ và nhìn vào đối phương, dễ hạ thủ đối phương
+ Nhấp cánh: cánh nhứ nhứ hai bên cho thấy thái độ khi kê chim đấu.
- Đuôi:
+ Xòe đuôi: đuôi banh rộng hơn bình thường, thường khi chẻ sổ kết hợp bung cánh
+ Nhấp đuôi: đuôi hất lên hất xuống khi di chuyển cầu
- Chơi cầu:
+ Sàn cầu: chim nhảy qua nhảy lại giữa các cầu trong lồng, động tác nhanh, dứt khoát và quay lại cầu cũ ngay
+ Di cầu: Chim nhảy trên 1 cầu chỉ nhấc nhẹ chân rồi bám ngay lại vào vị trí gần đó trên cùng 1 cầu

Các bác bổ sung thêm!
 

CMVN

Riêng 1 Góc Trời
Cảm ơn các bạn đã có bài viết hay và để Ae đam mê chào mào có thêm nguồn kiến thức!
 

tuanvyp

Tôi ♥ Chào mào
Cảm ơn bạn đã st giúp ae Diễn đàn mình bổ sung chút ít.
- Chơi cánh:
+ Bung cánh: Chim bung cánh dọa nạt đối thủ cánh bung cao, dang rộng thường thì kết hợp xòe đuôi
+ Ria cánh (vê cánh): Chim nhứ cánh liên tục từ tầm ngang trở xuống, thường kết hợp sổ và nhìn vào đối phương, dễ hạ thủ đối phương
+ Nhấp cánh: cánh nhứ nhứ hai bên cho thấy thái độ khi kê chim đấu.
- Đuôi:
+ Xòe đuôi: đuôi banh rộng hơn bình thường, thường khi chẻ sổ kết hợp bung cánh
+ Nhấp đuôi: đuôi hất lên hất xuống khi di chuyển cầu
- Chơi cầu:
+ Sàn cầu: chim nhảy qua nhảy lại giữa các cầu trong lồng, động tác nhanh, dứt khoát và quay lại cầu cũ ngay
+ Di cầu: Chim nhảy trên 1 cầu chỉ nhấc nhẹ chân rồi bám ngay lại vào vị trí gần đó trên cùng 1 cầu

Các bác bổ sung thêm!
cảm ơn bác đã bổ xung thêm nhé!
 

chào mào bổi

Ban Phát Triển Diễn Đàn
Chơi đứng trường( cháy trường): là chim chơi không có đối thủ, chim xung quanh chịu không nổi, cội dợt chim chỉ mình nó ché nhiều nhất, chim ché hay, ché to người chơi ngồi thán phục.

ché cười: là ché nhỏ , dài . người chơi nghe giọng ché này tự nhiên thấy mắc cười, không ai bảo ai, tự nhiên ai cũng cười. chim ché người cười. ché kiểu này để chỉ giọng ché dở. Kiểu ché này chim ít dùng lực.

ché như bị ai bóp cổ: chim ché giọng này dùng lực khá nhiều, nhưng giọng ché lại nhỏ, dở. có những giọng ché tuy nhỏ nhưng nghe thấy rát thì không gọi là ché bóp cổ. Giọng ché bóp cổ để chỉ những con ché dở.

ché phải lắng lỗ tai mới nghe: là chim ché trong cổ họng, chim ché nó tự nghe, người chơi muốn nghe phải lắng tai mới nghe.
 

thaphuongkhach

Administrator
Thuật ngữ chim ra giọng dài:
1. Tông, giọng: con chim hót trên 4 âm tiết gọi là ra giọng. Mỗi lần hót như thế thì anh em chơi chim gọi là tông. Một con chim có thể có nhiều tông và thay phiên nhau những tông đó gọi là đảo giọng. Con chim hót hay nhờ nó biết thay đổi tông trong 1 thời gian ngắn. Chim hót dài nhưng lặp đi lặp lại 1 tông trong thời gian dài vẫn bị người chơi đánh giá là đơn điệu.
2. Tùy mỗi vùng mà tiếng chim hót được dùng 1 từ khác nhau để mô tả. Từ Nam Trung bộ trở vào hay gọi là: sổ hay bọng là ám chỉ con chim ra giọng tròn, dài. Ở một số vùng từ Bắc bộ lại gọi là: đỗ giọng. Riêng ở Huế anh em chơi chim ko dùng những từ trên mà thay vào đó bằng từ: kéo. Nghe rất lạ tai nhưng chim sổ thì gọi là kéo đã xuất hiện hàng chục năm về trước cho đến hiện nay nó vẫn là từ ngữ đặc trưng, ít người chơi bị lai tạp.
 

tuanvyp

Tôi ♥ Chào mào
Chơi đứng trường( cháy trường): là chim chơi không có đối thủ, chim xung quanh chịu không nổi, cội dợt chim chỉ mình nó ché nhiều nhất, chim ché hay, ché to người chơi ngồi thán phục.

ché cười: là ché nhỏ , dài . người chơi nghe giọng ché này tự nhiên thấy mắc cười, không ai bảo ai, tự nhiên ai cũng cười. chim ché người cười. ché kiểu này để chỉ giọng ché dở. Kiểu ché này chim ít dùng lực.

ché như bị ai bóp cổ: chim ché giọng này dùng lực khá nhiều, nhưng giọng ché lại nhỏ, dở. có những giọng ché tuy nhỏ nhưng nghe thấy rát thì không gọi là ché bóp cổ. Giọng ché bóp cổ để chỉ những con ché dở.

ché phải lắng lỗ tai mới nghe: là chim ché trong cổ họng, chim ché nó tự nghe, người chơi muốn nghe phải lắng tai mới nghe.
cái ché cuối này như ché cho có lệ á =))
 

minhtuan211

New member
theo mình nghĩ,sổ được gọi là luyến láy thì trong một lần sổ bộng e nó sổ jong jai,cách đảo jong của nó nhanh<<vd bạn nghe jong chao mào trung mang,nó là đặc trưng của sự luyến láy>>theo mình nghĩ vậy,sai sót a e bổ sung,thân
 
Top