Truyện hay chia sẻ với ae diễn đàn

luongdd

Chào Mào Danh Dự
XIN LỖI MẸ

Con dâu nói : “Nấu lạt tý bà lại chê nhạt nhẽo, giờ nấu mặn chút bà lại bảo nuốt không vô, rốt cuộc bà muốn sao đây?”


Mẹ nhìn thấy con trai vừa về đến nhà, một câu không rằng bèn gắp thức ăn bỏ vào miệng nhai. Cô ta hằn hộc nhìn chồng. Anh gắp thử một miếng ăn, nhả ra ngay tức thì.

Con trai nói : “Anh không phải đã dặn em rồi sao, mẹ bị bệnh không thể ăn quá mặn !”
“OK ! Mẹ là
của anh, sau này do anh nấu nhé !” Con dâu giận dỗi đi thẳng vào phòng. Con trai chỉ còn cách thở dài, và quay sang nói với mẹ : “Mẹ, đừng ăn nữa, con đi nấu mì cho mẹ ăn.”Mẹ nói : “Không phải con có chuyện muốn nói với mẹ sao, có thì giờ hãy nói, đừng để trong lòng !”
Con trai nói : “Mẹ à, tháng sau con được thăng chức, con sẽ rất là bận … còn phần vợ con, cô ta nói muốn ra ngoài kiếm việc làm, cho nên ……”

Ngay lập tức mẹ hiểu ý con trai muốn nói gì : “Con trai ơi, đừng gửi mẹ vào viện dưỡng lão nhé con !” Giọng nói nức nghẹn như khẩn cầu van xin .
Con trai trầm tư nghĩ ngợi một hồi lâu, trong đầu anh ta như đang cố tìm một lý do tốt hơn để thuyết phục mẹ : “Mẹ à, thật ra viện dưỡng lão không phải là một nơi không tốt, mẹ biết rồi đấy, khi vợ con kiếm được công việc, nhất định sẽ không còn thời gian chăm sóc mẹ chu đáo nữa đâu. Trong viện dưỡng lão vừa có cái ăn, vừa có chỗ ở, lại có người chăm sóc, không phải tốt hơn nhiều so với ở nhà hay sao ?”

Tắm xong, ăn tạm một tô mì gói, con trai bèn đi vào phòng sách. Anh thờ người đứng trước cửa sổ, có vẻ do dự. Ngày ấy mẹ còn trẻ đã ở góa, ngặm đắng nuốt cay nuôi anh khôn lớn nên người, và còn gửi anh ra nước ngoài du học. Nhưng, bà chưa bao giờ dùng tuổi thanh xuân của mình đã một đời hy sinh vì anh đem ra uy hiếp mặc cả về sự hiếu thảo của anh, ngược lại là vợ đã đem hôn nhân ra uy hiếp anh ! Không lẻ phải cho mẹ vào viện dưỡng lão thật sao ? Anh tự hỏi bản thân, anh ta có chút không nhẫn tâm.

“Có thể cùng cậu đi hết cuộc đời là vợ cậu, không nhẽ là mẹ cậu sao ?” Con trai của bác Tài thường hay nhắc khẻ anh như thế.“Mẹ cậu đã lớn tuổi như thế, tốt số thì có thể sống thêm vài năm, Tại sao không tranh thủ thời gian đó sống thật hiếu thảo với bà cơ chứ ? Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà người còn đâu!” Bà con họ hàng thường hay khuyên nhủ anh như thế.
Con trai không muốn suy nghĩ thêm nữa, sợ mình sẽ vì thế mà thay đổi quyết định. Ánh mặt trời tắt dần những tia nắng chói chang và khuất dần sau ngọn đồi, trả lại bầu trời một màn đêm u tịch. Một ngôi nhà quý tộc dành cho người già được xây dựng ở vùng ngoại ô trên đồi núi.
Đúng thật, tiền càng chi ra nhiều, con trai càng cảm thấy an lòng. Khi con trai dắt mẹ bước vào đại sảnh, một chiếc ti vi 42 inch mới tinh đang chiếu một bộ phim hài, nhưng người xem nơi ấy không hề nở một nụ cười.

Những người già mặc cùng một kiểu áo, tóc tai đều na ná nhau đang ngồi cô quạnh trên chiếc ghế sofa, thần sắc đờ đẫn đến u buồn. Có người thì đang ngồi lẩm bẩm một mình, có người thì đang chầm chậm cúi người xuống muốn nhặt lấy một mẫu bánh vụn đang nằm trên sàn nhà.

Con trai biết mẹ thích nơi tươi sáng, vì thế đã chọn cho bà một căn phòng đầy đủ ánh sáng. Từ cửa sổ nhìn ra ngoài, dưới bóng râm là một vườn cỏ thơm ngát. Mấy cô y tá đang đẩy những người già ngồi trên xe lăn, cùng họ tản bộ dưới ánh hoàng hôn, bốn bề tĩnh lặng khiến cho người cảm thấy xót lòng. Dù hoàng hôn có đẹp bao nhiêu, ánh chiều tà rồi cũng dần buông xuống, anh ngậm ngùi tiếc nuối.

“Mẹ ơi, con … con phải đi rồi !” Mẹ chỉ biết gật đầu.

Khi anh đi khỏi, đôi tay gầy guộc của mẹ giơ lên vẫy chào anh, miệng không còn một chiếc răng, đôi môi khô tái nhợt muốn lên tiếng gọi với anh, nhưng gọi không thành tiếng, lộ ra một ánh mắt ngập ngừng đậm vẻ u sầu.

Lúc này con trai chợt nhận ra mái tóc của mẹ đã bạc dần, đôi mắt sâu thẩm và khuôn mặt xuất hiện nhiều vết chân chim. Mẹ quả thật đã già đi rồi !

Anh chợt hồi tưởng lại một số chuyện ngày xưa. Năm đó anh mới 6 tuổi, mẹ có công chuyện phải về quê, không tiện dắt anh theo, nên đành phải gửi tạm nhà bác Tài vài hôm. Lúc mẹ sắp rời khỏi, anh sợ hãi ôm chặt lấy chân mẹ không chịu buông, khóc thật thê lương và kêu gào trong nước mắt : “Mẹ, mẹ ơi, đừng bỏ con mà đi ! Mẹ đừng có đi mẹ ơi !” Cuối cùng mẹ cũng không bỏ lại anh một mình ……

Anh vội rời khỏi phòng, tiện tay đóng cửa phòng lại, không dám ngoáy đầu nhìn lại, anh sợ, sợ cái ký ức ấy hiện về như bóng ma cứ lờn vờn bám lấy anh.

Anh về đến nhà, nhìn thấy vợ và mẹ vợ đang hăng tiết vứt bỏ tất cả những vật dụng trong phòng của mẹ với khuôn mặt khoái chí vui mừng.

Một chiếc huy chương —– đó là chiến lợi phẩm đoạt giải nhất trong cuộc thi viết văn hồi tiểu học của anh với chủ đề “MẸ CỦA TÔI” ; Một quyển từ điển Anh – Việt —– đó là món quà đầu tiên mẹ đã dành dụm tiền chi tiêu cả tháng trời để mua tặng anh ! Và còn nữa, chai dầu gió mẹ phải xoa trước khi đi ngủ, không có anh xoa dầu cho bà, gửi bà đến viện dưỡng lão thì còn ý nghĩa gì nữa kia chứ ?

“Đủ rồi, đừng vứt nữa !” Con trai tức giận.

“Rác nhiều như thế, không đem vứt đi, thì sao có thể chứa được đồ của tôi.” Mẹ vợ thở hổn hển nói.
“Thì đúng rồi đấy ! Anh mau mau đem cái giường cũ nát của mẹ anh khiên ra ngoài đi, ngày mai tôi sẽ mua cho mẹ tôi một chiếc giường mới !”

Một đống ảnh lúc ấu thơ chợt hiện ra trong mắt anh, đó là những tấm ảnh mẹ đã dẫn anh đi sở thú chụp lưu niệm.

“Tất cả đều là tài sản của mẹ tôi, một thứ cũng không được bỏ !”

“Anh tỏ thái độ gì vậy hả ? Dám lớn tiếng với mẹ tôi ư!, tôi bắt anh phải xin lỗi mẹ tôi ngay lập tức !”

“Tôi cưới cô là có nghĩa vụ yêu thương mẹ cô, vậy cô lấy tôi thì không thể yêu thương mẹ tôi được sao ?”

Cơn mưa sau đêm tối mang một chút hơi lạnh lẽo, đường phố vắng lặng đìu hiu, xe cộ và người đi trên đường thưa thớt dần. Một chiếc xe hơi đang chạy vượt đèn đỏ và phóng qua những biển cấm nguy hiểm, không ngừng tăng tốc phóng nhanh trên đường. Chiếc xe hơi ấy chạy thẳng đến viện dưỡng lão được nằm trên lưng chừng đồi núi, anh ngừng xe và phóng nhanh lên lầu, mở cửa phòng ngủ của mẹ. Anh đứng nhìn bất động, mẹ đang lấy tay xoa đôi chân phong thấp của mình âm thầm khóc trong đêm.

Bà nhìn thấy con trai đang cầm trên tay chai dầu gió, cảm thấy an ủi và nói : “Mẹ quên lấy đi, cũng may con mang đến cho mẹ !”

Anh bước vội đến bên mẹ và quỳ xuống.

“Tối rồi, tự mình mẹ có thể xoa được mà, ngày mai con còn phải đi làm, hãy về nhà đi !”

Anh ngập ngừng một hồi lâu, nhưng cuối cùng không nhịn được khóc và nói : “Mẹ ơi, con xin lỗi, xin hãy tha thứ cho con ! Chúng ta cùng về nhà nhé !”


P/s: Các cô con dâu chú ý nha ;))


 

tuangiadtu

Chào Mào Bồng Lai
Cảm ơn bác Lương. Tình mẫu tử công nhận là bao la không có gì bằng.
Đọc xong mà xúc động,
 

Duy khang

New member
Bài viết hay quá. Lòng Mẹ thật bao la và luôn tha thứ cho mọi lổi lầm của con.
 

boygl88

New member
buồn cho 1 câu chuyện, đó cũng là câu chuyện của cuộc sống hiện đại
 

vunguyen1976

New member
chuyện hay lắm bạn,mình đọc mà nhớ tới mẹ mình,bà đã mất rồi khi mình đi bộ đội được hơn 1 tháng,mình nói thật nếu mình là người đàn ông đó,mình sẳn sàng bỏ người vợ đó để chọn người mẹ,người ta ko yêu thương mẹ mình thì cũng chẳng bao giờ yêu thương mình
 

laohacrom

New member
Vợ ko vợ này vợ khác, mẹ thì chỉ một mà thôi, nhìn cha mẹ mà nghĩ rằng sau này mình cũng thế, con cái sẽ học được những gì ở cha mẹ chúng khi nhìn qua cách mà chúng ta đối xử với ông bà. Riêng cô vợ trong truyện này thật quá đáng, sống đc suốt đời với người như thế thật ko ?
 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Hai bao tải của một người mẹ khiến cả trại giam bật khóc


Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là “ nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này.”. Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa?





Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!” Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.
Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi….” Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ.” Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.
Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?” Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”




Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”
Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”
Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”
Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi…..Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”
Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”
Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”
Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”
Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.
Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.
Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”
Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”
Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”
Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh……

Nguồn: Blog tamtay


 

Dân Thường

New member
Cảm ơn bác Lương đã cho anh em đọc 2 bài viết rất sâu sắc và xúc động này. Trong cuộc sống còn rất nhiều điều đáng để chúng ta suy nghĩ phải không các bác?
 

chaomaohue.

Chào Mào Danh Dự
Xưa có câu : Trai thì phải năm thê bảy thiếp -- Gái thì phải chính chuyên một chồng.
Từ câu nói của người xưa làm ta ngẫm nghĩ trong cuộc sống cái gì cũng có cái giới hạn của nó.Đồng ý rằng đời sống gia đình luôn cần có sự chia sẽ ngoài trách nhiệm và nghĩa vụ ra.Nhưng cha mẹ là cha mẹ,phân dâu con là phận dâu con,không thể bất hiếu hay được đằng chân lân đằng đầu được.Vì rằng người Mẹ chỉ có một,dù Mẹ có thế nào cũng là Mẹ.Còn vợ không vợ này thì có vợ khác,sẵn sàng có thể thay đổi được.Qua đây alarm các chị em phụ nữ luôn,kẻo mấy ông chồng mà bực mình thì......
 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Mẹ ơi, đừng bao giờ gục ngã!

Bố qua đời khi năm nó lên sáu. Mẹ lôi theo 3 chị em nó đi trên đường. Nó cứ túm lấy áo mẹ, trốn vào trong lòng mẹ. Mẹ một tay dắt em gái, một tay ôm em trai, nó thì đứng ở phía trên, tiếng gió thổi qua tai. Cứ như vậy, gia đình nó đã đi ăn xin được 3 năm.Vào một buổi sáng, sau khi tỉnh dậy nó phát hiện ra có thứ gì đó khác thường. Nhìn qua tấm chăn rách, nó không nhìn thấy thằng em đâu cả! Mẹ nói em đã được đem cho người khác. Nó khóc, quỳ trước mặt mẹ, xin mẹ hãy tìm em về. Mẹ nước mắt lưng tròng, mặc cho nó cứ lôi, cứ kéo, mẹ chẳng nói lời nào. Từ đó trở đi, nó bắt đầu có tâm sự, lại thêm vết chó cắn, nó lúc nào cũng nhặt đá dưới đất, cầm chặt trong tay.





Năm nó lên cấp 2, một buổi tối thức dậy đi vệ sinh, nó thấy có người nói chuyện ở căn nhà chất cỏ. Nó chầm chậm đi tới, nhìn thấy bên trong là một người đàn ông. Nó đã hiểu ra biết bao việc trên đời này. Nó nghiến răng làm môi bật cả máu.
Mẹ hỏi: “Con làm sao thế?”
“Con không cần mẹ phải quan tâm!” Nó gằn giọng đáp lại
Sau này khi lên cấp 3, rồi thi đại học xong, nó bỗng nghe mẹ nói em gái lấy chồng. Em gái nó được gả cho một người cùng làng vốn có tiếng tăm chẳng tốt đẹp gì. Thế rồi, nó theo người trong làng đi nhặt phế liệu, một tuần không về nhà.
Bốn năm học đại học, nó luôn là sinh viên có thành tích xuất sắc nhất. Nhưng khi về nhà nó chưa từng gọi một tiếng mẹ. Có vẻ như mẹ cũng biết mình đã làm sai chuyện gì, lúc nào nhìn nó cũng với dáng vẻ bảo sao nghe vậy. Nó càng khinh thường mẹ hơn. Đến tận khi có gia đình, có một tổ ấm bé nhỏ ở thành phố, nó vẫn không muốn gặp mẹ một lần.



Có lần mẹ từ quê lên mang theo một bao tải bông vải, mẹ nói mang lên để vợ chồng nó làm chăn bông. Nó bắt đầu thấy động lòng. Ở quê đâu có làm bông vải. Chắc là mẹ lại đến nơi rất xa để nhặt từng bông vải một. Nó bảo mẹ ở lại một đêm. Mẹ xoa tay nói: “Sao thế được, nhà con nhỏ thế này, thôi để mẹ về.”, ánh mắt mẹ thăm dò nhìn nó.
Nó đã có chỗ đứng ổn định ở thành phố, đã tìm được em trai bị thất lạc và em gái nay đã thành người phụ nữ làm nghề nông. Nó đã ổn định cuộc sống cho các em. Mấy anh nó đều không thích mẹ, đều có biết bao điều tủi thân, không công bằng muốn kể. Cuối cùng, khi mẹ nằm trên giường bệnh, chẳng thể ăn nổi hạt cơm nào. Mấy anh em nó túc trực bên mẹ, nhưng cũng chẳng ai tỏ ra đau lòng. Lúc sắp lâm trung, mẹ nói: “Mẹ biết các con rất hận mẹ, nhưng mẹ biết mẹ đang làm gì. Mẹ muốn chu cấp cho anh trai các con, để anh con thay đổi vận mệnh cho gia đình chúng ta, đây là con đường duy nhất cho chúng ta, vì thế có khổ thế nào đi nữa mẹ cũng không kêu than nửa lời.” Mẹ cười, rồi mẹ lại khóc: “Điều đáng tiếc nhất của mẹ là mẹ không được chụp ảnh với cháu, để tất cả những kẻ ức hiếp chúng ta thấy rằng, mẹ, một người phụ nữ nông thôn sống đến tận bây giờ nhưng chưa bao giờ gục ngã.”
Ba anh em nó ôm mẹ khóc: “Mẹ ơi, mẹ đừng bao giờ gục ngã.” Vào khoảnh khắc này, anh em nó đã hiểu sự chu đáo và dũng cảm của mẹ. Đó là tài sản lớn nhất mẹ để lại cho 3 người.
Ngu
ồn blog tamtay


 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Chút sức lực cuối cùng của người mẹ

Triệu Xảo Vân đã bắt đầu bước vào cái tuổi nhớ nhớ quên quên. Vừa cầm cái quạt nan trong tay, rồi đi thu vội cái chăn đang phơi trong sân thế mà lại không thể nhớ nổi để quạt ở đâu. Thậm chí bà chẳng thể nhớ hết tên 10 đứa con mình. Năm nay bà đã 87 tuổi, đã bước vào chặng đường của cuộc đời, bắt đầu “lẫn rồi, già rồi”.Nhưng có một suy nghĩ vẫn luôn rõ nét trong tâm trí bà - bà luôn nhớ con trai mình Tháng 6, bà nhận được một bức thư từ trại giam Chu Khẩu. Hàng xóm phải hét đúng 10 lần vào tai bà lão không biết chữ lại ngễnh ngãng mới làm bà hiểu rằng, người con trai lớn năm nay 65 tuổi của bà bị bắt vào tù vì tội trộm cắp.Đây là lần thứ ba người con trai lớn của bà bị đi tù nên bà cũng không quá ngạc nhiên. Thằng Bửu (tên gọi ở nhà của người con trai lớn) từ bé đã không chịu học hành. "Nhưng con ngoan hay con hư thì đều là con của tôi”. Bà nói chuyện với người trong làng.Vì không biết con trai ở trong tù ăn ở như thế nào, có được ăn no, mặc ấm không nên bà quyết định vào thăm “thằng Bưu”. Bà cũng không hề biết quãng đường từ nhà mà đến trại giam Chu Khẩu là bao xa, phải đi qua mấy con cầu, đi qua mấy ngôi làng, bao nhiêu huyện. Bà chỉ biết là bà phải đi thăm ““thằng Bưu”.Đợi khi con gà mái đẻ được 8 quả trứng, bà quyết định lên đường. Bà không nói cho bất kỳ ai là bà sẽ đi xa, kể cả người con út đang sống ở gần đấy. Trước khi đi một ngày, bà đã đích thân làm mấy cái bánh bao, đổi thóc lấy 2 quả dưa hấu, còn gói thêm 4 cái bánh, bà cho tất vào một cái túi tự đan.Ngày 10 tháng 7, trời vừa tờ mờ sáng, Triệu Xảo Vân đã chuẩn bị xuất phát. Bà đem theo gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm được, tổng cộng là 85 đồng. Vắt túi sau lưng, bà bắt đầu khởi hành. Bà định sẽ đi bộ đến trại giam vì chẳng nỡ vừa ra khỏi nhà đã phải đến tiêu tiền, “Già rồi, chẳng kiếm ra tiền, một đồng cũng to như cái cối xay.” Bà cứ tự lầm bầm như vậy





Chu vi quanh vùng mấy chục dặm bà rõ lắm. Hồi còn trẻ, bà đã đi ăn xin khắp vùng này. Nhưng sau khi ra khỏi mảnh đất này, bà đã bị lạc đường, chỉ còn cách cầm bức thư của trại giam đi hỏi khắp nơi, hỏi người mở quán bên đường, hỏi bác nông dân trồng đậu trên ruộng, thỉnh thoảng lại chặn đầu anh thanh niên đang đi xe đạp. Bà cứ thế đi, đi mãi, đến lúc đói thì lấy bánh bao trong túi vừa đi vừa gặm. Khát thì xin ít nước của người đi đường. Bà cứ vần mãi hai quả dưa hấu mà chẳng nỡ ăn, “Đây là để phần con”.
Trời ngày một nóng, áo bà đã ướt đẫm mồ hồi, ướt hết cả gấu quần đang xắn lên gần đầu gối, làm bà mấy lần suýt bị ngã. Chân không đi tất bị ướt hết cả giày, vừa bước đi lại có tiếng “lép nhép”. Chiếc túi như tấm vải che mưa dính chặt trên lưng bà, nó ngày càng trở lên nặng hơn. Bà phải tìm gốc cây nào ngồi tựa vào đó, tháo giày ra rồi đặt người xuống cho vững mà nghỉ hết lần này đến lần khác. Nhưng bà rất biết cách kiềm chế bản thân, nghỉ chưa được bao lâu lại đứng lên vì bà sợ “ngồi lâu quá, chân mềm ta chẳng đứng dậy được”. Mồ hôi ra đầy người làm toàn thân ngứa ngáy, bà phải cọ cọ người vào thân cây cho đỡ ngứa.
Bà muốn đi thăm “thằng Bửu”, đây là một trong 4 người con còn sống của bà trong số tất cả 10 người, cũng là người chưa từng bị bà đánh bao giờ. Ở trong làng có thể nhìn thấy môt bà mẹ hơn 80 tuổi cầm gậy trên tay đuổi đánh con trai 60 tuổi. Mấy năm trước con trai lớn của bà thường xuyên không về nhà. Anh ta có về một lần đưa tiền, đưa quà cho mẹ. Nhưng người làm mẹ đã vứt ngay số tiền ấy xuống đất, bà nói tiền ấy không trong sạch. “Mẹ chẳng cần gì cả, mẹ chỉ muốn con là người tốt!” Người mẹ ấy đã khuyên con hết nước hết cái.
Bà lại tiếp tục lên đường. Đi bộ cũng được thời gian dài. Bắp chân cứ cứng hết cả lên, “nó cứ đau nhói”. Bà lê đừng bước đến Tây Hoa Doanh. Bà bắt đầu cảm thấy không gắng gượng được nữa. Nhìn chặng đường dài từ Tây Hóa Doanh đến huyện thành Tây Hoa trước mắt, bà do dự một lúc, cuối cùng đã lên một chiếc xe. Bà phải tiêu 5 đồng vì thế.
5 đồng này giúp bà rút ngắn được 40 dặm đi bộ. Nhưng may là từ huyện Tây Hoa đến trại giam chỉ còn một đoạn đường nữa, xe ôm ra giá 10 đồng. “Đắt như dọa người”. Bà lẩm bẩm, lại bắt đầu cố gắng đi về phía trước.
Cuối cùng cách trại giam không xa có hai cô gái tốt bụng đèo xe máy đưa bà đến nơi cần đến. Từ nhà bà đến trại giam khoảng 110 dặm thì bà đi bộ đến 70 dặm.




Khi Triệu Xảo Vân vất vả mãi mới đến được trại giam thì thời gian thăm phạm nhân vào buổi chiều chưa tới. Bà ngồi đợi ở cửa. Dường như cả đời này bà đều phải chờ đợi người con trai này. Anh ta lúc nào cũng phiêu bạt bên ngoài, rất ít khi về nhà. Cứ khi mùa xuân về, bà lại đau khổ chờ anh ta. Bà vẫn còn nhớ bữa thịt cuối cùng là vào ngày 30 tết năm ngoái, hồi ấy bà cùng làm bánh chẻo với người con trai cả.
Lần này bà lại phải đợi con trai. Khi bà được dẫn vào nơi thăm tù, bị ngăn cách bởi hai lớp kính bà đã nhìn thấy “thằng Bửu” của bà.
Chưa kịp mở lời, nước mắt đã rơi từ hai gò má hằn đầy nếp nhăn của người mẹ. Người thân và phạm nhân chỉ được nói chuyện qua điện thoại qua lớp cửa kính. Tai bà ngễnh ngãng, không nghe rõ trong điện thoại nói gì, chỉ gọi được mỗi câu “Bửu con”, vừa gọi vừa ra hiệu, cuống quít đến khóc ra tiếng.
Người con trai biết mẹ đi bộ gần trăm dặm đến thăm, khóc gào thảm thiết . Anh chạm mặt và tay lên tấm cửa kính, Triệu Xảo Vân bị ngăn cách bởi tấm kính ấy, ra sức vuốt ve con trai.
Nhưng thời gian trôi qua quá nhanh. Theo quy định, thời gian người nhà thăm phạm nhân không được quá 30 phút, trong trại không được phép nhận đồ mang từ ngoài vào. Thế rồi Triệu Xảo Vân đưa hết tất cả số tiền của mình cho con trai, còn mình lại vác cái túi có 2 quả dưa, mấy cái bánh bao và đôi quả trứng gà lên đường về nhà.
8 năm trước, một cơn mưa lớn đã làm hỏng căn nhà bằng đất bà đã ở trong đó 30 năm, ba gian nhà thì bị đánh sập mất hơn nửa. Bà chỉ có thể ở trong căn bếp không cửa sổ ám đầy khói đen . Bức tường nứt như một trái dưa già chín nẫu, cứ mưa là lại dột.
Bà dùng lõi ngô nhét chặt vào gầm giường vì đó là chỗ duy nhất trong nhà không bị dột khi trời mưa, lại có thể dùng làm củi đốt khi nấu cơm. Nơi đáng nhẽ ra để mắc đèn thì lại treo cái làn trúc, trong làn có đựng bánh bao. Đây là nơi duy nhất không có dấu chân chuột.
Bà đã quen trong bóng tối. 8 năm trời bà không dùng đến bóng đèn. Một cây nến to hơn chiếc bút bi một chút có thể thắp sáng đến nửa tháng. Đồ đáng giá nhất trong nhà phải kể tới một thùng dầu đậu nành 5 lít ở đầu giường. Bà đã dùng thùng dầu đó đến tận 8 tháng, vẫn còn đến non nửa thùng. Bà không có kem đánh răng, xà phòng tắm, không có ngăn kéo, cũng không có lấy một bộ quần áo mới. Nhà có khách đến thậm chí bà còn chẳng đem ra nổi chiếc ghế con thứ hai, chỉ có thể mang ra một viên gạch để mời khách ngồi.
Vì cảm động nên trại giam Chu Khẩu đã đặc cách cho Triệu Xảo Vân một cơ hội, để bà không còn bị ngăn cách bởi tấm cửa kính lạnh lẽo, bà sẽ được nhìn đối mặt con trai.
Lần này, họ ngồi sát bên nhau. Nhưng vì xấu hổ nên con trai dùng tay che mặt khóc. Còn người mẹ nghẹn lời nói: “Vì con mà mẹ đã khóc cạn cả nước mặt, con phải cố gắng cải tạo tốt, không được làm chuyện này nữa. Bửu, mẹ về đây, mẹ sẽ đổi tên cho con, để cả làng sẽ gọi con là “Cải Tịnh”(nghĩa là hoàn lương)”. Người mẹ gần đất xa trời nói như thề thốt: “Nếu con không hoàn lương, đến khi chết mẹ cũng sẽ không bao giờ quay lại thăm con.”
Nhưng thực ra bà biết, có lẽ lần sau bà vẫn sẽ đi bộ đến trăm dặm đến thăm con, chỉ cần bà còn sức lực, chỉ cần ngày lên thiên đường mãi mãi không bao giờ đến thì bà vẫn sẽ tiếp tục đi.

Ngu
ồn blog tamtay

 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Chuyện của mẹ tôi...

Hôm nay là ngày của mẹ. Chương trình thời sự buổi sáng đưa tin, có một cô gái ở nơi xa về thăm nhà, vừa mới xuống xe đã nhìn thấy mẹ đứng phía trước. Cô gái rất ngạc nhiên vì mẹ cô không hề biết cô sẽ trở về liền hỏi: ”Sao mẹ biết con về vậy?”. Thì ra cuối tuần nào người mẹ cũng ra chỗ này để “đón” cô.Tâm tư người mẹ luôn như vậy, luôn lấy thường xuyên thành trùng hợp, biến có thành không khiến những đứa con không khỏi ngạc nhiên cũng không đoán trước được. Nhớ lại lúc về quê thăm mẹ, tôi vô tình phát hiện ra mẹ viết chi chít mấy số điện thoại anh em tôi gọi đến trong quyển sổ nhỏ. Hơn nữa mỗi tối mẹ đều xem dự báo thời tiết, mẹ đặc biệt lưu tâm đến vài thành phố vì đơn giản những đứa con của mẹ đang sống ở đó…
Tháng tư năm nay, trước đêm mừng thọ mẹ 80 tuổi tôi cùng vợ về thăm mẹ. Mẹ mắc chứng liệt nửa người không nói được 8 năm nay. Lần này về nghe em tôi kể bác sĩ xem kết quả chụp CT não nói rằng hình ảnh mặt bên não của mẹ gần như toàn màu đen, mẹ sống được đã là một kì tích. Nghe xong tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Bản thân tôi đã làm được điều gì cho mẹ??? Lần này đến thăm tôi lại không biết mẹ phải truyền dịch và đã truyền hơn 1 tuần rồi. Hai đứa em tôi đã học được cách giao tiếp bằng tay càng làm tôi áy náy. Vì thế, trong thời gian gần 10 ngày này tôi cố gắng ngồi cạnh mẹ, nắn nắn chân, xoa bóp lưng và giúp mẹ luyện tập đi bộ đúng giờ.
Mẹ đứng lên và đi lại rất khó. Em tôi thường xuyên phải đỡ mẹ, cùng mẹ luyện tập đi qua đi lại. Tôi thấy mẹ rất coi trọng thời gian luyện tập, buổi sáng buổi chiều đều vui vẻ để chúng tôi đỡ mẹ đi. Mỗi lần như vậy, đặc biệt là khi ở tầng dưới, mẹ đứng trước cửa nhìn ra thế giới bên ngoài, cả người lắc lư cố gắng đứng dậy, hạ quyết tâm. Mấy phút sau mẹ mới để tôi dìu bước từng bước từng bước lên bậc thang trở về phòng.
Từ trước đến giờ mẹ chưa từng coi trọng sinh nhật của mình. Nếu chúng tôi tổ chức thì mẹ đón sinh nhật, nếu chúng tôi quên mất thì mẹ tùy tiện ăn bát mì là xong .Bây giờ mẹ dường như rất mong đợi ngày đó vì khi ấy tất cả những đứa con từ nơi xa cùng về bên mẹ.
Tôi còn nhớ lần tất cả anh em tổ chức sinh nhật cho mẹ 4 năm trước. Mẹ chưa từng khóc nức nở như vậy! Lúc đó mẹ không chỉ bị liệt, tiểu não bị teo mà đã mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ, không thể giao tiếp được với người khác, ngay cả ý thức cũng không minh mẫn. Mọi người không thể tin vì sao mẹ tôi lại có phản ứng quyết liệt như vậy. Từ đó năm nào tôi cũng về sớm một ngày chuẩn bị đón sinh nhật cùng mẹ. Vậy mà mẹ lại có thể bình tĩnh được, ngay cả khi chia tay, mẹ vẫn lặng lẽ nhìn chúng tôi, gật đầu khi nghe chúng tôi nói năm sau lại trở về .






Ngày từ biệt mẹ, tôi mua biếu mẹ rất nhiều hoa quả. Mẹ lại đưa tay chỉ vào vợ tôi, sau đó cầm một quả lắc lắc, ánh mắt mẹ sốt ruột, miệng không ngừng kêu “ư ư”. Tôi biết mẹ muốn chúng tôi mang theo ăn trên dọc đường. Đó là tâm nguyện của mẹ, tôi đành phải nghe theo. Mẹ nhìn chúng tôi, vẻ mặt hài lòng rồi từ từ gật đầu biểu thị ý chia tay. Mẹ mắc bệnh teo tiểu não, là chứng rất khó khống chế việc khóc, thường xuyên không kiềm chế được xúc động mà rơi nước mắt. Nhưng tôi phát hiện, sau mỗi lần gặp chúng tôi mẹ dần dần có thể bình tĩnh nhiều hơn.
Theo tôi,đây là một kì tích,chính là biểu hiện ý chí kiên cường của mẹ.




Cạnh đầu giường sạch sẽ luôn có một chồng giấy vệ sinh do mẹ dùng một tay xếp lại mà thành.Trên tủ đầu giường bày vô số lọ thuốc,cốc nước,bình rửa răng giả,hộp đựng giấy vứt đi,túi thức ăn…tất cả đều lần lượt ngay ngắn nằm ở vị trí cố định. Sinh hoạt hàng ngày đều do me thực hiện theo thói quen rất nghiêm khắc: Buổi sáng 6 giờ dậy, đi vệ sinh, súc miệng rồi ăn sáng; đúng 11 giờ đi tiểu tiện, 12 giờ ăn trưa,13 giờ ngủ trưa;15 giờ dậy sau đó vận động, di chuyển đến ba vị trí khác nhau trong phòng, lúc dậy lắc lư người theo thời gian nhất định,lúc ngồi cũng gác chân nọ lên chân kia trong thời gian nhất định;17 giờ ăn tối,đi vệ sinh, súc miệng, đi ngủ.Vì mẹ mắc bệnh viêm thận mấy chục năm nên nửa đêm phải đi tiểu 2-3 lần nhưng phần lớn đều vào khoảng thời gian nhất định.
Tôi biết tính cách mẹ.Mẹ tính tình ưa sạch sẽ,thích hoạt động,hiền lành,luôn giúp đỡ mọi người, không muốn làm phiền người khác.Mẹ tuân thủ thời khóa biểu hoàn toàn là vì cố gắng không gây rắc rối cho mọi người.Nhưng điều tôi không ngờ tới là mẹ luôn vững tin:dùng ý chí kiên cường chống chọi với bệnh tật,tiếp tục sống từng ngày từng giờ quyết không bỏ cuộc!
Ba tôi mất đã 21 năm.Lúc sinh tiền ba còn lo lắng khi ba mất mẹ sẽ sống ra sao. Bây giờ tôi ở bên cạnh nhìn thấy hình bóng của ba, mẹ không hề bỏ cuộc, từ đầu tới cuối đều nỗ lực hết mình.

Ngu
ồn blog tamtay



 

thuy_haingo

New member
Cảm ơn bác Lương, các mẩu chuyện rất có ý nghĩa trong thời buổi KTTT này, đọc các câu chuyện này mặc dù chưa đọc hết nhưng cũng làm mình lắng đọng lại rất nhiều. Chúc bác và gia đình mạnh khỏe để thỉnh thoảng bác sưu tầm thêm nhiều truyện cho anh em đọc nhé.
Thân, thuy_haingo,
 
Top