Tuann
New member
HỌC MỖI NGÀY Điềm tĩnh trước khen chê là thái độ của người hiền trí sáng suốt. Khen không chỉ cho thấy tài năng người được khen mà còn cho thấy bản lĩnh, nhân cách của người khen. Chê mà để người được chê tâm phục khẩu phục và hàm ơn là bậc thầy. Chê không đúng, chê sai là tự mình tạo ra kẻ thù và sự xem thường. Khen không đúng, khen bừa là tự mình hạ nhân cách mình . Cổ nhân có câu: "Người khen đúng là bạn ta, người chê đúng là thầy ta". Biết ơn và biết khen chê là một trong những việc đầu tiên của học làm người , thường tùy thuộc Tâm Trí và Tầm. Người biết ơn và biết khen chê trước hết phải có Tâm, có nhân cách vì nhiều khi nói vậy nhưng làm không phải vậy, kế đến là phải giàu Trí tuệ và đủ thông tin và sau cùng phải có Tầm để biết nghe , biết chắt lọc thông tin và xử lý sáng suốt., biết khen chê ai, lúc nào và khen chê điều gì cho đúng. Ba bài báo hay gần đây để tham khảo: Điềm tĩnh trước khen chê, Giai thoại Thế à ? đăng trong Học biết ơn và học khen chê . Vũ Quần Phương : Đừng tưởng khen là dễ và Nguyễn Trọng Tạo: Nhà phê bình - người bạn lớn của những nhà sáng tác
ÐIỀM TĨNH TRƯỚC KHEN CHÊ
Phản ứng tâm lý thông thường của chúng ta khi được khen chê thì khoái chí, vui vẻ, sung sướng, khi bị chê thì bực bội, tức tối, đau khổ. Ðó là hai thái cực của một tâm thức, mà theo đức Phật đều có hại, đều là phản ứng bất toàn. Bởi vì, từ đó sự hiểu lầm, tranh chấp, phiền não và thiếu hiểu biết sẽ khởi ra.
Một hôm, đức Phật và chúng Tỳ kheo đi trên con đường giữa Ratãgahã và Nalandã. Ði sau là tu sĩ ngoại đạo Suppiyo và một đệ tử là Brahmadatta. Suppiyo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Trái lại, thanh niên Brahmadatta dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng.
Khi đêm vừa tàn, chúng Tỳ kheo đem sự việc trên bàn luận với nhau. Ðức Phật đi đến, sau khi biết tự sự Ngài dạy rằng:
"Này các Tỳ kheo, nếu có người hủy báng ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, các ngươi chớ vì vậy sanh lòng căm phẩn, tức tối, tâm sinh phiền muộn..."
"Này các Tỳ kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp, tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, khoái trá, tâm không nên thích thú..."
Sỡ dĩ đức Phật dạy như thế, vì Ngài cho rằng khi bị chê trách thì tức tối, khi được khen ngợi thì khoái trá đều có hại, và không biết chính xác được lời nói của những kẻ ấy đúng hay sai sự thật.
Ðối với chúng ta khi bị hủy báng, nhục mạ thì vội vàng chống trả một cách quyết liệt, coi kẻ chê trách như một địch thủ, không đội trời chung. Cách đối phó như thế thường được nhiều người tán đồng và cho là khôn ngoan nữa. Trái lại, nếu ta làm thinh nhẫn nhục chỉ xét nét lại mình thì bị chê trách. Trái lại, nếu ta làm thinh nhẫn nhục chỉ xét nét lại mình, thì bị chê là kẻ ngu khờ.
Thế tại sao đức Phật khuyên chúng ta không nên công phẫn, tức tối? Bởi lẽ khi tức tối phiền muộn nổi lên thì cái hại đến với chúng ta tức khắc, là mất sự an lành điềm đạm của nội tâm, kế đến sự cãi vã, tranh luận xô xát diễn ra và cuối cùng cả hai bên đều không thấy được chân lý. Trong kinh Tứ thập Nhị Chương, Ðức Phật dạy rằng:
"Khi bị kẻ xấu quấy phá, nhục mạ hãy cố nín lặng như người đem lễ vật biếu người khác, họ không nhận, thì lễ vật ấy được trả lại. Cũng như người ngửa mặt nhổ bọt lên trời, bọt chẳng tới trời, trái lại rơi vào mặt mình..."
Như thế khi bị hủy báng, không nên vội vàng phản đối, mà phải xem xét điểm nào đúng với sự thật, điểm nào không đúng sự thật, điều nào mình có điều nào mình không có với một thái độ điềm tĩnh, thành thật, khách quan. Xử sự như thế, thì lời hủy báng ấy được trả lại cho người, còn mình vẫn an ổn, tự tại.
Ða số chúng ta khi được khen ngợi, tâng bốc thì sung sướng mặt tươi như hoa buổi sớm, thích gần gủi những người tán thán mình. Cách ứng xử như thế được người đời cho là hợp lý, thích nghi. Thế tại sao Ðức Phật bảo là có hại và khuyên chúng ta không nên phản ứng non kém, dễ bị người lợi dụng, lường gạt, cho đi máy bay bằng giấy? Qua lời đường mật của họ, chúng ta dễ biểu đồng tình và chấp nhận những yêu cầu thiếu sáng suốt, cuối cùng chúng ta không thấy được sự thật một cách chắc chắn. Hơn nữa, một Tỳ kheo mà bộc lộ sự hoan hỷ, khoái chí một cách nồng nhiệt qua lời khen ngợi biểu thị sự thiếu tế hạnh và mong cầu danh vị, dễ bị sa vào chén mật của kẻ tà tâm. Dù được tán thán một cách chân thành, chúng ta cũng phải xem xét điều nào đúng với sự thật, điều nào không đúng với sự thật, điểm nào mình có, điểm nào mình không có, để tránh trường hợp bị mù hoặc sa vào nẻo hư danh.
Khen và chê là hai tác động tương phản, luôn luôn làm chao động nội tâm chúng ta, kích thích sự hưng phấn hay ức chế, đem lại sự an lạc hay phiền não, có lợi hay bất lợi, là tuỳ thuộc cả hai đối tượng: trao và nhận.
Trong lãnh vực giáo dục, khen thưởng và chê trách đều là hai lợi khí được sử dụng song song. Trước đây nền giáo dục Ðông Phương đặt nặng vấn đề trừng phạt chỉ trích, trong khi nền giáo dục Tây Phương chú trọng sự tưởng thưởng khen ngợi. Cách vận dụng ấy là thuộc vào nền văn hoá, phong tục của mỗi phương, vì vậy hậu quả cũng có phần sai biệt.
Thiết nghĩ người khen ngợi hay chỉ trích, chỉ mang lại kết quả tốt đẹp, khi nào họ biết sử dụng hai lực tương phản này đúng lúc, áp dụng đúng tâm lý từng đối tượng, phải thành thật trong tinh thần thiết tha xây dựng cầu tiến. Ngược lại một người khen, chê thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan và có dụng tâm không tốt, chính bản thân người ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả chẳng lành.
Người được khen hay bị chê, dù ở trong trường hợp nào cũng phải dè dặt, xem xét và phán đoán một cách chính xác, không nên có những phản ứng bồng bột nông nổi, mới tránh được sự sai lầm, tai hại. Nói cách khác không quan trọng hóa khen hay chê, mà phải tìm hiểu sự thật, chân lý trong lời khen chê ấy.
Tóm lại, điềm tĩnh trước khen chê là thái độ của người hiền trí sáng suốt mà người con Phật cần nên tu tâm.
Tỳ kheo Siêu Việt
Nguồn: Phật giáo và đời sống - Nghệ thuật sống
theo buddhanet.net
CHÊ KHEN
Hai danh từ "Chê, Khen" thoạt nghe qua có vẻ tầm thường, nhưng thực ra là hai danh từ chứa đựng nhiều chất nổ nhất. Chiến tranh xảy ra, binh khí miệng lưỡi chạm nhau, con người phỉnh mũi hay hậm hực chực chờ nhau cũng chỉ vì mê muội trong hai danh từ ghê gớm "Chê, Khen".
Bạn định nghĩa "Khen,Chê" thế nào?
"Khen" là tán thán, thưởng thức, là xưng tụng, tán dương cái gì đẹp, cái gì đúng, cái gì hay, cái gì phải, cái gì tốt . . . có phải thế không?
"Chê" là nhận xét, là phê phán những cái chưa tốt, cái yếu kém, cái tiêu cực, cái khuyết điểm của một người, một hiện tượng hay một vật nào đó.
Bạn có đồng ý cái định nghĩa đại khái của tôi về Khen Chê như vậy chứ?
Thói thường, tâm lý chung con người là thích nghe khen hơn là chê; nghe khen dễ hơn là nghe chê. Nhưng thử hỏi làm sao sống trên cõi đời tương đối này, người ta chỉ có đúng mà không bao giờ sai, chỉ có ưu điểm mà không bao giờ có khuyết điểm, chỉ có khen mà lại không bị chê bao giờ?
Thánh nhân còn chưa được toàn hảo, huống chi là phàm tục chúng ta; và thường thì những người không chịu theo một khuôn mẫu cố định nào, một đường xưa lối cũ nào, một đường mòn nào, luôn luôn đổi mới, luôn luôn sáng tạo, luôn luôn nghĩ và làm, là những người dễ mắc nhiều sai lầm nhất, (dù thiên tài vĩ nhân đi chăng nữa cũng không thể tránh khỏi sơ sót thất thố - Trần xuân Tuyết) và bị chê, phê phán nặng nề nhất như đại triết gia Socrates đã bị những kẻ ngu xuẩn cuồng ngông phê phán lên án năng nề đến nỗi xử tử hình ông bằng thuốc độc; Galileo cũng bị người đương thời bỏ tù vì dám nói trái đất hình tròn và xoay quanh mặt trời; Martin Luther King Sr. bị công kích ám sát vì dám đòi hỏi bình quyền dân chủ; Mohammed Gandhi chết thảm vì công khai tranh đấu bất bạo động v.v. Tất cả những vĩ nhân, giáo chủ không ai tránh khỏi sự bình phẩm khen chê của loài người; ngay cả một con người tầm thường như tôi đây cũng đã là đề tài cho nhiều phiếm luận đó đây, tại quê nhà hay xứ lạ.
Qua kinh nghiệm bản thân hay bị phê bình chỉ trích, tôi rút ra được một nhận xét thô thiển và lấy đó làm mực thước tu tập đo lường nội tâm chính mình khi đối cảnh.
Theo tôi, người chỉ trích phê phán ai cần phải có một trình độ uyên bác, phẩm chất đạo đức tốt và công tâm thì mới chê đúng, khen đúng được. Còn người bị chê cũng cần phải có năng lực, bản lãnh đón nhận, tiếp thu ý kiến thì mới tiến bộ được.
Người có trình độ cao nhưng phẩm chất đạo đức kém thì khó lòng phê bình đúng đắn. Người bảo thủ, trì trệ, hoặc hẹp hòi, định kiến thì có khi dùng chê để phủ định những cái tích cực, tốt đẹp của người khác (Trần xuân Tuyết) - và tệ hơn thế nữa, hiện nay, đây đó lại có người dùng võ khí "Chê" để loại trừ nhau, để tự tâng bốc mình, để cầu mong lợi dưỡng của người đời. Buồn cười nhất là tệ trạng đó lại đầy dẫy trong tôn giáo khiến tín đồ thất vọng, nản lòng, bỏ đạo. Vì thế, khi phê bình một người nào, chúng ta cần phải có công tâm và thiện chí . Công tâm để phê bình trung thực, khách quan, vô tư, không bị tình cảm chi phối, và thiện chí mong cầu sửa đổi cái xấu của người, bổ túc khuyết điểm của người để khuyến khích, thúc đẩy người cùng phát triển tiến bộ.
Song, chê đã là một việc khó, nhưng có năng lực và bình tĩnh để nghe chê cũng không phải dễ. Người bị chê cần phải có một năng lực "nghe" và phân tích xem người ta chê mình đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, công bằng hay thiên lệch v.v. Như trên đã nói, tâm lý chung con người thường thích được khen, tâng bốc hơn là bị chỉ trích phê bình nên chúng ta sẽ dễ nhận rõ được mình khi bị người khác hất vào mặt một lô danh từ ghê gớm và rác rến. Tôi đồng ý với Trần xuân Tuyết, tác giả bài viết "Chê và Bị Chê":
"Nếu vừa bị chê, chúng ta đã đỏ mặt tía tai là bản lãnh chúng ta còn thật kém cỏi, không bao giờ có được "bạn hiền". Vừa bị chê, đã sợ sệt, là nhu nhược, khó lòng đi xa trên con đường sáng tạo cho đời cũng như cho chính bản thân. Bị chê, nhưng lạnh lùng không tiếp thu, xem xét lại mình, là khinh mạn, kiêu căng, là phản bội lại chính mình. Bị chê, vờ vịt nhận thiếu sót cho đẹp lòng người chê là giả dối. Những người bảo thủ và tự đại, những người hống hách và độc đoán, những người dốt nát mà hợm hĩnh, thường ít có khả năng chịu đựng được lời chê."
Tóm lại, chúng ta phải cố gắng luyện tâm cho vững để giữ lòng bình thản trước khen hay chê, như Ðức Phật đã dạy trong Kinh Pháp Cú:
"Như tảng đá vững chắc,
Không lay động trước gió,
Người trí cũng như vậy,
Không lay động, xao xuyến,
Luôn luôn an trụ tâm,
Trước khen chê, vinh nhục,
Thành công hay thất bại,
Ðúng sai hay tốt xấu."
Nếu được như thế, chúng ta mới có thể đi trọn con đường lý tưởng tiến về Thánh Ðịa.
Hãy trân trọng từng phút giây bạn sống,
Hãy nâng niu từng tình cảm trên tay,
Hãy ấp yêu tùng hạnh phúc tràn đầy,
Và sống đẹp trong Yêu Thương cùng Hiểu Biết
Bạch Hạc
Nguồn : Bachhac.net
THẾ À ?
Ngày trước, khi đọc chuyện thiền sư Hakuin, mình không hiểu nổi sao ngài có thể cứ nhếch mép mỗi một câu: “Thế à?!” Những khi bị ai đó xúc phạm: Khi người ta hùng hổ kéo đến sỉ vả, vu oan rằng ngài làm cho một cô gái mang thai, ngài lạ lẫm: “Thế à?!”; khi người ta mang giao đứa trẻ bảo đây là con của ngài, bắt ngài phải nuôi dưỡng nó, ngài thản nhiên: “Thế à?!” rồi lặng lẽ nhọc nhằn nuôi đứa trẻ; khi đứa trẻ lớn lên, người ta đến bắt lại, bảo nó không phải là con của ngài, vật vã sám hối xin lỗi ngài, ngài điềm nhiên tự tại nhẹ bẫng: “Thế à?!”. Ôi trời, mình tự nhẩm tính: Hai chữ “Thế à” này ta phải gồng mình đến cỡ nào thì mới nói nổi?!
Vậy mà rồi tự dưng có một ngày, nắng gió cũng bình thường, thời tiết đúng như đài dự báo, bỗng dưng lòng mình phẳng lặng như cái mặt hồ… trên hình vẽ.
Khi ta giải quyết một vấn đề với bạn đồng nghiệp, chẳng hiểu gì mà lại cứ vênh vênh chứng tỏ thông kim bát cổ, lên giọng dạy dỗ, ta chỉ thấy mắc cười và suýt thì buột miệng “Thế à?!”. May mà còn chút sĩ diện để không ăn cắp bản quyền của thiền sư Hakuin một cách thô thiển khi chưa biết sáng tác ra từ gì khác để thốt lên, đành chỉ biết cười thôi. Cám ơn má đã sinh ra con còn tặng kèm cái thẻ đa năng nụ cười, con xài vào chuyện gì cũng được.
Khi có kẻ khích bác chê bai rằng ta nhút nhát, bất tài, chỉ lo yên ổn cho bản thân mình v.v… Ta tỉnh queo giơ cái thẻ đa năng nụ cười ra xài một phát, gật đầu dũng cảm công nhận là mình có những cái xấu mà đối phương nhận xét, thế là đối phương chán nản thu nắm đấm vì chẳng thú vị gì khi giang tay đấm cật lực vào bị bông.
Đâu cần phải tốn sức thanh minh. Giản đơn ta nghĩ: Thứ nhất không vì ai đánh giá ta giỏi thì ta giỏi, đánh giá ta dở thì ta dở. Ta giỏi dở cỡ nào vốn đã được lập trình rồi. Thiên hạ có khen hay chê ta vạn lần thì thực chất khả năng, bản chất ta cũng chẳng thể vì thế mà tăng lên hay thấp xuống. Khi ta trồng được cây hoa, mọi người bu lại rải lời khen chê ào ạt thì cây hoa cũng chẳng đẹp hơn hay xấu đi, đẹp hơn hay xấu đi tùy thuộc vào khả năng chăm bón của ta thôi. Thế nhưng thiên hạ ai cũng mê mẩn với lời khen và tê tái trước tiếng chê, đánh mất sự tỉnh táo. Thứ hai: Ta phải dũng cảm mà công nhận rằng những điều ta bị chê trách cũng có phần đúng, việc gì phải ém đi, không thừa nhận để cứ sống trong ảo tưởng về mình. Mình mắc cười nhất là mỗi khi bị chê ngu thì anh chị nào cũng nhảy chồm lên cơn tự ái, hổng ai chịu nhận rằng mình ngu, dù thật sự mình ngu đến mức không biết mình ngu! Sở dĩ ta nhảy chồm lên tự ái, cãi phăng rằng mình không ngu vì ta cho là đứa nói mình ngu còn ngu hơn mình, nó không đủ tư cách để nói mình ngu. Ta không tỉnh táo để lo tìm hiểu đúng vấn đề mình ngu như thế nào, mà cứ lo săm soi tư cách người nói mình ngu, ví như khi có đứa nói áo ta bị rách, ta liền gườm mắt soi liền quần thằng đó có rách không, chớ hổng lo dòm ngó lại mình.
Đời ngược xuôi rối rắm tứ tung, thiện ác đúng sai xà quần đảo lộn, giữ cho mình không bị lôi cuốn theo dòng là khó vô cùng. Thôi thì biết phận bèo chẳng cách gì không trôi theo nước, trót sinh ra ở cõi này thì phải gánh nghiệp của cõi này, chỉ biết ráng cố gắng làm sao giữ chút thăng bằng để bập bềnh thảnh thơi trên nước; thuận theo thời tiết bốn mùa mà nở hoa phải phép dâng đời.
Ta lắng lòng tập trung sáng suốt vào mục đích, đừng bị ảnh hưởng bởi những lao chao không cần thiết, hãy học cách của thiền sư để biết “Thế à?!” khi sóng gió chồm dập lóc chóc xung quanh. Giữ tâm bình an mà xuôi ngược đảo quay giữa dòng đời cho vững.
Nguồn: Đạo Phật ngày nay
ÐIỀM TĨNH TRƯỚC KHEN CHÊ
Phản ứng tâm lý thông thường của chúng ta khi được khen chê thì khoái chí, vui vẻ, sung sướng, khi bị chê thì bực bội, tức tối, đau khổ. Ðó là hai thái cực của một tâm thức, mà theo đức Phật đều có hại, đều là phản ứng bất toàn. Bởi vì, từ đó sự hiểu lầm, tranh chấp, phiền não và thiếu hiểu biết sẽ khởi ra.
Một hôm, đức Phật và chúng Tỳ kheo đi trên con đường giữa Ratãgahã và Nalandã. Ði sau là tu sĩ ngoại đạo Suppiyo và một đệ tử là Brahmadatta. Suppiyo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Trái lại, thanh niên Brahmadatta dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng.
Khi đêm vừa tàn, chúng Tỳ kheo đem sự việc trên bàn luận với nhau. Ðức Phật đi đến, sau khi biết tự sự Ngài dạy rằng:
"Này các Tỳ kheo, nếu có người hủy báng ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, các ngươi chớ vì vậy sanh lòng căm phẩn, tức tối, tâm sinh phiền muộn..."
"Này các Tỳ kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp, tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, khoái trá, tâm không nên thích thú..."
Sỡ dĩ đức Phật dạy như thế, vì Ngài cho rằng khi bị chê trách thì tức tối, khi được khen ngợi thì khoái trá đều có hại, và không biết chính xác được lời nói của những kẻ ấy đúng hay sai sự thật.
Ðối với chúng ta khi bị hủy báng, nhục mạ thì vội vàng chống trả một cách quyết liệt, coi kẻ chê trách như một địch thủ, không đội trời chung. Cách đối phó như thế thường được nhiều người tán đồng và cho là khôn ngoan nữa. Trái lại, nếu ta làm thinh nhẫn nhục chỉ xét nét lại mình thì bị chê trách. Trái lại, nếu ta làm thinh nhẫn nhục chỉ xét nét lại mình, thì bị chê là kẻ ngu khờ.
Thế tại sao đức Phật khuyên chúng ta không nên công phẫn, tức tối? Bởi lẽ khi tức tối phiền muộn nổi lên thì cái hại đến với chúng ta tức khắc, là mất sự an lành điềm đạm của nội tâm, kế đến sự cãi vã, tranh luận xô xát diễn ra và cuối cùng cả hai bên đều không thấy được chân lý. Trong kinh Tứ thập Nhị Chương, Ðức Phật dạy rằng:
"Khi bị kẻ xấu quấy phá, nhục mạ hãy cố nín lặng như người đem lễ vật biếu người khác, họ không nhận, thì lễ vật ấy được trả lại. Cũng như người ngửa mặt nhổ bọt lên trời, bọt chẳng tới trời, trái lại rơi vào mặt mình..."
Như thế khi bị hủy báng, không nên vội vàng phản đối, mà phải xem xét điểm nào đúng với sự thật, điểm nào không đúng sự thật, điều nào mình có điều nào mình không có với một thái độ điềm tĩnh, thành thật, khách quan. Xử sự như thế, thì lời hủy báng ấy được trả lại cho người, còn mình vẫn an ổn, tự tại.
Ða số chúng ta khi được khen ngợi, tâng bốc thì sung sướng mặt tươi như hoa buổi sớm, thích gần gủi những người tán thán mình. Cách ứng xử như thế được người đời cho là hợp lý, thích nghi. Thế tại sao Ðức Phật bảo là có hại và khuyên chúng ta không nên phản ứng non kém, dễ bị người lợi dụng, lường gạt, cho đi máy bay bằng giấy? Qua lời đường mật của họ, chúng ta dễ biểu đồng tình và chấp nhận những yêu cầu thiếu sáng suốt, cuối cùng chúng ta không thấy được sự thật một cách chắc chắn. Hơn nữa, một Tỳ kheo mà bộc lộ sự hoan hỷ, khoái chí một cách nồng nhiệt qua lời khen ngợi biểu thị sự thiếu tế hạnh và mong cầu danh vị, dễ bị sa vào chén mật của kẻ tà tâm. Dù được tán thán một cách chân thành, chúng ta cũng phải xem xét điều nào đúng với sự thật, điều nào không đúng với sự thật, điểm nào mình có, điểm nào mình không có, để tránh trường hợp bị mù hoặc sa vào nẻo hư danh.
Khen và chê là hai tác động tương phản, luôn luôn làm chao động nội tâm chúng ta, kích thích sự hưng phấn hay ức chế, đem lại sự an lạc hay phiền não, có lợi hay bất lợi, là tuỳ thuộc cả hai đối tượng: trao và nhận.
Trong lãnh vực giáo dục, khen thưởng và chê trách đều là hai lợi khí được sử dụng song song. Trước đây nền giáo dục Ðông Phương đặt nặng vấn đề trừng phạt chỉ trích, trong khi nền giáo dục Tây Phương chú trọng sự tưởng thưởng khen ngợi. Cách vận dụng ấy là thuộc vào nền văn hoá, phong tục của mỗi phương, vì vậy hậu quả cũng có phần sai biệt.
Thiết nghĩ người khen ngợi hay chỉ trích, chỉ mang lại kết quả tốt đẹp, khi nào họ biết sử dụng hai lực tương phản này đúng lúc, áp dụng đúng tâm lý từng đối tượng, phải thành thật trong tinh thần thiết tha xây dựng cầu tiến. Ngược lại một người khen, chê thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan và có dụng tâm không tốt, chính bản thân người ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả chẳng lành.
Người được khen hay bị chê, dù ở trong trường hợp nào cũng phải dè dặt, xem xét và phán đoán một cách chính xác, không nên có những phản ứng bồng bột nông nổi, mới tránh được sự sai lầm, tai hại. Nói cách khác không quan trọng hóa khen hay chê, mà phải tìm hiểu sự thật, chân lý trong lời khen chê ấy.
Tóm lại, điềm tĩnh trước khen chê là thái độ của người hiền trí sáng suốt mà người con Phật cần nên tu tâm.
Tỳ kheo Siêu Việt
Nguồn: Phật giáo và đời sống - Nghệ thuật sống
theo buddhanet.net
CHÊ KHEN
Hai danh từ "Chê, Khen" thoạt nghe qua có vẻ tầm thường, nhưng thực ra là hai danh từ chứa đựng nhiều chất nổ nhất. Chiến tranh xảy ra, binh khí miệng lưỡi chạm nhau, con người phỉnh mũi hay hậm hực chực chờ nhau cũng chỉ vì mê muội trong hai danh từ ghê gớm "Chê, Khen".
Bạn định nghĩa "Khen,Chê" thế nào?
"Khen" là tán thán, thưởng thức, là xưng tụng, tán dương cái gì đẹp, cái gì đúng, cái gì hay, cái gì phải, cái gì tốt . . . có phải thế không?
"Chê" là nhận xét, là phê phán những cái chưa tốt, cái yếu kém, cái tiêu cực, cái khuyết điểm của một người, một hiện tượng hay một vật nào đó.
Bạn có đồng ý cái định nghĩa đại khái của tôi về Khen Chê như vậy chứ?
Thói thường, tâm lý chung con người là thích nghe khen hơn là chê; nghe khen dễ hơn là nghe chê. Nhưng thử hỏi làm sao sống trên cõi đời tương đối này, người ta chỉ có đúng mà không bao giờ sai, chỉ có ưu điểm mà không bao giờ có khuyết điểm, chỉ có khen mà lại không bị chê bao giờ?
Thánh nhân còn chưa được toàn hảo, huống chi là phàm tục chúng ta; và thường thì những người không chịu theo một khuôn mẫu cố định nào, một đường xưa lối cũ nào, một đường mòn nào, luôn luôn đổi mới, luôn luôn sáng tạo, luôn luôn nghĩ và làm, là những người dễ mắc nhiều sai lầm nhất, (dù thiên tài vĩ nhân đi chăng nữa cũng không thể tránh khỏi sơ sót thất thố - Trần xuân Tuyết) và bị chê, phê phán nặng nề nhất như đại triết gia Socrates đã bị những kẻ ngu xuẩn cuồng ngông phê phán lên án năng nề đến nỗi xử tử hình ông bằng thuốc độc; Galileo cũng bị người đương thời bỏ tù vì dám nói trái đất hình tròn và xoay quanh mặt trời; Martin Luther King Sr. bị công kích ám sát vì dám đòi hỏi bình quyền dân chủ; Mohammed Gandhi chết thảm vì công khai tranh đấu bất bạo động v.v. Tất cả những vĩ nhân, giáo chủ không ai tránh khỏi sự bình phẩm khen chê của loài người; ngay cả một con người tầm thường như tôi đây cũng đã là đề tài cho nhiều phiếm luận đó đây, tại quê nhà hay xứ lạ.
Qua kinh nghiệm bản thân hay bị phê bình chỉ trích, tôi rút ra được một nhận xét thô thiển và lấy đó làm mực thước tu tập đo lường nội tâm chính mình khi đối cảnh.
Theo tôi, người chỉ trích phê phán ai cần phải có một trình độ uyên bác, phẩm chất đạo đức tốt và công tâm thì mới chê đúng, khen đúng được. Còn người bị chê cũng cần phải có năng lực, bản lãnh đón nhận, tiếp thu ý kiến thì mới tiến bộ được.
Người có trình độ cao nhưng phẩm chất đạo đức kém thì khó lòng phê bình đúng đắn. Người bảo thủ, trì trệ, hoặc hẹp hòi, định kiến thì có khi dùng chê để phủ định những cái tích cực, tốt đẹp của người khác (Trần xuân Tuyết) - và tệ hơn thế nữa, hiện nay, đây đó lại có người dùng võ khí "Chê" để loại trừ nhau, để tự tâng bốc mình, để cầu mong lợi dưỡng của người đời. Buồn cười nhất là tệ trạng đó lại đầy dẫy trong tôn giáo khiến tín đồ thất vọng, nản lòng, bỏ đạo. Vì thế, khi phê bình một người nào, chúng ta cần phải có công tâm và thiện chí . Công tâm để phê bình trung thực, khách quan, vô tư, không bị tình cảm chi phối, và thiện chí mong cầu sửa đổi cái xấu của người, bổ túc khuyết điểm của người để khuyến khích, thúc đẩy người cùng phát triển tiến bộ.
Song, chê đã là một việc khó, nhưng có năng lực và bình tĩnh để nghe chê cũng không phải dễ. Người bị chê cần phải có một năng lực "nghe" và phân tích xem người ta chê mình đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, công bằng hay thiên lệch v.v. Như trên đã nói, tâm lý chung con người thường thích được khen, tâng bốc hơn là bị chỉ trích phê bình nên chúng ta sẽ dễ nhận rõ được mình khi bị người khác hất vào mặt một lô danh từ ghê gớm và rác rến. Tôi đồng ý với Trần xuân Tuyết, tác giả bài viết "Chê và Bị Chê":
"Nếu vừa bị chê, chúng ta đã đỏ mặt tía tai là bản lãnh chúng ta còn thật kém cỏi, không bao giờ có được "bạn hiền". Vừa bị chê, đã sợ sệt, là nhu nhược, khó lòng đi xa trên con đường sáng tạo cho đời cũng như cho chính bản thân. Bị chê, nhưng lạnh lùng không tiếp thu, xem xét lại mình, là khinh mạn, kiêu căng, là phản bội lại chính mình. Bị chê, vờ vịt nhận thiếu sót cho đẹp lòng người chê là giả dối. Những người bảo thủ và tự đại, những người hống hách và độc đoán, những người dốt nát mà hợm hĩnh, thường ít có khả năng chịu đựng được lời chê."
Tóm lại, chúng ta phải cố gắng luyện tâm cho vững để giữ lòng bình thản trước khen hay chê, như Ðức Phật đã dạy trong Kinh Pháp Cú:
"Như tảng đá vững chắc,
Không lay động trước gió,
Người trí cũng như vậy,
Không lay động, xao xuyến,
Luôn luôn an trụ tâm,
Trước khen chê, vinh nhục,
Thành công hay thất bại,
Ðúng sai hay tốt xấu."
Nếu được như thế, chúng ta mới có thể đi trọn con đường lý tưởng tiến về Thánh Ðịa.
Hãy trân trọng từng phút giây bạn sống,
Hãy nâng niu từng tình cảm trên tay,
Hãy ấp yêu tùng hạnh phúc tràn đầy,
Và sống đẹp trong Yêu Thương cùng Hiểu Biết
Bạch Hạc
Nguồn : Bachhac.net
THẾ À ?
Ngày trước, khi đọc chuyện thiền sư Hakuin, mình không hiểu nổi sao ngài có thể cứ nhếch mép mỗi một câu: “Thế à?!” Những khi bị ai đó xúc phạm: Khi người ta hùng hổ kéo đến sỉ vả, vu oan rằng ngài làm cho một cô gái mang thai, ngài lạ lẫm: “Thế à?!”; khi người ta mang giao đứa trẻ bảo đây là con của ngài, bắt ngài phải nuôi dưỡng nó, ngài thản nhiên: “Thế à?!” rồi lặng lẽ nhọc nhằn nuôi đứa trẻ; khi đứa trẻ lớn lên, người ta đến bắt lại, bảo nó không phải là con của ngài, vật vã sám hối xin lỗi ngài, ngài điềm nhiên tự tại nhẹ bẫng: “Thế à?!”. Ôi trời, mình tự nhẩm tính: Hai chữ “Thế à” này ta phải gồng mình đến cỡ nào thì mới nói nổi?!
Vậy mà rồi tự dưng có một ngày, nắng gió cũng bình thường, thời tiết đúng như đài dự báo, bỗng dưng lòng mình phẳng lặng như cái mặt hồ… trên hình vẽ.
Khi ta giải quyết một vấn đề với bạn đồng nghiệp, chẳng hiểu gì mà lại cứ vênh vênh chứng tỏ thông kim bát cổ, lên giọng dạy dỗ, ta chỉ thấy mắc cười và suýt thì buột miệng “Thế à?!”. May mà còn chút sĩ diện để không ăn cắp bản quyền của thiền sư Hakuin một cách thô thiển khi chưa biết sáng tác ra từ gì khác để thốt lên, đành chỉ biết cười thôi. Cám ơn má đã sinh ra con còn tặng kèm cái thẻ đa năng nụ cười, con xài vào chuyện gì cũng được.
Khi có kẻ khích bác chê bai rằng ta nhút nhát, bất tài, chỉ lo yên ổn cho bản thân mình v.v… Ta tỉnh queo giơ cái thẻ đa năng nụ cười ra xài một phát, gật đầu dũng cảm công nhận là mình có những cái xấu mà đối phương nhận xét, thế là đối phương chán nản thu nắm đấm vì chẳng thú vị gì khi giang tay đấm cật lực vào bị bông.
Đâu cần phải tốn sức thanh minh. Giản đơn ta nghĩ: Thứ nhất không vì ai đánh giá ta giỏi thì ta giỏi, đánh giá ta dở thì ta dở. Ta giỏi dở cỡ nào vốn đã được lập trình rồi. Thiên hạ có khen hay chê ta vạn lần thì thực chất khả năng, bản chất ta cũng chẳng thể vì thế mà tăng lên hay thấp xuống. Khi ta trồng được cây hoa, mọi người bu lại rải lời khen chê ào ạt thì cây hoa cũng chẳng đẹp hơn hay xấu đi, đẹp hơn hay xấu đi tùy thuộc vào khả năng chăm bón của ta thôi. Thế nhưng thiên hạ ai cũng mê mẩn với lời khen và tê tái trước tiếng chê, đánh mất sự tỉnh táo. Thứ hai: Ta phải dũng cảm mà công nhận rằng những điều ta bị chê trách cũng có phần đúng, việc gì phải ém đi, không thừa nhận để cứ sống trong ảo tưởng về mình. Mình mắc cười nhất là mỗi khi bị chê ngu thì anh chị nào cũng nhảy chồm lên cơn tự ái, hổng ai chịu nhận rằng mình ngu, dù thật sự mình ngu đến mức không biết mình ngu! Sở dĩ ta nhảy chồm lên tự ái, cãi phăng rằng mình không ngu vì ta cho là đứa nói mình ngu còn ngu hơn mình, nó không đủ tư cách để nói mình ngu. Ta không tỉnh táo để lo tìm hiểu đúng vấn đề mình ngu như thế nào, mà cứ lo săm soi tư cách người nói mình ngu, ví như khi có đứa nói áo ta bị rách, ta liền gườm mắt soi liền quần thằng đó có rách không, chớ hổng lo dòm ngó lại mình.
Đời ngược xuôi rối rắm tứ tung, thiện ác đúng sai xà quần đảo lộn, giữ cho mình không bị lôi cuốn theo dòng là khó vô cùng. Thôi thì biết phận bèo chẳng cách gì không trôi theo nước, trót sinh ra ở cõi này thì phải gánh nghiệp của cõi này, chỉ biết ráng cố gắng làm sao giữ chút thăng bằng để bập bềnh thảnh thơi trên nước; thuận theo thời tiết bốn mùa mà nở hoa phải phép dâng đời.
Ta lắng lòng tập trung sáng suốt vào mục đích, đừng bị ảnh hưởng bởi những lao chao không cần thiết, hãy học cách của thiền sư để biết “Thế à?!” khi sóng gió chồm dập lóc chóc xung quanh. Giữ tâm bình an mà xuôi ngược đảo quay giữa dòng đời cho vững.
Nguồn: Đạo Phật ngày nay
Sửa bởi Amin: