BY THẾ HỆ TRẺ
IN TIN 24/7
MAY 30TH, 2014
0 COMMENTS
89 VIEWS
Cái bắt tay nhau của Nga – Trung mang tính tình huống, là việc họ phải làm khi Nga đang bị Mỹ gây sức ép. Họ chỉ là “đồng sàng dị mộng” chứ không thân thiết gì.
Ngày 20/5, Tổng thống Vladimir Putin đã gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một động thái nhằm củng cố vị thế ngoại giao cho Nga, vốn đang bị phương Tây tìm cách cô lập sau vụ Crimea. Trong cuộc thời gian này, hai bên ký hơn 49 thỏa thuận hợp tác. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công An nhằm nhận diện rõ sự bắt tay này của Nga và Trung Quốc.
- Thiếu tướng nhận định thế nào về việc Nga bắt tay với Trung Quốc mới đây?
- Trong thâm tâm người Nga không tin Trung Quốc nhưng trong lúc này họ cần bắt tay cả về kinh tế lẫn an ninh để giải quyết bài toán an ninh quốc gia của họ. Mặc dù Putin và người Nga vẫn quý trọng, đánh giá cao người Việt Nam nhưng việc giải bài toán ngoại giao, an ninh quốc gia là việc khác. Không chỉ ông Putin mà bất cứ người nào ở vị trí của ông ấy bây giờ cũng phải làm như thế thôi. Nói chung, cái bắt tay nhau của Nga – Trung mang tính tình huống, là việc họ phải làm khi Nga đang bị Mỹ gây sức ép. Họ chỉ là “đồng sàng dị mộng” chứ không thân thiết gì.
- Vậy sự kiện này có ảnh hưởng đến việc Nga cung cấp những vũ khí tốt cho Việt Nam hay không thưa Ông?
- Trong tình hình hiện nay, Nga không thể cung cấp vũ khí cho Việt Nam để hơn Trung Quốc. Tất cả các quốc gia đặt lợi ích của mình trên hết. Chúng ta đừng trách Putin bắt tay với Trung Quốc bởi ông ấy phải chịu trách nhiệm với 145 triệu người Nga.
Sự kiện này không ảnh hưởng gì đến Việt Nam bởi sức mạnh của chúng ta không phải ở vũ khí. Chúng ta không đặt nặng vũ khí mà điểm huyệt quan trong nhất của chúng ta là lòng dân, là triệu người như một. Đảng nhà nước phải tạo được sức mạnh dân tộc mà điều quan trọng nhất là phải thực hiện được nghị định trung ương 4 khoá 11, xây dưng chiến đấu đảng.
Đấy là sức mạnh để bảo vệ Tổ Quốc chứ không phải mấy tầu ngầm, tên lửa. Có tàu ngầm, tên lửa mà không có được sự đoàn kết đồng lòng của toàn dân thì không bao giờ chiến thắng. Các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta trong 2.500 năm qua đều dành được thắng lợi là do lòng dân, trên dưới như một, đồng lòng hoà thuận. Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đoàn kết thì không thế lực xâm lược nào làm gì được.
- Vậy theo Ông, Nga-Trung bắt tay nhau có lâu dài hay không?
- Nga – Trung bắt tay nhau được lâu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là phụ thuộc vào Mỹ. Mỹ mà đồng thời một lúc chống cả Nga và Trung Quốc thì càng thúc đấy Nga – Trung liên kết với nhau. Nếu Mỹ chẻ hai đối tượng này ra để đánh từng người 1 thì chắc chắn Nga – Trung liên kết được với nhau không lâu.
Quan hệ Nga-Trung bền chặt hay nơi lỏng ngoài phụ thuộc vào yếu tố Mỹ, còn tuỳ theo nội bộ của Nga. Nếu Nga vượt qua được thách thức này mà kinh tế trưởng thành đứng vững thì giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, thái độ đường hoàng, đúng đắn hơn. Thế nhưng, trạng thái kinh tế của Nga bây giờ rất khó khăn, mới hơn 4 tháng mà nước ngoài rút hơn 70 tỷ USD nên buộc họ phải bắt tay với Trung Quốc.
Với tình hình hiện nay, ít ra trong 2 năm tới (2015-2016) quan hệ Nga – Trung tương đối ổn định. Là vì, năm 2015-2016 Mỹ có bầu cử , Trung Quốc cũng vướng đại hội 19, Nga cũng vướng vào bầu cử.
- Còn mối quan hệ Trung Quốc và Mỹ trước tình hình hiện nay liệu có đẩy đến mâu thuẫn không, thưa Ông?
- Quan hệ Trung – Mỹ ở tầng sâu có mâu thuẫn đối kháng với nhau, xem nhau là “không đội trời chung”, thậm chí trong sâu xa Trung Quốc còn muốn gạt Mỹ ra khỏi hành tinh này. Đấy là mâu thuẫn ở tầng sâu Trung – Mỹ nhưng với thế hiện nay, Trung chưa làm gì được Mỹ cả, khi không làm gì được Mỹ thì bắt tay. Ngôn ngữ họ nói đẹp lắm, nào là “đối tác hợp tác chiến lược”….Ngồi với nhau thì nói rất hay nhưng về đến Bắc Kinh, nhà trắng, ông nào cũng tìm cách thủ tiêu nhau mà thôi.
Nói chung, đến năm 2015-2016, Trung – Mỹ không có gì đặc biệt vì Trung Quốc sao dám đụng đến Mỹ, nếu có chỉ làm chỉ làm mình làm mẩy, dỗi nhau tí rồi vui vẻ lại thôi. Trung Quốc chỉ quen bắt nạt kẻ yếu thôi. Vừa rồi Obama tuyên bố ở Tokio, theo điều 51 hiệp định song phương, Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản, Trung Quốc run ngay mới kéo giàn khoan về Việt Nam. Không bao giờ Trung Quốc đẩy quan hệ Trung-Mỹ xuống thấp cả, khi họ chưa bằng Mỹ mặc dù thực tế là mâu thuẫn với nhau thường xuyên. Chỉ khi nào Trung Quốc đuổi kịp Mỹ, kinh tế,quân sự cân bằng nhau thì họ mới ăn miếng trả miếng và khi đó mâu thuẫn sẽ đẩy cao.
Xin cám ơn Thiếu tướng!
IN TIN 24/7
MAY 30TH, 2014
0 COMMENTS
89 VIEWS
Cái bắt tay nhau của Nga – Trung mang tính tình huống, là việc họ phải làm khi Nga đang bị Mỹ gây sức ép. Họ chỉ là “đồng sàng dị mộng” chứ không thân thiết gì.
Ngày 20/5, Tổng thống Vladimir Putin đã gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một động thái nhằm củng cố vị thế ngoại giao cho Nga, vốn đang bị phương Tây tìm cách cô lập sau vụ Crimea. Trong cuộc thời gian này, hai bên ký hơn 49 thỏa thuận hợp tác. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công An nhằm nhận diện rõ sự bắt tay này của Nga và Trung Quốc.
- Thiếu tướng nhận định thế nào về việc Nga bắt tay với Trung Quốc mới đây?
- Trong thâm tâm người Nga không tin Trung Quốc nhưng trong lúc này họ cần bắt tay cả về kinh tế lẫn an ninh để giải quyết bài toán an ninh quốc gia của họ. Mặc dù Putin và người Nga vẫn quý trọng, đánh giá cao người Việt Nam nhưng việc giải bài toán ngoại giao, an ninh quốc gia là việc khác. Không chỉ ông Putin mà bất cứ người nào ở vị trí của ông ấy bây giờ cũng phải làm như thế thôi. Nói chung, cái bắt tay nhau của Nga – Trung mang tính tình huống, là việc họ phải làm khi Nga đang bị Mỹ gây sức ép. Họ chỉ là “đồng sàng dị mộng” chứ không thân thiết gì.
- Vậy sự kiện này có ảnh hưởng đến việc Nga cung cấp những vũ khí tốt cho Việt Nam hay không thưa Ông?
- Trong tình hình hiện nay, Nga không thể cung cấp vũ khí cho Việt Nam để hơn Trung Quốc. Tất cả các quốc gia đặt lợi ích của mình trên hết. Chúng ta đừng trách Putin bắt tay với Trung Quốc bởi ông ấy phải chịu trách nhiệm với 145 triệu người Nga.
Sự kiện này không ảnh hưởng gì đến Việt Nam bởi sức mạnh của chúng ta không phải ở vũ khí. Chúng ta không đặt nặng vũ khí mà điểm huyệt quan trong nhất của chúng ta là lòng dân, là triệu người như một. Đảng nhà nước phải tạo được sức mạnh dân tộc mà điều quan trọng nhất là phải thực hiện được nghị định trung ương 4 khoá 11, xây dưng chiến đấu đảng.
Đấy là sức mạnh để bảo vệ Tổ Quốc chứ không phải mấy tầu ngầm, tên lửa. Có tàu ngầm, tên lửa mà không có được sự đoàn kết đồng lòng của toàn dân thì không bao giờ chiến thắng. Các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta trong 2.500 năm qua đều dành được thắng lợi là do lòng dân, trên dưới như một, đồng lòng hoà thuận. Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đoàn kết thì không thế lực xâm lược nào làm gì được.
- Vậy theo Ông, Nga-Trung bắt tay nhau có lâu dài hay không?
- Nga – Trung bắt tay nhau được lâu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là phụ thuộc vào Mỹ. Mỹ mà đồng thời một lúc chống cả Nga và Trung Quốc thì càng thúc đấy Nga – Trung liên kết với nhau. Nếu Mỹ chẻ hai đối tượng này ra để đánh từng người 1 thì chắc chắn Nga – Trung liên kết được với nhau không lâu.
Quan hệ Nga-Trung bền chặt hay nơi lỏng ngoài phụ thuộc vào yếu tố Mỹ, còn tuỳ theo nội bộ của Nga. Nếu Nga vượt qua được thách thức này mà kinh tế trưởng thành đứng vững thì giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, thái độ đường hoàng, đúng đắn hơn. Thế nhưng, trạng thái kinh tế của Nga bây giờ rất khó khăn, mới hơn 4 tháng mà nước ngoài rút hơn 70 tỷ USD nên buộc họ phải bắt tay với Trung Quốc.
Với tình hình hiện nay, ít ra trong 2 năm tới (2015-2016) quan hệ Nga – Trung tương đối ổn định. Là vì, năm 2015-2016 Mỹ có bầu cử , Trung Quốc cũng vướng đại hội 19, Nga cũng vướng vào bầu cử.
- Còn mối quan hệ Trung Quốc và Mỹ trước tình hình hiện nay liệu có đẩy đến mâu thuẫn không, thưa Ông?
- Quan hệ Trung – Mỹ ở tầng sâu có mâu thuẫn đối kháng với nhau, xem nhau là “không đội trời chung”, thậm chí trong sâu xa Trung Quốc còn muốn gạt Mỹ ra khỏi hành tinh này. Đấy là mâu thuẫn ở tầng sâu Trung – Mỹ nhưng với thế hiện nay, Trung chưa làm gì được Mỹ cả, khi không làm gì được Mỹ thì bắt tay. Ngôn ngữ họ nói đẹp lắm, nào là “đối tác hợp tác chiến lược”….Ngồi với nhau thì nói rất hay nhưng về đến Bắc Kinh, nhà trắng, ông nào cũng tìm cách thủ tiêu nhau mà thôi.
Nói chung, đến năm 2015-2016, Trung – Mỹ không có gì đặc biệt vì Trung Quốc sao dám đụng đến Mỹ, nếu có chỉ làm chỉ làm mình làm mẩy, dỗi nhau tí rồi vui vẻ lại thôi. Trung Quốc chỉ quen bắt nạt kẻ yếu thôi. Vừa rồi Obama tuyên bố ở Tokio, theo điều 51 hiệp định song phương, Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản, Trung Quốc run ngay mới kéo giàn khoan về Việt Nam. Không bao giờ Trung Quốc đẩy quan hệ Trung-Mỹ xuống thấp cả, khi họ chưa bằng Mỹ mặc dù thực tế là mâu thuẫn với nhau thường xuyên. Chỉ khi nào Trung Quốc đuổi kịp Mỹ, kinh tế,quân sự cân bằng nhau thì họ mới ăn miếng trả miếng và khi đó mâu thuẫn sẽ đẩy cao.
Xin cám ơn Thiếu tướng!