Để thuần một chú bổi được cho là thành công đảm bảo các yếu tố về bản năng của chú chim không phải chuyện ngày một ngày hai và không phải ai cũng thuần được. Chưa kể đến lúc chim đã thuần rồi thì việc thúc lửa và hảm lửa cho chim cũng không phải đơn giản. Theo kinh nghiệm thuần bổi của mình thì chia sẽ AE như thế này:
1. Chú chim bổi mới về nhà ngoài việc tập ăn cám thì phải cho chú chim làm quen với lồng, cầu, cóng để chim bắt đầu nhận biết đâu là thức ăn, nước uống, mồi tươi được đặt theo vị trí. Ban đầu cho chim vào lồng ép và chỉ mở 1 mặt duy nhất. Thời gian này chưa cần phải cho chim tắm.
2. Sau khi chim đã bắt đầu ăn cám, từ 2-3 ngày thì tập cho chim tắm: Đặt cửa lồng ép và cửa lồng tắm lại, sau đó mở 2 cửa, áo trùm vẫn để nguyên. AE lưu ý là phải đảm bảo 2 cửa phải khít sát lại tránh chim bị sổng (tốt nhất cột dây thép 2 lồng lại với nhau) và để một nơi thật vắng. Tầm 10-15 phút sau thì quan sát. Theo bản năng chim trời thấy nơi nào có ánh sáng thì tự động lao ra, như vậy chim ban đầu được làm quen với lồng tắm và tắm. Nếu có thời gian tắm ngày 2 lần thì càng tốt.
3. Chim đã tắm được, lúc này thân mình của nó đang bị ướt đẩm thì là lúc chúng ta dọn dẹp vệ sinh lồng và san chim qua lồng nuôi, tận dụng lúc chim còn ướt AE nên dời lồng qua lại chỗ có nắng để chim mau khô và mau dạn người. Thời gian ở lồng ép là lúc AE phải che chắn kín phần nắp lồng bên trên, không được lọt ánh sáng vào. Vì chim sẽ tìm ánh sáng lao ra, rất dễ bị tật lỗi.
4. Sau thời gian tầm 15-20 ngày lúc này AE cho chim qua lồng rộng hơn. Tuân thì sang qua lồng rộng 72 nan nhằm giúp chim thoải mái bay nhảy. Vì chim bổi nếu chúng ta ép quá sẽ thành tật lỗi. AE lưu ý chỗ này. Lúc ở lồng lớn thì AE vẫn che áo trùm 2 phần kín, 1 phần mở và tỷ lệ này dần dần mở ra cho đến khi chim bắt đầu dạn lần.
5. AE chọn cho mình 1 trong 2 phương án:
Thứ nhất: Nếu chim mau dạn thì sẽ tạm thời mất giọng thời gian. Do vậy chúng ta không nên cho chim ra ngoài cây, vì lúc này chim có cảm giác nhớ rừng: hót nhiều hơn,... nhiều AE rất khoái nhưng lại chim sẽ nhác người gần như ban đầu.
Thứ hai: Nếu chọn phương án lấy lại giọng rừng nhanh thì chịu khó xách đi xách lại nhiều và chim sẽ lâu dạn hơn.
6. Thời gian ép chim dạn người là lúc AE để lồng chim từ thấp lên cao dần (bằng đầu người). Cụ thể: 5 ngày đầu để lồng dưới đất, 10 ngày sau để cao hơn 1 tý (ghế), 30 ngày sau để lồng ngang bụng và 60 ngày tiếp theo thì để lồng ngang mặt. Bởi vì chim bổi khi chúng ta treo ngang mặt chim sẽ nhìn vào mắt của chúng ta sẽ thấy hình của nó nhảy qua nhảy lại,... chim rất sợ và dễ bị tật lỗi. AE cũng lưu ý treo chim trên đầu mình đi, vì chim càng hoảng loạn chừng nào thì khả năng tật ngoái, lộn cầu rất cao.
7. Sau thời gian quan sát chim bắt đầu đổ lông thì là lúc AE trùm kỹ lại cho chim tĩnh, giúp nghỉ ngơi và thay lông mau. Cho ăn nhiều cào cào, trái cây và tắm ít lại nhưng không phơi nắng.
Sau khi thấy chim bắt đầu ra lông lại lúng phúng lông ống thì là lúc AE ép chim sẽ hiệu quả nhất. Bởi vì giai đoạn này chim đang oẻ oải trong mình, không dám nhảy nhiều do các cộng lông ống ra sẽ làm chim rất đau, khi đó AE ép sát người. Ngồi đâu thì kè kè nó theo, ăn cơm cũng cho nó ngồi bên, xem ti vi cũng cho nó bên cạnh cùng xem. Đảm bảo chim sẽ rất mau dạn.
AE chăm cho đến khi chim hoàn thành bộ lông đầu tiên thì bắt đầu qua giai đoạn tập dợt,...
Trên đây là kinh nghiệm bản thân mình thuần bổi, kể cả những con nhác mà không còn sợi lông trên đầu, đầu lúc nào cũng máu me nhìn rất gớm. Nhưng sau khi qua lớp huấn luyện trở nên đẹp trai rất nhiều

.
Chúc AE thuần bổi thành công! Hãy kiên trì tập luyện cho bổi, mình chỉ có bổi chơi mới máu được
Thân ái!