bài viết về nuôi chào mào non ( chào mào ổ)

MrKoi

Chào Mào Thanh Hóa
Thấy có nhiều anh em trên Diễn đàn hỏi về Nuôi chào mào Non, cũng nhân tiện xắp tới mùa chào mào non nên em xin được viết sơ sơ một bài chia sẽ về cách nuôi chào mào non rất mong anh em chém nhẹ nhàng.
p/s: Em đã từng có thời cao điểm nuôi tầm gần 50 chào mào ổ, biết mổ rồi đi nhập với giá 200k, năm 2011.còn lại nhì nhằng thì năm nào cũng mua 1 vài chú để luyện thành mồi.
1. Mùa chào mào non:
Mùa chào mào non bắt đầu từ Tháng 3 âm đến khoảng tầm tháng 8 tháng 9 âm lịch gì đó, cái này không nói chính xác được vì có những năm đến tháng 10 âm em còn bắt được 1 ổ ngay tại cây roi trong vườn. Nhưng về đại vụ thì ta cứ tạm thống nhất là 3-9 cho khái quát ạ.
2. Chọn chào mào Non:
Một số bác có thể chọn được chào mào non trống mái, còn về phần em mặc dù nuôi rất nhiều và cũng có vài năm nuôi nhưng phân biệt thì em chịu, Người thì bảo có đốm ở lưỡi rồi nhiều thứ nữa nhưng em thấy chả chính xác lắm, đốm ở lưỡi thì đa phần con nào cũng có, đút cho nó ăn mới thấy, rồi 3 chấm hay 2 chấm thì cũng như thế. cái này thì em chờ các siêu nhân cho ý kiến ạ. Em chỉ kiến nghị đã nuôi chào mào non là mua cả ổ cho nó lành. giá cũng chả đáng là bao như ở chỗ em là 50k đến 80k/ 1 em. ổ chào mào thì có từ 2-5 con, có ổ 1 con nhưng siêu hiếm.
Khi lựa chọn ổ chào mào thì kiến nghị là chọn ổ càng ít con càng tốt, và chỉ nên tiếp nhận khi đã có lông ống hoặc nhu nhú, vì chim lúc ấy có lực rồi. các bác có chăm bẵm như thế nào thì cũng không bằng chim bố mẹ chăm và vì thế bắt càng nhỏ thì tỷ lệ " thăng thiên" càng cao và quan trọng hơn nữa là sức khỏe chim sẽ yếu.cho nên ta chọn ổ lông lống rồi là đẹp nhất.
Nuôi chim non nếu có điều kiện thì nên nuôi mùa chim đầu, vì chim chào mào 1 năm thường đẻ từ 2-4 lứa. Chim vụ đầu thường khỏe mạnh hơn vì nhiều lí do mang tính chất khối B mà em thì học Khối A với Khối H nên không giám bình phẩm nhiều.
3. Những điều chú ý khi mua chào mào non:
khi mua chào mào non anh em nên chú ý 1 tí vì có thể rất dễ bị lừa. bởi có 2 loại rất giống chào mào, em không biết vùng khác gọi là gì còn ở quê em gọi là chào mào Bông Lau ( màu hơi xanh thầm) và Chào mào đá ( màu bạc hơn chào mào đít đỏ và có mào thấp hơn).
Về chào mào Bông Lau thì có vóc nhỏ hơn chào mào đít đỏ và lông ngay từ khi còn nhỏ đã có màu xanh đen rồi, không nâu mốc thẫm như chào mào đít đỏ.
Chào mào đá thì vóc lại to hơn chào mào, Lông đầu và Lông mình ( lông cánh lông) thường có sự phân biệt, lông đầu thường đen, lông cánh thường bàng bạc nhiều anh tưởng màu coffe sữa.
Anh em chú ý thêm 1 điều nữa về vấn đề " Bạch đề " có rất nhiều chú chào mào khi còn non chân trắng phau phau, kiểu như bạch đề ý, trắng hoa đá cũng có nhưng thời gian trôi đi khi chim lớn dần chân sẽ về với màu đen truyền thống nên khi đi mua chim non các bác đừng mơ mộng về bạch đề rồi bị lừa.
còn 1 loại nữa là chào mào non thiếu chất nó thường có cánh màu trắng, nhưng không phải là trắng từ đầu đến đuôi cánh ( lông cánh) mà chỉ trắng ở đoạn giưã cánh, một số anh em cuồng dại lên và nghĩ là cánh gián hoặc bông mơ nhưng sau khi thay lông cháu nó trở về nguyên bản chào mào có biến dạng thì chỉ từ trắng thành nâu thôi. bản thân em cũng từng bị dính 1 vụ tang tóc như thế nên mạnh rạn chia sẽ với anh em. Nhưng cũng có 1 số trường hợp đặc biệt khi thay lông vẫn có đốm trắng ở cánh nhưng là cái thể loại hiếm và khả năng 1-2%. Nên tốt nhất là ta không chơi ạ.
4. Chăm chào mào Non:
a. Cơ Bản:
Thức ăn của chào mào non thì anh em không cần quá cầu kỳ, Nó giống như việc mình nuôi chào mào lớn thôi. khác là chào mào non thì ta phải đút cho cháu nó ăn và cám thì phải pha sền sệt, đừng để cứng chim ứ tiêu hóa được rồi dẫn đến suy kiệt, chậm lớn còi xương ^_^. Thức ăn vẫn là Hoa quả ạ ( chuối chín là dễ ăn nhất, mềm mại, xuôn mượt ), cào cào chỉ cho ăn bụng bóp nát ra thì tốt, sâu thì bóp nát ra. cho ăn thì càng nhiều bữa càng tốt. Chào mào ăn phát tí ti là ị ra ngay nên anh em đừng chơi cái bài cho ăn theo giờ, nó la là cho ăn, hét cũng cho ăn vì ăn theo giờ thì chim thường ốm, không mập, vóc chim nó nhỏ tí hị nhìn kém tắm lắm ạ. Thời gian chim chưa biết bay, chưa biết mổ ( nói tóm lại là chưa hoàn toàn là má trắng ) không cần tắm cho chim đâu ạ, tắm cháu nó cảm thăng lên gặp tiên tổ đấy ạ.
( anh em tuyệt đối không được bỏ qua trái cây vì chim non rất dễ bị liệt nếu không có trái cây )

Về phòng bệnh cho chim thì cứ vô sờ tư ạ, dùng thuốc phòng các bệnh thông thường cho gà con ý ạ hay gia cầm gì đó, khi chim biết uống nước thì bắt đầu cho phòng, các bác đừng mạo hiểm phòng từ nhỏ, ứ biết liều lượng, nhỏ nước cho nó uống nó say liên miên thì chết, uống thuốc quá liều say đấy ạ !! ^^
b. Tập mổ và quá trình đút trợ lực:
Vấn đề tập mổ cho chim và vấn đề các anh em nuôi chim non rất đau lòng ạ !! vì để mải chả thấy nó mổ, mà cứ há hốc mồm ra đòi đút, không cho ăn thì sợ nó đói, rồi thương, đút thì đến bao giờ nó mới chịu mổ cho ạ ? thế nên cái chính là ở mình thôi ạ.
Khi chim bắt đầu tập mổ thì anh em thực hiện chính xách bỏ đói và cho ăn cầm chừng, anh em có thể tập mổ bằng chuối chín rồi đút cho ăn thêm bằng cám.
Về bằng chuối chín thì anh em tác động bằng cách nào đó thì tùy làm cho chuối bị cắt thành những miếng nhỏ mà vẫn có hình quả chuối rồi để trong cóng ăn. ban đầu phải đút cho nó ăn và để nguyên cái miếng chuối ấy ở trong cóng dùng dụng cụ đút ăn móc miếng từ quả chuối ra rồi đút để cho chim non biết và thấy : à thì ra đó là thức ăn và khi đói nó thò miệng " liếm láp" :D
Về bột thì lúc này anh em không để sền sệt nữa mà khô hơn 1 chút, cới tung thành những cục nho nhỏ rồi cũng như chuối bỏ vào cóng đút cho chim non ăn từ cái cóng trong lồng. Hoặc nếu tình hình vẫn không khả quan anh em có thể dùng dụng cụ cho ăn xúc cám rồi để ở tư thế như khi đút thức ăn cho chim nó há mồm chờ, há mải mà không thấy đút rồi nó cũng tự rứt lấy ăn dần dần rồi tự mổ lấy ăn
anh em chú ý ở độ quyết tâm cao độ và đừng thương quá, mà cứ lo nó đói, 1 ngày lúc này chỉ đút cho ăn tầm 4-5 thôi, không chết đói đâu ạ, rồi cứ giảm dần cho đến khi nó mổ thạo
1 số anh em cho đến khi chim mổ thạo rồi là bỏ qua khoản đút. theo em là không nên như thế. lúc này ta vẫn đút, đút để bổ sung thêm cho khẩu phần của chim, giúp chim béo mập. sau khi mổ thạo chim thường gầy hơn vì nó mổ không nhiều như ta đút, thế nên ngày nên đút trợ lực khoảng 3-4 lần yên tâm là nó có mổ thạo rồi thì vẫn há mồm như phình phường ạ !
c. Tách lồng và tập giọng:
Cũng như chim rừng ta bắt đầu tách đàn khi chú chim của ta đã trưởng thành, không phải má đỏ đâu ạ, là thanh niên tơ ( má trắng ). lúc này buộc phải tách lồng nếu không muốn chim của bạn chỉ biết wist wist.. weo weo.
tách ra để kích thích chim gọi nhau, vì sống tập thể quen rồi giờ tách ra thấy vắng toe, buồn lắm, muốn gọi nhau cho vui ^^ để cải vã và tranh luận. bên cạnh đó đây là thời điểm chim học giọng ( chim ta nuôi học giọng chậm hơn bên ngoài tự nhiên ) để chung đụng thì không chịu kêu la mấy, khả năng học giọng cũng kém hơn. em đã từng dính 1 vụ mà tách lồng đôi ra đến khi trổ má đỏ mới tách lồng chim cứ kêu như chim non, đi gió cũng chả biết. mải sau rất lâu mới bắt đầu được. giống trẻ em học nói muộn ý ạ .
những vấn đề về chim non đến đây là hết ạ !! về sau thì là chăm chim trưởng thành mất rồi. nhanh quá ạ !!^^
về ép giọng thì đề nghị anh em sợt trên 4rum !! ^^ Thân !!
 

cmtegiac

New member
mình xin bổ sung 1 vấn đề nữa rất quan trọng trong việc nuôi chim non đó là phải tập cho chim biết cách tắm ở lồng tắm và tập cho chim quen với nhiều thứ đồ vật khác nhau để mai sau đi dợt chim sẽ không bị hoảng. Nếu từ nhỏ không tập mà đợi lên má đỏ mới tập thì rất khó khăn đặc biệt là khoản tắm. Các bác yêu thích nuôi chim non chú ý điều đó nhé vì trước mình cũng nuôi chim non lên và bị vướng mắc 2 vấn đề đó
 

clark07

New member
Thấy có nhiều anh em trên Diễn đàn hỏi về Nuôi chào mào Non, cũng nhân tiện xắp tới mùa chào mào non nên em xin được viết sơ sơ một bài chia sẽ về cách nuôi chào mào non rất mong anh em chém nhẹ nhàng.
p/s: Em đã từng có thời cao điểm nuôi tầm gần 50 chào mào ổ, biết mổ rồi đi nhập với giá 200k, năm 2011.còn lại nhì nhằng thì năm nào cũng mua 1 vài chú để luyện thành mồi.
1. Mùa chào mào non:
Mùa chào mào non bắt đầu từ Tháng 3 âm đến khoảng tầm tháng 8 tháng 9 âm lịch gì đó, cái này không nói chính xác được vì có những năm đến tháng 10 âm em còn bắt được 1 ổ ngay tại cây roi trong vườn. Nhưng về đại vụ thì ta cứ tạm thống nhất là 3-9 cho khái quát ạ.
2. Chọn chào mào Non:
Một số bác có thể chọn được chào mào non trống mái, còn về phần em mặc dù nuôi rất nhiều và cũng có vài năm nuôi nhưng phân biệt thì em chịu, Người thì bảo có đốm ở lưỡi rồi nhiều thứ nữa nhưng em thấy chả chính xác lắm, đốm ở lưỡi thì đa phần con nào cũng có, đút cho nó ăn mới thấy, rồi 3 chấm hay 2 chấm thì cũng như thế. cái này thì em chờ các siêu nhân cho ý kiến ạ. Em chỉ kiến nghị đã nuôi chào mào non là mua cả ổ cho nó lành. giá cũng chả đáng là bao như ở chỗ em là 50k đến 80k/ 1 em. ổ chào mào thì có từ 2-5 con, có ổ 1 con nhưng siêu hiếm.
Khi lựa chọn ổ chào mào thì kiến nghị là chọn ổ càng ít con càng tốt, và chỉ nên tiếp nhận khi đã có lông ống hoặc nhu nhú, vì chim lúc ấy có lực rồi. các bác có chăm bẵm như thế nào thì cũng không bằng chim bố mẹ chăm và vì thế bắt càng nhỏ thì tỷ lệ " thăng thiên" càng cao và quan trọng hơn nữa là sức khỏe chim sẽ yếu.cho nên ta chọn ổ lông lống rồi là đẹp nhất.
Nuôi chim non nếu có điều kiện thì nên nuôi mùa chim đầu, vì chim chào mào 1 năm thường đẻ từ 2-4 lứa. Chim vụ đầu thường khỏe mạnh hơn vì nhiều lí do mang tính chất khối B mà em thì học Khối A với Khối H nên không giám bình phẩm nhiều.
3. Những điều chú ý khi mua chào mào non:
khi mua chào mào non anh em nên chú ý 1 tí vì có thể rất dễ bị lừa. bởi có 2 loại rất giống chào mào, em không biết vùng khác gọi là gì còn ở quê em gọi là chào mào Bông Lau ( màu hơi xanh thầm) và Chào mào đá ( màu bạc hơn chào mào đít đỏ và có mào thấp hơn).
Về chào mào Bông Lau thì có vóc nhỏ hơn chào mào đít đỏ và lông ngay từ khi còn nhỏ đã có màu xanh đen rồi, không nâu mốc thẫm như chào mào đít đỏ.
Chào mào đá thì vóc lại to hơn chào mào, Lông đầu và Lông mình ( lông cánh lông) thường có sự phân biệt, lông đầu thường đen, lông cánh thường bàng bạc nhiều anh tưởng màu coffe sữa.
Anh em chú ý thêm 1 điều nữa về vấn đề " Bạch đề " có rất nhiều chú chào mào khi còn non chân trắng phau phau, kiểu như bạch đề ý, trắng hoa đá cũng có nhưng thời gian trôi đi khi chim lớn dần chân sẽ về với màu đen truyền thống nên khi đi mua chim non các bác đừng mơ mộng về bạch đề rồi bị lừa.
còn 1 loại nữa là chào mào non thiếu chất nó thường có cánh màu trắng, nhưng không phải là trắng từ đầu đến đuôi cánh ( lông cánh) mà chỉ trắng ở đoạn giưã cánh, một số anh em cuồng dại lên và nghĩ là cánh gián hoặc bông mơ nhưng sau khi thay lông cháu nó trở về nguyên bản chào mào có biến dạng thì chỉ từ trắng thành nâu thôi. bản thân em cũng từng bị dính 1 vụ tang tóc như thế nên mạnh rạn chia sẽ với anh em. Nhưng cũng có 1 số trường hợp đặc biệt khi thay lông vẫn có đốm trắng ở cánh nhưng là cái thể loại hiếm và khả năng 1-2%. Nên tốt nhất là ta không chơi ạ.
4. Chăm chào mào Non:
a. Cơ Bản:
Thức ăn của chào mào non thì anh em không cần quá cầu kỳ, Nó giống như việc mình nuôi chào mào lớn thôi. khác là chào mào non thì ta phải đút cho cháu nó ăn và cám thì phải pha sền sệt, đừng để cứng chim ứ tiêu hóa được rồi dẫn đến suy kiệt, chậm lớn còi xương ^_^. Thức ăn vẫn là Hoa quả ạ ( chuối chín là dễ ăn nhất, mềm mại, xuôn mượt ), cào cào chỉ cho ăn bụng bóp nát ra thì tốt, sâu thì bóp nát ra. cho ăn thì càng nhiều bữa càng tốt. Chào mào ăn phát tí ti là ị ra ngay nên anh em đừng chơi cái bài cho ăn theo giờ, nó la là cho ăn, hét cũng cho ăn vì ăn theo giờ thì chim thường ốm, không mập, vóc chim nó nhỏ tí hị nhìn kém tắm lắm ạ. Thời gian chim chưa biết bay, chưa biết mổ ( nói tóm lại là chưa hoàn toàn là má trắng ) không cần tắm cho chim đâu ạ, tắm cháu nó cảm thăng lên gặp tiên tổ đấy ạ.
( anh em tuyệt đối không được bỏ qua trái cây vì chim non rất dễ bị liệt nếu không có trái cây )

Về phòng bệnh cho chim thì cứ vô sờ tư ạ, dùng thuốc phòng các bệnh thông thường cho gà con ý ạ hay gia cầm gì đó, khi chim biết uống nước thì bắt đầu cho phòng, các bác đừng mạo hiểm phòng từ nhỏ, ứ biết liều lượng, nhỏ nước cho nó uống nó say liên miên thì chết, uống thuốc quá liều say đấy ạ !! ^^
b. Tập mổ và quá trình đút trợ lực:
Vấn đề tập mổ cho chim và vấn đề các anh em nuôi chim non rất đau lòng ạ !! vì để mải chả thấy nó mổ, mà cứ há hốc mồm ra đòi đút, không cho ăn thì sợ nó đói, rồi thương, đút thì đến bao giờ nó mới chịu mổ cho ạ ? thế nên cái chính là ở mình thôi ạ.
Khi chim bắt đầu tập mổ thì anh em thực hiện chính xách bỏ đói và cho ăn cầm chừng, anh em có thể tập mổ bằng chuối chín rồi đút cho ăn thêm bằng cám.
Về bằng chuối chín thì anh em tác động bằng cách nào đó thì tùy làm cho chuối bị cắt thành những miếng nhỏ mà vẫn có hình quả chuối rồi để trong cóng ăn. ban đầu phải đút cho nó ăn và để nguyên cái miếng chuối ấy ở trong cóng dùng dụng cụ đút ăn móc miếng từ quả chuối ra rồi đút để cho chim non biết và thấy : à thì ra đó là thức ăn và khi đói nó thò miệng " liếm láp" :D
Về bột thì lúc này anh em không để sền sệt nữa mà khô hơn 1 chút, cới tung thành những cục nho nhỏ rồi cũng như chuối bỏ vào cóng đút cho chim non ăn từ cái cóng trong lồng. Hoặc nếu tình hình vẫn không khả quan anh em có thể dùng dụng cụ cho ăn xúc cám rồi để ở tư thế như khi đút thức ăn cho chim nó há mồm chờ, há mải mà không thấy đút rồi nó cũng tự rứt lấy ăn dần dần rồi tự mổ lấy ăn
anh em chú ý ở độ quyết tâm cao độ và đừng thương quá, mà cứ lo nó đói, 1 ngày lúc này chỉ đút cho ăn tầm 4-5 thôi, không chết đói đâu ạ, rồi cứ giảm dần cho đến khi nó mổ thạo
1 số anh em cho đến khi chim mổ thạo rồi là bỏ qua khoản đút. theo em là không nên như thế. lúc này ta vẫn đút, đút để bổ sung thêm cho khẩu phần của chim, giúp chim béo mập. sau khi mổ thạo chim thường gầy hơn vì nó mổ không nhiều như ta đút, thế nên ngày nên đút trợ lực khoảng 3-4 lần yên tâm là nó có mổ thạo rồi thì vẫn há mồm như phình phường ạ !
c. Tách lồng và tập giọng:
Cũng như chim rừng ta bắt đầu tách đàn khi chú chim của ta đã trưởng thành, không phải má đỏ đâu ạ, là thanh niên tơ ( má trắng ). lúc này buộc phải tách lồng nếu không muốn chim của bạn chỉ biết wist wist.. weo weo.
tách ra để kích thích chim gọi nhau, vì sống tập thể quen rồi giờ tách ra thấy vắng toe, buồn lắm, muốn gọi nhau cho vui ^^ để cải vã và tranh luận. bên cạnh đó đây là thời điểm chim học giọng ( chim ta nuôi học giọng chậm hơn bên ngoài tự nhiên ) để chung đụng thì không chịu kêu la mấy, khả năng học giọng cũng kém hơn. em đã từng dính 1 vụ mà tách lồng đôi ra đến khi trổ má đỏ mới tách lồng chim cứ kêu như chim non, đi gió cũng chả biết. mải sau rất lâu mới bắt đầu được. giống trẻ em học nói muộn ý ạ .
những vấn đề về chim non đến đây là hết ạ !! về sau thì là chăm chim trưởng thành mất rồi. nhanh quá ạ !!^^
về ép giọng thì đề nghị anh em sợt trên 4rum !! ^^ Thân !!
dạo này bài viết nào của MrKoi cũng đều mạng trọng lực lớn, rất thu hút người xem, cám ơn anh vì những vài viết trên.
anh có thể chuyển cho em 1 em chào mào quê bác được không? em thì quê ở ninh bình nhưng hiếm khi được về, đợt rồi có ông già về nhưng không lựa được chú nào ưng ý.
 
T

TjeuThjenphp

Guest
thank bạn nhiều nhé.bài viết bổ ích :D
 

MrKoi

Chào Mào Thanh Hóa
dạo này bài viết nào của MrKoi cũng đều mạng trọng lực lớn, rất thu hút người xem, cám ơn anh vì những vài viết trên.
anh có thể chuyển cho em 1 em chào mào quê bác được không? em thì quê ở ninh bình nhưng hiếm khi được về, đợt rồi có ông già về nhưng không lựa được chú nào ưng ý.
duyệt bác ơi !! qua 30-4 em gửi bác !! Ninh Bình thì gần mà !! để em tuyển bác con mào lân !! họng bò em không cam đoan ^_^
 

clark07

New member
duyệt bác ơi !! qua 30-4 em gửi bác !! Ninh Bình thì gần mà !! để em tuyển bác con mào lân !! họng bò em không cam đoan ^_^
thx bác trước. em sinh ra và sinh sống ở trong biên hòa, còn ninh bình là quê nội thôi, cách đây 3 năm em có về quê chơi nhưng lúc đó chưa biết chơi chim nên ko mang em nào vào cả
 

hoctrongoan

New member
ôi, đọc xong thấy chăm CM ổ thật khó quá, có khi còn khó hơn chăm con nít ấy chứ, không biết sau này mình có con, mình có chăm được như thế không nữa ấy :p
 

bloodorchid

New member
Mình cũng tham gia chút, hiện tại mình cũng đang nuôi 2 chú non đã biết ăn và tách lồng khi biết mỗ khoảng 3 ngày đang wit wít tập hót. Theo kinh nghiệm của mình muốn chim nhanh lớn mà khỏe thì mua dế cho ăn, mình nhớ là 2 nhóc ăn hết 100K tiền dế là nó biết mổ. Ngoài ra chiều nay mới gặp ông anh ổng kể mới mua 4 con chim non nuôi chơi, bữa đó thấy con chim lớn trong lồng cứ nhao nhao ra mấy con chim non rồi gắp cám tự thả vào hủ nước, ổng thấy kỳ kỳ rồi bắt thử 1 nhóc thả vào ai dè con chim lớn đút ăn thiệt thấy vậy ổng thả luôn thêm 3 nhóc kia nữa cho nó nuôi luôn. giờ tự nhiên khỏe khỏi mất công nuôi, hihi. đôi điều chia sẽ mọi người.

Thanks
 

sonbt

New member
dạo này bài viết nào của MrKoi cũng đều mạng trọng lực lớn, rất thu hút người xem, cám ơn anh vì những vài viết trên.
anh có thể chuyển cho em 1 em chào mào quê bác được không? em thì quê ở ninh bình nhưng hiếm khi được về, đợt rồi có ông già về nhưng không lựa được chú nào ưng ý.
Nhân tài hiếm có lại về đầu quân cho chaomao.org. Thấy bác Mr.Koi rất tâm huyết và nhiệt tình, thẳng thắn với anh em. Mong bác sớm lên chức nhé !
 

dogiatuan

New member
mình xin bổ sung 1 vấn đề nữa rất quan trọng trong việc nuôi chim non đó là phải tập cho chim biết cách tắm ở lồng tắm và tập cho chim quen với nhiều thứ đồ vật khác nhau để mai sau đi dợt chim sẽ không bị hoảng. Nếu từ nhỏ không tập mà đợi lên má đỏ mới tập thì rất khó khăn đặc biệt là khoản tắm. Các bác yêu thích nuôi chim non chú ý điều đó nhé vì trước mình cũng nuôi chim non lên và bị vướng mắc 2 vấn đề đó
bác này nói chuẩn quá
nhà mình có 1 đôi CM non đã biết mổ
ngày trước thì lông e nó đẹp lắm nhưng từ ngày tách riêng ra mỗi con 1 lồng nên nhìn thấy cái gì lạ là nó bay loạn nên
nhiều lúc tức mà chẳng làm đc gì
theo bác thì làm ntn để nó quen với các đồ vật
 

dogiatuan

New member
Mình cũng tham gia chút, hiện tại mình cũng đang nuôi 2 chú non đã biết ăn và tách lồng khi biết mỗ khoảng 3 ngày đang wit wít tập hót. Theo kinh nghiệm của mình muốn chim nhanh lớn mà khỏe thì mua dế cho ăn, mình nhớ là 2 nhóc ăn hết 100K tiền dế là nó biết mổ. Ngoài ra chiều nay mới gặp ông anh ổng kể mới mua 4 con chim non nuôi chơi, bữa đó thấy con chim lớn trong lồng cứ nhao nhao ra mấy con chim non rồi gắp cám tự thả vào hủ nước, ổng thấy kỳ kỳ rồi bắt thử 1 nhóc thả vào ai dè con chim lớn đút ăn thiệt thấy vậy ổng thả luôn thêm 3 nhóc kia nữa cho nó nuôi luôn. giờ tự nhiên khỏe khỏi mất công nuôi, hihi. đôi điều chia sẽ mọi người.

Thanks
theo bác nói là phải biết mổ cứng hay là như thế nào chim của e đã biết mổ rồi tách lòng đc 20 ngày. 2 con ko nhin matwj nhau mà chưa gì cả đây bác ah
hay bác có bí quyết gì
 

nhdang

New member
Mình cũng tham gia chút, hiện tại mình cũng đang nuôi 2 chú non đã biết ăn và tách lồng khi biết mỗ khoảng 3 ngày đang wit wít tập hót. Theo kinh nghiệm của mình muốn chim nhanh lớn mà khỏe thì mua dế cho ăn, mình nhớ là 2 nhóc ăn hết 100K tiền dế là nó biết mổ. Ngoài ra chiều nay mới gặp ông anh ổng kể mới mua 4 con chim non nuôi chơi, bữa đó thấy con chim lớn trong lồng cứ nhao nhao ra mấy con chim non rồi gắp cám tự thả vào hủ nước, ổng thấy kỳ kỳ rồi bắt thử 1 nhóc thả vào ai dè con chim lớn đút ăn thiệt thấy vậy ổng thả luôn thêm 3 nhóc kia nữa cho nó nuôi luôn. giờ tự nhiên khỏe khỏi mất công nuôi, hihi. đôi điều chia sẽ mọi người.

Thanks

Chuyện này có, nhưng tùy chim lớn, mình 4 con lớn ( 1 ổ mùa trước) mà chỉ có 1 con chịu chăm - đút chim con, đang cho nuôi 3 con ổ(bắt trong vườn lúc gần đủ lông toe) sắp biết mổ. Mua sâu - cào cào - chuối để nó tự đút.

Trong vườn mới có thêm 1 ổ 3 trứng đang ấp nữa, dự định sẽ bắt cho con Lớn này nuôi luôn, lúc đó Ổ hiện tại tách lồng đc rồi :)
 

nhdang

New member
bác này nói chuẩn quá
nhà mình có 1 đôi CM non đã biết mổ
ngày trước thì lông e nó đẹp lắm nhưng từ ngày tách riêng ra mỗi con 1 lồng nên nhìn thấy cái gì lạ là nó bay loạn nên
nhiều lúc tức mà chẳng làm đc gì
theo bác thì làm ntn để nó quen với các đồ vật

Chim Bác thả ra đc ko? nếu đc thì lâu lâu thả ra cho nó bay nhảy phá phách làm quen xung quanh, thay đổi chỗ treo lồng, mình thường làm vậy với con Ổ mùa rồi, giờ đã thành người lớn.
 

hey_comeon

New member
e chưa có kinh nghiệm chơi chào mào, vô tình đang ngồi nhậu thì bắt được 1 con chưa bít bay rớt ngay vào người, lúc đầu về cũng tìm hiểu lung tung trên google cách nuôi, bây h đã tự mổ ăn và cứng cáp hơn rất nhiều, nhưng mà mỗi tội là e chưa biết làm sao cho nó qua lồng tắm, nó gặp cái gì lạ là nhảy tung tóe, với lại nó cứ lâu lâu nó quýt quýt thì tốt hay xấu ạ, mong các tiền bối chỉ giúp e.....
 

Haihnbd

New member
chỉ 50k đến 80k 1 em thôi à? trong mình tới 500k một em tập chuyền. Giá cao mà không biết nuôi lên có hay không nữa.
 
Top