Bài viết tổng quan về Chào Mào của Giang Kòi Thanh Hóa ( MrKoi)

huylam2910

New member
bài viết có nhiều tâm huyết của chủ thớt, và nó cũng rất bổ ích cho anh em chơi chim và cho chính diễn đàn. Cám ơn Bạn.
 

Pleikupho

New member
a này thuần chim kỳ công quá. mình thuần chim thuộc loại kiên trì nhưng ko bằng a. tầm 4 5 tháng là mình ở hết 100% áo lồng và 6 7 tháng là mang đi cội cho nó chơi dần rồi.hihi. chúc a có những chú chim hay. Thường sau 1 mùa lông nếu chú chim ko có gì đặc biệt (bóng độ thuộc loại người mẫu, thái độ đấu đẹp, giọng hót khá hay) nếu ko có 1 trong các yếu tố trên thì mình sẽ phóng sanh, nếu chim về nhà 15 ngày ko mở họng thì mình cũng phóng sanh
 

quankmt

New member
bài viết tâm huyết, đầy cảm xúc. qua bài viết mới biết bác yêu cm đến thế nào.
 

MrKoi

Chào Mào Thanh Hóa
Như đã hứa hôm nay mình chia sẽ tiếp với anh em về chim đấu dàn, và những hiểu biết của mình xoay quanh vấn đề về chim đấu.
Trước khi viết ra những điều mình biết về chim đấu mình xin được bộc bạch như thế này, Bản thân mình chưa từng được tham gia một giải đấu lớn nào và cũng vì thế mà không có giải nào Lí do thì có nhiều nhưng cái chính là xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp và vị trí địa lí. Thanh Hóa theo như mình biết thì mới gần đây mới tổ chức các giải chào mào ( vẫn chỉ là quy mô nhỏ lẻ) chứ trước đây thì không. Ngày xưa anh em mình có lập 1 hội Chào mào ở Đông Sơn, ban đầu chỉ là vài anh em chơi vui mang đi dợt dãi, sau này lên đến mấy chục anh em thì cũng có tổ chức giải đấu, phần thưởng đôi khi chỉ là 1 chiếc lồng vuông giá 450k, và cũng có đôi ba lần giật giải ( chả đáng để nói đến) nhưng dẫu sao đó cũng là phong trào và là tâm huyết. Nhưng dần dần các thành viên của hội đều không cánh mà bay ^_^ đa phần là đi hàn cuốc hàn xẻng, cũng từ đó mà hội chào mào tan dã, lí do hết sức của chuối. Trong quá trình chơi và đấu dàn nhỏ lẻ ấy mình cũng có chiêm nghiệm, tham khảo của một số anh em và tổng hợp lại thành một cách chăm sóc cho riêng mình. Vì thế kiến thức mà mình chia sẽ có thể không đúng hoàn toàn và rất mong anh em bỏ qua cho nếu như có điểm nào đó không đúng và không hợp lí.
( chim đấu thường là chim đã già mùa rừng lẫn già mùa lồng và đã thuần rồi nên mình sẽ không bàn nhiều đến vấn đề thuần dưỡng)
* Chọn chim đấu:
Trước khi đi vào phân tích từng chi tiết nhỏ thì chúng ta đi nghiên cứu đến cách chấm thi điển hình ( mỗi vùng có 1 cách chấm và mỗi hội thi lại chấm một cách) nhưng tề tựu chung lại thì vẫn chỉ có những điểm sau: Dáng, giọng, lối, Bền. từ đây ta có thể đưa ra những nhận định để chọn cho mình được một chú chim đấu cho riêng mình:
Về Dáng: Như thế nào là một chú chim chào mào đẹp, cái này là tiêu chí mỗi người mỗi cách nhận định, nhưng về chung chung đại loại thì Dáng phải cân đối, mỗi bộ phận phải kết hợp hài hòa chứ không khập khễnh, có thể tất cả những chi tiết sấu òm nhưng kết hợp lại thì lại tạo được 1 tổng thể đẹp cũng như thế có thể tất cả các chi tiết đều đẹp nhưng kết hợp lại lại thành 1 tổng thể sấu mù. Như vậy dáng chim khi đi thi đấu chỉ xét về tổng thể không đi sâu vào chi tiết. chỉ trừ tật lỗi ( lỗi mà như TMC thì lỗi mấy em cũng chơi ^_^), bạn vẫn có thể mang chim tật lỗi đi có điều đa phần đều không chấm điểm và cộng điểm cho kiểu " Tàn nhưng không phế". Thi là công bằng chấm dáng và phải có dáng mới được + điểm.
Về giọng: giọng thì được chia làm rất nhiều loại và tùy thuộc từng vùng miền. Mình đi sâu 1 tí về giọng và cách nhận biết giọng:
Về giọng thì về nguyên tắc chỉ có thể là 2 giọng: giọng đơn, giọng kép. ( có người nhắc đến giọng tam giọng tứ nhưng em chưa nghe bao giờ) Như thế nào là Đơn như thế nào là kép thì rất khó để diễn đạt, em xin được phiên âm theo kiểu rất củ chuối để anh em tạm mường tượng như sau:
VD: Âm cơ bản của chào mào là Wít,Weo, Wít, Wèo ( nghe như bắt cô trói cột ý các bác nhờ) thì từ đó ta có khai triển như sau:
+ Đơn: Wít...Weo... Wít... Wèo...
+ Kép: Wít. Wít...Weo..Weo... Wít ..Wít... Wèo... ( âm cuối không kép được đâu ạ, em chưa thấy chú nào hót được âm cuối kép cả mà nếu có thì cũng chả biết sẽ phát âm như thế nào)
giọng nước đôi cũng chỉ là biến thể của 2 giọng chủ đạo nói trên, hót nước đôi thực chất ra chỉ là đi lặp 1 vòng đơn hoặc lặp 1 vòng kép ( loại vòng kép siêu hiếm ạ) nhưng đi nước đôi thì thường ngắn hơn. cho nên các bác có thể tưởng tượng nếu chúng ta sở hữu được 1 chú chim kép 7 kép 8 nó sẽ là một tràng dài như thế nào chứ đừng nói đến kép 9 kép 10 hay hơn 10. Chim giọng kép thường kéo theo lối đi tông nhanh còn giọng đơn thì chậm hơn và có vẽ cục mịch. đổi lại giọng đơn uy lực, vang, to rõ ràng âm tiết hơn giọng kép.
Như vậy chim đơn hay chim kép đều có thể mang đi thi tùy vào sở thích của từng người mà có cách chọn lựa chim đấu dàn cho mình.
Đi sâu hơn 1 tí về giọng thì còn có những cách đi giọng có những cái tên rất hay như :
giọng Rao: giọng rao thường có độ dài 4 âm và cách đi giọng thường chậm dãi Khoan thai, âm tiết nghe rõ ràng vì tông đi chậm.
Sổ Bọng: thường dài hơn giọng giao và giọng đi nhanh hơn, âm tiết nối liền nhau nghe cứ lanh lãnh lanh lãnh. gắt gỏng, cấp bách.
Ché: Ché là sự kết hợp của nhiều tiếng kêu tạo thành một tràng có độ dài tùy theo tố chất và độ sung của mỗi chú chim. ( nghe ché thì sướng thôi rồi)
Rọt: cái này nếu anh em lên mạng " sờ nách " video chí phèo của anh Đại Linh thì sẽ cảm nhận rõ ràng, đó là tiếng hót tầm 2 âm tiết thôi nhưng ra nhanh như gió cuốn, và đảo liên tục, những âm tiết ngắn nối liền nhau. ( Bản thân tôi, tôi thích Rọt hơn Ché )
Về lối: Lối chơi của chim thì được phân ra thành rất nhiều kiểu mình có thể tạm điểm danh ra đây để anh em đọc lại:
Xòe ( cái này là em đặt ^_^): Là lối chơi em thích nhất : chim xòe cánh xòe đuôi ra ché điên đảo hoặc rọt liên hồi.
Chớp: hai cánh mấp máy như quạt điện ( em Đi tóm tắt cho nhanh)
Rũ : cánh thả thỏng rung tung, đầu cuối xuống, lưỡi thè ra, đuôi cụp xuống
Bu: Chim lao lên bám lồng ché, hót loạn xị như kiểu đòi cắn xé
Nhứ: ( ghét kiểu này) con chim cứ nhướng cái đầu ra nhứ nhứ tiến lùi
Khi đi thi tùy vào từng thể lệ mà mỗi kiểu chơi được chấm với 1 số điểm nhất định hoặc tương đương nhau. tùy từng vùng miền.
Về Bền: Cái tên cũng đã thể hiện lên tất cả.
* Từ đó ta có thể đưa ra tiêu chí để chọn chú chim đi đấu dàn theo 4 tiêu chí trên, có thể không được 4 nhưng chí ít phải được 3, và không ai chỉ nhìn và nghe hót mà khẳng định được chú này có thể đi dàn, muốn biết bạn phải kè chim, phải đi dợt dãi chứ ngồi mà đoán thì khả năng thành công em sợ là không quá 50%
Về chế độ chăm sóc? cái này các bác có thể tìm trên 4rum hoặc google về cơ bản thì là giống nhau, mồi tươi, hoa quả, tập lực v..v... em xin đi vào một số điều ít người chia sẽ về công tác chuẩn bị của đấu dàn và cả đi dợt dãi:
Em xin tóm gọn lại vào những chữ sau: " Cách Ly, Ủ, Kích" đó là phương pháp chuẩn bị để chuẩn bị cho chú chim đi đấu. ( em không đề cập đến cách tống cám kích - em thấy nhạt). ta sẽ cùng đi bàn về từng chữ 1:
Cách Ly: cách ly cái tên thôi cũng nói lên tất cả, đó là tách chú chim đấu của bạn khỏi dàn chào mào nhà bạn, cách ly càng xa càng tốt, một số anh, chú, bác chơi chim thường mang chim đi gửi ở nhà người thân sao cho không có tiếng chào mào, ở nơi càng yên tĩnh càng tốt. Tạo cảm giác nhớ và độ hăng khi đi đấu dàn. hãy tưởng tượng bạn lên miền núi sống ở 1 thôn bản chẳng có điện đóm gì, rồi 1 tuần sau bạn về thành phố nhìn thấy đèn điện cao áp, bạn sướng như phát điên ^^ đây chính là mục tiêu mà ta mang cách ly chim để chuẩn bị mang đi đấu.
Ủ: ủ chim, nói một cách nôm na là trùm kín áo lồng lại, làm cho chim có cảm giác hưng phấn tột độ sau 1 thời gian dài bị sống trong " bóng mát" của áo lồng. điều này thì cứ trùm thử 1 ngày rồi mở áo lồng ra là chúng ta cảm nhận được ngay, kiểu giống như chim mồi ra đến rừng ấy, ché liên hồi, đơn giản thôi vì sảng khoái, tinh thần thoải mái thì phải hát chứ ạ ^^
Kích: Kích là phương pháp mà mỗi người mỗi cách thường thì chia làm 2 đường 1 là " Vật Chất " và 2 là " Tinh Thần". nói là vật chất cho nó oai oách chứ thực ra là bổ sung chất kích thích tự nhiên giúp chim thèm hót, đó là những chất Nóng ( và thường cho ăn ngay trước ngày mang đi đấu) Chim chào mào nếu ngày hôm nay được ăn ngon thì phải tầm hôm sau mới bộc phát, sau 1 đêm để thẩm thấu và ngấm đến hôm sau chú chim của bạn mới tiếp nhận được lượng chất của ngày hôm qua. Còn về tinh thần, đây là 1 hình thức phi thể thao, có dùng thì cũng ít người dùng và hiệu quả như thế nào thì em cũng ứ biết vì chưa thử đó là tạo cho chim cảm giác chiến thắng bằng cách trói 1 chú chim bổi bỏ vào lồng chim đấu để chim đấu cắn xé, cào cấu, đến khi nào chán thì thôi. ( hậu quả là chim bổi thường chết ) phương pháp này theo em nghĩ có khả năng phản tác dụng khi chim trở thành sung quá độ khi đi đấu cứ bu đòi cắn xé chứ không buồn hót hét ( nên là đừng thử ạ). ^^
* Chú ý : tuyệt đối phải trùm áo lồng cho đến tận khi ra sàn đấu chứ đừng mở ra khi chuẩn bị đi thi, như thế phương pháp ủ sẽ giảm hiệu quả
 

hvkt_87

New member
Bài viết của bác rất hay!Thank bác đã chia sẻ với anh em những kn quý báu của mình ! :D
Thân!
 

boygl88

New member
bài viết hay quá anh ah, hôm nào anh viết nốt vấn đề về mồi luôn cho anh em đọc, cám ơn anh
 

clark07

New member
nhờ có bài viết của bác mà có thêm quyết tâm chơi chim địa phương, hiện nay em đang ở biên hòa, chào mào biên hòa thì trước cũng có tiếng nhưng giờ thì hầu như bị lấn át bởi các loại chim tỉnh khác nhập về, hoặc thậm chí có đánh bắt được ở đây cũng không dám nói vì nói tỉnh khác thì sẽ có giá hơn.
sau dịp này em sẽ lùng chim theo kiểu của bác và sẽ lục tung biên hòa hoặc sang bình dương tìm chú chim ưa thích
 

mrthiencpdnc

New member
Ngay sau khi đọc xong phần viết về chim mồi và cách đặt lồng bẫy của bác, 17h30 ngày hôm qua sau khi từ cơ quan về, tôi đã thực hành luôn và sau gần 1h đồng hồ, chú mồi của mình đã thu phục được một em bổi lắm mồm (hôm trước đánh cả sáng CN mà không nhảy cầu). Cảm ơn bác rất nhiều, rất hy vọng được giao lưu với bác.
 

nghethienan hue

New member
Như đã hứa hôm nay mình chia sẽ tiếp với anh em về chim đấu dàn, và những hiểu biết của mình xoay quanh vấn đề về chim đấu.
Trước khi viết ra những điều mình biết về chim đấu mình xin được bộc bạch như thế này, Bản thân mình chưa từng được tham gia một giải đấu lớn nào và cũng vì thế mà không có giải nào Lí do thì có nhiều nhưng cái chính là xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp và vị trí địa lí. Thanh Hóa theo như mình biết thì mới gần đây mới tổ chức các giải chào mào ( vẫn chỉ là quy mô nhỏ lẻ) chứ trước đây thì không. Ngày xưa anh em mình có lập 1 hội Chào mào ở Đông Sơn, ban đầu chỉ là vài anh em chơi vui mang đi dợt dãi, sau này lên đến mấy chục anh em thì cũng có tổ chức giải đấu, phần thưởng đôi khi chỉ là 1 chiếc lồng vuông giá 450k, và cũng có đôi ba lần giật giải ( chả đáng để nói đến) nhưng dẫu sao đó cũng là phong trào và là tâm huyết. Nhưng dần dần các thành viên của hội đều không cánh mà bay ^_^ đa phần là đi hàn cuốc hàn xẻng, cũng từ đó mà hội chào mào tan dã, lí do hết sức của chuối. Trong quá trình chơi và đấu dàn nhỏ lẻ ấy mình cũng có chiêm nghiệm, tham khảo của một số anh em và tổng hợp lại thành một cách chăm sóc cho riêng mình. Vì thế kiến thức mà mình chia sẽ có thể không đúng hoàn toàn và rất mong anh em bỏ qua cho nếu như có điểm nào đó không đúng và không hợp lí.
( chim đấu thường là chim đã già mùa rừng lẫn già mùa lồng và đã thuần rồi nên mình sẽ không bàn nhiều đến vấn đề thuần dưỡng)
* Chọn chim đấu:
Trước khi đi vào phân tích từng chi tiết nhỏ thì chúng ta đi nghiên cứu đến cách chấm thi điển hình ( mỗi vùng có 1 cách chấm và mỗi hội thi lại chấm một cách) nhưng tề tựu chung lại thì vẫn chỉ có những điểm sau: Dáng, giọng, lối, Bền. từ đây ta có thể đưa ra những nhận định để chọn cho mình được một chú chim đấu cho riêng mình:
Về Dáng: Như thế nào là một chú chim chào mào đẹp, cái này là tiêu chí mỗi người mỗi cách nhận định, nhưng về chung chung đại loại thì Dáng phải cân đối, mỗi bộ phận phải kết hợp hài hòa chứ không khập khễnh, có thể tất cả những chi tiết sấu òm nhưng kết hợp lại thì lại tạo được 1 tổng thể đẹp cũng như thế có thể tất cả các chi tiết đều đẹp nhưng kết hợp lại lại thành 1 tổng thể sấu mù. Như vậy dáng chim khi đi thi đấu chỉ xét về tổng thể không đi sâu vào chi tiết. chỉ trừ tật lỗi ( lỗi mà như TMC thì lỗi mấy em cũng chơi ^_^), bạn vẫn có thể mang chim tật lỗi đi có điều đa phần đều không chấm điểm và cộng điểm cho kiểu " Tàn nhưng không phế". Thi là công bằng chấm dáng và phải có dáng mới được + điểm.
Về giọng: giọng thì được chia làm rất nhiều loại và tùy thuộc từng vùng miền. Mình đi sâu 1 tí về giọng và cách nhận biết giọng:
Về giọng thì về nguyên tắc chỉ có thể là 2 giọng: giọng đơn, giọng kép. ( có người nhắc đến giọng tam giọng tứ nhưng em chưa nghe bao giờ) Như thế nào là Đơn như thế nào là kép thì rất khó để diễn đạt, em xin được phiên âm theo kiểu rất củ chuối để anh em tạm mường tượng như sau:
VD: Âm cơ bản của chào mào là Wít,Weo, Wít, Wèo ( nghe như bắt cô trói cột ý các bác nhờ) thì từ đó ta có khai triển như sau:
+ Đơn: Wít...Weo... Wít... Wèo...
+ Kép: Wít. Wít...Weo..Weo... Wít ..Wít... Wèo... ( âm cuối không kép được đâu ạ, em chưa thấy chú nào hót được âm cuối kép cả mà nếu có thì cũng chả biết sẽ phát âm như thế nào)
giọng nước đôi cũng chỉ là biến thể của 2 giọng chủ đạo nói trên, hót nước đôi thực chất ra chỉ là đi lặp 1 vòng đơn hoặc lặp 1 vòng kép ( loại vòng kép siêu hiếm ạ) nhưng đi nước đôi thì thường ngắn hơn. cho nên các bác có thể tưởng tượng nếu chúng ta sở hữu được 1 chú chim kép 7 kép 8 nó sẽ là một tràng dài như thế nào chứ đừng nói đến kép 9 kép 10 hay hơn 10. Chim giọng kép thường kéo theo lối đi tông nhanh còn giọng đơn thì chậm hơn và có vẽ cục mịch. đổi lại giọng đơn uy lực, vang, to rõ ràng âm tiết hơn giọng kép.
Như vậy chim đơn hay chim kép đều có thể mang đi thi tùy vào sở thích của từng người mà có cách chọn lựa chim đấu dàn cho mình.
Đi sâu hơn 1 tí về giọng thì còn có những cách đi giọng có những cái tên rất hay như :
giọng Rao: giọng rao thường có độ dài 4 âm và cách đi giọng thường chậm dãi Khoan thai, âm tiết nghe rõ ràng vì tông đi chậm.
Sổ Bọng: thường dài hơn giọng giao và giọng đi nhanh hơn, âm tiết nối liền nhau nghe cứ lanh lãnh lanh lãnh. gắt gỏng, cấp bách.
Ché: Ché là sự kết hợp của nhiều tiếng kêu tạo thành một tràng có độ dài tùy theo tố chất và độ sung của mỗi chú chim. ( nghe ché thì sướng thôi rồi)
Rọt: cái này nếu anh em lên mạng " sờ nách " video chí phèo của anh Đại Linh thì sẽ cảm nhận rõ ràng, đó là tiếng hót tầm 2 âm tiết thôi nhưng ra nhanh như gió cuốn, và đảo liên tục, những âm tiết ngắn nối liền nhau. ( Bản thân tôi, tôi thích Rọt hơn Ché )
Về lối: Lối chơi của chim thì được phân ra thành rất nhiều kiểu mình có thể tạm điểm danh ra đây để anh em đọc lại:
Xòe ( cái này là em đặt ^_^): Là lối chơi em thích nhất : chim xòe cánh xòe đuôi ra ché điên đảo hoặc rọt liên hồi.
Chớp: hai cánh mấp máy như quạt điện ( em Đi tóm tắt cho nhanh)
Rũ : cánh thả thỏng rung tung, đầu cuối xuống, lưỡi thè ra, đuôi cụp xuống
Bu: Chim lao lên bám lồng ché, hót loạn xị như kiểu đòi cắn xé
Nhứ: ( ghét kiểu này) con chim cứ nhướng cái đầu ra nhứ nhứ tiến lùi
Khi đi thi tùy vào từng thể lệ mà mỗi kiểu chơi được chấm với 1 số điểm nhất định hoặc tương đương nhau. tùy từng vùng miền.
Về Bền: Cái tên cũng đã thể hiện lên tất cả.
* Từ đó ta có thể đưa ra tiêu chí để chọn chú chim đi đấu dàn theo 4 tiêu chí trên, có thể không được 4 nhưng chí ít phải được 3, và không ai chỉ nhìn và nghe hót mà khẳng định được chú này có thể đi dàn, muốn biết bạn phải kè chim, phải đi dợt dãi chứ ngồi mà đoán thì khả năng thành công em sợ là không quá 50%
Về chế độ chăm sóc? cái này các bác có thể tìm trên 4rum hoặc google về cơ bản thì là giống nhau, mồi tươi, hoa quả, tập lực v..v... em xin đi vào một số điều ít người chia sẽ về công tác chuẩn bị của đấu dàn và cả đi dợt dãi:
Em xin tóm gọn lại vào những chữ sau: " Cách Ly, Ủ, Kích" đó là phương pháp chuẩn bị để chuẩn bị cho chú chim đi đấu. ( em không đề cập đến cách tống cám kích - em thấy nhạt). ta sẽ cùng đi bàn về từng chữ 1:
Cách Ly: cách ly cái tên thôi cũng nói lên tất cả, đó là tách chú chim đấu của bạn khỏi dàn chào mào nhà bạn, cách ly càng xa càng tốt, một số anh, chú, bác chơi chim thường mang chim đi gửi ở nhà người thân sao cho không có tiếng chào mào, ở nơi càng yên tĩnh càng tốt. Tạo cảm giác nhớ và độ hăng khi đi đấu dàn. hãy tưởng tượng bạn lên miền núi sống ở 1 thôn bản chẳng có điện đóm gì, rồi 1 tuần sau bạn về thành phố nhìn thấy đèn điện cao áp, bạn sướng như phát điên ^^ đây chính là mục tiêu mà ta mang cách ly chim để chuẩn bị mang đi đấu.
Ủ: ủ chim, nói một cách nôm na là trùm kín áo lồng lại, làm cho chim có cảm giác hưng phấn tột độ sau 1 thời gian dài bị sống trong " bóng mát" của áo lồng. điều này thì cứ trùm thử 1 ngày rồi mở áo lồng ra là chúng ta cảm nhận được ngay, kiểu giống như chim mồi ra đến rừng ấy, ché liên hồi, đơn giản thôi vì sảng khoái, tinh thần thoải mái thì phải hát chứ ạ ^^
Kích: Kích là phương pháp mà mỗi người mỗi cách thường thì chia làm 2 đường 1 là " Vật Chất " và 2 là " Tinh Thần". nói là vật chất cho nó oai oách chứ thực ra là bổ sung chất kích thích tự nhiên giúp chim thèm hót, đó là những chất Nóng ( và thường cho ăn ngay trước ngày mang đi đấu) Chim chào mào nếu ngày hôm nay được ăn ngon thì phải tầm hôm sau mới bộc phát, sau 1 đêm để thẩm thấu và ngấm đến hôm sau chú chim của bạn mới tiếp nhận được lượng chất của ngày hôm qua. Còn về tinh thần, đây là 1 hình thức phi thể thao, có dùng thì cũng ít người dùng và hiệu quả như thế nào thì em cũng ứ biết vì chưa thử đó là tạo cho chim cảm giác chiến thắng bằng cách trói 1 chú chim bổi bỏ vào lồng chim đấu để chim đấu cắn xé, cào cấu, đến khi nào chán thì thôi. ( hậu quả là chim bổi thường chết ) phương pháp này theo em nghĩ có khả năng phản tác dụng khi chim trở thành sung quá độ khi đi đấu cứ bu đòi cắn xé chứ không buồn hót hét ( nên là đừng thử ạ). ^^
* Chú ý : tuyệt đối phải trùm áo lồng cho đến tận khi ra sàn đấu chứ đừng mở ra khi chuẩn bị đi thi, như thế phương pháp ủ sẽ giảm hiệu quả


cám ơn bài viết quá hay ,mất chim rồi nhưng lòng đam mê,nhiệt huyết thì có thừa,hi Thân !
 

DTV

New member
Cảm ơn rất nhiều về bài viết đầy tâm huyết của bác chủ.
Những kinh nghiệm mà bác chia sẻ sẽ là những bài học bổ ích dành cho những người mới chơi chào mào như chúng tôi
 

sonbt

New member
He he, kể từ khi đọc bài bác em hết muốn tuyển chim xa. Mấy chú gia lai và bình định chơi được rồi; có dịp nào ra Huế, đà nẵng xúc 1 - 2 nữa là được.
 

tran van trinh

New member
chủ topic nhiều tâm huyết với chim cò quá. mình thì cứ chơi là chơi thôi, đam mê tới đâu thì chưa biết, chơi dc bao lâu cũng chưa nghĩ đến nhưng cứ chơi hết mình khi có thể.hihi. nhưng dù gì chơi chim cũng là cái thú vui , cái đam mê nhưng cũng chỉ là cái "chơi" chắc với cái tâm lý này nên chim cò chưa hay dc.hihi
sống trên đời không chơi chào mào chết xuống âm phủ lấy đâu mà chơi.phải đam mê vào cu em nhé .lúc nào có dịp anh tặng cho em chú bổi quảng nam.để cho em cố gắng chăm ,khỏi bỏ nghề chơi chim.
niềm đam mê chim đả thấm vào máu.them anh nghĩ chả ai bỏ được đâu em ơi he he he
 

MrKoi

Chào Mào Thanh Hóa
sống trên đời không chơi chào mào chết xuống âm phủ lấy đâu mà chơi.phải đam mê vào cu em nhé .lúc nào có dịp anh tặng cho em chú bổi quảng nam.để cho em cố gắng chăm ,khỏi bỏ nghề chơi chim.
niềm đam mê chim đả thấm vào máu.them anh nghĩ chả ai bỏ được đâu em ơi he he he
bác chỉ được cái nói chuẩn!! em bỏ lên bỏ xuống mấy lần rồi mà không thành công !! nghiên cứu độ ủng hộ thấy bác trình khá phóng khoáng !! =)) mạnh rạn xin con bổi quảng nam về nuôi cho đỡ nghiền !! ý bác thế nào bác Trình ^^
 

aphu_phonui

New member
cảm ơn bác về bài viết rất hay và bổ ích chúc bác luôn mạnh khỏe hạnh phúc thành đạt trong công việc
 

xấu.điên

New member
bác ơi cho em hỏi là tập cho ăn thịt bò ở đây là ăn thịt sống hả bác.mà cách tập thế nào ạ
 
Top