Tuan031
New member
Cách đây gàn 4 tháng mình bẩy được một con chào mào sẩy(hay là người ta thả cũng nên…?).Bẫy xong đến giờ đi làm, vội quá kiếm cái lồng nhét trái chuối ,nước vào xong trùm lại.Cả ngày đi làm mà long dạ chẳng yên. Quả thật nhìn phong cách nó đấu với mồi mình biết rằng đây chắc chắn là con chim có tố chất.Chiều về đến nhà lật đật mở áo lồng treo chim ra vườn chờ đợi thì…hởi ơi-trước mắt mình thay vì chú chào mào uy nghi,đĩnh đạc là hình ảnh một con chim cứ hết nhảy lên nóc lồng ngoáy tròn rồi lại đứng ở cầu chính ngửa ra sau như làm xiếc vậy.Chắc mọi người cũng hiểu được tâm trạng cử mình lúc đó.Sau một đêm khó ngủ,gặm nhắm nỗi buồn cộng thêm vài lời khuyên của mấy người bạn mình quyết định phải thuần phục chú chim này dù thời gian chắc là rất lâu.
Đầu tiên kiếm cái lồng vuông loại nhỏ(loại ở Huế hay dung ép bổi) .Hai góc đặt hai cầu bán nguyệt,một cầu phụ đặt ở đối diện với cửa chính.Hai cóng nước và thức ăn cho xuống sát đáy lồng gần sát cửa để tiện thao tác.Ở phía trên cầu chính giăng 4 sợi dây(dung dây thun đàn hồi tốt để chim đở gẩy lông),khoảng cách từ cầu chính đến dây điều chỉnh làm sao cho c him không thể đứng thẳng được bởi theo mình chim chỉ thực hiện các động tác ngoáy, ngửa lộn cầu chỉ khi đứng thẳng còn khi bị khom lưng thì nó chịu.
Chuẩn bị xong xuôi thả chim vào trùm áo lồng chỉ chừa lại một ít ở phần cửa để tiện quan sát.Khoảng một tháng đầu chim nhảy lên nhảy xuống rất khó khăn do bị vướng vào dây nên tần suất ngoáy giảm hẳn riêng hiện tương ngửa không thể thự hiện được .Cứ kiên trì như vậy cho hết tháng thứ hai mình bắt đầù kéo dần áo lồng lên 1/3 lồng,tức là ngang với cầu chính.Lúc này chim hay nhảy xuống đáy lồng để nhìn ra xung quanh đấu hót với chim khác nên nó quên dần chuyện bám nóc ngoáy ngửa.Giai đoạn này khi thấy có hiện tượng sinh bệnh là mình trùm áo lồng lại cất vào nơi yên tỉnh một vài hôm nên dần dần mình thấy chim đằm hơn trước rất nhiều, không còn sục sạo hay nhảy tung lồng khi nghe giọng chim lạ như trước.Hết tháng thứ ba thì mở áo lồng hoàn toàn ,cho xáp với chim nhà từ con yếu đến con mạnh đến ngang đoạn xung lên lại trùm áo lông cất đi.Sau đó chuyển sang lồng lớn hơn một cầu chính một cầu phụ thấy nó vẫn đấu hót bình thường.giai đoạn đầu có bịt nóc lồng nhưng giờ đã gở bỏ.
Vậy là 4 tháng kiên trì,hồi hộp , lo âu sau vài lần đưa ra giàn xem thử chưa thấy tái phát bệnh ngoáy , ngửa tuy chơi chưa được căng lắm(có lẻ do mới trải qua giai đoạn hành xác )mình có thể khẳng định đả chữa thành công tật ngoáy, ngửa cho chú chim của mình ,hy vọng nó không bị tái phát.
Đây chỉ là chút kinh nghiệm nhỏ của mình với riêng chú chim của mình hy vọng nó sẽ có ích cho những anh em nào có chim bị tật lỗi muốn khắc phục
Thân ái!
Symphony : Với bổi rin, có triệu chứng ngoái lộn.
Mình thấy nếu bổi rin thì treo áo lồng hình chữ A chưa hay bằng cách tủ áo lồng như hình minh họa bên dưới. Áp dụng việc treo áo lồng như hình minh họa và cách bạn Tuan031 cho những con quá nặng sẽ có hiệu quả rất cao. Nhưng ít nhất thì cũng phải treo như vậy khoảng 2 tháng. Rồi xem mức độ tỉnh chim mà kéo áo lên từ từ theo thời gian. Coi như bỏ lơ chim giai đoạn này, nhưng nước và thức ăn đầy đủ.
Cách mình làm là nóc lồng tủ bìa giấy kín, càng tối càng tốt.
Áo lồng không dày quá, tối thui mà vừa phải để ánh sáng lọt vào, chim cảm nhận có sự vật chuyển động bên ngoài và cũng thấy nan tre ở 4 mặt mà bám vào. Bốn góc để canh áo cho điều, vén áo lên và lấy giây thun buột vào 4 đầu ở 4 cây.Treo ở nơi có người qua lại cao tầm 2,5-3m.
Rõ ràng chim sẽ chỉ quan sát những gì chuyển động ở phần bên dưới, thành thói quen nhìn xuống, quan sát bên dươi trong ít nhất 2-4 tháng. Thói quen sẽ góp phần tạo nên tính nết lâu dài cho con chim.
....
Đầu tiên kiếm cái lồng vuông loại nhỏ(loại ở Huế hay dung ép bổi) .Hai góc đặt hai cầu bán nguyệt,một cầu phụ đặt ở đối diện với cửa chính.Hai cóng nước và thức ăn cho xuống sát đáy lồng gần sát cửa để tiện thao tác.Ở phía trên cầu chính giăng 4 sợi dây(dung dây thun đàn hồi tốt để chim đở gẩy lông),khoảng cách từ cầu chính đến dây điều chỉnh làm sao cho c him không thể đứng thẳng được bởi theo mình chim chỉ thực hiện các động tác ngoáy, ngửa lộn cầu chỉ khi đứng thẳng còn khi bị khom lưng thì nó chịu.
Chuẩn bị xong xuôi thả chim vào trùm áo lồng chỉ chừa lại một ít ở phần cửa để tiện quan sát.Khoảng một tháng đầu chim nhảy lên nhảy xuống rất khó khăn do bị vướng vào dây nên tần suất ngoáy giảm hẳn riêng hiện tương ngửa không thể thự hiện được .Cứ kiên trì như vậy cho hết tháng thứ hai mình bắt đầù kéo dần áo lồng lên 1/3 lồng,tức là ngang với cầu chính.Lúc này chim hay nhảy xuống đáy lồng để nhìn ra xung quanh đấu hót với chim khác nên nó quên dần chuyện bám nóc ngoáy ngửa.Giai đoạn này khi thấy có hiện tượng sinh bệnh là mình trùm áo lồng lại cất vào nơi yên tỉnh một vài hôm nên dần dần mình thấy chim đằm hơn trước rất nhiều, không còn sục sạo hay nhảy tung lồng khi nghe giọng chim lạ như trước.Hết tháng thứ ba thì mở áo lồng hoàn toàn ,cho xáp với chim nhà từ con yếu đến con mạnh đến ngang đoạn xung lên lại trùm áo lông cất đi.Sau đó chuyển sang lồng lớn hơn một cầu chính một cầu phụ thấy nó vẫn đấu hót bình thường.giai đoạn đầu có bịt nóc lồng nhưng giờ đã gở bỏ.
Vậy là 4 tháng kiên trì,hồi hộp , lo âu sau vài lần đưa ra giàn xem thử chưa thấy tái phát bệnh ngoáy , ngửa tuy chơi chưa được căng lắm(có lẻ do mới trải qua giai đoạn hành xác )mình có thể khẳng định đả chữa thành công tật ngoáy, ngửa cho chú chim của mình ,hy vọng nó không bị tái phát.
Đây chỉ là chút kinh nghiệm nhỏ của mình với riêng chú chim của mình hy vọng nó sẽ có ích cho những anh em nào có chim bị tật lỗi muốn khắc phục
Thân ái!

Symphony : Với bổi rin, có triệu chứng ngoái lộn.
Mình thấy nếu bổi rin thì treo áo lồng hình chữ A chưa hay bằng cách tủ áo lồng như hình minh họa bên dưới. Áp dụng việc treo áo lồng như hình minh họa và cách bạn Tuan031 cho những con quá nặng sẽ có hiệu quả rất cao. Nhưng ít nhất thì cũng phải treo như vậy khoảng 2 tháng. Rồi xem mức độ tỉnh chim mà kéo áo lên từ từ theo thời gian. Coi như bỏ lơ chim giai đoạn này, nhưng nước và thức ăn đầy đủ.

Cách mình làm là nóc lồng tủ bìa giấy kín, càng tối càng tốt.
Áo lồng không dày quá, tối thui mà vừa phải để ánh sáng lọt vào, chim cảm nhận có sự vật chuyển động bên ngoài và cũng thấy nan tre ở 4 mặt mà bám vào. Bốn góc để canh áo cho điều, vén áo lên và lấy giây thun buột vào 4 đầu ở 4 cây.Treo ở nơi có người qua lại cao tầm 2,5-3m.
Rõ ràng chim sẽ chỉ quan sát những gì chuyển động ở phần bên dưới, thành thói quen nhìn xuống, quan sát bên dươi trong ít nhất 2-4 tháng. Thói quen sẽ góp phần tạo nên tính nết lâu dài cho con chim.
....
Sửa bởi Amin: