Bốn tháng trị thành công ngoái ,ngửa chào mào

hoangqbu1989

New member
mình hiện tại đang có một con phong cách chơi cánh thì hay thôi rồi luôn. con này chim ai sổng, chân đã lên bốt, mình mua lại của người đi bẫy. chỉ tiếc nó bị ngoái ngửa. mình đã dùng khá nhiều biện pháp nhưng vẫn không ăn thua. có khi nó đang đứng dưới đáy lồng ngoái rồi nhảy lên cầu chính. ae cho mình biện pháp đi.thân.
 

hoadainhan

New member
Tật ngoái, ngữa, santô thì vô phương cứu, cứ chuyển qua lồng khác lại như cũ ngay ^^! chúc bạn thành công.
 

ruby108q7

New member
toàn thánh phán không.chim ngoái mà trị được thì chẳng biết gì về chim.dù lồng bạn có bố trí cầu,giăng dây chỉ có kết quả tạm thời.lúc bạn tháo dây ra,đưa về cầu đấu thì nó sẻ lại vậy thôi.tốt nhất thả vào avir nuôi (nếu em ấy có giọng hay).không thì phóng sanh nhé.Mấy thánh đừng lên đây phán cách này cách nọ.
 

hailua198

New member
mình cũng gặp 1 trường hợp tương tự. thu phục được em nó khoảng 1 tháng. ban đầu thấy nó cứ ngoái ngửa nên tưởng chim bị sổng nhưng phải tập cho nó ăn cám nên có lẽ là chim bổi. ngoại hình em nó khá đẹp: mình dài, yếm sâu và đậm, mào cao nên quyết định giữ lại. thế là cải tạo 1 ngăn của chiếc tủ gỗ có 3 ngăn thành lồng ép bổi. kích thước 40x40x40. đặt 2 cầu: 1 cao, 1 thấp (gần cửa). thức ăn và nước uống đặt ở cầu thấp. sau đó tống em nó vào ngục và đặt gần chỗ có nhiều người qua lại. sau 3 tuần thấy em nó có tiến bộ nên cho vào lồng vuông và gắn 3 cầu: 1 chính (thấp, gần cửa), 2 cao ở 2 góc đối diện cửa. treo sát tường và ngang đầu người. cả tuần nay thấy em nó đã hết ngoái và ngửa. mình nghĩ có lẽ cách này ổn và sẽ áp dụng cho những lần sau.
 

giangtnet

New member
chửa ngoái lộn tàm tạm

Tình hình là mình củng gặp phải hai chú mắc căn bệnh nan y như trên và đang áp dụng chửa trị các cách và rút ra được mấy điều kinh nghiệm như sau pót lên đây có gì ace góp ý thêm :
- Một em bị ngoái tít mù luôn chim này bị ngoái từ lúc bổi nuôi ép trong lồng nhỏ quá ,đứng một chổ ngoái rồi té luôn. Mình cho vào lồng 72 bố trí 1 cầu chính, hai cầu bán nguyệt sole một thì ở tăng tròn phía trên cầu chính gần cửa lồng một ở tăng tròn trên nửa . Rồi cho một hủ cám đầy (tùy loại cám mà cho 1 hay 2 hủ) hai hủ nước hai trái chuối 1 xanh sắp chín và một vừa chín tới trái xanh thì để nguyên vỏ . rồi sau đó trùm áo lồng loại sáng tí để chim thấy đường ăn để vậy suốt 7 ngày đừng động tay hay lấy cây gậy gì chọc ngoái chim và lồng :) sau 7 ngày thì mở áo lồng ra vệ sinh lồng nhẹ nhàng thôi, lùa chim sang lồng tắm và lấy áo lồng trùm lồng tắm lại luôn để chim không sợ mà bệnh cũ tái phát . vệ sinh lồng lúc này lồng chim toàn là lông vì chim bị thay lông luôn rồi, tắm xong lùa chim lại vào lồng và chăm sóc như chim thay lông 3 ngày lại vệ sinh 1 lần sau hai tháng thay lông xong con chim cũng biết ơn ông chủ đã chăm sóc nó trong lúc ốm đau bệnh hoạn nên cũng dạn hơn và không còn ngoái ngửa như lúc trước nửa, lúc này chăm sóc chim như thuần bổi lại từ ban đầu tùy theo thái độ chim mà mở áo lồng toang ra hay hé từ từ . chim có thái độ đấu thì cứ cho nó đấu được vài lần đấu với chim nào mà nó kết không sợ thì nó sẽ tự tin và dạn hẳn lên chứ không phải như các bạn nghĩ ép dạn người thì nó mới chơi được đâu.
- Một em thì tự tay mua lúc bổi về nuôi được 1 năm sau khi thay lông xong thay cám căng lửa vào tập đi giàn cho em nó thì phát hiện khi chim sung lên nghe tiếng chim lạ mà không thấy mặt hoặc chim trời bay về lòng vòng hót và nghe tiếng chim mái thì lộn luôn còn bình thường và khi đấu giáp mặt thì không lộn, đứng cầu ngang phụ lộn vào bám nan lồng. mình nâng cầu phụ lên cũng vậy ,thay lồng khác cũng vậy cầu bán nguyệt cũng vậy loại nhỏ bé tí cũng vậy ,lồng vuông cũng vậy cuối cùng dùng giấy cotton ép vào 3 mặt và trên nóc sử dụng 1 cầu thì tối đó chim không ngủ luôn cứ tung hoài thấy vậy mình lùa sang lại lồng tròn và bố trí lại 3 cầu cho chim ngủ, sáng dậy phát hiện chim phát sinh ra thêm tật ngoái siêu đẳng nửa, ráng áp dụng thêm một cách nửa là hai cầu phụ sát dưới đáy lồng cầu chính sát nóc lồng được vài ngày thấy tạm ổn nhưng khi có thằng bạn mang chim đến dợt nó đứng bên ngoài nghe không được đấu thế là lại lộn điên cuồng. cuối cùng mình thấy bố trí kiểu gì đi nửa thì thấy nan lồng là nó lộn thôi nên giờ mình chơi dùng băng keo dán vào nan. 1,5 lồng phía trên dán còn nửa lồng phía dưới không dán, trên nóc tính từ phần cong trở lên trên không gián băng keo để chom chim có chổ nhảy bám vào chứ không nó lại đứng một chổ mà ngoái nửa sau 3 ngày trùm áo lồng mở ra thì mình thấy con chim nhảy tỉnh hơn nhảy lên bám trên nan cong rồi xuống cầu,cũng mang đi dợt được khi dợt thì xoay cửa (chổ không gián keo) cho chim nhà thấy chim lạ đến giờ thì chưa thấy nó lộn lại vòng nào mình tính để khi nào nó dan người hơn nửa sẻ tháo băng keo ra .nghĩ chắc đến lúc dạn cũng lâu nên chim cũng quên.
- Một em thì chim mua của người ta chim già rất dạn nhưng khi về nuôi trùm áo lồng chử A một thời gian dài không để ý chim phát sinh tật bám vào nan ngoái 1 vòng rồi nhảy xoay người nhứ đá vô lê vậy ý rồi mới chụp cầu . em này chỉ việc mua cái nóc lồng loại chống bu chụp về gắn vào cho em ý thế là hết bu được nên hết đá vô lê nhé. còn ngoái cái rồi nhảy sang cầu phụ thì chơi lồng chống chụp và tháo cầu phụ ra luôn để một cầu chính thôi khi đi dợt giải thì gắn cầu phụ vào .
Đôi lời có chi anh em góp ý kiến phụ
 

tanngo

New member
-TẬT NGOÁI NGỮA THEO MÌNH THEO NÓ SUỐT CUỘC ĐỜI,KO BAO GIỜ HẾT,CHỈ GIẢM BỚT THUI,MÌNH CÓ 1CON HUẾ VỪA CÓ HIỆN TƯỢNG NGOÁI,MÌNH SANG GẤP QUA LỒNG 19N(CẦU 4GOC)GIẢM HẲN,KO ĐỂ Ý KỶ BẢO ĐẢM KO BIẾT NÓ CÓ TẬT ĐÓ.
-NGOÁI LÀ DO NHIỀU AE SAI LẦM KHI MUỐN THUẦN BỔI BẰNG LỒNG ÉP BỖI NHỎ XÍU(MỘC CỨ NUÔI BẰNG LỒNG 68 CHO THOẢI MÁI)NUÔI CHIM PHẢI THẬT KIÊNG NHẪN,ĐẶC BIỆT NHỮNG CON QUÁ NHÁT RẤT DỄ BỊ TẬT NGOÁI NHA EA.....CHIA SẼ ÍT NHỮNG GÌ MÌNH BIẾT....CÓ GÌ AE NHẸ TAY..ihih
 

midavina

New member
Việc ngoài lộn ngoài nguyên nhân tật còn có nguyên nhân là do chim nuôi thiếu chất dẫn đến bị ức chế thần kinh gây hoảng sợ. Điều này nếu bạn nào nuôi chim lâu năm có thể gặp ở chim thuần, chim thuần nuôi nhiều năm chẳng bị từ nhiên một ngày đẹp trời bị ngoái xuống đáy lồng. Đối với trường hợp thuần bị thì nuôi chăm sóc lại, bồi dưỡng cào cào...nó sẽ tự hết.
 
Top