Buôn Mê Thuột mảnh đất và con người

pepsi47

Moderator
Vị trí địa lý

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển. Phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km, tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc.

Điều kiện tự nhiên

Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm.
Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. Khoáng sản với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như Vàng, phốt pho, than bùn, đá quý… có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea sô

Lịch sử

Tỉnh Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị Pháp nhập vào Lào.
Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn), người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người M'Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận gồm có Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M'Đrăk, dưới có 440 làng.
Ngày 15 tháng 4 năm 1950, Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đắk Lắk (được ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77 xã. Trong đó, Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng, Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng, Quận M'Đrak có 4 tổng, Quận Đak Song có 2 tổng và Quận Buôn Hồ có 4 tổng.
Ngày 23 tháng 1 năm 1959, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 24/NV, tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Darlac, lập ra tỉnh Quảng Đức. Như vậy tỉnh Darlac còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Tháng 12 năm 1960, Chính phủ cách mạng chính thức thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia ranh giới của địch, lấy mật danh là B4.
Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.
Tỉnh Đắk Lắk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện là Krông Buk, Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk Mil, Đăk Nông và Lăk. Tỉnh chỉ lớn nhất nước khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách làm đôi, khi đó Đắk Lắk diện tích 19.800 km². Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện.
Ngày 30 tháng 8 năm 1977, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Ea Súp; chia huyện Krông Pắk thành 2 huyện: Krông Pắk và M'Đrăk.
Ngày 3 tháng 4 năm 1980, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Ea H'leo.
Ngày 19 tháng 9 năm 1981, thành lập huyện Krông Ana trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Pắk và thị xã Buôn Ma Thuột; chia huyện Krông Pắk thành 2 huyện: Krông Pắk và Krông Bông.
Ngày 23 tháng 1 năm 1984, chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea Súp và Cư M'gar.
Ngày 22 tháng 2 năm 1986, chia huyện Đắk Nông thành 2 huyện: Đắk Nông và Đắk R'lấp.
Ngày 13 tháng 9 năm 1986, thành lập huyện Ea Kar trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Krông Pắk và M'Đrăk.
Ngày 9 tháng 11 năm 1987, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Krông Năng.
Ngày 19 tháng 6 năm 1990, thành lập huyện Cư Jút trên cơ sở tách ra từ huyện Đắk Mil và thị xã Buôn Ma Thuột.
Ngày 21 tháng 1 năm 1995, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố Buôn Ma Thuột
Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea Súp và Buôn Đôn
Ngày 21 tháng 6 năm 2001, thành lập huyện Đắk Song trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Đắk Nông và Đắk Mil.
Trước khi chia tách, tỉnh Đắk Lắk có tỉnh lị là thành phố Buôn Ma Thuột và 18 huyện: Buôn Đôn, Cư Jút, Cư M'gar, Đắk Mil, Đắk Nông, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Nô, Krông Pắk, Lắk, M'Đrắk.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH.11, tỉnh Đăk Lăk tách thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông, huyện Đăk Song được chuyển sang tỉnh Đăk Nông quản lí, nên số huyện giảm xuống còn 13
Ngày 27 tháng 8 năm 2007, chia huyện Krông Ana thành 2 huyện: Krông Ana và Cư Kuin.
Ngày 23 tháng 12 năm 2008, thành lập thị xã Buôn Hồ trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Búk
Hành chính
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn

Kinh tế

Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 58/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...
Năm 2010 tổng GDP ước đạt 12.810 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Phấn đấu năm 2013, Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt từ 11% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 28 triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15.000 tỷ đồng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn khoảng 43.000 tỷ đồng và thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 4.200 tỷ đồng.
Dân số & Giáo dục

Dân cư

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.771.800 người, mật độ dân số đạt 135 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 người. Dân số nam đạt 894.200 người, trong khi đó nữ đạt 877.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,9 ‰
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 13 Tôn giáo khác nhau chiếm 450.728 người. Trong đó, nhiều nhất là Công Giáo với 171.661 người, thứ hai là Đạo Tin Lành với 149.526 người, thứ ba là Phật Giáo với 125.698, thứ tư là Đạo Cao Đài có 3.572 người, cùng với các tôn giáo khác như Phật Giáo Hòa Hảo có 162 người, Hồi giáo có 65 người, Bửu sơn kỳ hương có 23 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 3 người, Bahá'í có 2 người, ít nhất là Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo và Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa mỗi đạo có 1 người...
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là Người Nùng có 71.461 người, thứ tư là Người Tày có 51.285 người. Cùng các dân tộc ít người khác như M'nông có 40.344 người, Người Mông có 22.760 người, Người Thái có 17.135 người, Người Mường có 15.510 người..

Giáo dục

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk có 695 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông có 52 trường, Trung học cơ sở có 221 trường, Tiểu học có 417 trường và 5 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 235 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Đắk Lắk cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

Văn hóa & Du lịch

Văn hóa


Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M'Nông...như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút... Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Các lễ hội đáng chú ý gồm có Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một truyền thống. Các Di tích lịch sử tại Đắk Lắk như Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà Giám mục tại Đắk Lắk, Hang đá Đắk Tur và Tháp Yang Prong...

Du lịch

Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo… và các danh lam thắng cảnh khác

Clip giới thiệu hình ảnh và con người Buôn Mê Thuột


 

gaututi

New member
cao nguyên đất đỏ, nổi tiếng cafe. em thích nghe bài ly cà fe ban mê
 

RauBien

New member
Thanks Pepsi47, một cao nguyên lẫy lừng, một nơi sản sinh chào mào bông mơ
 

ĐKL?hao12345

New member
Chào pepsi47 .
Bạn nên giới thiệu thêm địa điểm nhà nghỉ , ăn uống , cafe cho ae để các bạn tới dự khỏi mất công tìm kiếm
Vậy mình làm vài cái về ăn uống nhé vui chơi nghỉ ngơi nhé
Sorry Mod em không quảng cáo vì em đã đi nhiều nơi cũng đã phân vân những vấn đề này nên thấy ae mình nếu về BanMe thi thì sẽ cần thiết chứ không có gì tư lợi ổ đây nhé
1/ cafe thì quang phố 200-300m là có 1 quán khỏi phải đi lòng vòng. giá khá mềm cóc 5-7k. quán thường 10-12k. sáng tí 15-20-25k
2/ ăn sáng
+ Phở nếu ae đi xa thì phở Tráng cách phố 5km (gần đài phát thanh, rất có tiếng)
+ Phở , các quán đường Lê Thánh Tông.
+ Hủ Tiếu + xôi gần ngã 4 Hoàng Diệu + Mạc thị Bưởi và Mạc thị Bưởi và Phan Bội Châu
+ Cháo lòng Lê Thành Tông gần hoa viên
+ Xôi bà Lan ngã 3 Đào Duy Từ + PBChau
ăn chiều
+ bánh canh cua bột lọc ngã 4 Trần Phú + Xô Viết ăn trước 19h nhé
+ bánh đúc (Chiều chủ nhật bán) + bánh chiên + gỏi bò đg Phùng Chí Kiên
+ bánh bột lọc Đạt lý cách phố 9km + bùng binh km3 + bên hong trường tiểu học Trần Văn Ơn (trong phố) ăn mệt nghỉ luôn mà giá mềm
+ bánh mì heo quay ngay kho bạc
+ Ngọt: kem Hoàn Kiếm or HongKong or Chè bà Tôn or chè 57
ăn Tối
+ Cợm dọc tắm dọc PBC 100m 8-9 tiệm
+ Cháo gà Tàu bên hong trường PCHU Trinh đường Y Jut ( very ngon)
+ Mì xào bà Hường bên hong chùa Khải Đoan
Nhậu
+ Quanh phố chổ nào cũng có 300-400 Tập chung ở Y Ngông. Ngã 4 Hoàng Diệu và Ng Trải . Ngồ Quyền
+1 chai rượu 1 con mực 2 cái trứng đàm đạo tới 3-4h sáng thì Y Jut + BPChau
+ quán nhậu thịt rừng sang thì đường PhanB Châu đối diện hotel bộ đôi Biên Phòng ( quán này hơi Vip) con gì cũng có cheo, nhím ........
3/ Hotel
Quanh phố khá nhiều đường Y Jut , Lý Thường Kiệt , PB Châu ............
Nhưng theo mình Pepsi47 nên tư vấn cho ae xuống phường Thành Nhất có vài cái nhà nghỉ dạng căn hộ biệt lập như mình đi resot có ( Bugalao hihi) , chủ vừa nghỉ ngơi chim vừa nghỉ ngơi vì nơi đay cây cối thoáng, có hồ cá sân banh .....giá cũng mềm. Nếu đi cùng vợ + máy chú chim non thì ổn hơn hotel trên phố. cách phố 4-5km v.v.v.v.v.........
4/ Taxi tì Mai linh 0500.3819.819 ...............cái gì wen tên rồi 0500.3813.813
Đi du lịch thác. 7 nhá + ĐRay sáp + Krong Bông or Buôn Đôn thì thuê xe vì theo mình đường đi thác khá sáu ổ voi + bò mà ae láy xe đi thì lở móp cảng cạ gầm lại mất vui. có Trường Thành wen mất cái số .. Thanh Hùng 0913437123 Cuối đường Hoàng Diệu 2 chổ này kế bên nhau luôn thì phải
5/ae nào biết gì up thêm nhé

Qua đay có vài tiếng địa phương mình giải thích ae nghe cho đở bở ngở nhé
Đak là Đất
Lak là Hồ
Krong là Sông
Cư là Núi
còn máy cái nửa mà quên mất tiêu rồi
 

pepsi47

Moderator
Welcome tất cả ae org đến Tp BMT mảnh đất cao nguyên có cái nắng có cái gió có cái đó em cho ai thì cho ố zde ố dè, thân pepsi47.
 
Top