Chỗ thứ nhất nên bỏ đi, ko mấy khi bẫy dc chim đàn, bẫy đấu người ta chỉ đánh chim đôi thôi. Còn chỗ thứ 2 là 1 đôi, bác xem thái độ con bổi thế nào đã, nếu nó chung cây chịu hót đấu với mồi thì sẽ bẫy dc, chuyển vài cành cao hơn hoặc 1 2 cây xung quanh là sẽ tóm dc nó, ngoài ra còn phải phụ thuộc thời tiết nữa, trời ít gió, nắng ấm và thời gian bẫy là tầm từ 8h-15h về mùa này, chim căng nhất là tầm 8-11h. Chọn thời điểm là sẽ đánh dc. Còn nếu con bổi chỉ đậu cây bên cạnh hót lại ko dám chung cây thì cũng nên tính bài nghỉ cho khỏe, bổi hèn, bác có mang mồi sang cây đó thì nó cũng bay sang chỗ khác hót lại...
vậy là bạn chưa có kinh nghiệm rồi , mình treo chim mồi chỗ nào cũng được quan trọng là mồi phải dữ và mình phải xác định xem chim đầu đàn có dám vào không nữa chứ , dưới lê minh xuận bình chánh có mấy đàn luôn nhưng mồi hót thì kệ mồi nó không quan tâm .
thông thường chim đi đàn mà có con chung với mồi và mồi chéc lên là con đầu đàn vào đuổi ra và chim đầu đán đá với mồi liền qua trọng mồi phải hay và biết cách giữ chim trời nữa .
về thời gian và thời tiết : buổi sáng từ 6 giờ sáng đến 3 giờ chiều nếu bẫy ngay chỗ chim đi ăn , còn không phải chỗ chim ăn thì hên xui lắm , tuy chim trời nữa , cthời tiết thì nắng sáng gắt hoặc sau cơn mưa chiều có nắng lại ( ví dụ 1 giờ chiều mưa đến 2 giờ chiều sau đó có nắng trời trong xanh chim trời sung bẫy kiểu gì cũng dính , mình bãy 2 con ở thủ đức rồi chỗ mấy bạn bình thạnh và quận 2 hay bẫy )
hoặc mưa hay trời âm u 1-2 ngày sau đó có nắng lại chim trời sung lắm , chim nhà cũng sung nữa
thời gian bẫy được chim hay từ cuối tháng 9( 9 -12 chim trơi thay lông) đến tháng 2 năm sau là chim đi đàn thời gian này thường bẫy lup được chim có số má trong đàn
sau giai đoạn này chim làm tổ nuôi con thì khi bẫy mình phải quan sát kỹ chọn chim trời theo ý thích của mình ( má trắng thì hên xui )
lưu ý tùy vào vùng miền thời tiết mà chim thay lông , kết đôi làm tổ nuôi con khác nhau ,mình đang nói ở đông nam bộ thôi nha