Chữa tiêu chảy & sổ mũi cho Chào Mào từ cây Nhọ Nồi (Cỏ Mực)

bamien

New member
Cây Nhọ Nồi (Cỏ Mực, Hạn Liên Thảo) Eclipta alba Hassk.Eclipta prostrata L., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Ở miền Bắc trước đây dùng nhiều để trị một số bệnh phổ biến như sốt cao, cảm, viêm họng, chảy máu cam...Dược tính của nhọ nồi được ví như một loại kháng sinh thiên nhiên, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Song ngày nay, khi ngành dược phát triển với nhiều loại thuốc đa dạng, nên tác dụng chữa bệnh của nhọ nồi cũng ít được quan tâm.

Picture016.jpg

Hoa của cây Nhọ Nồi (Cỏ Mực).

Không chỉ có tác dụng tốt với cơ thể con người, cây Nhọ Nồi còn là một phương thuốc thần diệu giúp chữa trị một số bệnh cơ bản ở vật nuôi như gà chọi, chim cảnh nói chung và chim Chào Mào nói riêng, trị tốt bệnh tiêu chảy và sổ mũi. Cây nhọ nồi mọc nhiều ở ven kênh rạch hoặc nơi ẩm thấp, nở hoa màu trắng như hoa cúc, lá dài, thân cây màu tím nhạt, nhựa cây màu đen như mật nên trong Nam gọi là cỏ mực. Đối với thể trạng trung bình của một con chim Chào Mào trưởng thành, ta sử dụng khoảng 10 đọt (ngọn) Nhọ Nồi, đem giã nhuyễn hoặc ép lấy nước, thêm vài thìa đường, cho chim uống liên tục trong 3 ngày sẽ khỏi bệnh.

5624157482_2e605f027b_z.jpg

Khi vò nát cây sẽ ra màu đen đậm như mực Tàu.

Trong tự nhiên ngoài con người, còn có rất nhiều loài động vật biết đến dược tính thần diệu của cây Nhọ Nồi, trâu bò thả rong khi nhai cỏ khó tiêu, đau bụng sẽ tự tìm cây Nhọ Nồi để ăn. Theo Đông Y cây Nhọ Nồi có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng Cỏ Mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Một vị thuốc dân gian mang dược tính thần diệu.

Bài viết mang tính chất kham khảo.
 
Sửa bởi Amin:

vukienvp

New member
Cảm ơn bác đã chia sẻ, lại biết thêm đc một phương thuốc chữa bệnh cho những chú chim thân yêu.
 

yeuchimhue

New member
thêm 1 vị thuốc cho chào mào nửa , thank bác chủ , ở huế cây nhọ nồi gọi là cây gì nhĩ
 

soncao3008

New member
Hay quá, lại một phát kiến hữu ích cho ae chơi CM nữa. Cảm ơn bác chủ thớt. AE nào có chim ỉa chảy thử áp dụng xem sao rồi cho ý kiến nhé.
 

phong1212py

New member
Ở miền trung gọi là cỏ mực vì khi ta ngắt thân cây sẽ ra màu đen như mực. Thằng ku nhà mình khi mới sinh cho tắm cây cỏ mực để rụng lông tơ, không biết có tác dụng với chào mào không ta hihi.
 

minhtuan211

New member
có phảimieenf trung mình gọi là cây ''cỏ mực'' ko ta,bác cho xin chút hình ảnh đi bác,có phải loại cây nấu lấy nước uống chữa sốt ko
 

bamien

New member
Trân trọng cảm ơn black_fish9402 vì bổ sung bài viết của mình cho anh em dễ đọc!
 

tuizui

New member
Cảm ơn bác, khi cần em sẽ áp dụng thử vườn nhà sẵn cái này.hihi
 

min

New member
loại này mình có dùng thử rất hiệu nghiệm,ai ko tin thử rồi sẻ thấy
 

chaomao002

New member
Các bác cho em hỏi "Sổ mũi" ở CM biểu hiện như thế nào ạ.Và để lá trong lồng CM có ăn không ạ :D
 

bamien

New member
Các bác cho em hỏi "Sổ mũi" ở CM biểu hiện như thế nào ạ.Và để lá trong lồng CM có ăn không ạ :D
Chào mào sổ mũi là nước mũi chảy ra khiến nó vẩy mỏ liên tục, hay quẹt mỏ vào cầu. Có nhiều con bị không để ý bị dính lông hoặc thức ăn làm tịt lỗ mũi.
Nếu chim bị thì giã ngọn và lá cho uống, để lá trong lồng nó không ăn đâu.
 

cmaochao

New member
bài viết hay quá.
chim em không hay nhưng vẫn gi nhớ đế sau này còn biết áp dụng
 

Chan Hao

New member
Thank bác chủ đã cho một kinh nghiệm bổ ích, mình cũng đang cần bài thuốc này cho một em mà mình đang phải đau đầu.
 

coem_05

New member
May quá, em Phú Thọ của mình đi ị kinh niên, cứ thôi nước chè với dứa là lại ướt đẫm. Phải thử ngay mới được, cám ơn chủ thớt.
 
Top