Chung tay vì giọng hót chào mào !

  • Người khởi tạo namkiet
  • Ngày bắt đầu
N

namkiet

Guest
Chào tất cả anh em cùng quý nghệ nhân nuôi chim chào mào. Tuấn xin có đôi lời về thực trạng hiện nay của chim chào mào Huế.
Mình là một người rất đam mê thú bẫy chim chào mào các vùng ở Huế như Bình Điền, Phong Sơn, Phong Mỹ, Truồi, Nam đông... Trước đây thường đi bẩy thì còn có nhiều chim giọng hay, già rừng. Nhưng khoảng một hai năm trở lại đây chim già rừng giọng hay còn rất ít, có những vùng hầu như không còn. Đi bẫy thì rất hiếm, bẫy được 1 chú thì quá may mắn rồi.
Nguyên nhân là tình trạng bẫy lưới đã hốt hết toàn bộ già, trẻ, lớn bé. Chim lứa tơ mới lớn hay hót giọng mái là vì không còn chim trống thầy có giọng hay dẫn dắt và chim tơ bắt chước, chỉ còn chim mái thì nhiều ( do bẫy đấu chim trống hết rồi) cái này trách những ae bẫy đấu như mình he he.Tuy chim ngoài rừng vẫn còn nhưng giọng hót đã không còn hay và luyến láy như trước đây.
Với tình trạng như hiện nay thì thêm một khoảng thời gian tới muốn có chim giọng hay chắc phải ép giọng chim tơ quá.
Sau một thời gian băn khoăn và suy nghẫm thì đã tìm ra một cách để chia sẻ cũng ae diễn đàn và anh em cùng đam mê bẫy chim chào mào. Vì giọng hót chào mào tương lai, hãy thả về tự nhiên những chú chào mào già rừng có giọng hay nhưng có tật lỗi như cụt móng, ngoáy lộn, đau chân, phá vĩ...
Vì sao lại thả những chú như thế này, xin chia sẻ với quý ae là khi đi bẫy dính mấy chú bị lỗi thường không ai muốn đem về chơi cả.
Xin quý ae và nghệ nhân cho thêm ý kiến góp ý nha.
Cuối cùng thì Tuấn xin làm người đầu tiên thực hiện kế hoạch này với 2 chú chim rất già rừng nhưng trong quá trình nuôi nhốt nhảy dữ quá nên mất móng hậu. Sẽ có clip thả chim về rừng chia sẻ cùng ae diễn đàn nhưng sẽ bí mật là thả về vùng rừng nào của Huế.
Thân chào và chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh hơn nữa.
Tuấn
 

toprui

New member
thả về rừng liệu có sống được không tuấn, không tự kiếm ăn được, không cạnh tranh được với chim rừng, tóm lại là mất bản năng sinh tồn.
P/s: có con bổi nào để anh 1 con nuôi :)
 

Conchymnho

New member
Cũng thấy tiếc tiếc nhưng những hành động như vậy là nên làm. Chú Phong Sơn cụt móng săp về với rừng rùi
 

ChaoMao_NA

New member
Ý kiến khá là hay nhưng sợ mình phóng sinh người khác lại bẫy về thì khốn khổ bác ơi
 

thangqn

New member
hưởng ứng với ý kiến bạn tuấn,để duy trì giọng hót chim rừng già ko bị mai mọt
 

cmtegiac

New member
Ủng hộ ý kiến của bác namkiet nhưng mình xin góp ý chút, đối với những chú bị thương nhẹ như đau chân, bị đau mắt... hay nhưng bệnh nhẹ khác thì trước khi thả về rừng chúng ta nên chữa lành vết thương cho mấy chú rồi mới phóng sinh chứ không ra rừng nó không có đủ sức để cạnh tranh với môi trường vốn ngày càng khốc liệt hiện nay
 

andyc7966

New member
Theo em nếu có điều kiện thì nên chung tay xây 1 loạt aviary sinh sản, tập trung chim của mọi người lại rồi cùng chăm, cùng chờ khi nào được đàn 100 con thì thả (giống truyền thuyết Âu Cơ). Cứ như thế mỗi năm thả khoảng 2-3 lần rồi tự chúng phát triển lên. Em nghĩ sẽ tốt vì mọi người trong vùng cùng chăm cùng thả, tiếng lành đồn xa sẽ làm người bẫy trong vùng có ý thức hơn.
 

MrKoi

Chào Mào Thanh Hóa
Chào tất cả anh em cùng quý nghệ nhân nuôi chim chào mào. Tuấn xin có đôi lời về thực trạng hiện nay của chim chào mào Huế.
Mình là một người rất đam mê thú bẫy chim chào mào các vùng ở Huế như Bình Điền, Phong Sơn, Phong Mỹ, Truồi, Nam đông... Trước đây thường đi bẩy thì còn có nhiều chim giọng hay, già rừng. Nhưng khoảng một hai năm trở lại đây chim già rừng giọng hay còn rất ít, có những vùng hầu như không còn. Đi bẫy thì rất hiếm, bẫy được 1 chú thì quá may mắn rồi.
Nguyên nhân là tình trạng bẫy lưới đã hốt hết toàn bộ già, trẻ, lớn bé. Chim lứa tơ mới lớn hay hót giọng mái là vì không còn chim trống thầy có giọng hay dẫn dắt và chim tơ bắt chước, chỉ còn chim mái thì nhiều ( do bẫy đấu chim trống hết rồi) cái này trách những ae bẫy đấu như mình he he.Tuy chim ngoài rừng vẫn còn nhưng giọng hót đã không còn hay và luyến láy như trước đây.
Với tình trạng như hiện nay thì thêm một khoảng thời gian tới muốn có chim giọng hay chắc phải ép giọng chim tơ quá.
Sau một thời gian băn khoăn và suy nghẫm thì đã tìm ra một cách để chia sẻ cũng ae diễn đàn và anh em cùng đam mê bẫy chim chào mào. Vì giọng hót chào mào tương lai, hãy thả về tự nhiên những chú chào mào già rừng có giọng hay nhưng có tật lỗi như cụt móng, ngoáy lộn, đau chân, phá vĩ...
Vì sao lại thả những chú như thế này, xin chia sẻ với quý ae là khi đi bẫy dính mấy chú bị lỗi thường không ai muốn đem về chơi cả.
Xin quý ae và nghệ nhân cho thêm ý kiến góp ý nha.
Cuối cùng thì Tuấn xin làm người đầu tiên thực hiện kế hoạch này với 2 chú chim rất già rừng nhưng trong quá trình nuôi nhốt nhảy dữ quá nên mất móng hậu. Sẽ có clip thả chim về rừng chia sẻ cùng ae diễn đàn nhưng sẽ bí mật là thả về vùng rừng nào của Huế.
Thân chào và chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh hơn nữa.
Tuấn
thả thì không tiếc bác tuấn ạ, nhưng cái quan trọng là thả rồi cũng bị bẫy lưới dính lại, rồi bị bẫy đấu bẫy lại... một tương lai mù mịt cho em nó, chưa tính đến quảng thời gian dài thức ăn sẵn trong cóng, giờ phải ra ngòai kiếm ắn.... em thả rất nhiều nhưng quanh nhà vẫn chả còn lấy 1 con .... hi vọng là di trú rồi chứ k phải là lại đang bị nhốt ở đâu đó...
 
N

namkiet

Guest
thả về rừng liệu có sống được không tuấn, không tự kiếm ăn được, không cạnh tranh được với chim rừng, tóm lại là mất bản năng sinh tồn.
P/s: có con bổi nào để anh 1 con nuôi :)
Hi vọng là sẽ sống được ngoài rừng vì những chú già rừng thường sống ở ngoài rừng cũng đã rất lâu rùi.
Nếu thả 10 con hi vọng sống được 2 con là tốt quá rồi.
Thân
 
N

namkiet

Guest
thả thì không tiếc bác tuấn ạ, nhưng cái quan trọng là thả rồi cũng bị bẫy lưới dính lại, rồi bị bẫy đấu bẫy lại... một tương lai mù mịt cho em nó, chưa tính đến quảng thời gian dài thức ăn sẵn trong cóng, giờ phải ra ngòai kiếm ắn.... em thả rất nhiều nhưng quanh nhà vẫn chả còn lấy 1 con .... hi vọng là di trú rồi chứ k phải là lại đang bị nhốt ở đâu đó...
Bạn thả vào rừng và nên bí mất thả đừng để ai biết để bẫy lại, mình cũng chỉ hi vọng là chim sẽ tồn tại được, và hót.
Thân
 
N

namkiet

Guest
Theo em nếu có điều kiện thì nên chung tay xây 1 loạt aviary sinh sản, tập trung chim của mọi người lại rồi cùng chăm, cùng chờ khi nào được đàn 100 con thì thả (giống truyền thuyết Âu Cơ). Cứ như thế mỗi năm thả khoảng 2-3 lần rồi tự chúng phát triển lên. Em nghĩ sẽ tốt vì mọi người trong vùng cùng chăm cùng thả, tiếng lành đồn xa sẽ làm người bẫy trong vùng có ý thức hơn.
Nếu không vì lợi nhuận cao của chim chào mào Huế thì chắc không có tình trạng như hiện nay, nếu làm rầm rộ quá thì theo Tuấn chỉ sợ nhiều kẻ bẫy lưới lợi dụng mà thôi.
Theo Tuấn ae thật sự đam mê thì nên bí mật thả về rừng những chú tật lỗi mà. Không ưu tiên những chú không tật lỗi nhé.
Thân
 

huyluong

New member
theo mình ý kiến bạn rất hay, nhưng chim thả về rừng sẽ ko tự kiếm sống đc vì nó wen được con người chăm sóc rồi. lúc đó 100% chim thả về rừng chắc chắn sẽ bị bẫy lại, vậy là công cóc. Theo mình có ý kiến: Diễn đàn của chúng ta nên lập những dự án mở trang trại nuôi chim chào mào sinh sản tại các địa phương do mấy anh em trong diễn đàn quản lý( hơi khó nhưng quyết tâm thì sẽ làm đc vụ này mấy mod nên xem xét lại nha). Nếu dự án thành công thì chúng ta sẽ bảo tồn đc các giống chim và hạn chế đc việc bẫy chim ngoài rừng làm mất cân bằng sinh thái, phá hoại môi trường. Và anh em chúng ta sẽ có những chuyến đi rừng bẫy chim hấp dẫn. Đang chờ tới ngày đó hehe
 

axnzonegold

Quản lý nhiều BOX
Ý của anh Tuấn là rất ok! Em rất tán thành! Nhưng em nghĩ những rủi ro của anh em nêu ở trên như bị bẫy đấu lại, bị bẫy lưới, bản năng sinh tồn kém,...

Nên đối với những người đam mê bẫy chim:

Nên biết thả những chú không vừa ý khi bẫy rừng về ngay, hoặc giả nếu thấy hay nhưng khi mang về mà quá "yếu" thì nên thả lại để khi đó bản năng sinh tồn còn cao mà sống sót!

Đối với nhứng người chơi:
Đừng quá chạy theo số đông mà cứ mê chim già rừng, chim bẫy đấu, chim bổi,...không thích má trắng, không thích chim non nuôi lên mà hãy trân trọng từng chú chim một!

Đối với với những cuộc thi:

Nên có đa dạng những cuộc thi dành cho những chú chim đỉnh như hiện nay, những tiêu chí nên nới ra dành thêm cho những chú chim tật lỗi, non mùa, chim non lên,...để tận dụng được những chú chim đánh bắt được!
Các giải thương không nên treo cao quá sẽ đánh vào lòng ham muôn của con người dẫn đến cần những chú chim đỉnh để giật giải, để được vinh danh. Như đã biết nhu cầu cao thì giá chim lên cao => đánh bắt vô tội vạ => chim ít, hiếm => giá lại cao! Nó như 1 cái kéo giữa giá cả và số lượng và chim!

Đối với những người nuôi sinh sản:

Nểu có điều kiện nên đầu tư phát triển thêm để sản sinh quy mô hơn góp phần giảm nhiệt của cầu xuống!

Một vài ý của riêng em!
 

Conchymnho

New member
Thả là thả còn lo lắng thì bao nhiêu cho đủ. Chim tự có bản năng sinh tồn. Nên qtam tâm chú trọng tập trung vào ý kiến thả chim lỗi. Còn đã về với rừng là số của mỗi chú chim.
 

netcom0909

New member
thật ra các giải pháp ta đưa ra thì hay nhưng chưa chắc đã thực hiện được, nếu chúng ta muốn chơi chào mào lâu dài thì phải chơi như Thái Lan mà thôi. Không đựơc phép đánh bắt chim ngoài tự nhiên, chỉ cho phép nuôi và mua bán những chú chim có xuất phát từ các trang trại chào mào. Hiện tại đã có nhiều a e đã nuôi ép đẻ thành công, còn việc ép giọng thì các a e miền ngoài có ít người thực hiện, ở miền nam thì vẫn còn số ít ( rất hiếm) người nuôi ép giọng. Chắc chắn tương lai các a e miền trung bắt buộc phải học cách ép giọng để bảo tồn giọng của vùng mình. Cái này e ko phải chê nhưng sự thật là hầu hết các anh miền trung chưa ý thức được việc bảo tồn giọng mà chỉ biết sử dụng mà thôi. Bởi thế những chú chim giọng cực hay cần được giữ lai để ép giọng và cần có những nghệ nhân mồng giọng miền trung thì mới may ra bảo tồn được giọng các vung miền. Đôi lời nhận xét góp ý, thân.
 

NDV

New member
Theo em nếu có điều kiện thì nên chung tay xây 1 loạt aviary sinh sản, tập trung chim của mọi người lại rồi cùng chăm, cùng chờ khi nào được đàn 100 con thì thả (giống truyền thuyết Âu Cơ). Cứ như thế mỗi năm thả khoảng 2-3 lần rồi tự chúng phát triển lên. Em nghĩ sẽ tốt vì mọi người trong vùng cùng chăm cùng thả, tiếng lành đồn xa sẽ làm người bẫy trong vùng có ý thức hơn.
Nói thì dể nhưng làm rất khó, thả chim củng là cách hay nhưng mà xác suất những chú chim bị thả sống ngoài tự nhiên chỉ đếm bằng đầu ngón tay thôi, nó chuyển từ tay người này sang tay người khác thôi. chim nuôi nhốt lâu ngày nên rất hăng, gặp những tay bẩy chim là xa vào lưới liền, nhưng mà hãy làm đi hi vọng sẽ có được kết quả như mong đợi.
 
Top