Kỹ thuật chào mào toàn tập

Leodevincy

Chào mào Việt
Trước tiên thay mặc anh em diễn đàn www.chaomao.org cảm ơn tất cả những bậc tiền bối đã có những bài viết hay từ các trang mạng, em chỉ làm nhiệm vụ sưu tầm rồi đúc kết lại cho nó theo thứ tự giúp các bạn mới chơi có thể theo dõi, học tập, và phát huy dễ dàng.

Sau đây là thứ tự các bước để các bạn dễ theo dõi: :cool:

Cách Chọn Chim Trống Đẹp Hay

Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu năm đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn, cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim trống trong lưỡi có chấm đen, cỡ 3-4 chấm ở cuối lưỡi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn, trường hợp này rất chi là hiếm

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ.

Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó phải to, khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm.

Nói về mào, tuy mào chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là mào lân và mào đinh. Mào đinh tức là to đều từ gốc tới đỉnh, mào cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mào lân là cong y như sừng đầu lân vậy, hướng thẳng về phía trước nhìn rất hung dữ.

Cặp chân phải to dài, tướng chim dài đòn, tức là thân hình nó dài, hình như trái bắp chuối nghiên góc 30 độ.

Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức thì phải dài.

Họng bò tức là khi hót phù ra như ễnh ương, con này khi hót thì vang thanh và trông rất là hùng dũng.

Hình cho các bạn dễ tham khảo và hình dung, nếu có bắt gặp bất kỳ còn nào có hình dáng tương tự như trong hình thì bắt ngay lập tức :D:

4996242330_2aed0fd70b.jpg


Red+whiskered+bulbul.JPG


red-whiskered-bulbul-pycnonotus-jocosus-by-taja.jpg


chaomao14.jpg


301308.jpg


pycnonotusjocosus2.jpg


chaomao.jpg


bach20tang.jpg


000029.jpg


image_87524_89f20707-2f3f-4e56-8b94-a101ad69c132.jpg
 

Leodevincy

Chào mào Việt
Tập Luyện Cho Chim Bổi

Có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già rừng, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng.

Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy, tung lồng vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các bạn mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác và rất hay và sung mãn.

Mình xin bổ sung thêm bài viết của bác Leo
Thuần bổi sau khi đã chọn được chú bổi ưng ý:
Những chú chim bổi về thông thường rất nhẩy , nhiều con nhẩy rúc nan lồng đến toát mặt chảy máu ! Tuy nhiên các Bạn cũng không cần lo quá về vấn đề này . Sau khi thay lông hoặc đóng vẩy khô chim sẽ rụng vẩy sẹo vàtrổ lông lại như thường ! Để tránh những chú chim khi thuần trở lên xấu xí do rụng đuôi , cánh , sứt mặt ..vv..v
Các bạn nên chuẩn bị một Lồng
thuần nhỏ , kích cỡ 30x30 hình vuông hoặc Lồng tròn đường kính khỏng 30cm cao 50cm là OK .
1-2_zps32062ab5.jpg
[/IMG]
Sau đó mua tấm nhựa trong flastic mỏng luồn vào
trong lồng và bắt chặt ngăn cách chim với nan Lồng ( Ta bịt 3 cạnh và đỉnh Lồng , chỉ chừa lại phần cửa lồng đẻ cho thức ăn , nước uống , phần
cửa lồng này hướng ra phía đông người nên chim sẽ ít khi nhảy ra phía đó ) .
Trong những ngày đầu tập vào cám cho chim các Bạn nên chùm gần
kín hết áo Lồng để chim bớt hoảng sẽ chịu ăn hơn . Sau khi chim đã chịu ăn một thời gian khoảng 4-5 ngày các Bạn hé từ từ áo Lồng để chim quan sát và làm quen dần với Môi trường xung quanh khi bị nuôi nhốt . mõi ngày các Bạn hé ra một chút khoảng 7-10 ngày sau có thể mở hết áo Lồng .Lúc này có thể ép theo 3 cách:
1. Ép nhanh
Các Bạn muốn chú chim nhanh thuần và rút ngắn nhanh thời gian để chú chim đứng Lồng thì sẽ mạo hiểm hơn một chút đối với cách thuần này . Sau khi mở hết áo lồng các bạn đẻ chim dưới đất chỗ đông người qua lại , nếu nhà Bạn nào có quán càfe hay tạp hóa thì rất tốt ! cứ để như vậy mặc chim nhẩy trong Lồng , cứ 2h thì thả 1 em cào cào vào cho em nó ăn + trong lồng đã có bột nhé các bạn
(lưuà di chuyển chổ treo liên tục trong thời gian này ... Chỉ khoảng 1-2 tháng chú chim đã khá đứng lồng .
- Nhược điẻm của cách thuần này sẽ là khiến cho chú chim bị ép quá nhanh
! nhiều chú nhát quá bị ép có thể bể chim ( chim lúc nào cũng sợ sệt ,
rú một góc không dám hót hét ) nhiều chú ép quá sinh tật trong lúc hoảng
sợ tìm đường chạy mà bị Ngoái , lộn mất giá trị của Chú Chim. Làm theo cách này các bạn phải là người có nhiều thời gian.
2. Ép từ từ
Trùm áo lồng chữ A trong thời gian tập bột cho chim. 1 tuần.(treo chỗ ít người qua lại cho chim bình tĩnh trở lại.
- 3 tuần thiếp theo đem treo lồng cao quá đầu người 10cm. (Vẫn trùm áo lồng chữ A)
- 4 tuần tiếp theo là di chuyển lồng. Vẫn tủ áo chữ A. Mỗi ngày treo 1 chỗ khác nhau trong nhà cho chim quen với việc di chuyển.
- Tháng thứ 3 - tháng 5 bắt đầu mở 1/2 áo lồng và lặp lại việc di chuyển + treo ngang đầu người.
- Từ tháng thứ 6 trở đi bắt đầu mở hết áo lồng + di chuyển lồng hằng ngày ( không được treo chim cố định 1 chỗ sẽ dễ gây bệnh châm chỗ cho chim).
P/s: tập cho chim tắm ngay từ tuần đầu tiên chim về nhà. Tắm chim bổi thì chỉ cần 2 ngày /1 lần là đủ rồi.
Để cho chú chim của bạn hót, múa, ché thì các bạn phải tập luyện cho chim của mình. Nhưng theo mình quan trọng nhất là trong khi ép dạn chúng ta nên di chuyển nhiều vị trí treo chim. Chim phải qua 1 mùa lông trong lồng nuôi thì chúng ta mới tính đến chuyện cho tập đi trường. ( Trừ một số em quá xuất sắc như em Tà Lu của anh Lương ).
3. Cách này hơi ác, một số bác phản đối dữ dội nhưng em cũng nêu lên đây cho các bạn tham khảo.
- Đầu tiên vẫn sử dụng lồng ép như trên
- Bắt em nó ra dùng kéo cắt hết 2 bên lông cánh của chim.
Các bạn chú ý là chỉ cắt lông cánh từ đầu cọng lông vô giữa khoảng 1,5 - 2cm
- Treo như cách 1
Ưu điểm của cách này so với cách 1 là hạn chế được 80 % tật ngoái và lộn
Baì viết chỉ mang tính chất tham khảo :D
 
Sửa bởi Amin:

Leodevincy

Chào mào Việt
Điều Kiện Nuôi Chào Mào

Thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột / cám / cào cào / côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ớt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì cà rốt rất chi là tốt, được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít & tách đỏ cho dù có nuôi lâu năm.

Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.
 

Leodevincy

Chào mào Việt
Tắm Cho Chào Mào

Ra quầy chim mua một cái lồng tắm hoặc 1 máng nước để chim tắm, 1 cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt cầu đậu vào lồng cố định hẳn luôn, để nó không bị trụt xuống hay rơi ra ngoài. Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10h30 - 12h vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm. Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và ko tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ. Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người. Nó sẽ cảm thấy khó chịu, và sau vài lần rũ lông đó là nó sẽ nhảy vào máng tắm để tắm thôi.

Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim. Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng!
 

Leodevincy

Chào mào Việt
Phụ Kiện Lồng Chim

Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.
 

Leodevincy

Chào mào Việt
Cầu Cho Chào Mào

Hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài bạn dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.
 

Leodevincy

Chào mào Việt
Bệnh Của Chào Mào

Theo các bạn thì tiêu chảy thì do thay đổi cám/bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông, ... chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông. Tôi để ý nhất là vấn đề vệ sinh! Như cóng nước uống và cóng cám để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư. Đặc biệt là ta nuôi loại lồng đấy chỉ có miếng váng và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo hâu như 2 ngày một lần, bởi Chào Mào ăn hay vứt đồ ăn ra. Đặc biệt là ngày ta cho chúng ăn trái cây như chuối, cà chua. Mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính vào và trái cây để lâu hư rồi vô tình nó xuống ăn thì bị đường ruột. Cách Chữa Trị: ta có thể thường xuyên dọn sạch lồng, vệ sinh hủ bột/nước, cho cám ăn mới sạch (tốt hết là cách ngày, không nên để quá lâu). Không nên cho ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Qua vài ngày nó sẽ khỏi. Vài cách khác của các bạn là: dùng nước trà đậm hoặc là dùng thuốc đau bụng của người uống là Berberin thì phải, pha liều lượng nhỏ vào nước cho chim uống.
 

tuancdnnt

Chào mào mí đỏ
Trước tiên thay mặc anh em diễn đàn www.chaomao.org cảm ơn tất cả những bậc tiền bối đã có những bài viết hay từ các trang mạng, em chỉ làm nhiệm vụ sưu tầm rồi đúc kết lại cho nó theo thứ tự giúp các bạn mới chơi có thể theo dõi, học tập, và phát huy dễ dàng.

Sau đây là thứ tự các bước để các bạn dễ theo dõi: :cool:

Cách Chọn Chim Trống Đẹp Hay

Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu năm đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn, cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim trống trong lưỡi có chấm đen, cỡ 3-4 chấm ở cuối lưỡi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn, trường hợp này rất chi là hiếm

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ.

Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó phải to, khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm.

Nói về mào, tuy mào chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là mào lân và mào đinh. Mào đinh tức là to đều từ gốc tới đỉnh, mào cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mào lân là cong y như sừng đầu lân vậy, hướng thẳng về phía trước nhìn rất hung dữ.

Cặp chân phải to dài, tướng chim dài đòn, tức là thân hình nó dài, hình như trái bắp chuối nghiên góc 30 độ.

Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức thì phải dài.

Họng bò tức là khi hót phù ra như ễnh ương, con này khi hót thì vang thanh và trông rất là hùng dũng.

Hình cho các bạn dễ tham khảo và hình dung, nếu có bắt gặp bất kỳ còn nào có hình dáng tương tự như trong hình thì bắt ngay lập tức :D:

4996242330_2aed0fd70b.jpg


Red+whiskered+bulbul.JPG


red-whiskered-bulbul-pycnonotus-jocosus-by-taja.jpg


chaomao14.jpg


301308.jpg


pycnonotusjocosus2.jpg


chaomao.jpg


bach20tang.jpg


000029.jpg


image_87524_89f20707-2f3f-4e56-8b94-a101ad69c132.jpg

Em mà gặp con nào giống hình 5, 7, 9 là em bắt liền. Híc! Bắt ngay lập tức.:D
 

Pleikupho

New member
Đọc xong bài viết thì có nhiều chổ nhiều né mem như em vẫn Chưa hiểu
1. Thời gian phơi nắng giúp chim có lửa Là lúc mấy h và phơi bao lâu
 

laohacrom

New member
Bài sưu tầm thì cũng tốt , nhưng tốt hơn bao nhiêu khi có thêm ghi chú rõ nguồn gốc và tác giả , gọi là ...:p
 

tosudoc

New member
Kim chỉ nam cho các bác vào mới vào nghề. Hehehe in ra và dán lên tường đọc dần các bác ơi. hehe thanks chủ thớt
 

talent3006

New member
cho em hỏi ... cầu cho chào mào.... dùng cầu trơn láng ... to 1,2cm có được ko ạ ....
 

saosau

New member
cho em hỏi ... cầu cho chào mào.... dùng cầu trơn láng ... to 1,2cm có được ko ạ ....
Ok men. hiện giờ đang thịnh hành loại cầu này. vì cầu trơn mà thẳng thì chim dễ sàng cầu, chạy cầu hơn vì không bị vấp. cầu to 1,2 - 1,5 tốt cho móng chim bám hết chân và mài móng vào cầu để móng không quá dài, dễ gãy và mất móng khi bám lồng.
 
Top