Kỹ thuật chào mào toàn tập

khanhlovevy

New member
Bài viết rất Hay rất đầy đủ và bổ ích.
Lại thêm kinh Nghiệm và Nâng cao tay nghề
 

ntd236

New member
Kiểu này xem tình hình tết nhất có kiếm được e bổi nào để làm cái lồng 30.30 ép thử xem có bị bể lông không ..
 

ntd236

New member
tìm bổi mãi nhưng chưa có e nào đầy đủ yếu tố như bác nói :)
 

duongnhiet

Member
Tập Luyện Cho Chim Bổi

Có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già rừng, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng.

Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy, tung lồng vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các bạn mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác và rất hay và sung mãn.

Mình xin bổ sung thêm bài viết của bác Leo
Thuần bổi sau khi đã chọn được chú bổi ưng ý:
Những chú chim bổi về thông thường rất nhẩy , nhiều con nhẩy rúc nan lồng đến toát mặt chảy máu ! Tuy nhiên các Bạn cũng không cần lo quá về vấn đề này . Sau khi thay lông hoặc đóng vẩy khô chim sẽ rụng vẩy sẹo vàtrổ lông lại như thường ! Để tránh những chú chim khi thuần trở lên xấu xí do rụng đuôi , cánh , sứt mặt ..vv..v
Các bạn nên chuẩn bị một Lồng
thuần nhỏ , kích cỡ 30x30 hình vuông hoặc Lồng tròn đường kính khỏng 30cm cao 50cm là OK .
1-2_zps32062ab5.jpg
[/IMG]
Sau đó mua tấm nhựa trong flastic mỏng luồn vào
trong lồng và bắt chặt ngăn cách chim với nan Lồng ( Ta bịt 3 cạnh và đỉnh Lồng , chỉ chừa lại phần cửa lồng đẻ cho thức ăn , nước uống , phần
cửa lồng này hướng ra phía đông người nên chim sẽ ít khi nhảy ra phía đó ) .
Trong những ngày đầu tập vào cám cho chim các Bạn nên chùm gần
kín hết áo Lồng để chim bớt hoảng sẽ chịu ăn hơn . Sau khi chim đã chịu ăn một thời gian khoảng 4-5 ngày các Bạn hé từ từ áo Lồng để chim quan sát và làm quen dần với Môi trường xung quanh khi bị nuôi nhốt . mõi ngày các Bạn hé ra một chút khoảng 7-10 ngày sau có thể mở hết áo Lồng .Lúc này có thể ép theo 3 cách:
1. Ép nhanh
Các Bạn muốn chú chim nhanh thuần và rút ngắn nhanh thời gian để chú chim đứng Lồng thì sẽ mạo hiểm hơn một chút đối với cách thuần này . Sau khi mở hết áo lồng các bạn đẻ chim dưới đất chỗ đông người qua lại , nếu nhà Bạn nào có quán càfe hay tạp hóa thì rất tốt ! cứ để như vậy mặc chim nhẩy trong Lồng , cứ 2h thì thả 1 em cào cào vào cho em nó ăn + trong lồng đã có bột nhé các bạn
(lưuà di chuyển chổ treo liên tục trong thời gian này ... Chỉ khoảng 1-2 tháng chú chim đã khá đứng lồng .
- Nhược điẻm của cách thuần này sẽ là khiến cho chú chim bị ép quá nhanh
! nhiều chú nhát quá bị ép có thể bể chim ( chim lúc nào cũng sợ sệt ,
rú một góc không dám hót hét ) nhiều chú ép quá sinh tật trong lúc hoảng
sợ tìm đường chạy mà bị Ngoái , lộn mất giá trị của Chú Chim. Làm theo cách này các bạn phải là người có nhiều thời gian.
2. Ép từ từ
Trùm áo lồng chữ A trong thời gian tập bột cho chim. 1 tuần.(treo chỗ ít người qua lại cho chim bình tĩnh trở lại.
- 3 tuần thiếp theo đem treo lồng cao quá đầu người 10cm. (Vẫn trùm áo lồng chữ A)
- 4 tuần tiếp theo là di chuyển lồng. Vẫn tủ áo chữ A. Mỗi ngày treo 1 chỗ khác nhau trong nhà cho chim quen với việc di chuyển.
- Tháng thứ 3 - tháng 5 bắt đầu mở 1/2 áo lồng và lặp lại việc di chuyển + treo ngang đầu người.
- Từ tháng thứ 6 trở đi bắt đầu mở hết áo lồng + di chuyển lồng hằng ngày ( không được treo chim cố định 1 chỗ sẽ dễ gây bệnh châm chỗ cho chim).
P/s: tập cho chim tắm ngay từ tuần đầu tiên chim về nhà. Tắm chim bổi thì chỉ cần 2 ngày /1 lần là đủ rồi.
Để cho chú chim của bạn hót, múa, ché thì các bạn phải tập luyện cho chim của mình. Nhưng theo mình quan trọng nhất là trong khi ép dạn chúng ta nên di chuyển nhiều vị trí treo chim. Chim phải qua 1 mùa lông trong lồng nuôi thì chúng ta mới tính đến chuyện cho tập đi trường. ( Trừ một số em quá xuất sắc như em Tà Lu của anh Lương ).
3. Cách này hơi ác, một số bác phản đối dữ dội nhưng em cũng nêu lên đây cho các bạn tham khảo.
- Đầu tiên vẫn sử dụng lồng ép như trên
- Bắt em nó ra dùng kéo cắt hết 2 bên lông cánh của chim.
Các bạn chú ý là chỉ cắt lông cánh từ đầu cọng lông vô giữa khoảng 1,5 - 2cm
- Treo như cách 1
Ưu điểm của cách này so với cách 1 là hạn chế được 80 % tật ngoái và lộn
Baì viết chỉ mang tính chất tham khảo :D

dàn lồng nuôi bổi giống Ad đây:
DSC02337.jpg
 
Top