Kỹ thuật chăm sóc và tập dợt chim bổi mới bắt về

Leodevincy

Chào mào Việt
Nhân có bạn hỏi về cách chăm sóc và tập dợt chim chào mào bổi mới bắt về dĩ nhiên là còn rất nhát, tôi lập chủ đề này để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

Nuôi chim mà "muốn cho mau sung" là không ổn rồi. Việc này phụ thuộc vào mình thôi - càng sốt ruột chim càng lâu sung. Vấn đề là chăm làm sao cho đúng cách, không ép chim quá mà cũng không được lơ là việc tập dợt. Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ này cho các bạn khác bàn thêm. Bình thường phải mất khoảng 9-12 tháng nuôi và tập dợt thì mới có được một con chào mào để chơi. Các giai đoạn có thể chia ra như sau:

  1. Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi
  2. Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nhìn thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn rồi.
  3. Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dợt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa.

    Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dợt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển".

    Cách dợt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến những tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. Làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dợt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dợt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu)

    Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi.

    Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim.

    Ở trường thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ thôi!
Đấy là chăm, dợt một con chim để chơi ở nhà, còn chọn, chăm, dợt một con chim để làm chim mồi đi bẫy thì phải một bài khác.

Sưu tầm từ Internet tổng hợp lại.
 

Chéc

New member
3 tháng thì hơi lâu bác leo...mình nghĩ bắt từ rừng về tầm 3 tuần là ok rồi...sau đó khi đã\quen với môi trường mới rồi thì tuỳ vào từng con chim đẻ mình thuần và tập luyện.
 

aphu_phonui

New member
thế nên mới biết nghề chơi củng công phu bác nhỉ cảm ơn bác về bài viết
 

xu_xu

New member
Em thấy mấy bác nuôi bổi thường hay mang đi dợt lắm, chim mới bắt về cũng đi dợt, ko biết làm như vậy có được ko? ra trường mấy chú bổi ko hót nhưng nó mau dạn hơn. Mấy pác cho ý kiến vấn đề này với, tks.
 

út tiêu

New member
em nghỉ ko cần phải đến 3 tháng để trấn an đâu em chỉ cần 1 đến 2 ngày là cùng vừa thuần vừa giử lửa rừng và tập mồi luôn:) nhứt cử lưởng tiện
 

phuongcty470

New member
Em thấy mấy bác nuôi bổi thường hay mang đi dợt lắm, chim mới bắt về cũng đi dợt, ko biết làm như vậy có được ko? ra trường mấy chú bổi ko hót nhưng nó mau dạn hơn. Mấy pác cho ý kiến vấn đề này với, tks.
Mình cũng thấy chim bổi nếu mang đi dợt thường xuyên thì e nó mau dạn hơn. Mình cũng có 1 con bổi trc khi thay lông hay mang e nó đi dợt thấy dạn hơn rất nhiều (mặc dù trc đó rất là nhát). Mùa này thay lông mình tủ áo lồng và để ở nhà suốt giờ lại thấy nhát như lúc mới mang về, hic. Đợi thay lông xong mà lâu quá gần 2 tháng rồi chưa xong.
 

chaomao_bk

New member
Sao thớt k nói nốt vấn đề thuần bổi thành mồi đi...hj.đang hóng...dù sao bài này cũng rất hay.thank thớt
 

neo

New member
Sao thớt k nói nốt vấn đề thuần bổi thành mồi đi...hj.đang hóng...dù sao bài này cũng rất hay.thank thớt
cái này mình đang làm , đang tìm người làm mấy cái hình mà chưa ra , mình viết bài rồi thuần bổi ( má trắng) lên mồi rồi nhưng cái USB nó thất lạc đâu rồi , mấy cái hình đi bẫy trong đó nữa , mọi người chờ ít bữa nha
 

HungSG

New member
A/e cho hỏi

Em vừa bắt em bổi bình thường ở trong lồng ép thì nó không bu nóc nhưng khi qua lồng tắm là diễn trò, nó tắm xong bu tới bu lui một hồi thì nghĩ (chắc do mệt), tình trạng lúc em nhận chim là rớt cầu nên nhảy trầy mũi đi đường 2 ngày nên em nghĩ là do hoảng quá. A/e cho hỏi kiểu này trị dễ không vì em mới chơi sợ chưa đủ trình trị.

A/e tư vấn nhanh nhanh vì đang trong thời gian bảo hành của người bán. Cám ơn a/e.

Em hỏi thêm vấn đề nữa là : con bổi em vừa xổ là con thuần nó đập liền tình trạng này kéo dài có ảnh hưởng gì không.
 
Sửa lần cuối:
Top