Khoáng chất - Vấn đề nhiều người nuôi chim cảnh chưa thực sự quan tâm.

thuyhoang482004

Cun Cun Euro 2012
Lang thang trên mạng, đọc được bài viết về khoáng chất cho chim cảnh của một bác có thâm niên trong nghề chia sẻ. Tôi thấy rất bổ ích và cần thiết nên tôi post bài chia sẻ cùng ae trên diễn đàn, hy vọng chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thú vui chơi chim cảnh. Tuy bài viết nói về khoáng chất cho chim họa mi, song khoáng chất cho chim chào mào cũng cần thiết không kém, nên tôi mạo muội lập topic này. Rất mong BQT thông cảm! Vì rất cảm kích trước sự chia sẻ của tác giả, tôi post nguyên văn lời tác giả.

Bài 3: Khoáng chất
Thưa các bạn!
Hiện nay nhiều ace chơi chim chúng ta còn chưa biết dùng khoáng chất cho chim và cũng không coi trọng việc đó. Đó là một cách nghĩ rất sai lầm. Bời vì sự suy giảm thể lực của mỗi con chim theo thời gian là rất chậm nên đại đa số người nuôi chim ko nhận ra và ko biết đó là bệnh. Con chim ở ngoài thiên nhiên ăn thức ăn rất phong phú và tự điều chỉnh thức ăn cho bản thân, khi sống trong điều kiện nuôi nhốt dù ta có chăm chút thế nào cũng không thể so với khi nó sống tự do bên ngoài được nên thường thiếu rất nhiều chất trong khẩu phần thức ăn mà người nuôi chim không biết hoặc không quan tâm.

Từ năm 1817 nhà điểu học Pháp Louis Vieillot đã nhận thấy có một số chim nuôi trong nhà như họa mi, yến hót (yến kanari),sơn ca… sau mấy năm tự nhiên có con rơi xuống chết. Sau đó, ông nghiên cứu và biết rằng những con chim nuôi nhốt trong nhà thường bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên sức khỏe dần dần bị suy giảm, đến một lúc nào đó nó bị đột quỵ do suy tim, suy hô hấp, rối loạn thần kinh do thiếu calcium. Sau này, tiến sĩ PaulWalton trong hiệp hội bảo vệ chim hoàng gia Scotland đã khẳng định quan điểm của Louis Vieillot là hoàn toàn đúng. Từ đấy người ta mới đặt vấn đề bổ sung nguyên tố vi lượng cho chim cảnh trong điều kiện nuối nhốt.

Mãi đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX Việt Nam ta mới bắt đầu có người chú ý đến vấn đề này, tuy nhiên đại bộ phận người chơi chim ở Việt Nam vẫn chưa biết gì về nó cả. Trong vòng vài chục năm gần đây mới có nhiều ngườ ibiết đến việc này. Đầu tiên là những người nuôi yến hót sinh sản (đúc yến). Khi được bổ sung khoáng chất, yến đẻ đều, yến con ít chết, yến đực chóng căng. Tiếp theo đó là những người chơi họa mi chiến ở Hà Nội. Con họa mi chiến được nuôi đủ khoáng chât có thể lực dẻo dai và gan lỳ hơn rất nhiều vì bộ khung xương của nó cứng vững nên không ngại va chạm. Chim hót cho ăn khoáng chất sẽ xung mãn thể lực nên luôn hót gọi bạn. Có một điều đáng tiếc là các bạn biết dùng khoáng chất lại coi đó là một độc chiêu bí truyền nên thường giữ kín không phổ biến rộng rãi cho mọi người.

Vậy khoáng chất cho chim là gì?

Khoáng chất cho chim là một loại bột được chế biến từ một số hợp chất có chứa những nguyên tố hóa học cần thiết cho đời sống sinh lý và cơ thể của loài chim. Mỗi một loài chim cần có một loại khoáng chất phù hợp với yêu cầu của nó. Có loại rất đơn giản như đối với chim cu gáy chỉ cần cát vàng + đất đỏ với một ít Vitamin B1 là đủ. Có lại rất phức tạp như đối với yến hót Kanari hay Họa mi, chích chòe chẳng hạn. Do ở đây đang nói vềHọa mi nên mình đưa ra công thức chế biến khoáng cho chim họa mi.

1- Đất đỏ ba zan 30% (Mình thường dùng loại đất đỏ Tây Nguyên lấytừ Buôn Mê Thuột, rất giàu Oxit sắt cần cho sự tạo hồng cầu. Ngoài bắc có đất đỏ Lục Ngạn cũng tốt tuy ko bằng đất Tây Nguyên nhưng dùng được, trong nam có đất đỏ Biên Hòa gần được như đất đỏ Tây Nguyên).
2- Bột than củi 25% (Tốt nhất là bột than gỗ ổi, nên tránh than xoan và than lim vì có độc tố. Trong bột than có một lượng muối Kalyrất lớn. Nguyên tố này cùng với Natri trong muối ăn gắn kết Calci tạo ra kết cấu mô xương làm cho xương cứng vững).
3- Bột đá hoặc bột mai mực càng tốt 20% (Đây là chất giàu Calcium, thành phần chính cấu tạo mô xương).
4- Cát đãi sạch 9% (Dùng cát đen đãi sạch nước bẩn, khi nàothấy nước thật trong thì được, đem phơi khô. Trong cát có hợp chất của nguyên tố Silic và nguyên tố Alominhium cung với nhiều nguyên tố khác).
5- Đường Glucoza 8% (Mua ở hiệu thuốc tây. Tăng năng lượng cho chim).
6- Calcium loại viên 400đv (Tỷ lệ loại này3200đv/kg khoáng chiếm khỏang 2%. Mua ở cửa hàng thuốc tân dược).
7- Vitamin B1 5% (mua ở cửa hàng thuốc tây về giã nhỏ ra. B1 có tác dụng ổn định thần kinh, giảm đau và làm tăng cường sự trao đổichất, tăng cường đào thải các Acid có hại trong cơ thể động vật).
8- NatriClorua 1% (Đây là muối ăn hầu như nhà ai cũng có).

Tất cả chim nuôi nhốt trong lồng, trong chuồng trại đều phải có khoáng chất, thiếu khoáng, chim sẽ gầy còm, sinh sản kém rồi sẽ tàn lụi dần !


Công thức:
Cát..................................25 %
Đất đỏ Biên Hòa…….........25 %
Than chết…………….....…35 %
Muối bọt………………........01 %
Muối hột……………….....…01 %
Đường cát………..........…..01 %
Vỏ hàu………....................10 %
Bột cỏ cú...........................01 %
Bột cam thảo………...........01 %

Tất cả tán nhỏ trộn đều với nhau, phơi thật khô, bảo quản chống ẩm tốt có thể để dùng trong nhiều năm không hỏng. Tỷ lệ trộn khoáng vào cám là 1% nghĩa là cứ 1kg cám trộn vào 10g khoáng. Đối với chim chích chòe, sáo, yểng và chào mào… dùng khoáng này cũng rất tốt. Riêng đối với chim yến Kanari đẻ công thức hơi khác một chút. Bạn cũng có thể dùng công thức này cho chim yến Kanari đẻ nhưng tăng thêm 10% mai mực. Chúc các bác chim cò căng lửa!

Tài liệu tham khảo: Sự cần thiết của khoáng chất với cơ thể động vật.


I- Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng
Trong cơ mọi đông vật đều chứa hai phần là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
- Nguyên tố đa lượng: Cacbon, Oxy, Hydro, Nitơ, chúng là thành phần cơ bản tạo nên nước, protein, xương, cơ (hay còn ở dạng chất đạm, chất đường và chất béo -chúng có thể coi là các hợp chất hóa học hữu cơ) trong cơ thể động vật, các nguyên tố đa lượng này chiếm 96% trọng lượng cơ thể.

- Nguyên tố vi lượng: Có khoảng 4%trọng lượng cơ thể động vật là các chất hóa học vô cơ (khi cơ thể động vật bị đốt cháy hoàn toàn chỉ còn lại các chất này, sẽ đọng lại thành tro). Hay còn được gọi là các khoáng chất. Trong số đó có một số nguyên tố là thiết yếu và cần thiết cho cơ thể sống nhưng chúng lại chỉ chiếm lượng nhỏ, chúng thường hay được gọi là các nguyên tố vi lượng (hay còn gọi là vi khoáng).

- Vi lượng tố, còn gọi là nguyên tố vi lượng, là những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ,cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho sự sống. Chúng phải được đưa vào cơ thể đều đặn. Lượng cần dùng hằng ngày của một cơ thể sống khỏe mạnh ở vào khoảng từ một vài trăm micrôgam (cho selen và asen - thạch tín) cho đến một vài miligam (sắt và iốt).
Nhữngnguyên tố: canxi, magiê, natri, clo, lưu huỳnh và phốt pho.Chúng phải được đưa vào cơ thể với số lượng lớn hơn (cho đến vài trăm miligam hằng ngày).

- Các chất nói chung được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu (cần thiết cho cuộc sống) là: asen, crôm, sắt, flo, iốt,côbal,đồng,mangan, molypđen, selen, vanađi, kẽm và thiếc. Các nguyên tố sau đây nói chung không được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu hoặc là chức năng của chúng chỉ mới được phỏng đoán: bari, bismut, bo, liti, kền (niken), thủy ngân, rubiđi, silic(silicon),stronti, telua, titan và vonfram (tungsten).

- Thiếu vi lượng tố có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ra nhiều bệnh: thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu (thiếu hồng huyết cầu trong máu), thiếu kẽm ảnh hưỡng đến các hoóc môn tăng trưởng, thiếu iốt gây ra bệnh bướu cổ, thiếu kẽm có thể gây ra vô sinh…

II- Tác dụng cụ thể của 16 nguyên tố hóa học quan trọng nhất trong cơ thể sống
1. Sắt: rất cần thiết để hình thành hemoglobin trong hồng cầu. Nó là thành phần của nhiều enzyme. Thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, da nhợt nhạt, mệt mỏi,khó thở, giảm sức đề kháng. Sắt là yếu tố vi lượng cổ xưa nhất được nghiên cứu. Mặc dù hiện diện trong cơ thể sống với một lượng rất nhỏ nhưng nó rất cần thiết cho sự sống:
- Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi về tất cả các cơ quan.
- Nó tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin,sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ oxy của cơ.
- Sắt bị oxy hóa và khử dễ dàng, nó tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp, sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
Ba chức năng này sẽ tham gia vào kênh năng lượng của hiện tượng oxy hóa. Do đó, thiếu sắt sẽ đưa đến giảm năng lượng.

- Hậu quả của thiếu Sắt là thiếu máu, nhưng triệu chứng thiếu Sắt thường xuất hiện trước vì thiếu máu đôi khi được chịu đựng tốt nên nó diễn ra từ từ.
- Suy nhược, mệt mỏi.

- Khó thở khi gắng sức, hồi hộp.
- Chậm phát triển thể chất.
- Sức đề kháng với nhiễm trùng rất kém.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của da, lông và móng như: da sần sùi, lông và móng dễ gãy rụng, móng mất độ bóng.
Trong các điều tra về nhu cầu dinh dưỡng của các tổ chức thế giới, người ta xác định rằng: thiếu Sắt là trường hợp thường hay xảy ra. Có 4 trường hợp thiếu máu hay gặp:
+ Thiếu từ nguồn đưa vào

+ Thiếu do mất sau khi bị chảy máu. Ngoài ra còn gặp trong các trường hợp chảy máu cấp, chảy máu ít nhưng âm ỉ kéo dài hoặc bệnh ký sinh trùng cũng làm mất một lượng Sắt trong cơ thể.Tất cả các trường hợp đó đều phải tăng nhu cầu cho phù hợp.
+ Thiếu do kém hấp thu: Nếu thường xuyên ăn các thức ăn chứa nhiều chất ngăn cản sự hấp thu Sắt như: sữa, phomat, lòng đỏ trứng…

+ Thiếu sử dụng: xảy ra do rối loạn tổng hợp hemoglobin, do thiếu pholat.

2. Zn (Kẽm): Có khoảng 100 loại enzyme cần có Kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Tỷ lệ kẽm trong cơ thể sống chiếm khoảng 4 đến 5/100 000, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, tinh hoàn, da,lông và móng.
Mất đi 1 lượng nhỏ Kẽm có thể đực sút cân,giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Cơ thể cái thiếu kẽm sẽ dẫn đến úng trứng, lưu thai… Cơ thể non thiếu Kẽm đưa đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các bệnh ngoài da, giảm khả năng đề kháng, …
Kẽm còn cần thiết cho thị lực (chim có thị lực phát triển cao nên rất cần có kẽm). Kẽm còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật, kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu chất đạm để tổng hợp tế báo mới,tăng liền sẹo.
Bạch cầu cần có Kẽm để chống lại nhiễm trùng và ung thư.

3. Magne
+ Duy trì Canxi, giúp cơ thể sử dụng tốt Canxi.

+ Góp phần chống bệnh động mạch vành và chứng loạn nhịp tim, do nó có vai trò như một chất mang chủ động các ion điện tích qua màng tế bào một cách dễ dàng.
+ Tham gia khoảng 300 phản ứng enzyme trong cơ thể sống.
+ Cùng Phốt pho và Canxi tham gia quá trình tạo xương, là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương.
+ Tham gia vào các thành phần của cơ bắp, dịch cơ thể và các mô mềm như tim, thận.
+ Giúp chuyển hóa hydrat car bon, protein vàchất béo thành năng lượng
+ Tham gia vào các hoạt động giãn và co cơ cũng như sự dẫn truyền thần kinh
+ Tham gia điều hòa thân nhiệt, quá trình thông khí ở phổi (rất quan trọng đối với chim)
Thức ăn tự nhiên chứa nhiều Magné (các loại quả hạch như: lạc, điều, đậu nành…; rau, hạt nguyên cám, hải sản, rau xanh sẫm…).Thiếu hụt Magné sẽ ảnh hưởng tới tất cả các mô trong cơ thể, đặc biệt là tim,thần kinh và thận ( Chim thiếu Magne rất dễ bị ngoái cổ).
Tuy nhiên ko thể sử dụng nhiều nguyên tố này vì dễ gây ngộ độc.


4. Mangan: góp phần quan trọng vào sự vững chắc của xương. Mangan còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng insulin trong cơ thể.
Nghiên cứu trên súc vật cho thấy, nếu khi mang thai mà thiếu Mangan thì đẻ con ra sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển không đều của bộ xương , thần kinh bị mắc chứng bệnh không phối hợp cử động điều hòa được,một bên màng nhĩ trong tai bị hóa xương, biến đổi di truyền màu, da lợt màu, lá lách teo nhỏ.

5. Đồng: là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động thực vật bậc cao, nó được tìm thấy trong 1 số loại enzyme. Khoảng 90% Đồng trong máu kết hợp với chất đạm Ceruloplasmin và được vận chuyển vào trong tế bào dưới hình thức thẩm thấu và một phần nhỏ dưới hình thức vận chuyển mang theo chất đạm. Phần lớn Đồng được bài tiết theo mật qua đường phân cùng với lượng Đồng không thẩm thấu được vào máu.

Đồng cần thiết cho chuyển hóa Sắt và Lipid, có tác dụng bảo trì cơ tim, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, góp phần bảo trì màng tế bào hồng cầu,góp phần tạo xương và biến năng Cholesterol thành vô hại.Các nhà khoa học cho rằng Kẽm cùng với Molypden là cạnh tranh về phương diện hấp thu với Đồng trong bộ máy tiêu hóa, vì thế việc ăn uống dư thừa 1 chất này sẽ làm thiếu hụt chất kia. Từ đó chúng ta thấy rằng việc chế biến thức ăn cho người, gia súc, gia cầm cần phải cân nhặc tính toán một cách rất khoa học, ko thể tùy thích theo cảm tính được.

6. Coban: Cơ thể thiếu Coban có những biểu hiện đầu tiên là cảm giác mệt mỏi, thần kinh làm việc thiếu tập trung và thiếu máu. Coban kết hợp với Mangan có tác dụng rất tốt đối với các triệu chứng đau nửa đầu ở người.
Cho vào trong đất một lượng nhỏ từ 0.13mg –0.30mg Coban trên 1kg đất sẽ làm tăng sức khỏe của những động vật ăn cỏ ở vùng đất đó.
Coban là một thành phần trung tâm của vitamincobalamin hoặc vitamin B12, có trong sôcôla, tôm, cua, 1 số quả khô, hạt códầu. Trong trái cây và rau đậu không có Coban, những người ăn chay trường sẽ bị thiếu Coban, sau 3-6 năm sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh.


7. Molypden: Có vai trò cần thiết trong quá trình cố định đạm của cơ thể sống.


8. Vanadium:được phân bố nhiều hơn ở thận và xương, cần thiết cho 1 số enzyme. Có vai trò trong việc tạo sắc tố của máu cùng với sắt. Điều hòa việc bơm Na+ và K+ trong tế bào, giúp cân bằng điện giải trong và ngoài tế bào . Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện khả năng kiểm soát Glucose, chất có vai trò quan trọng trong việc khử các gốc tự do thừa, đồng thời Vanadium cũng đóng vai trò thiết yếu trong cơ chế khử độc bằng cation.
Vanadium ngăn không cho sản xuất quá nhiều Cholesterol, giảm sự lắng đọng Cholesterol trong động mạch.


9. Niken: Có tác dụng kích thích hệ gan-tụy. Giúp làm tăng hấp thu Sắt. Nikencó thể thay thế cho các yếu tố vi lượng trong việc đảm bảo hoạt tính của nhiều enzyme.


10. Bo: Tồn tại trong nước, phần nhiều ở dạng axit boric. Nguyên tố này giúp điều hòa các kích thích tố gây nên bệnh loãng xương, giúp làm giảm loãng xương và phòng ngừa loãng xương.


11. Asen:Đây là một độc tố rất mạnh (thạch tín) nhưng cơ thể ko thể ko có nó vì nó có vai trò diệt khuẩn và lưu thông máu. Thiếu Asen cơ thể sống sẽ ko thể chống lại những bệnh do nhiễm trùng và dễ bị tắc nghẽ huyết quản. Tuy nhiên nếu quá liều lượng sẽ gây ngộ độc rất nguy hiểm.

12. Brom: Làm trấn tĩnh hệ thần kinh, điều tiết tác dụng và hoạt động của thần kinh trung ương.


13. Selen: Giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tim. Trong võng mạc mắt,người ta nghiên cứu và thấy rằng chim ưng tinh mắt nhờ nồng độ Selen trong võng mạc cao gấp hàng trăm lần người. Selen cũng được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc với vai trò như một chất chống oxy hóa cùng với vài loại vitamin, ngoài ra nó được sử dụng trong một số thuốc bổ mắt, giảm sự thoái hóa của hoàng điểm. Selen kết hợp với Asen là một loại thuốc độc cổ truyền của phương đông,đó là thạch tín.

14. Flour (F): Rất cần thiết cho xương của động vật đã già, giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa thiếu máu.


15. Crom:Thiếu Crom sẽ liên quan đến sự hạ đường huyết, làm chóng mặt, cồn cào, loạn nhịp tim . Lúa, thịt, men bia, phomat có nhiều Crom.

16. Bạc (Ag): Nguyên tố bạc có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn.

Bài viết mang tính chất kham khảo.
Nguồn: internet
 
Sửa bởi Amin:

tuanvyp

Tôi ♥ Chào mào
Đã đọc thấy thông tin này! Thấy nhiều người áp dụng lồng đất cho Mi ! Ít thấy sử dụng cho CM!
 

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
Khoáng cho Chào Mào không nhất thiết phải cung cấp từ các nguồn trực tiếp như đất đỏ, than, mai mực, vì chúng tiềm ẩn một số kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, kí sinh trùng, và các vi khuẩn có hại. Chào Mào là loài ăn hoa quả, nụ non, côn trùng, cách tốt nhất để bổ sung khoáng và vitamin là thường xuyên thay đổi các loại trái cây khác nhau, quả rừng hay quả dại càng tốt. Nếu muốn bổ sung một cách đầy đủ nhất ta có thể chọn mua các loại khoáng tổng hợp dành cho chim cảnh bán sẵn trên thị trường về bổ sung, hoặc đơn giản bằng việc cung cấp phấn hoa vào thành phần cám, đây là nguồn khoáng tuyệt vời dễ hấp thụ và gần gũi nhất với chim Chào Mào.

Thân, black_fish9402
 

chaomao81

New member
Tôi đồng ý với các ý kiến này, bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết, riêng con người ăn hàng ngày chưa chắc đủ dinh dưỡng huống chi là chim cảnh chúng ta nuôi nên việc bổ sung thêm các loại khoáng chất cho chim cảnh là rất cần thiết.
nhưng ngoài các loại khoáng chất trên sao minh không sử dụng thực phẩm bổ sung cho chim?
Tôi cũng đang suy nghỉ có nên sử dụng thực phẩm bổ sung cho người vào cho chim không, vì tỉ lệ cho người và cho chim khác nhau nên cần cân nhắc kỷ.
cảm ơn bài viết này nhé, rất bổ ích.
 

ledinhnhan01

New member
ae ngâm cứu công thức cho cm đi :D , ví dụ bổ sung dế tự nhiên cho CM chẳng hạn....dế bắt ở tự nhiên chứa nhiều khoáng từ đất có lợi cho Cm , nhưng không phải chú nào cũng chịu ăn....ăn nhìu chim mập, hoặc đi phân không tốt lắm
 

kakalot

New member
Mình thì chưa có điều kiện để tập hợp hết những nguyên liệu khoáng trên nên chỉ đang dùng loại mai mực tự nhiên lấy từ mực mai tươi r đem phơi khô. Để nguyên mai trong lồng cho chim tự ăn.
 

shopthuhavd

New member
Pác này nghiên cứu kỹ thật; Nhưng chim mình thường cho uống Sâm Ngọc Linh (Thần dược) rồi nên thấy cũng tốt, hê hê :cool:
Cảm ơn bài viết hay !
Thân.
 

jackychang

New member
Mình cũng hoàn toàn đồng ý với chủ thớt, ngay đến con người nếu thiếu khoáng chất (đơn giản nhất là muối hột) thì cũng bị bệnh thiếu i ốt, cổ to, trướng bụng ... suy nhược cơ thể.

Mình thỉnh thoảng hay cho cm vào cái lồng tháo đế (có nan đáy) để cm vào khu đất có cát sỏi vàng đê nó tự mổ và ăn. Một tháng 2 lần để nó tự bổ xung thêm khoáng.
 
L

linhbuudien

Guest
Cám ơn bài viết sưu tầm của bạn.Nhưng với chim Chào mào mình đã cho ăn bột có chất lượng cao:trong đó đã có rất nhiều khoáng chất từ những loại đậu,có đường,mật,trứng gà ta,trứng vịt,có ghi thêm là các chất khoáng vừa đủ trên bao bì.Điều này đã đủ các vi lượng,khoáng chất...Ngoài ra đã có rất nhiều loại trái cây bổ xung,có cả trái rừng(ở Nhatrang hay cho ăn trái Bình bát,trái mực và một số trái dại mà thấy con Choc wuat ăn)Khi tập lực cũng để lồng sát đất cát nên chúng tự tìm ăn những gì chúng cảm thấy thiếu.Nên bổ xung thì phải thận trọng không lại quá thừa thãi dẫn đến bệnh.Theo cách nuôi chim của các Nghệ nhân như hiện nay riêng tôi thấy quá chuyên nghiệp và hết mình vì chim rồi,nhưng cũng nên tham khảo thêm để bổ xung nếu thấy chim của mình còn thiếu.
Vài lời góp ý.
Thân
 

thuyhoang482004

Cun Cun Euro 2012
Riêng bản thân mình nghĩ: Việc bổ sung khoáng chất cho chim nói chung và cm nói riêng là rất cần thiết, nên post bài để anh em tham khảo.
Anh em nào thấy khó khăn về khoản đất đỏ Bazan mình sẽ gởi giúp (mình ở tây nguyên) thông qua xe chở khách! Số Đt của mình: 0988433804.
P/s: Vẫn mong mọi người có cái nhìn sâu hơn về vấn đề dinh dưỡng cho chim cảnh. Hãy bổ sung khoáng chất cho chim và kiểm định!
Tôi cũng đang trong quá trình thử - sai, thấy kết quả ban đầu là em cm hay ăn giấy lót lồng đã hết tật này. Đặc biệt, 1 em má lỡ đang thay lông - thay nhanh hơn nhiều so với các em thay lông trước khi bổ sung khoáng chất. Và tôi nghĩ: Khoáng chất sẽ ảnh hưởng đến độ bền khi thi đấu của chim
 

kakalot

New member
Không chỉ riêng chim, ở tất cả các loài sinh vật trong đó có cả con người chúng ta nũa. Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể là điều cần thiết. Để có 1 cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Đặc biệt với chim, trong điều kiện nuôi nhốt thì nó cần phải bổ sung càng nhiều càng tốt.
 

quankmt

New member
chưa đọc hết bài nhưng đây là bài của Bác Lâm Kiệt bên chimcanhvn, Bác ấy viết cho Mi thiết nghĩ bác lấy của người khác post cho anh em cũng tham khảo là tốt nhưng phải nói rõ của ai ? ở đâu ? Bác Lâm Kiệt rất được ae bên ấy tôn trọng và kích phục.
 

hung98

New member
Riêng bản thân mình nghĩ: Việc bổ sung khoáng chất cho chim nói chung và cm nói riêng là rất cần thiết, nên post bài để anh em tham khảo.
Anh em nào thấy khó khăn về khoản đất đỏ Bazan mình sẽ gởi giúp (mình ở tây nguyên) thông qua xe chở khách! Số Đt của mình: 0988433804.
P/s: Vẫn mong mọi người có cái nhìn sâu hơn về vấn đề dinh dưỡng cho chim cảnh. Hãy bổ sung khoáng chất cho chim và kiểm định!
Tôi cũng đang trong quá trình thử - sai, thấy kết quả ban đầu là em cm hay ăn giấy lót lồng đã hết tật này. Đặc biệt, 1 em má lỡ đang thay lông - thay nhanh hơn nhiều so với các em thay lông trước khi bổ sung khoáng chất. Và tôi nghĩ: Khoáng chất sẽ ảnh hưởng đến độ bền khi thi đấu của chim

bác nói đúng. em nghĩ ae org không nên vội vàng phản ứng quá mạnh, bác ấy chỉ góp ý cho ae thôi chứ không phải bảo ae phải theo nhưng em nghĩ nếu mình suy nghĩ chút về vấn đề này cũng không ảnh hưởng gì đến ai.
 

thuyhoang482004

Cun Cun Euro 2012
chưa đọc hết bài nhưng đây là bài của Bác Lâm Kiệt bên chimcanhvn, Bác ấy viết cho Mi thiết nghĩ bác lấy của người khác post cho anh em cũng tham khảo là tốt nhưng phải nói rõ của ai ? ở đâu ? Bác Lâm Kiệt rất được ae bên ấy tôn trọng và kích phục.
Vâng! Bác Quân ạ! Vì lí do tuân thủ nội quy diễn đàn nên tôi không thể làm điều đó. Mong bác hiểu cho.
Trước khi post nội dung bài viết, tôi cũng nói rõ là bài tham khảo mà bác.
Cũng như bác, tôi rất tôn trọng và khâm phục bác Lâm Kiệt. Ngoài 65 tuổi mà bác ấy ngồi gõ phím post bài chia sẻ kinh nghiệm một cách nhiệt tình - vì nghề chơi thì quả là hiếm có!
Mặc dù là bài viết sưu tầm, song tôi rất mong BQT xem xét tầm quan trọng của nó, đưa bài viết vào top VIP để có nhiều ace tham khảo hơn!
Chúc chaomao.org phát triển mạnh mẽ, đoàn kết, là sân chơi bổ ích được nhiều người quan tâm!
Xin chân thành cảm ơn!
P/s: Nếu được, xin BQT cho tôi quyền chỉnh sửa để bổ sung tên tác giả vào bài viết!
 

clark07

New member
hiện nay không biết trên thị trường có bán loại tổng hợp sẵn chưa, chứ khoáng chất thực sự cần nhưng cách làm nó quả rất là công phu, và với những nghệ nhân chơi chim hiện trên lồng tre, không lẽ các loại khoáng này cũng bỏ vào 1 cóng riêng đề cho chim ăn.
thiết nghĩ nếu khoáng chất thực sự cần thiết như vậy thì nên tìm tòi và cho luôn vào công thức cám hoặc bổ sung cái gì cần thiết nhất là được, chứ không cần phải đầy đủ như trên. như con người 100% ai cũng thiếu chất nhưng không phải ai cũng ốm yếu, 1 số người vẫn mạnh đấy thôi.

đôi lời chia sẽ nhưng cũng vì mục đích muốn thật sự tìm ra nguồn khoáng chất cho chim nhưng theo cách mà nhiều người có thể làm được
 

thuyhoang482004

Cun Cun Euro 2012
hiện nay không biết trên thị trường có bán loại tổng hợp sẵn chưa, chứ khoáng chất thực sự cần nhưng cách làm nó quả rất là công phu, và với những nghệ nhân chơi chim hiện trên lồng tre, không lẽ các loại khoáng này cũng bỏ vào 1 cóng riêng đề cho chim ăn.
thiết nghĩ nếu khoáng chất thực sự cần thiết như vậy thì nên tìm tòi và cho luôn vào công thức cám hoặc bổ sung cái gì cần thiết nhất là được, chứ không cần phải đầy đủ như trên. như con người 100% ai cũng thiếu chất nhưng không phải ai cũng ốm yếu, 1 số người vẫn mạnh đấy thôi.

đôi lời chia sẽ nhưng cũng vì mục đích muốn thật sự tìm ra nguồn khoáng chất cho chim nhưng theo cách mà nhiều người có thể làm được
Bạn nên đọc bài viết trong topic từ trang đầu, đây là cách bổ sung khoáng chất trực tiếp vào cám theo tỉ lệ 1% đó bạn.
 

tosudoc

New member
bác nào viết bài này thì cty cám ba vì chắc chuẩn bị mời về làm bộ phận nghiên cứu sinh đây. mình đọc mấy câu mà mờ cả mắt. thôi nuôi văn nghệ cho xong
 

shopthuhavd

New member
bác nào viết bài này thì cty cám ba vì chắc chuẩn bị mời về làm bộ phận nghiên cứu sinh đây. mình đọc mấy câu mà mờ cả mắt. thôi nuôi văn nghệ cho xong

Pác đọc mờ cả mắt chứ em đây muốn LỒI cả mắt ra luôn rồi; Chủ thớt chắc là đang công tác bên phòng quản lý chất lượng và phát triển cám chim. ha ha ha :D:D:D
 
Top