Kinh nghiệm đi bẫy chào mào.

sinzum

New member
Chào toàn thể anh em, e dạo này tự dưng có sở thích đi bẩy nhưng e đọc kỷ các trang ở mục C2 Huấn luyện mồi & Bẫy chào mào.
Nhưng e thấy box này có 1 điều rất đặc biệt.
Có mỗi 1 bài sưu tập của anh dohienmobile nói về kinh nghiệm đi bẩy, mà ko được đưa vào danh mục VIP. Trong khi ít anh em nào chia sẽ kinh nghiệm đi bẩy quá. Đây là 1 góp ý chân thành mong anh em nào đi bẩy chia sẽ và mở lòng cho anh em cùng đam mê, chứ thấy nhiều ae đa số là giới thiệu chiến tích và thành tựu mà con mồi của mình đạt được. Còn 1 số bài thì hỏi về cách kinh nghiệm chưa được rõ, nhưng cũng chỉ giải đáp trong 1 mục đó.
Nếu được thì mod box này có thể tổng hợp lại phần VIP phía trên chỉ dành cho tổng hợp các câu hỏi và kinh nghiệm bẩy, còn ở dưới thì để chiến tích của ae hay các cuộc hẹn off đi giao lưu bẩy thì hay hơn.
Tại mình cũng có 1 số điều muốn tìm hiểu về chim mồi. Ví dụ :
Chim mồi có cần tập kích mái nhiều để làm tăng độ 35 ( dê gái ) của chú mồi hay ko ???
Chú mồi nên tập lực như thế nào để thoái mái chân và cơ thể nếu bị nhốt lồng bẩy hoài cho quen lụp ????
Cách bẩy chim đàn ???
Tháng bẩy chim dễ đạt hiệu quả ???? ( tại vì thấy ae nói tháng này khó đạt hiệu quả nhưng nếu có hiệu quả thì chim rất hay vì chưa tách đàn, và có 1 số ae nói tháng 5 chim đẻ nuôi con nên ít đá mồi chỉ đấu giọng )
Có nên đem mồi ra cội chơi để kích mồi hót hét ( ko treo sào ) ???
Các nước của chú mồi ??? Gọi - khích - múa mái - chẻ - chéc - giả thua - dụ ????
Có nên tập mồi để lồng sát nhau để bám van lồng tăng độ khích và độ hung dữ đòi đá khi chim về ????
Và còn rất nhiều câu hỏi nữa ! Góp ý của em chỉ là góp ý để xây dựng box này thôi. Các bác nếu cùng đam mê thì e xin tí kinh nghiệm.
Chân thành cảm ơn các bác đã đọc.
 
N

namkiet

Guest
Chào bạn!
Mình cũng có đi bẩy chim nên xin chia sẻ một chút ít kinh nghiệm với bạn và ae đam mê thú bẩy chim đấu.
Chim mồi có cần tập kích mái nhiều để làm tăng độ 35 ( dê gái ) của chú mồi hay ko ???
Vấn đề này thì không cần đâu bạn ơi, nếu chim mồi của bạn đã dạn chủ, quen lồng bẫy thì bạn cho em nó đi rừng dợt dãi, nên kẹp cho nó đi chung với một chú mồi đã đi rừng lâu năm để học hỏi kinh nghiệm, từ từ nó sẽ quen dần với môi trường rừng.
Chú mồi nên tập lực như thế nào để thoái mái chân và cơ thể nếu bị nhốt lồng bẩy hoài cho quen lụp ????
Mình cũng có vài chú mồi , cách mình nuôi cũng như mấy chú chim bình thường, khi đi bẩy thì cho nó vào lụp bẫy, không đi thì cho nó vào lồng nuôi, không nên cho nó ở hoài trong lụp bạn nhé, chim mồi cũng có thể tập lực, nếu bạn muốn có chú mồi lì lợm và thích nghi mồi trường đi bẩy thì bạn phơi nắng nhiều, nắng gắt buổi trưa ( nhưng nhớ theo dõi nhé, kẻo say nắng, nổ mắt và chết), bạn nhớ tăng dần thời gian phơi nắng gắt.
Cách bẩy chim đàn ???
Bẫy chim đàn thì nên dùng lưới nhưng xác xuất không được hay như bẫy đấu, nên cách tốt nhất là bạn nên bẫy đấu.
Tháng bẩy chim dễ đạt hiệu quả ???? ( tại vì thấy ae nói tháng này khó đạt hiệu quả nhưng nếu có hiệu quả thì chim rất hay vì chưa tách đàn, và có 1 số ae nói tháng 5 chim đẻ nuôi con nên ít đá mồi chỉ đấu giọng )
Mấy tỉnh thành khác thì mình cũng chưa rõ, nhưng ở Huế tháng bẫy chim hiệu quả nhất vẫn là ra tết, từ tháng 2 đến tháng 5, chim bắt đầu chuẩn bị sinh sản, bắt cặp với nhau, phân chia lãnh thổ, tìm kiếm và tranh giành thức ăn, bạn tình nên mấy tháng này dễ bẫy nhất.
Có một cách để dễ bẩy nữa là tìm ra được thung(lãnh thổ riêng cặp chim) đang ở, đem mồi đến đó bẫy chắc chắn sẽ bẫy được chim trống.
Có nên đem mồi ra cội chơi để kích mồi hót hét ( ko treo sào ) ???
Nếu bạn có thời gian nên cho nó đi cội, dợt dãi, nếu chim mồi mà chơi được hai mặt ( chơi rừng và chơi cội ) thì mồi đó rất hay.
Các nước của chú mồi ??? Gọi - khích - múa mái - chẻ - chéc - giả thua - dụ ????
Chim Mồi gọi : tức là nó hót giọng giống giọng mái, giọng vang và liên tục khi thấy chim bổi rừng ở từ xa.
Chim mồi khích: Khi bẫy đấu, thường sẽ có một con trống và một con mái đến gần lồng bẫy thì mồi sẽ giăng ngược hai cánh, hót nhiều để khiêu khích bổi mái, bổi trống điên lắm, chỉ muốn nhảy xổ vào ăn tươi nuốt sống con mồi. hihii
Chim mồi múa mái: Thường thì cặp bổi đến gần lồng, mồi sẽ cúi gập người xuống, hai cánh xệ, đuôi xòe ra, chạy cầu le lưỡi.
Chim mồi ché chéc: vấn đề này thì nhiều loại ché chéc, thấy bổi từ xa mồi đã ché, gây sự chú ý, bổi đến gần lồng mồi ché để ra oai với bổi mái, lúc chuẩn bị xáp lồng, bổi trống và mồi sẽ ché nhiều nhất vào thời điểm này. Khi đã thu phục bổi trống mồi sẽ ché để báo hiệu đã bắt được chim.
Chim mồi giả thua - dụ: Khi bổi và mồi xáp lá cà nhiều lần nhưng chưa dính bẫy, nếu là một chú mồi lâu năm có nhiều kinh nghiệm chinh chiến rừng, thường sẽ mất rất nhiều thời gian, đôi lúc cả ngày trời, mồi đã xuất nhiều chiêu nhưng không có hiệu quả, còn cách cuối cùng là giả thua, chim bổi rừng sẽ hăng máu, đá tới tấp, nếu bạn dùng lồng bẫy một mặt Huế, treo đúng thế đá sẽ thu phục được chú bổi lì lợm này, khi bổi đã dính bẫy thì chắc chắn sẽ mất rất nhiều lông vì mồi cũng hăng máu không kém, cắn bổi dã man lắm.
Đây là một số ít kinh nghiệm thực tế đã trải qua khi mình chinh chiến cùng mấy chú mồi ở nhà. Hi vọng giúp bạn ít nhiều khi theo đuổi đam mê bẫy chim chào mào.
Xin giới thiệu ae chú mồi lâu năm nhất của mình.
Nam đông già rừng đã thay lông mùa thứ 7 .
<span style="color: rgb(0, 0, 0); background-color: rgb(250, 250, 250);">
Thân


 

hoangnokia

New member
Chào bạn!
Mình cũng có đi bẩy chim nên xin chia sẻ một chút ít kinh nghiệm với bạn và ae đam mê thú bẩy chim đấu.
Chim mồi có cần tập kích mái nhiều để làm tăng độ 35 ( dê gái ) của chú mồi hay ko ???
Vấn đề này thì không cần đâu bạn ơi, nếu chim mồi của bạn đã dạn chủ, quen lồng bẫy thì bạn cho em nó đi rừng dợt dãi, nên kẹp cho nó đi chung với một chú mồi đã đi rừng lâu năm để học hỏi kinh nghiệm, từ từ nó sẽ quen dần với môi trường rừng.
Chú mồi nên tập lực như thế nào để thoái mái chân và cơ thể nếu bị nhốt lồng bẩy hoài cho quen lụp ????
Mình cũng có vài chú mồi , cách mình nuôi cũng như mấy chú chim bình thường, khi đi bẩy thì cho nó vào lụp bẫy, không đi thì cho nó vào lồng nuôi, không nên cho nó ở hoài trong lụp bạn nhé, chim mồi cũng có thể tập lực, nếu bạn muốn có chú mồi lì lợm và thích nghi mồi trường đi bẩy thì bạn phơi nắng nhiều, nắng gắt buổi trưa ( nhưng nhớ theo dõi nhé, kẻo say nắng, nổ mắt và chết), bạn nhớ tăng dần thời gian phơi nắng gắt.
Cách bẩy chim đàn ???
Bẫy chim đàn thì nên dùng lưới nhưng xác xuất không được hay như bẫy đấu, nên cách tốt nhất là bạn nên bẫy đấu.
Tháng bẩy chim dễ đạt hiệu quả ???? ( tại vì thấy ae nói tháng này khó đạt hiệu quả nhưng nếu có hiệu quả thì chim rất hay vì chưa tách đàn, và có 1 số ae nói tháng 5 chim đẻ nuôi con nên ít đá mồi chỉ đấu giọng )
Mấy tỉnh thành khác thì mình cũng chưa rõ, nhưng ở Huế tháng bẫy chim hiệu quả nhất vẫn là ra tết, từ tháng 2 đến tháng 5, chim bắt đầu chuẩn bị sinh sản, bắt cặp với nhau, phân chia lãnh thổ, tìm kiếm và tranh giành thức ăn, bạn tình nên mấy tháng này dễ bẫy nhất.
Có một cách để dễ bẩy nữa là tìm ra được thung(lãnh thổ riêng cặp chim) đang ở, đem mồi đến đó bẫy chắc chắn sẽ bẫy được chim trống.
Có nên đem mồi ra cội chơi để kích mồi hót hét ( ko treo sào ) ???
Nếu bạn có thời gian nên cho nó đi cội, dợt dãi, nếu chim mồi mà chơi được hai mặt ( chơi rừng và chơi cội ) thì mồi đó rất hay.
Các nước của chú mồi ??? Gọi - khích - múa mái - chẻ - chéc - giả thua - dụ ????
Chim Mồi gọi : tức là nó hót giọng giống giọng mái, giọng vang và liên tục khi thấy chim bổi rừng ở từ xa.
Chim mồi khích: Khi bẫy đấu, thường sẽ có một con trống và một con mái đến gần lồng bẫy thì mồi sẽ giăng ngược hai cánh, hót nhiều để khiêu khích bổi mái, bổi trống điên lắm, chỉ muốn nhảy xổ vào ăn tươi nuốt sống con mồi. hihii
Chim mồi múa mái: Thường thì cặp bổi đến gần lồng, mồi sẽ cúi gập người xuống, hai cánh xệ, đuôi xòe ra, chạy cầu le lưỡi.
Chim mồi ché chéc: vấn đề này thì nhiều loại ché chéc, thấy bổi từ xa mồi đã ché, gây sự chú ý, bổi đến gần lồng mồi ché để ra oai với bổi mái, lúc chuẩn bị xáp lồng, bổi trống và mồi sẽ ché nhiều nhất vào thời điểm này. Khi đã thu phục bổi trống mồi sẽ ché để báo hiệu đã bắt được chim.
Chim mồi giả thua - dụ: Khi bổi và mồi xáp lá cà nhiều lần nhưng chưa dính bẫy, nếu là một chú mồi lâu năm có nhiều kinh nghiệm chinh chiến rừng, thường sẽ mất rất nhiều thời gian, đôi lúc cả ngày trời, mồi đã xuất nhiều chiêu nhưng không có hiệu quả, còn cách cuối cùng là giả thua, chim bổi rừng sẽ hăng máu, đá tới tấp, nếu bạn dùng lồng bẫy một mặt Huế, treo đúng thế đá sẽ thu phục được chú bổi lì lợm này, khi bổi đã dính bẫy thì chắc chắn sẽ mất rất nhiều lông vì mồi cũng hăng máu không kém, cắn bổi dã man lắm.
Đây là một số ít kinh nghiệm thực tế đã trải qua khi mình chinh chiến cùng mấy chú mồi ở nhà. Hi vọng giúp bạn ít nhiều khi theo đuổi đam mê bẫy chim chào mào.
Xin giới thiệu ae chú mồi lâu năm nhất của mình.
Nam đông già rừng đã thay lông mùa thứ 7 .
Thân
Bác namkiet này am hiểu chào mào quá , e ngưỡng mộ bác rùi :eek:
Gặp vấn đề nan giải gì e inbox bác giúp e nhé bác
Thân
 

bamien

New member
Tuấn Nam kiệt thì chuẩn rồi, mình thì có mấy ý nhỏ bổ sung thế này:
Bạn phải có trong tay một chú chim đầu gấu, kè lồng là bám vanh chiến ngay và quan trọng là phải ra giọng đấu, mau mồm hót gọi liên tục khi ra rừng.
Sau đó là huấn luyện cho em nó đi rừng thường xuyên để tôi luyện bản lĩnh và mỗi lần bẫy được chim là mỗi lần em nó trưởng thành hơn. Ở nhà thỉnh thoảng cho em nó làm vài mỏ với em khác, trùm áo lồng 1/2 để em nó bức chim khi ra rừng em nó sẽ sung hơn.
Tìm vị trí đánh là yếu tố rất rất quan trọng khi đi bẫy, ở rừng thì dễ hơn chứ còn ở đồng bằng việc tìm được vị trí là rất khó. Vị trí đó hoặc khu vực đó có chim là điều kiện cần còn điều kiện đủ là phải TĨNH, TĨNH và TĨNH, việc còn lại là chọn cành thế chuẩn, dễ quan sát.
Phải xác định rõ là bẫy chơi hay bẫy bán để chọn lọc những chú chim có giọng hót hay, đấu tốt còn không thì thả và khi đó áp lực đối với người bẫy giảm tính kiên nhẫn tăng. Nhiều ae đi bẫy vài hôm không được lại đổ tại chim mồi, chán bỏ bê không chăm sóc tội nghiệp.
Còn một vấn đề nữa là đánh bằng lồng gì, nếu chim mồi chưa thuần hẳn thì nên dùng lồng bằng tre hoặc cây của dân tộc hay bán ngoài chợ để chú chim có nhảy đâm không sứt mặt. Đừng thấy bảo lồng hai mặt dễ bẫy hơn rồi thì hỏng con chim, cũng như đi câu cá cái quan trọng nhất là mồi chứ không quan trọng cần câu đắt tiền.
Nói thì nhiều vấn đề lắm, chỉ có mang chim đi rừng thì khi đó mới có những bài học quý báu nhất: ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN. Chúc bạn gặp may mắn!
 

chaomaophutho

New member
anh tuấn ơi chim đi bẫy gặp con già hơn nó chơi cho về nhà tịt ngòi luôn, muốn nó chơi lại thì làm thế nào ạ ? em ở PT chim đi bẫy chỉ được 1,2 mùa là hỏng chim.
 
Top