Kinh nghiệm đi bẫy chào mào

VipClub

Vua Chào Mào
Bao giờ cho đến tháng 3 .
Ta đây xong trận kiếm em đít vàng :))
hết thời gian rét lạnh của đất cao nguyên thì chuẩn bị có chim mùa vụ mới. tha hồ mà ngao du bẩy cùng các chiến hữu ..Ôi mong cho đến tháng 3 quá !
 

matna

New member
Thêm được những kinh nghiệm chiến trường, bài viết rất hay và hữu ích!
 

thai sanh

New member
bài viết hay.mình củng rất mê đi bẩy ,nhưng giờ thì thời gian không cho phép theo anh em đi bẩy nữa rồi
 

soncao3008

New member
Bao giờ cho đến tháng 3 .
Ta đây xong trận kiếm em đít vàng :))
hết thời gian rét lạnh của đất cao nguyên thì chuẩn bị có chim mùa vụ mới. tha hồ mà ngao du bẩy cùng các chiến hữu ..Ôi mong cho đến tháng 3 quá !

Thế mình chờ bác Vip để tháng 3 để đặt hàng nhé, hihi.
 

dohienmobile

Chào Mào Hà Nội
Bao giờ cho đến tháng 3 .
Ta đây xong trận kiếm em đít vàng :))
hết thời gian rét lạnh của đất cao nguyên thì chuẩn bị có chim mùa vụ mới. tha hồ mà ngao du bẩy cùng các chiến hữu ..Ôi mong cho đến tháng 3 quá !
kAKA tháng nào mà chẳng đi đc dù nắng gió đi tuốt đam mê mà
Dạo này ngoài Bắc quá rét nên không thể đi đc bác ah.Chắc lần này mà nắng lên là quá đẹp tha hồ chốn vợ bỏ bê cửa hàng àm lang thang haha
Anh em chuẩn bị đi sắp mùa bẫy chính rồi .xông phaaaaaaaaa...
 

Mr Xo

New member
Bài viết hay đó chủ thớt. Người đi trước chia sẽ kinh nghiệm cho người đi sau.
 

thao-nguyen

New member
Bài viết rất hay. Hay cả về chuyên môn, cả về trình bầy và cách hành văn. Cảm ơn bạn!
 

chaomao86

New member
Mình ở Huế đi bẫy thì không có trái cây, lụp bẫy không nguỵ trang bằng lá cây. chỉ có một mặt bẫy thôi.
Đi rừng cũng không mang theo sào rút. thấy ae đi bẫy mang theo nhiều thứ lỉnh kỉnh quá.
Khi Tuấn đi bẫy chỉ có 1 cặp mồi chiến, một ba lô đựng thức ăn và nước uống,1 con dao, 1 cái kéo tỉa cây và khoảng chục cái đảy đựng chim. he he
Thân chào
Vậy treo chim bằng gì anh?
 

chaomao86

New member
Gửi các Mem ham mê bẫy chào mào (bài viết sưu tập )

Mùa bẫy chim trời


Thế là chúng ta đã có trong tay chim Mồi, lòng luôn háo hức chờ ngày chính thức xuất trận, chinh chiến, thưởng thức và cái chính là chính thức chinh phục những chú Bổi trận đầu tiên để làm bằng xác nhận Tốt nghiệp cho chú mồi cưng.

Tuy nhiên để chuyến đi đạt thuận lợi cho cả chủ và Tớ thì còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm.

Đầu tiên phải xác định được mùa Bẫy, tức là mùa để chúng ta đạt được thành quả cao hơn cho việc chinh phục chim trời.

Mùa bẫy được phân thành 2 mùa chính:

+ Mùa bẫy chim Tơ: tức là mùa chim sinh sản, cho ra đời những lứa chim non, tơ (lứa) duy trì nòi giống. Mùa này vào khoảng tháng 2-5 âm lịch hàng năm, thời gian có thể sớm hoặc muộn hơn bởi lý do thời tiết, lý do chim bố mẹ mất tổ sản sinh them lứa thứ 2 rồi 3. Nhưng ta cần đi đánh vào thời gian chính nhất, đó là Lứa đầu tiên hoặc lứa thứ 2 ... Lúc này chim Tơ khỏe mạnh.

Ha-Noi-mua-chim-chao-mao-lam-to_Tin180.com_002.jpg


Chim Tơ bản tính hiếu động, tò mò , ham ăn và háu đá… Chính vì vậy mà rất dễ đánh được chúng. Đánh được chúng để làm gì??? qua quá trình bẫy ta có thể lựa ra lớp mầm non này có những chú bộ dáng đẹp, hung hăng mà Luyện Ép những giọng chim hay mà ta thích hoặc bảo tồn giọng đó.

Mùa chim tơ dễ đánh cũng là điều kiện thuận lợi để ta tập Mồi, cho những chú Mồi thỏa thuê đấu, dụ mà không sợ bể, làm quen với chim trời vây quanh, làm quen với chim trời nhẩy lụp, rồi tiếng hét thất thanh kêu cứu của chim trời trong lưới, khi đã tạo thành thói quen chim mồi sẽ tự tin hơn, sẽ biết cách dụ chim xa bẫy là lợi thế lớn của mình…

+ Mùa bẫy chim già:

Mùa này xác định ta đi để được thưởng thức những màn ca vũ, những trận đánh làm mê say lòng người của Mồi và Trời. Để Thưởng thức những thế đánh hùng dũng, thị uy của bổi Trời, chiêm nghiệm công thủ, nhu cương của Mồi chiến...

554303977.jpg


Mùa này bắt đầu vào giữa tháng 9 âm lịch cho đến tháng Giêng. Đây là mùa chim vừa thay Lông xong, tích lửa, bắt cặp, phân chia lãnh thổ. Mùa này tính dục phát mạnh mẽ khiến chim căng lửa dần với bộ cánh mới vừa thay xong, chim nhẹ nhàng, sảng khoái, thấy gái là mê. Lúc này chúng thi nhau ca vũ tranh giành bạn tình, lãnh thổ. Chúng hung hăng, tàn bạo đánh chiếm lẫn nhau để dành cho mình những thung tốt để rước nàng về dinh cùng xây tổ ấm.

Vì vậy với bất kể kẻ xâm nhập nào vào lãnh thổ đều bị chúng xăm soi và đuổi đánh. Lúc này đi đánh, với mồi cứng và tốt chúng ta sẽ thu phục được những chú chim hay cả về giọng và cách chơi, chưa kể đánh được những chú đầu đàn, chim trận già thung. Về chỉ việc chăm nom thuần dưỡng để trở thành anh hùng võ đài mai sau.

56088pict0434.jpg


michoi-bandoc-giaoducvietnam5_copy_copy_copy.jpg


Sau khi đã xác định mùa bẫy với xác xuất thành công cao ! vẫn còn rất nhiều vấn đề chúng ta phải lưu tâm đó là thời tiết trong ngày xuất trận.

Ngày mưa thì không nói rồi, ướt nhèm nhẹp, đi làm gì cho vất vả, rồi chim cũng ướt, tránh mưa tránh gió không xong, sức đâu mà đánh.

Cả tuần nay nắng nóng! chắc chim căng đét rồi nhỉ??? đừng tưởng lầm như vậy. Trời nắng nóng hấp nhiệt, con người còn mệt, còn tránh huống gì chim cò. Vì vậy đùng ại xin phép Vợ cả ngày vi vu bẫy chim làm gì cho tốn công xin, lại them đày nắng mất sức. Những ngày như vậy cần xác định được thời gian chốt hạ. Sáng sớm tranh thủ đi tập thể dục hít thở không khí mát mẻ hiếm hoi của ngày, tiện thể vác thêm Lụp bẫy lên đường, đánh vào lúc rạng đông. lúc này chim vừa dậy, rời Tổ cất tiếng hót ca vang, lẫn trong đó là tiếng ca lãnh thổ. Cũng như con người, thời điểm này chim trời tinh thần thoải mái, khỏe khoắn, sung sức, hùng dũng bay lên ngọn cây quan sát lãnh thổ của mình. Thấy tên xâm phạm tức tốc lại chiến, thế là chiến sự xảy ra. Với thời tiết này đánh đến 10h30 thu sào trở về, nghỉ ngơi tránh nắng. Để dành lúc khác nếu chim trời không hung và không chọn được đúng thung chim nghỉ (vấn đề này sẽ viết thêm sau). Bởi đến giờ chim ăn, chim tắm, nghỉ ngơi tránh nắng… cố đợi cũng chắc hoài công. Đày nắng chỉ thiệt thân, ốm o vào người rồi Vợ cấm không cho đi những lần sau thì khổ. bác nào có anh em đồng chí, tranh thủ lúc đó tạt vào hàng Bia, gà xé phay hoặc đĩa thịt Cầy xế chiều 5-6h đánh thêm kèo cuối thì cũng là cái thú dã ngoại.

Thời tiết đẹp nhất đánh mùa chim già là tiết trời se se hanh hanh, gió hiu hiu, nắng nhè nhẹ. Tiết trời này chim thường đạt Lửa, ta có thể đi đánh cả ngày. Cùng các chiến hữu sắp sẵn đồ ăn, nước uống. Làm vài Lon Bia với con Vịt Bắc Kinh quay vàng, vài ổ bánh mì… lên đường từ rạng sáng. Kèo đầu tiên khi trời vừa hửng sáng kéo dài đến khoảng 9h30 thì chim trời đi ăn, đi tắm. Lúc này vác mấy ổ bánh mì gặm với nước lọc tinh khiết rửa cho cái bụng cho lành, ăn uống xong đâu đấy chắc được kèo 2. Lúc này khoảng 11h chim trời trở lại. Lúc này chim trời cũng đạt lửa hơn do tất cả những gì cần thiết đã làm xong và cũng 1 phần hậm hực buổi sáng chưa đá đít được cái thèng xâm lấn đất đai, nhăm nhe bạn gái.

Nói thì nói vậy, thua nhờ phận ở Trời. mồi tốt chim hung thì từ nãy đến giờ cũng được mấy em Bổi trời rồi. Trưa đến chim trời đi ngủ . an hem lại trải chiếu hoa (không có thì áo mưa) vác Bia với Vịt quay ra chén. Hứa hẹn 3h chiến đấu đến chiều tối rồi về. Ái chà… Vào chuối cám cho Ối bổi đấy …

Hôm trước trời mưa to 2-3 ngày hôm sau hửng nắng cũng chớ vội đi ! bởi chim trời sao bắt lửa kịp . nên để hôm sau đi chim sẽ đạt hơn .

Trời mà gió to nên chọn Vùng có những tầng cây thấp để đánh , gió to chim trời không thể bay cao , treo lồng trên cao chỉ tổ chim mồi say song . có ngày rụng xuống thì nát bấy như tương.

Cây bụi

img0385fh.jpg


Cây cao thoáng khi ít gió

5-1.jpg


Đồ hành nghề quan trọng nhất quyết định đến thành quả và được anh em đặc biệt quan tâm đó lồng lụp (lồng bẫy) xin gửi đến anh em 1 số mẫu lồng được anh em 3 miền ưa chuộng:

Anh em miền bắc hay sử dụng lồng 2 mặt và 1 mặt làm thủ công có thể gọi là hàng chợ nên không đẹp và chắc chắn lắm

873201.jpg


03092010060.jpg


Anh em miền trung Huế-Đà Nẵng hay dùng loại nè:

Anh-dep-me-28072.aspx


5df9e8e96f5b6065b27f43a3e9bba747_47746999.0c1e15daa9fc380fd7edce7145b15c3c.jpg


Anh em Gia lai-Sài Gòn nè:

DSC01735.jpg


175e1808bc6f9b071d5a8b455dc52ef6_42106497.img0207.jpg


Ấy là chuyện thời tiết thuận lợi trong ngày đã xong . trước khi đi cũng cần chuẩn bị Túi đựng bổi Trời . sào treo , dây cước ..nếu cần dùng đến

27112010141.jpg


Sào treo:

1344187589374539_574_574.jpg


27112010144.jpg

Cái này hôm nay đi siêu thị điện tử thấy khuyến mại nên em mới sắm nè
Ống nhòm nikula 10x22

ongnhom_nikula10x22-1.jpg

- Nhìn chi tiết trong khoảng từ 100- 1000m. khoảg cách tối đa đạt đc là 3000m
- Mắt kính có tráng lớp bảo vệ mắt chống tia UV
- Với góc nhìn khá rộng 7,5 độ sẽ đưa khung cảnh về sát mắt thật sống động- độ sắc nét & tương phản rất cao -được AE chơi ống nhòm đánh giá rất cao về chất lượng- cực nhỏ gọn & rất bền
- Hàng full box gồm: khăn lau, túi chống ẩm, dây đeo

-Giá bán : 500.000 Đ



Ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với thời tiết bất thường thì không phải chim trời nào cũng căng , đạt lửa . Vì Vậy cần mang thêm Hoa Quả gắn Lụp bẫy để kích thích Chim Trời .

Những loại hoa quả có thể hái ngay tại vùng chim trời đánh (nếu có) mà ta có thể xác định chim trời có thể ăn vd: quả Phèn đen, Phèn trắng , trứng cá, Mâm Xôi…
Phèn đen

img6857e.jpg


Mâm xôi

mam%20xoi3.jpg


Hoa quả mang theo phòng trừ là những Loại quả Chào mào thích ăn và có màu bắt mắt như Cà chua, Xoài, chuối...

Cà chua

Rockwool_trong_ca_chua_1_%282320443%29.jpg


Như vậy là hòm hòm rồi... Lên đường thôi... Còn nhiều vấn đề… ra chiến trường nói tiếp sau nhé…

Bổ sung thêm vài cái Clip hấp dẫn ạ



(Hình ảnh và Clip sưu tập - Bài viết đã được chỉnh sửa và bổ sung nội dung)


Chúc anh em thu phục được nhiều chim hay.

Thân, Dohienmobile

Đọc xong bài viết của anh, chưa đi bẩy chào mào bao giờ nhưng máu sôi muốn đi bẩy liền. Cám ơn anh, một bài viết quá hay.
 

sinzum

New member
bác ơi nếu chim đi theo bầy khoảng 50-80 con, con mồi cũng hót hét tung chảo nhưng bầy chim ko thèm chú ý thì phải làm cách nào thu phục hả bác ???
 
Top