Lý thuyết nhân giống chào mào

impala

Chim Thầy
Thân chào mọi người!

Hôm nay tôi mạo muội giới thiệu đến mọi người 1 số kiến thức chung về nhân giống chào mào nhằm tạo ra thế hệ sau như ta mong muốn... nhằm lưu giữ những gien tốt cả về ngoại hình, giọng và nết chim...

Trước khi bắt tay vào nhân giống thì đầu tiên ta phải xác định rõ... nhân giống với mục đích gì? nhân giống để lấy ngoại hình? hay giọng? hay nết chơi? một khi còn chưa xác định rõ thì nên ngưng ngay việc cho sinh sản... vì một khi đã bắt tay vào ép đẻ thì phải biết 90% kết quả... chứ còn chờ vào hên xui thì phí công sức và thời gian vô ích... vì trong thiên nhiên hoang dã cả trăm con mới có 1-2 con hay... mà mình ép đẻ nhờ vào hên xui thì tỉ lệ là 1/1000 nên việc xác định hướng đi là cực kỳ quan trọng... một khi đã xác định được rồi thì dù ai nói ngả nói nghiêng thì ta cũng sẽ không thay đổi...

Tiếp theo là đến chim giống... chọn chim theo ngoại hình, giọng, hay nết chơi mình thích để phù hợp với mục đích của việc nhân giống...

Tôi ví dụ:

+ Nếu tôi muốn ép đẻ lấy ngoại hình... thì con chim giống phải hội đủ các yếu tố theo như ý tôi như mào lân, yếm khít, đuôi dài, cánh dài, ngực nở, vai rộng v.v... thì khi đó tôi ko xét về giọng hay nết chơi... vì giọng và nết chơi ko nằm trong mục đích của tôi...

+ Nếu tôi muốn ép đẻ lấy giọng... thì con chim giống chỉ cần có giọng chuẩn của vùng mà tôi muốn ép đẻ thêm một số yếu tố ngoại hình và nết chơi nhưng ko nhất thiết phải giống cả trống và mái vì nó ko nằm trong mục đích sinh sản

+ Còn nếu tôi muốn ép đẻ để lấy nết chơi của con chim mình muốn (cái này khó nhất) thì ngoại hình hay giọng chỉ là yếu tố phụ... tại sao tôi nói ép lấy nết chơi là khó nhất... vì ép ngoại hình hay giọng thì cả trống và mái đều bộc lộ ra cho chúng ta thấy và chọn... nhưng nết chơi thì con mái rất ít thể hiện... nên phụ thuộc vào con trống rất nhiều...

Có 2 cách nhân giống:

I - Nhân giống cùng dòng duy trì gen trội:

Cách này khá đơn giản mà từ xưa tới giờ ông cha ta hay làm... đó là lấy con trống và mái ưng ý với mục đích sinh sản nhất cho lai với nhau... cách này đối với chào mào thì tương đối dễ vì chào mào bản thân nó đã là dòng thuần nên tỉ lệ ra con giống bố mẹ là cao... tuy nhiên, không ngoại lệ trường hợp bố mẹ có gien tốt là gien lặn được biểu hiện ra nhưng sang đời con cháu sẽ lặn xuống... điều này lý giải vì sao chào mào bông + chào mào bông vẫn có thể ra con chào mào thường...

Khâu quan trọng bậc nhất trong nhân giống cách này là chim bố mẹ và chọn lọc con cái...

ví dụ: tôi muốn lấy dòng chào mào mồng lân yếm khít... tôi có 1 con trống mào lân yếm khít và con mái mào đinh yếm thường... khi cho bắt cặp thì tỉ lệ ra được con mào lân yếm khít là dưới 25% => ép cản hên xui... nhiều khi ra mào lân yếm thường hay yếm khít mào đinh... không đạt... nhưng nếu có bố và mẹ mào lân yếm khít thì tỉ lệ ra con có mào lân yếm khít là trên 75% => cợ hội thành công cao vì cả cha và mẹ đều mang gien trội nên gien trội cũng sẽ thể hiện ở con cái...

II - Nhân giống khác dòng lấy ưu thế lai:

Cách này là chúng ta lấy giống khác cùng loài kết hợp vào để chọn lọc ra những cái tốt mà giữ... khó gấp trăm lần cách I

Ví dụ: bắp Việt Nam nhỏ nhưng ngọt và nhiều nước... bắp Mỹ to nhưng không ngọt và khô... ta cho lai 2 giống này với nhau nhằm tạo ra giống bắp mới ngọt, to và mọng... nói thì dễ... nhưng là cả 1 quá trình chọn lọc phức tạp... chắc gì lần lai đầu tiên ra được giống bắp ngọt, to và mọng ngay... hay là ra nhỏ và nhạt, nhỏ và khô, to mà khô v.v... vì vậy khâu chọn lọc trong cách này là cực kỳ quan trọng

Nhân giống cách này ko thể tính bằng tháng mà có khi cả chục năm... vì sao tôi nói thế? vì việc đưa gien mới vào gien gốc của mình... thì nó sẽ tiếp nhận cả gien trội và lặn... nhiều khi gien mình cần là gien lặn nên phải kiên trì ép đẻ vài năm mới có thể đem gien lặn đó lên được...

Đối với chào mào, cách này có thể giúp ta cải thiện được giống chào mào hiện nay...

Tôi ví dụ: chào mào hiện nay của ta có những con rất đẹp nhưng lại ko có tính gan lì và bền bỉ... chúng ta có thể lai chúng với dòng khác để chọn lọc lấy gien trội gan lì và bền bỉ của dòng kia... nhằm tạo ra 1 con chào mào đẹp, hay, gan lì và bền bỉ như mình muốn...

Điểm lợi: cho ra con lai tốt hơn đời cha mẹ hay ông bà... tạo dòng mới... (như kiểu bắp Việt Kiều... to, ngọt và nhiều nước)

Khó khăn:
- Kiểm soát và khâu chọn lọc đời sau để tiếp tục nhân giống là rất khó
- Rủi ro do bệnh tật hay xổng chim giống thì coi như mất trắng
- Có thể sinh ra những con lai tổng hợp gien lặn là gien xấu...

Việc lai tạo giống mới thật nhiều khó khăn... đây cũng chỉ là những kiến thức và kinh nghiệm non trẻ... cần có những bàn tay thực nghiệm mới có thể thấu hiểu hết được... nên tôi rất mong được sự ủng hộ từ mọi người... chia sẽ kiến thức và góp ý... nhằm tìm ra được con đường tốt nhất cho việc nhân giống chào mào của chúng ta sau này...

Xin chân thành cảm ơn,

Thân ái, Impala!

 
Sửa lần cuối:

haihung779

New member
cám ơn, tuy nhiên việc nhân giống phụ thuộc nhiều vào mái là chính, còn lai theo giọng thì kg quan trọng vì nếu như vậy thì khỏi phải ép giọng sau. có vài lời góp ý
 

impala

Chim Thầy
cám ơn, tuy nhiên việc nhân giống phụ thuộc nhiều vào mái là chính, còn lai theo giọng thì kg quan trọng vì nếu như vậy thì khỏi phải ép giọng sau. có vài lời góp ý

Chào mừng bác đến với chaomao.org!

bác có thể chia sẻ kinh nghiệm được không? vì sao việc nhân giống lại phụ thuộc vào mái? rất mong học hỏi được kiến thức của bác...

chân thành cám ơn bác

Thân ái!
 

impala

Chim Thầy
Một vài cách nhân giống chào mào

Lai xa:

Đây là cách lai cổ truyền... dùng những cá thể bố mẹ ưu tú nhất để cho ra đời con cháu như ý muốn...

Sơ đồ đi theo nhánh chim trống:

Chim trống x chim mái

F1 chim trống hay nhất X chim mái (máu mới)

F2 chim trống hay nhất X chim mái (máu mới)


Và cứ thế tiếp tục... nếu đi theo hướng chim mái thì ngược lại...

Điểm tốt: chim con luôn được châm máu mới... giúp cải thiện những gen xấu từ đời cha mẹ hoặc ông bà... và dễ lai tạo

Điểm chưa tốt: chim con ra không đồng đều nếu chim bố hoặc mẹ có nhiều gen tạp... ví dụ: chim bố và mẹ mào lân và to con nhưng nếu gen lặn là mào đinh và nhỏ con thì đời con sẽ có mào đinh và nhỏ con... cái này khắc phục đơn giản là loại những cá thể không đạt ra khỏi máu lai của mình...


Lai gần:

Lai gần là một phương pháp khá phức tạp... đòi hỏi người tạo giống phải chuẩn bị thật kỹ và am hiểu... luôn phải đối mặt với những rủi ro nhất định...

Lai gần có 2 cách chính:

Lai Trùng Huyết: Lai Trùng Huyết là cho lai con cái với cha mẹ... cách lai này nhằm tạo ra đời con có máu thuần theo nhánh chim bố hoặc mẹ... cách này được các nhà lai tạo trên thế giới ưa dùng... nhất là ở Mỹ... nhưng ỡ Việt Nam rất ít ai dùng...

Sơ Đồ theo nhánh chim trống:

chim trống (F) X Chim mái (F)

F1 chim trống (F) X chim mái (F1)

F2 chim trống (F) X chim mái (F2)


Và tiếp tục đến khoảng F5 là ta có dòng thuần...

Điểm tốt: Tạo ra dòng thuần... nhằm bảo tồn gen tốt và làm chim gốc cho các kiểu lai tạo sau này... nếu cản đến đời F4 trở đi thì đời con ra giống nhau gần như hoàn toàn từ hình dáng đến nết chim...

Điểm không tốt: thời gian dài... rủi ro cao do lai trùng huyết dễ dẫn đến đột biến gien và con cái yếu hơn do gen lặn trội lên... nếu trong quá trình lai tạo mà bị dịch hay chim bố hoặc mẹ bị mất hoặc chết thì gần như mất hết... chim thuần sau khi tạo ra vẫn chưa phải là chim hay (chỉ thuần máu thôi)... phải thêm 1 đời máu mới vào mới ra được chim mình mong muốn...

Lai Cận Huyết: Lai cận huyết là cách lai với chú, dì nhằm tạo ra dòng thuần... lai cận huyết đòi hỏi phải nuôi nhiều... nhằm giữ tất cả các đời con cháu và cha mẹ lại... nhằm lai chéo để tạo ra giòng thuần như mình mong muốn... cách lai này được sử dụng nhiều nhất trong các phòng nghiên cứu lớn vì nó vừa giúp tạo ra dòng thuần... vừa có nhiểu cá thể để chọn lọc... tránh nguy cơ rủi ro do đột biến gien mất kiểm soát...

Phương pháp này không áp dụng cho lai tạo giống nhỏ nên tôi không đề cập đến...


Tất cả 3 phương pháp trên chỉ là các phương pháp cơ bản... ngoài ra có thể kết hợp nhiều cách hoặc đi khác đi một chút theo suy nghĩ của người lai tạo giống... nhưng cho dù phương pháp nào đi chăng nữa thì cách chọn lọc là khâu quan trọng nhất trong khi lai tạo... nhằm loại ra gen xấu và những gen mình không mong muốn...

Trên đây chỉ là những thiển kiến... rất mong được mọi người hoàn thiện hơn... nhằm có những kiến thức hữu ích cho việc lai tạo giống sau này...

Thân ái! Impala
 

viet

Chào Mào Diêu Trì
Sỹ viết bài hoặc sưu tầm cách chọn chim mái luôn đi. kekeke. Ví dụ: vòng 1 như thế nào, vòng 2 ra làm sao và cuối cùng vòng 3 đạt cỡ nào. kakakaak
 

dang sang

New member
Bạn haihung nói có lý nếu ép loài gia cầm giữ như chim,gà thì quan trọng thì phải tìm dòng mái dữ, đẹp bền cồ có điểm đó càng tốt,giá trị của cồ khi lai chỉ 30%.quan trọng là mái. mình chỉ lấy kinh nghiệm chơi gà thôi.0 đúng thì bỏ qua
 

ChaoMao_NA

New member
CÁi này bác nào có chim mái và trống hay nhân giống kiếm it chim non kìa
 

chaomaohue.

Chào Mào Danh Dự
Thân chào mọi người!

Hôm nay tôi mạo muội giới thiệu đến mọi người 1 số kiến thức chung về nhân giống chào mào nhằm tạo ra thế hệ sau như ta mong muốn... nhằm lưu giữ những gien tốt cả về ngoại hình, giọng và nết chim...

Trước khi bắt tay vào nhân giống thì đầu tiên ta phải xác định rõ... nhân giống với mục đích gì? nhân giống để lấy ngoại hình? hay giọng? hay nết chơi? một khi còn chưa xác định rõ thì nên ngưng ngay việc cho sinh sản... vì một khi đã bắt tay vào ép đẻ thì phải biết 90% kết quả... chứ còn chờ vào hên xui thì phí công sức và thời gian vô ích... vì trong thiên nhiên hoang dã cả trăm con mới có 1-2 con hay... mà mình ép đẻ nhờ vào hên xui thì tỉ lệ là 1/1000 nên việc xác định hướng đi là cực kỳ quan trọng... một khi đã xác định được rồi thì dù ai nói ngả nói nghiêng thì ta cũng sẽ không thay đổi...

Tiếp theo là đến chim giống... chọn chim theo ngoại hình, giọng, hay nết chơi mình thích để phù hợp với mục đích của việc nhân giống...

Tôi ví dụ:

+ Nếu tôi muốn ép đẻ lấy ngoại hình... thì con chim giống phải hội đủ các yếu tố theo như ý tôi như mào lân, yếm khít, đuôi dài, cánh dài, ngực nở, vai rộng v.v... thì khi đó tôi ko xét về giọng hay nết chơi... vì giọng và nết chơi ko nằm trong mục đích của tôi...

+ Nếu tôi muốn ép đẻ lấy giọng... thì con chim giống chỉ cần có giọng chuẩn của vùng mà tôi muốn ép đẻ thêm một số yếu tố ngoại hình và nết chơi nhưng ko nhất thiết phải giống cả trống và mái vì nó ko nằm trong mục đích sinh sản

+ Còn nếu tôi muốn ép đẻ để lấy nết chơi của con chim mình muốn (cái này khó nhất) thì ngoại hình hay giọng chỉ là yếu tố phụ... tại sao tôi nói ép lấy nết chơi là khó nhất... vì ép ngoại hình hay giọng thì cả trống và mái đều bộc lộ ra cho chúng ta thấy và chọn... nhưng nết chơi thì con mái rất ít thể hiện... nên phụ thuộc vào con trống rất nhiều...

Có 2 cách nhân giống:

I - Nhân giống cùng dòng duy trì gen trội:

Cách này khá đơn giản mà từ xưa tới giờ ông cha ta hay làm... đó là lấy con trống và mái ưng ý với mục đích sinh sản nhất cho lai với nhau... cách này đối với chào mào thì tương đối dễ vì chào mào bản thân nó đã là dòng thuần nên tỉ lệ ra con giống bố mẹ là cao... tuy nhiên, không ngoại lệ trường hợp bố mẹ có gien tốt là gien lặn được biểu hiện ra nhưng sang đời con cháu sẽ lặn xuống... điều này lý giải vì sao chào mào bông + chào mào bông vẫn có thể ra con chào mào thường...

Khâu quan trọng bậc nhất trong nhân giống cách này là chim bố mẹ và chọn lọc con cái...

ví dụ: tôi muốn lấy dòng chào mào mồng lân yếm khít... tôi có 1 con trống mào lân yếm khít và con mái mào đinh yếm thường... khi cho bắt cặp thì tỉ lệ ra được con mào lân yếm khít là dưới 25% => ép cản hên xui... nhiều khi ra mào lân yếm thường hay yếm khít mào đinh... không đạt... nhưng nếu có bố và mẹ mào lân yếm khít thì tỉ lệ ra con có mào lân yếm khít là trên 75% => cợ hội thành công cao vì cả cha và mẹ đều mang gien trội nên gien trội cũng sẽ thể hiện ở con cái...

II - Nhân giống khác dòng lấy ưu thế lai:

Cách này là chúng ta lấy giống khác cùng loài kết hợp vào để chọn lọc ra những cái tốt mà giữ... khó gấp trăm lần cách I

Ví dụ: bắp Việt Nam nhỏ nhưng ngọt và nhiều nước... bắp Mỹ to nhưng không ngọt và khô... ta cho lai 2 giống này với nhau nhằm tạo ra giống bắp mới ngọt, to và mọng... nói thì dễ... nhưng là cả 1 quá trình chọn lọc phức tạp... chắc gì lần lai đầu tiên ra được giống bắp ngọt, to và mọng ngay... hay là ra nhỏ và nhạt, nhỏ và khô, to mà khô v.v... vì vậy khâu chọn lọc trong cách này là cực kỳ quan trọng

Nhân giống cách này ko thể tính bằng tháng mà có khi cả chục năm... vì sao tôi nói thế? vì việc đưa gien mới vào gien gốc của mình... thì nó sẽ tiếp nhận cả gien trội và lặn... nhiều khi gien mình cần là gien lặn nên phải kiên trì ép đẻ vài năm mới có thể đem gien lặn đó lên được...

Đối với chào mào, cách này có thể giúp ta cải thiện được giống chào mào hiện nay...

Tôi ví dụ: chào mào hiện nay của ta có những con rất đẹp nhưng lại ko có tính gan lì và bền bỉ... chúng ta có thể lai chúng với dòng khác để chọn lọc lấy gien trội gan lì và bền bỉ của dòng kia... nhằm tạo ra 1 con chào mào đẹp, hay, gan lì và bền bỉ như mình muốn...

Điểm lợi: cho ra con lai tốt hơn đời cha mẹ hay ông bà... tạo dòng mới... (như kiểu bắp Việt Kiều... to, ngọt và nhiều nước)

Khó khăn:
- Kiểm soát và khâu chọn lọc đời sau để tiếp tục nhân giống là rất khó
- Rủi ro do bệnh tật hay xổng chim giống thì coi như mất trắng
- Có thể sinh ra những con lai tổng hợp gien lặn là gien xấu...

Việc lai tạo giống mới thật nhiều khó khăn... đây cũng chỉ là những kiến thức và kinh nghiệm non trẻ... cần có những bàn tay thực nghiệm mới có thể thấu hiểu hết được... nên tôi rất mong được sự ủng hộ từ mọi người... chia sẽ kiến thức và góp ý... nhằm tìm ra được con đường tốt nhất cho việc nhân giống chào mào của chúng ta sau này...

Xin chân thành cảm ơn,

Thân ái, Impala!

ko biết lai giống để lấy gen trội ở chim có gióng như ở gà hay không nhưng theo minh biết thì thoong thương người ta chon giống con mái đẹp để cho lai với con trống hay thì sẽ cho ra một giống gà mang nhiều ưu việt.nếu biết chọn và lai tạo thì Việt nam chúng ta sẽ có một lượng lớn chim bạch tạng không thua gì Thái lan.và bảo tồn được giống chào mào quí như dòng cchim Kim Phụng đã bị thấ truyền.
Cái này thì phải nhờ các bác bên viện ngihien cứu nông nghiệp trung ương thôi.Kẻo sau này chào mào lại vào sách đỏ thì anh em đam mê chào mào có muốn thì ccungx bị cấm chơi đó.
 

impala

Chim Thầy
cám ơn, tuy nhiên việc nhân giống phụ thuộc nhiều vào mái là chính, còn lai theo giọng thì kg quan trọng vì nếu như vậy thì khỏi phải ép giọng sau. có vài lời góp ý

Bạn haihung nói có lý nếu ép loài gia cầm giữ như chim,gà thì quan trọng thì phải tìm dòng mái dữ, đẹp bền cồ có điểm đó càng tốt,giá trị của cồ khi lai chỉ 30%.quan trọng là mái. mình chỉ lấy kinh nghiệm chơi gà thôi.0 đúng thì bỏ qua

Rất mong sự chia sẻ của 2 bác... em thực sự rất muốn học hỏi thêm về vấn đề chim mái này... rất mong được các bác chỉ giáo...

Thân ái!
 

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
Con chó giống cha con gà giống mẹ - Kinh nghiệm ngàn đời của ông bà xưa , anh Sỹ kham khảo , không nên quá nghiêng về trống mà bỏ quên mái .

P/S: Triển khai lẹ lẹ anh ơi máu quá rồi !

Thân , black_fish9402 .
 

impala

Chim Thầy
Con chó giống cha con gà giống mẹ - Kinh nghiệm ngàn đời của ông bà xưa , anh Sỹ kham khảo , không nên quá nghiêng về trống mà bỏ quên mái .

P/S: Triển khai lẹ lẹ anh ơi máu quá rồi !

Thân , black_fish9402 .

anh không nghiêng về bên nào Thành à... công thức của anh là 50% trống và 50% mái... thử lấy 1 con mái hay với 1 con trống nhát thì ra con sao hehe....

tình hình là mới ốm dậy nên chưa làm avi dc... chờ đi chú hehe

Thân!
 

chimchaomaohp

New member
1 con mái hay thì nó không bao giờ chịu ghép cặp với con trống nhát bác à. Trống nhát vào nó dí đá cho te tua ngay, theo mình thì con trống phải đầy đủ tố chất của 1 chim chiến trường ( bao gồm giọng hay, dáng đẹp, nết chơi tốt). Cũng như gà chọi người ta chỉ nhân giống những con gà trống hay chọi giỏi. còn về mái thì cần phải dữ, nếu được thì thêm ngoại hình. còn giọng hót thì chim mái không thể dạy hay như trống dc ^^. em cũng lấy kinh nghiệm nuôi gà chọi xin có chút ý kiến vậy thôi à
 

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
Không chừng mái dữ trống nhát , lai nhau ra mấy em biến dị kiểu hình , thành bông mơ bạch tang thì anh Sỹ ấm ngay quả đầu , he he . Tới đâu rồi anh ơi , aviary làm xong chưa anh , máu quá !

Thân , black_fish9402 ,
 

impala

Chim Thầy
Không chừng mái dữ trống nhát , lai nhau ra mấy em biến dị kiểu hình , thành bông mơ bạch tang thì anh Sỹ ấm ngay quả đầu , he he . Tới đâu rồi anh ơi , aviary làm xong chưa anh , máu quá !

Thân , black_fish9402 ,

Tình hình là avi chưa xong Thành ơi... chắc trong tuần này... mà đang kẹt nên chắc phải qua thi mới hoàn thiện...

còn việc lai tạo mà nghiêng về mái hay hay là trống hay thì tùy nhận xét mỗi người... tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào nói nhân giống ở gia cầm tùy thuộc vào mái cả... nên em vẫn chọn tỷ lệ 50% do trống và 50% do mái.... trống hay mái hay thì tỉ lệ ra con hay là cao...

nhân giống gà chọi tại sao người ta cứ nói mái hay là có tất cả... đơn giản vì mái hay hay dở... ta chỉ có thể xét ở đời con nó hay hay dở... vì mái khó có thể đấu đá như trống... tìm 1 con mái hay khó 10 lần tìm 1 con trống hay là vậy... chào mào cũng thế... người ta chỉ có thể nói con mái đó đẹp xấu chứ khả năng cho ra đời con hay hay dở thì không ai dám chắc... và cũng ko ai lấy mái hay cản trống dở hay trống hay cản mái dở... nồi nào úp vung nấy... trống phải hay và mái cũng phải hay...

Thân!
 

SôngNạiNam

New member
Trống đương nhiên phải chọn con hay,
Mái hay thì càng tốt (nhưng khó tìm ra),
Điều kiện nhà phố đông đúc người-không gian thiên nhiên ít, nên chọn chim thuần--->nhanh đẻ.
Mình lang thang gặp clip dưới các bạn tham khảo

 

cmnhatrang

Chào mào & Anh em
cám ơn chú Sỹ có bài viết công phu và rất có ý nghĩa chia sẽ cho AE nào muốn nhân giống em CM cưng của mình nhé.
Theo kinh nghiệm mình biết được về loài Gà ( do cùng họ lông vũ với loài chim trong đó có CM) không biết có áp dụng được với loài Chào Mào khg nữa, thì thuờng muốn lấy giống tốt người ta tho72ng chọn giống ở con gà mái, gà mái quan trong hơn trong việc nhân giống 1 nòi gà hay. Ở Miền Tây tất cả những nòi gà hay chỉ bán gà trống và dấu kỹ gà mái khg cho ra ngoài nhằm giữ riêng nòi gà của mình, thà họ giết ăn chứ tuyệt đối khg cho ra ngoài con gà mái nòi. CHo nên mình nghĩ con mái hay cũng quan trọng lắm chứ.
 

tannguyen

New member
Chim danh duoc thuong la chim hay nen ghep de thi se ra dong chim non hay thoi lam gi ma cac bac quan trong the
 
Top