Lý thuyết nhân giống chào mào

Mr.nop

New member
Chim danh duoc thuong la chim hay nen ghep de thi se ra dong chim non hay thoi lam gi ma cac bac quan trong the
Con chim đoạt giải nhất chưa chắc là con chim hay nhất và con chim hay nhất chưa chắc đạt giải nhất,vì vậy chọn giống theo cách của bạn nói mình thấy cũng chưa ổn.hì
 

chaomaogialai

New member
cám ơn, tuy nhiên việc nhân giống phụ thuộc nhiều vào mái là chính, còn lai theo giọng thì kg quan trọng vì nếu như vậy thì khỏi phải ép giọng sau. có vài lời góp ý
Chính xác 100%, nhân giống phụ thuộc vào chim mái là chính, nên chọn những con chim mái dữ, đẹp và kết hợp với chim trống mà mình thích, còn ép giọng thì sau khi chim non ra đời ta chọn những con có tố chất tốt bắt đầu ép giọng cũng chưa muộn. có vài lời góp ý,..,
 
N

namkiet

Guest
Vấn đề này cũng hên xui thôi. Nhưng nếu bộ mẹ có gen đột biến thì chắc chắn con cái sinh ra sẽ có đột biến. Nhưng cũng có trường hợp bố mẹ không có gì đặc biệt vẫn cho ra thế hệ bạch tạng.
Vài lời chia sẻ
Thân Tuân
 

phamkien25

New member
Một vài cách nhân giống chào mào

Lai xa:

Đây là cách lai cổ truyền... dùng những cá thể bố mẹ ưu tú nhất để cho ra đời con cháu như ý muốn...

Sơ đồ đi theo nhánh chim trống:

Chim trống x chim mái

F1 chim trống hay nhất X chim mái (máu mới)

F2 chim trống hay nhất X chim mái (máu mới)


Và cứ thế tiếp tục... nếu đi theo hướng chim mái thì ngược lại...

Điểm tốt: chim con luôn được châm máu mới... giúp cải thiện những gen xấu từ đời cha mẹ hoặc ông bà... và dễ lai tạo

Điểm chưa tốt: chim con ra không đồng đều nếu chim bố hoặc mẹ có nhiều gen tạp... ví dụ: chim bố và mẹ mào lân và to con nhưng nếu gen lặn là mào đinh và nhỏ con thì đời con sẽ có mào đinh và nhỏ con... cái này khắc phục đơn giản là loại những cá thể không đạt ra khỏi máu lai của mình...


Lai gần:

Lai gần là một phương pháp khá phức tạp... đòi hỏi người tạo giống phải chuẩn bị thật kỹ và am hiểu... luôn phải đối mặt với những rủi ro nhất định...

Lai gần có 2 cách chính:

Lai Trùng Huyết: Lai Trùng Huyết là cho lai con cái với cha mẹ... cách lai này nhằm tạo ra đời con có máu thuần theo nhánh chim bố hoặc mẹ... cách này được các nhà lai tạo trên thế giới ưa dùng... nhất là ở Mỹ... nhưng ỡ Việt Nam rất ít ai dùng...

Sơ Đồ theo nhánh chim trống:

chim trống (F) X Chim mái (F)

F1 chim trống (F) X chim mái (F1)

F2 chim trống (F) X chim mái (F2)


Và tiếp tục đến khoảng F5 là ta có dòng thuần...

Điểm tốt: Tạo ra dòng thuần... nhằm bảo tồn gen tốt và làm chim gốc cho các kiểu lai tạo sau này... nếu cản đến đời F4 trở đi thì đời con ra giống nhau gần như hoàn toàn từ hình dáng đến nết chim...

Điểm không tốt: thời gian dài... rủi ro cao do lai trùng huyết dễ dẫn đến đột biến gien và con cái yếu hơn do gen lặn trội lên... nếu trong quá trình lai tạo mà bị dịch hay chim bố hoặc mẹ bị mất hoặc chết thì gần như mất hết... chim thuần sau khi tạo ra vẫn chưa phải là chim hay (chỉ thuần máu thôi)... phải thêm 1 đời máu mới vào mới ra được chim mình mong muốn...

Lai Cận Huyết: Lai cận huyết là cách lai với chú, dì nhằm tạo ra dòng thuần... lai cận huyết đòi hỏi phải nuôi nhiều... nhằm giữ tất cả các đời con cháu và cha mẹ lại... nhằm lai chéo để tạo ra giòng thuần như mình mong muốn... cách lai này được sử dụng nhiều nhất trong các phòng nghiên cứu lớn vì nó vừa giúp tạo ra dòng thuần... vừa có nhiểu cá thể để chọn lọc... tránh nguy cơ rủi ro do đột biến gien mất kiểm soát...

Phương pháp này không áp dụng cho lai tạo giống nhỏ nên tôi không đề cập đến...


Tất cả 3 phương pháp trên chỉ là các phương pháp cơ bản... ngoài ra có thể kết hợp nhiều cách hoặc đi khác đi một chút theo suy nghĩ của người lai tạo giống... nhưng cho dù phương pháp nào đi chăng nữa thì cách chọn lọc là khâu quan trọng nhất trong khi lai tạo... nhằm loại ra gen xấu và những gen mình không mong muốn...

Trên đây chỉ là những thiển kiến... rất mong được mọi người hoàn thiện hơn... nhằm có những kiến thức hữu ích cho việc lai tạo giống sau này...

Thân ái! Impala
Bác phân tích khá hay.....thanks
 

chickenchoac

New member
Ước mogn lớn nhất sau khi làm aviary là ghép đôi đẻ thành công lấy kinh nghiệm sau rồi mới hi vọng lai tạo ra những chiến binh. Em vừa hoàn thành cái avia mà thé quái nào thả chim vào con mái lùa con trống chạy phòi mỡ :D
 

RauBien

New member
anh không nghiêng về bên nào Thành à... công thức của anh là 50% trống và 50% mái... thử lấy 1 con mái hay với 1 con trống nhát thì ra con sao hehe....

tình hình là mới ốm dậy nên chưa làm avi dc... chờ đi chú hehe

Thân!
Hi Sỹ!
Theo Anh thì Em không nên chọn trống nhát để sinh sản. vì trong quá trình sinh sản nuôi con và dạy con thì con trống nó đảm nhiệm 80% công việc : cho ăn, tập bay, dạy hót..., con mái chỉ đảm nhận 20% công việc( công việc chính là bảo vệ và giữ ấm cho tổ).
Khi mình cho thức ăn hay dọn dẹp vệ sinh chuồng mà gặp trống nhát thì nó nhảy loạn xa làm hoảng cả bầy chim con==> chim con khi đã biết mổ sẽ nhát như chim bổi.
Vài dòng chia sẽ.
Thân
 
Top