Mới nhập môn , vài điều chưa rõ

giahuypro

New member
Tình hình là mình mới bắt đầu chơi chim nói chung và chào mào nói riêng , trước đây thì mỗi tuần hay lên nhà ông bác cũng thấy chim chào mào , nhưng lúc đó mình lại không quan tâm lắm tới thú chơi này . Nhưng dạo gần đây mình bắt đầu tìm hiểu thì cảm thấy rất thích thú với cái đam mê này . Vì là một người mới , nên gần như không có kinh nghiệm , nay có 1 số thắc mắc rất mong muốn được những anh em gạo gội trả lời để mình thêm hiểu rõ hơn với cái thú chơi này

1/ Vấn đề ép giọng cho chào mào bổi . Theo mình đọc các thông tin trên diễn đàn thì , khi đã đủ dạn , người chơi sẽ đem chú chim của mình tới những địa điểm trường, cội để dợt chim , hay nói cách khác là để chú chim của mình có thể học giọng từ những chú chim khác . Vậy nếu trường hợp gần khu vực mình ko có trường, cội để đi dợt hoặc điều kiện không cho phép để đi dợt , mình có thể áp dụng dợt online được không ? Có nghĩa là mình sẽ lên mạng tìm những đoạn âm thanh của chào mào hay để bật lên cho chú chim ở nhà nghe , và như thế nó cũng có thể học giọng được chứ ? Và kết quả của nó đem lại có ngang với việc đem đi trường, cội dợt không ạ

2/ Mình có nghe tới khái niệm bể chim ? Vậy bể chim là gì , có phải bể chim là con chim mình sẽ không hot hay chơi gì nữa phải không ạ

3/ Tất cả những chú chim chào mào trống , sau khi đã thuần và cho học giọng , đều có thể hót được phải không ạ

Xin cảm ơn mọi người
 
Sửa lần cuối:

giahuypro

New member
à mình muốn hỏi 1 câu nữa đó là chỉ chào mào non và chào mào má trắng , mới cần phải học giọng và ép giong phải không . Còn chào mào bổi khi bắt về thuần thì không cần phải ép giọng hay học giọng ?
 

vutienthanh

New member
Mình cũng không phải là rành về chim cò nhưng cũng xin trả lời 3 vấn đề của bạn như sau:
1. Nói đến từ " ép giọng" thì chỉ thích hợp với chin con hoặc chim má trắng, chứ chim bổi hoặc chim đã trưởng thành ( má đỏ) ngoài thiên nhiên rồi thì không dùng từ ép giọng bạn ạ.
Cũng nói thêm về khái niệm ép giọng là mình cho con chim của mình học theo một giọng nào đó, ví dụ như ép giọng Hóc Môn, Thủ Đức, Sông Kôn...và chỉ cho học 1 giọng thôi.
Còn trong thường hợp của bạn là chim bổi cho đi nghe giọng chim khác, nói nôm na để bạn dễ hiểu là để cho nó thể hiện khả năng chửi bới của mình với các con khác, lâu ngày nó cũng học được một số từ để chửi nhau khi thể hiện bản lĩnh ở trên giàn hay ở bất cứ đâu có hoặc không có đồng loại của nó.
Vấn đề cuối cùng là việc học online với việc mang ra cội cũng giống như giỏi lý thuyết với thực hành và cũng phụ thuộc vào mục đích của bạn là muốn con chim của mình hót hay ở nhà hay là chơi được ở bất cứ đâu. Thường người chơi chim cội ( cafe) thì không quan tâm đến chất giọng của con chim nhiều, chủ yếu quan tâm đến thái độ khi thi đấu, độ bền...Thực tế là rất nhiều chim chơi rất hay ở nhà, nhưng mang ra chỗ khác ( cội) thì cụp mào, xù lông và không dám chơi...
2. Vấn đề bể chim: Bể chim là con chim của mình vẫn chơi khi đứng một mình, nhưng khi cho đấu hoặc nghe thấy giọng của con nó sợ nó sẽ không dám đấu lại.
3. Trừ khi con chim có tật bẩm sinh như mất lưỡi, bị câm...thì không cần phải học giọng nó cũng hót được theo giọng bản năng của nó, vấn đề là hót như thế nào thôi.
 

longxp

New member
Mình cũng mới chơi chim, xin mạn phép trả lời như sau:-
1/ Ép giọng: chào mào bổi càng già mủa thì ép giọng càng khó. Đem ra cội để nó thấy chim khác chơi như thế nào để bổ sung thêm kinh nghiệm cho nó. Còn việc nó có thay đổi cách chơi hay giọng thì hên xui.

Dợt off-line (mình nghĩ bạn muốn nói off-line): Về giọng (tiếng), bạn cũng có thể cho nó nghe các đoạn âm thanh chào mào hay để kích hoặc dạy cho em nó thêm kinh nghiệm. Về hình thì trên 1 youtube có 1 số anh em để màn mình máy tính cho em nó thấy luôn. Dợt off-line thì hiệu quả không bằng on-line (ra cội).

2/ Bể chim là con chim đã từng chơi hay nhưng vì lý do nào đó nó không chơi như trước nữa a) trong 1 khoảng thời gian nào đó, b) đối với một số con chim, c) với một số con chim có giọng giống với con chim mà nó đã từng thua. Nguyên nhân bể chim thì có rất nhiều.

3/ Tất cả con chim đều có thể hót được (trống, mái, chim con nuôi lên, má trắng, má đỏ, bổi già rừng).
 

giahuypro

New member
thực sự cảm ơn ae đã quan tâm tới và trả lời những câu hỏi của một người mới chơi như mình . Thế mới thầy nghề chơi cũng lắm công phu :)

Mình cũng có 1 số câu hỏi thắc mắc nữa , đó là nghe nói ae chơi chim giàn là chơi gì , có phải là đem chim treo lên những cây giàn ở cà phê không ? Và một số những khái niệm như treo ở biên là gì ?
 

Vudmc

New member
Giàn,cội,cafe là 1. Tức là những nơi người ta mang chim tới dợt hoặc đấu. Tre ở biên là treo ở 1 góc, tránh xa mấy con đang đấu, để tránh cho chim mình bị khớp khi gặp mấy con mạnh.
 

giahuypro

New member
Sẵn cho mình hỏi làm sao để có thể tính âm của những chú chào mào lúc sổ giọng được nhỉ ? Và giọng đảo là giọng gì ? họng bò các kiểu
 
Sửa lần cuối:

chaomaohuynhphi

New member
chào mào khi sổ là đứng thảnh thơi ra giọng cũng có chổ gọi là bọng bên cu gáy là gọi hay rao, khi nghe chim khác đáp lại thì ra giọng nhanh gắt, âm không tròn trịa luyến láy du dương nữa chỉ còn nạt lớn tiếng chát chúa gọi chung là ra giọng đấu cộng với thái độ dựng mòng xòe đuôi hay cúp cầu, tính âm thì đa phần ae chơi chim ngày nay đếm cứ 7 âm trở lên cho là hay( bạn nghe từ từ sẽ quen đếm số âm nó sổ ra trong một hồi), thường thì chú chim nào cũng sổ ra giọng 4 âm và 5 âm gần giống nhau, các miền khác nhau thì số âm sổ ra có thể ngắn hay dài hơn nên có con sổ ra tới trên 10 âm, nhưng xét về nghe giọng chim hay thì ko cần tính sổ dài mà cách nó ra âm dù chỉ sổ 4-6 âm cũng làm mê mẩn người nghe...như cây đàn tốt khi người khải âm nào ra âm nấy còn cây đàn đã hỏng hay chất liệu kém thì nghệ sĩ cũng bó tay...cứ nghe âm tròn có độ luyến láy du dương nhưng không thiếu uy lực hùng hồn trong đó, không có sự gấp gáp, không có sự e dè....khó tả cho bác hiểu nhưng nó như một cảnh thiên nhiên còn hoang sơ chưa có bàn tay con người mó vào rất đổi tự nhiên rất thư thái gần gủi mà không mấy ai nhận thấy được, chúc các bác sớm tìm được hạnh phúc này
 
Top