Nhìn nhận tố chất bên trong Chào mào bổi :

Chúng ta thường hay nói về tố chất bên trong của chim chào mào, va hay bàn cãi về vấn đề đó. Chính xác là tố chất quyết định 70% con chim chơi hay. Nhưng làm sao ta có thể nhìn nhận được tố chất khi nó chưa hay. Tôi thì nuôi chào mào và yêu chào mào rất lâu rồi, nhưng thuần bổi thì cũng mới đây thôi. Đây là kinh nghiệm chọn bổi của bản thân được đúc kết qua những e chim đã từng nuôi:
Khi đã chọn 1 e bổi theo hình dáng bên ngoài mà bạn hy vọng, về nhà nuôi tầm 3, 4 tháng, chim hơi đứng lồng và đã sổ bộng thì ta nên đem đến trường để test:
- Ban đầu ta ko nên mở áo lồng và cho đấu ngay mà cứ tủ áo treo gần cho chim nghe thôi
- Nếu thấy con chim trong lồng bắt đầu sổ bộng và có vẻ đang căng thì mở áo lồng và cho kè đấu.
- Chắc chắn là dù nó có đấu thì cũng chỉ sơ sơ thôi, nhưng cái quan trọng là bạn nhìn dáng vẻ của nó. Dù nó ko chơi cũng ko vấn đề gì cả, mà quan trọng là dáng đứng phải thẳng thóm, ko có dấu hiệu sợ, kèm theo là sổ bọng lai rai, nhiều thì càng tốt. nếu con bổi của bạn làm được như vậy thì bạn có quyền tin con chim mình có tố chất của 1 chú chim hay. Vài lời chia sẻ !
 

cmtegiac

New member
lời chia sẻ của bạn rất đúng, mình cũng toàn áp dụng thế. Cách nhanh nhất thuần bổi chính là xách ra trường, thời gian đầu trùm áo và quan sát thái độ. Sau đó bung áo từ từ, chú nào bản lĩnh sẽ bộ lộ. Một khi chim chịu đấu ở cội thì cho dù bổi già cũng rất nhanh dạn hơn tất cả các cách ép dạn mà ae hay áp dụng. Dạn ở đây là chim chịu ra trường đấu trong môi trường đông chim và nhiều người, tuy nhiên khi có ai tới gần chim vẫn nhảy đùng đùng
 

NTKA

New member
lời chia sẻ của bạn rất đúng, mình cũng toàn áp dụng thế. Cách nhanh nhất thuần bổi chính là xách ra trường, thời gian đầu trùm áo và quan sát thái độ. Sau đó bung áo từ từ, chú nào bản lĩnh sẽ bộ lộ. Một khi chim chịu đấu ở cội thì cho dù bổi già cũng rất nhanh dạn hơn tất cả các cách ép dạn mà ae hay áp dụng. Dạn ở đây là chim chịu ra trường đấu trong môi trường đông chim và nhiều người, tuy nhiên khi có ai tới gần chim vẫn nhảy đùng đùng
Em chưa thuần bổi như bác nhưng mà bác nói nghe có lí,like thêm 1 cách thuần bổi rất hay vừa biết được tố chất của con chim vừa mau dạn người.
 

tuanlv115

New member
Chuẩn đó anh . HÌnh dáng bên ngoài nhiều khi cũng khó chính xác. Như em có 2 chú mới bắt . 1 con thì bé tí chỉ nhỉnh hơn con sẻ 1 chút, yếm không có (Gần như không có yếm) được mỗi cái lưng gù ai nhìn vào có khi bảo chim mái . 1 con thì tướng tá nhìn cũng ổn . Nhưng khi nó đấu thì khác hẳn . Con bé kia ko hi vọng gì thì kè chim lạ vào là nổ và máy cánh ầm ầm ra giọng đanh uy lực, Còn con mình yêu quý hi vọng thì kè chim vào lè lưỡi lêu lêu đối thủ =)) . Nhưng con bé thì nhát kinh khủng thấy bóng người là lao như tên lửa.
 

shopthuhavd

New member
Phông độ nhất thời, đẳng cấp mãi mãi. Câu nói ấy luôn đúng trong tố chất 70% của chim, Con chim có tố chất dù có trùm hay hở 50% khi đi dợ cũng không quan trọng, cứ cho em nó đến trường chơi là em nó chơi rất nhiệt tình.
Còn vấn đề của Pác chủ thớt nói trên vẫn đúng và tốt nhưng cần và rất cần chăm em nó thời gian dài mới thành công (trường hợp này thường là do chăm chim con hay bổi má trắng lên). Chứ chăm những em bổi bẩy lồng về là uy lực khác khi đến trường dợt từ đầu.
Trân trọng :D
 

ta.phuoc

New member
Tuần vừa rồi em đi mua bổi, 12 con trong 12 lồng, cho kè nhau có 4 con bung cánh sổ, lén lén thằng bán chim đi chỗ khác cho thông lồng lần lượt chọn ra nhà vô địch, cuối cùng em chiến thắng là em xấu nhất trong 4 chú và ít sổ nhất. Về nhà cho vô lồng tròn lớn che lại 1/2 chim nhát người nhưng không có dấu hiệu hoảng, vẫn nhảy nhưng khi kè chim lạ vào vẫn ra cánh.
Có lẽ kinh nghiệm của em là:
- Chim phải tĩnh, dù là con bổi nó nhát, nhưng đứng ra một khoảng cách an toàn đối với nó là nó sẽ trở lại trạng thái của nó không rúm ró hoảng hốt.
- Chim bổi mới bẫy về đừng con nào kè lồng mà ríu ríu kiểu xoay cầu, một là bung cánh không thì thôi.
- Dáng con chim mình chọn thích là được.
Theo em con chim có tố chất thì nó luôn giữ được trạng thái cân bằng về tâm lý, thân hình gọn gàng, rắn chắc, nhát nhưng không được hoảng, cái này là quan trong nhất. Còn về giọng,về nước chơi nếu mà đòi chọn từ khi là chim bổi thì chỉ có cách xem nó đấu ở rừng hoặc chờ người ta nuôi 2 năm nữa rồi tới hỏi mua thôi.
 

coem_05

New member
Tuần vừa rồi em đi mua bổi, 12 con trong 12 lồng, cho kè nhau có 4 con bung cánh sổ, lén lén thằng bán chim đi chỗ khác cho thông lồng lần lượt chọn ra nhà vô địch, cuối cùng em chiến thắng là em xấu nhất trong 4 chú và ít sổ nhất. Về nhà cho vô lồng tròn lớn che lại 1/2 chim nhát người nhưng không có dấu hiệu hoảng, vẫn nhảy nhưng khi kè chim lạ vào vẫn ra cánh.
Có lẽ kinh nghiệm của em là:
- Chim phải tĩnh, dù là con bổi nó nhát, nhưng đứng ra một khoảng cách an toàn đối với nó là nó sẽ trở lại trạng thái của nó không rúm ró hoảng hốt.
- Chim bổi mới bẫy về đừng con nào kè lồng mà ríu ríu kiểu xoay cầu, một là bung cánh không thì thôi.
- Dáng con chim mình chọn thích là được.
Theo em con chim có tố chất thì nó luôn giữ được trạng thái cân bằng về tâm lý, thân hình gọn gàng, rắn chắc, nhát nhưng không được hoảng, cái này là quan trong nhất. Còn về giọng,về nước chơi nếu mà đòi chọn từ khi là chim bổi thì chỉ có cách xem nó đấu ở rừng hoặc chờ người ta nuôi 2 năm nữa rồi tới hỏi mua thôi.

Mình thấy ý kiến của bạn cũng đúng, bắt con chim Phú Thọ 1 năm lồng của người ta. Thấy chủ cũ nói nó xấu nhất đàn nhưng độ gấu thì cũng nhất luôn, lông lá giờ vẫn xấu nhưng giọng và thái độ khỏi phải chê. Chim tung lồng lắm nhưng chỉ cần treo lên và đứng cách khoảng 1m là lại nổ bình thường. Một con tố chất nhất mà mình được sở hữu cho đến giờ, chim Bắc cũng hay đó chứ.
 

tuanvyp

Tôi ♥ Chào mào
Cách này mình thường hay áp dụng để bắt những con bổi chiến.
 

bientien

New member
cháu thấy cứ đi mua 1 2 lần bổi xen kẽ đọc trên diễn đàn cùng những chia sẻ của các anh các chú .... là rút ra được kinh nghiệm của bản thân ....
 
Top