tại sao chim mới bẫy đã bị tật

longvtkm5

New member
cac bác cho cho em hỏi em mới bẫy được một em chào mào má đỏ qua theo dõi đã thấy em bu nóc lồng .vậy tật bu nóc lồng là do trong quá trinh nuôi sinh ra tật hay do bản chất con chim đó đã có tật sẵn
 

pro_90

New member
1 là chim xổng, còn bổi trời thì e nó có năng khiếu trong đoàn xiếc trung ương. :D . bịt nóc lồng và tre áo lồng cho e nó đỡ hoảng bác ạ. tật lỗi đều do hoảng sinh ra
 

VipClub

Vua Chào Mào
đôi khi con bổi hoảng. thấy người tìm đường thoát thât. dẩn tới tình trạng và ngoái lộn thì bình thường bạn ạ.
Che nóc lồng và thuần đi ko có gì phải lo lắng !
 

khanhden1980

New member
đôi khi con bổi hoảng. thấy người tìm đường thoát thât. dẩn tới tình trạng và ngoái lộn thì bình thường bạn ạ.
Che nóc lồng và thuần đi ko có gì phải lo lắng !
vậy là khi chim đả thuần rồi thì hết hiện tượng ngoái hả bạn,mình bị mấy em bổi lở mà cứ cầm lông hay đi gần là ngoái,mình ko biết khi đã đứng lồng rồi mấy em nó có còn như vậy ko nữa??????????
 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
cac bác cho cho em hỏi em mới bẫy được một em chào mào má đỏ qua theo dõi đã thấy em bu nóc lồng .vậy tật bu nóc lồng là do trong quá trinh nuôi sinh ra tật hay do bản chất con chim đó đã có tật sẵn

vậy là khi chim đả thuần rồi thì hết hiện tượng ngoái hả bạn,mình bị mấy em bổi lở mà cứ cầm lông hay đi gần là ngoái,mình ko biết khi đã đứng lồng rồi mấy em nó có còn như vậy ko nữa??????????

Mình xin trả lời câu hỏi của các bạn như sau:
1- Do khi dính bẫy chim bị hoảng
2- Khi vào lồng và nuôi bổi lên do chính các bạn làm chim bị hoảng
Cả 2 lý do trên đều sinh ra tật chim bị ngoái và tiếp tục là bị lộn cầu, ví dụ như các bạn đang đi đêm ngoài cánh đồng vắng mà có tiếng động phía sau thì chắc chắn các bạn cũng phải ngoái lại nhìn xem có gì nguy hiểm không, con chim cũng vậy khi hoảng là chúng tìm đường thoát thân và ngoái lại phía sau xem có còn nguy hiểm không. Điều tốt nhất là các bạn không được để chim bị hoảng thì chim sẽ không sinh tật
Chúc các bạn thành công
luongdd....thân
 

tuanRC

New member
chim bổi nào mới bẫy cũng vậy cả bạn à, chăm nó khi nào nó dạn là hết thôi à
 

daonguyensh

New member
có những vùng đặc trưng ở Huế, chào mào chuyên lộn + ngoáy. Cho dù có thực sự ý thức từ đầu đi nữa cũng kg làm bỏ được tật này của chim, chỉ phần nào hạn chế thôi. Nhưng yên tâm, đa phần những con có tật ntn rất nhanh căng, chơi bền chim, thi đấu sổ lồng + đi bẫy là tốt nhất
 
Top