Thật sự mình đã rơi nước mắt khi xem clip này. Anh ấy giúp mình lấy lại hy vọng và...

Ruasieutoc

Chào Mào Việt
[video=youtube;GrV_ZvwZRvw]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=GrV_ZvwZRvw[/video]
 
Sửa bởi Amin:

Ruasieutoc

Chào Mào Việt
Chủ nhật tuần này Anh chia sẻ (tâm sự) về niêm tin của chinh mình tại :

Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (MN)
Chi Hội Gia Định

109 Phan Đăng Lưu, Phướng7, Quận Phú Nhuận, TPHCM
ĐT:08.9901629-Email:[email protected]

Vào lúc 6h00 và 8h00 ngày 26/05/2013, nếu có ai quan tâm hãy liên hệ với Rùa để đến tham dự !
 

tuancdnnt

Chào mào mí đỏ
Tại sao phải là Nick Vujicic mà không phải là Nguyễn Công Hùng - "Hiệp sĩ công nghệ thông tin";Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; ..... và còn rất nhiều người Việt Nam khác nữa. ?????????
 

Ruasieutoc

Chào Mào Việt
[h=2]Nhân sự kiện Nick đến Việt Nam, xin trích đăng những chia sẻ của anh trong cuốn sách "Cuộc sống không giới hạn" - với hai kỳ đầu tiên về nỗi đau của gia đình khi Nick vừa chào đời.[/h]
Kỳ 1: Nỗi đau ngày chào đời

Phải mất một thời gian dài tôi mới nghiệm ra những lợi thế tiềm ẩn trong hoàn cảnh nghiệt ngã của mình. Mẹ tôi mang thai tôi, đứa con đầu lòng của bà, khi bà hai mươi lăm tuổi. Mẹ tôi vốn là một nữ hộ sinh, làm việc tại một phòng hộ sinh nơi bà chăm sóc cho hàng trăm bà mẹ và những đứa con sơ sinh của họ. Mẹ tôi biết phải làm gì khi bà mang thai, biết duy trì chế độ ăn uống hợp lý, rất thận trọng khi dùng thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, không dùng aspirin hay bất cứ loại thuốc giảm đau nào.
tuoi-tho-1.jpg
Hình ảnh Nick ngày bé.

Bà tìm đến những bác sĩ giỏi nhất để khám thai định kỳ và các bác sĩ quả quyết với bà rằng tất cả mọi thứ đều ổn cả. Mặc dầu vậy mẹ tôi vẫn bị ám ảnh bởi cảm giác lo lắng. Khi ngày trở dạ đến gần, bà thỉnh thoảng lại chia sẻ với cha tôi những nỗi lo lắng của mình. Bà nói, “Em hy vọng mọi chuyện với con chúng ta đều ổn cả”.
Trong hai lần mẹ tôi đi siêu âm, các bác sĩ đều không phát hiện thấy bất cứ điều gì bất thường. Các bác sĩ nói với cha mẹ tôi rằng con đầu lòng của họ là con trai, nhưng tuyệt đối không nói gì về chứng khuyết thiếu chân tay! Khi tôi chào đời vào ngày 4 tháng mười hai năm 1982, thoạt đầu mẹ không được phép gặp tôi, và câu hỏi đầu tiên mẹ hỏi bác sĩ là: “Con tôi ổn chứ?”. Đáp lời là một sự im lặng. Mẹ tôi đếm từng giây để được nhìn thấy tôi. Đợi mãi không thấy người ta mang tôi đến, bà càng tin chắc có điều gì đó không ổn đã xảy ra. Thay vì mang tôi đến cho mẹ bế, họ mời một bác sĩ nhi khoa tới và kéo nhau ra góc xa của căn phòng.
Họ nhìn tôi rồi đưa mắt nhìn nhau. Khi mẹ tôi nghe thấy tiếng khóc oa oa của một đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh cất lên, mẹ nhẹ cả người. Nhưng khi đó cha tôi, người cha mà trong lúc tôi chào đời đã để ý thấy con mình không có tay, cảm thấy choáng váng và người ta phải đưa ông ra khỏi phòng.
Nhìn thấy hình hài dị biệt của tôi, các bác sĩ và y tá không khỏi bàng hoàng, vội lấy Nhưng mẹ tôi đâu có ngốc. Nhìn vẻ mặt của các bác sĩ và y tá là mẹ biết có điều gì đó rất không bình thường đã xảy ra.
“Có chuyện gì vậy? Chuyện gì đã xảy ra với con tôi vậy?’ Mẹ hỏi.
Thoạt đầu bác sĩ không trả lời, nhưng khi mẹ tôi cứ khăng khăng hỏi dồn, ông ấy không còn cách nào khác hơn là trả lời mẹ bằng một thuật ngữ y khoa.
“Đứa bé bị chứng phocamelia,” ông ấy nói.
Vốn là một y tá, mẹ tôi biết thuật ngữ đó dùng để chỉ tình trạng của những đứa trẻ sinh ra bị dị dạng hoặc thiếu mất các chi. Mẹ tôi không thể nào chấp nhận sự thật nghiệt ngã này. Giữa lúc đó, người cha hốt hoảng của tôi ở bên ngoài phòng hộ sinh, tự hỏi những gì ông vừa nhìn thấy có phải là sự thật hay không.
Khi bác sĩ nhi khoa đến nói chuyện, ông không kìm nén được, kêu lên đau đớn: “Con trai tôi, nó không có tay!”.
“Thực ra”, vị bác sĩ nói bằng giọng đầy cảm thông, “con trai anh không có cả tay lẫn chân".
“Ông nói gì cơ?”. Không tin, cha tôi hỏi lại.
Bàng hoàng và vô cùng đau khổ, cha ngồi như một pho tượng, không thể thốt ra được một lời nào cho đến khi bản năng che chở của một người chồng, một người cha trỗi dậy. Ông chạy vội vào phòng để nói với mẹ tôi trước khi mẹ nhìn thấy tôi, nhưng thật buồn, khi vào đến nơi cha thấy mẹ đang nằm thẫn thờ trên giường, khóc rưng rức trong đau khổ. Các nhân viên y tế đã nói cho mẹ tôi biết cái sự thật choáng váng đó. Họ đề nghị đưa tôi đến cho mẹ tôi bế, nhưng mẹ tôi từ chối. Trong những giây phút đau khổ đến xé lòng ấy, mẹ đã bảo họ hãy đưa tôi đi. Mấy cô y tá không cầm nổi nước mắt. Bà đỡ bật khóc. Và tất nhiên tôi cũng khóc! Cuối cùng họ đặt tôi, đứa con tật nguyền đỏ hỏn được bọc trong những lớp khăn, xuống bên cạnh mẹ, và mẹ tôi không thể nào chịu đựng nổi những gì bà đang nhìn thấy: Con trai bà, đứa con đầu lòng mà bà mang nặng đẻ đau, chào đời không có tay, không có chân.
nick10.jpg
Bố mẹ đã không ngờ rằng, sinh linh ngày đó đã trở thành chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh.

“Hãy mang nó đi đi”, mẹ nói.
“Tôi không muốn chạm vào nó, không muốn nhìn thấy nó".
Cho đến tận ngày hôm nay cha tôi vẫn cảm thấy rất buồn vì hôm ấy các nhân viên ở phòng hộ sinh đã không cho cha có thời gian để chuẩn bị tinh thần cho mẹ, để mẹ có thể đối mặt với sự thật phũ phàng đó một cách tốt hơn.
Một lúc sau, khi mẹ đã thiếp đi, cha đến thăm tôi ở phòng dành cho trẻ sơ sinh. Lúc quay lại, cha nói với mẹ: “Con trai của chúng ta kháu lắm”. Cha hỏi liệu bây giờ mẹ đã muốn gặp tôi chưa, nhưng mẹ vẫn chối từ, vẫn một mực lắc đầu. Cha tôi hiểu và tôn trọng những cảm xúc của mẹ.
Kỳ 2: Nỗi đau người mẹ
Tôi là đứa con đầu lòng. Sự kiện đứa con đầu lòng chào đời thường mang đến niềm vui cho bất cứ gia đình nào, ấy thế mà khi tôi sinh ra, tuyệt đối không một ai gửi hoa chúc mừng mẹ tôi. Điều đó càng làm tổn thương mẹ, và khiến mẹ tuyệt vọng hơn.
Nhìn cha bằng đôi mắt đẫm ướt, mẹ hỏi: “Em không đáng được nhận hoa sao?”.
“Anh xin lỗi”, cha tôi nói.
“Đáng chứ, em đáng được nhận hoa lắm chứ”.
Nói rồi ông vội tìm đến quầy bán hoa của bệnh viện và nhanh chóng trở về cùng với một bó hoa.
Tôi đã từng hỏi mẹ về cái ngày tôi chào đời, về phản ứng đầu tiên của họ khi biết đứa con mới chào đời của mình không tay, không chân. Hôm ấy tôi đã có một ngày rất tồi tệ ở trường và khi kể chuyện trường lớp cho mẹ nghe, mẹ đã khóc cùng tôi. Tôi nói với mẹ rằng tôi chán vì không có tay có chân lắm rồi, rằng tôi buồn lắm. Mẹ chia sẻ với tôi những giọt lệ buồn tủi đó và nói cha mẹ hiểu rằng Chúa có một kế hoạch dành cho tôi và một ngày nào đó Người sẽ tiết lộ kế hoạch ấy.
Tôi vẫn tiếp tục đặt ra những câu hỏi, hết lần này đến lần khác, lúc thì hỏi riêng cha hoặc mẹ, khi thì hỏi cả hai người. Tôi hỏi một phần là do tính tò mò, một phần là để phản ứng lại những câu hỏi dai dẳng, đeo bám mà tôi luôn phải cố gắng để ngăn chặn từ phía những đứa bạn học hiếu kỳ.
Trong những cuộc trò chuyện ban đầu, cha mẹ tôi tỏ ra rất thận trọng và dè chừng khi trả lời các câu hỏi của tôi. Khi tôi lớn hơn, nhất quyết hỏi cho bằng được, họ đã kể cho tôi nghe cảm giác của họ và những nỗi sợ mà họ đã trải qua ngày đó bởi họ biết rằng tôi đã đủ lớn để đối mặt với những sự thật ấy.
Tuy vậy, khi mẹ kể với tôi rằng sau khi tôi chào đời mẹ đã không muốn ôm tôi, tôi cảm thấy sự thật đó mới khó chấp nhận làm sao, ấy là tôi đã nói nhẹ đi về cảm giác của mình lúc ấy rồi đấy. Tôi đã đủ bất an và buồn khổ rồi, ấy thế mà tôi lại phải đối mặt với sự thật rằng chính mẹ đẻ của tôi còn không thể chịu đựng nổi việc nhìn thấy tôi, không muốn ôm tôi vào lòng…
Ôi chao, bạn thử tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu rơi vào hoàn cảnh đó. Tôi đau đớn, buồn tủi lắm. Tôi cảm thấy mình bị ruồng bỏ, nhưng rồi tôi nghĩ đến tất cả những gì cha mẹ đã làm cho mình bấy lâu nay. Trong chừng ấy năm cha mẹ đã luôn chứng tỏ tình yêu của họ dành cho tôi. Khi chúng tôi tâm sự với nhau về những ngày ấy, tôi đã đủ lớn để đặt mình vào vị trí của mẹ, để hiểu nỗi lòng của người.
Ngoài những linh cảm ra, mẹ tôi không hề nhận được sự cảnh báo nào trong suốt thời gian mẹ mang thai. Vậy nên mẹ bị sốc và sợ hãi cũng là điều dễ hiểu. Nếu tôi là một người cha, một người mẹ, tôi sẽ phản ứng thế nào khi con mình sinh ra với hình hài dị biệt như thế, với khuyết tật nặng nề đến mức ấy?
Tôi không hề biết những chuyện đó cho tới lúc mười ba tuổi, khi tôi bắt đầu hỏi cha. Thoạt đầu tôi cảm thấy hơi sợ trước những gì cha mẹ có thể sẽ kể cho tôi dám chắc là tôi có thể đối mặt với sự thật tốt như họ. Tôi nói để họ biết cảm nhận đó của mình và qua thời gian, càng ngày tôi và cha mẹ càng có thể đi sâu hơn vào chi tiết, chia sẻ với nhau nhiều hơn về những chuyện trong quá khứ. Tôi mừng vì chúng tôi đã đợi cho tới khi tôi đủ bình tâm, đã biết từ trong sâu thẳm trái tim mình rằng cha mẹ tôi yêu thương tôi.
Chúng tôi tiếp tục chia sẻ những tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nỗi sợ hãi, và cha mẹ đã giúp tôi cảm nhận được rằng đức tin của họ đã cho phép họ hiểu rằng tôi sinh ra là để phụng sự mục đích của Chúa.
Tôi là một đứa trẻ luôn lạc quan và có lòng quyết tâm mãnh liệt. Các giáo viên của tôi, những phụ huynh khác và cả những người lạ thường nói với cha mẹ tôi rằng thái độ sống của tôi khích lệ họ trong cuộc sống. Về phần mình, tôi hiểu rằng những thách thức của cá nhân tôi vốn đã rất lớn, nhưng nhiều người trong cuộc đời này còn phải đối mặt với những thách thức lớn hơn, phải chịu đựng những gánh nặng ghê gớm hơn những gánh nặng của tôi.
 

Ruasieutoc

Chào Mào Việt
Tại sao phải là Nick Vujicic mà không phải là Nguyễn Công Hùng - "Hiệp sĩ công nghệ thông tin";Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; ..... và còn rất nhiều người Việt Nam khác nữa. ?????????

ĐỜI SỐNG
[h=1]Nick Vujicic, 32 tỷ và...[/h]Cập nhật 25/05/2013 08:03 (GMT+7)
Gửi email Gmail Đăng lên Facebook cho bà con cùng xemĐưa bài viết lên linkhayĐưa bài viết lên Google BookmarksĐăng lên Twitter cho bà con cùng xemChia sẻIn bài này
.

Chàng trai không chân tay Nick Vujicic vừa tới sân bay Tân Sơn Nhất đã bắt đầu chuỗi chương trình hoạt động tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bên cạnh hiệu ứng từ những cuộc trò chuyện và các hoạt động ý nghĩa của Nick, nhiều tranh luận đã nổ ra: Nên hay không nên bỏ ra số tiền “khủng” để mời Nick?Một hành động nhiều ý nghĩa?Tối ngày 22/5 khoảng 2.500 khán giả chương trình "Chào Việt Nam" đã chờ sẵn từ sảnh lớn của hội trường để đón chờ cuộc nói chuyện của Nick. Họ là em nhỏ, học sinh, sinh viên, doanh nhân, nghệ sĩ… Và rất đông trong số đó là những người khuyết tật. Lặng lẽ, nhẫn nại, đầy cảm xúc, họ chờ để gặp được chàng trai mà họ ngưỡng mộ bởi sức mạnh tinh thần kì diệu của anh.
images674176_IMG_0214.JPG
Nick Vujicic
Dịch giả Bích Lan, cô gái bị rối loạn dưỡng cơ từ bé, dù cơ thể rất yếu, chỉ nặng chừng 30kg vẫn bay từ Hà Nội vào TP. HCM chỉ để thực hiện ước muốn là được gặp Nick. Cái ôm đầy thân ái của họ đã làm vỡ òa nhiều cảm xúc trong chương trình.Chương trình hoạt động của Nick tại Việt Nam được xây dựng khá hấp dẫn. Các chương trình diễn ra ở hai đầu Nam – Bắc của Tổ quốc: TP.HCM và Hà Nội. Trong những ngày này, Nick đã trở thành một “hiện tượng” tại Việt Nam khi khiến các bạn trẻ - và cả những người không còn trẻ hào hứng, say mê theo dõi, “săn vé”.Một giảng viên trường đại học tại Hà Nội đã chia sẻ: Nhìn học trò của mình rủ nhau đi đón Nick, sôi sục tìm vé xem diễn thuyết của chàng trai khuyết tật này, cảm thấy rất vui, và thầm so sánh với câu chuyện những bạn trẻ phát cuồng, phát khóc vì thần tượng, để thấy lần đến Việt Nam của anh chàng Nick có ích làm sao…Đánh thức những điều bị lãng quênTuy nhiên, bên cạnh những tâm trạng hứng khởi, những niềm vui đón chào chàng trai “đặc biệt”, một cuộc tranh luận lớn cũng nổ ra trên các mạng xã hội, trang truyền thông.Một luồng ý kiến khác, nhỏ hơn nhưng không kém phần sắc bén, đã đặt ra những câu hỏi: Liệu 32 tỉ đồng để đem Nick về Việt Nam có “quá đáng” hay không? Có phải sẽ ích lợi hơn nếu đem số tiền trên ủng hộ người nghèo? Liệu chương trình có gây được hiệu ứng như mong muốn, mang lại ích lợi “thỏa đáng” với số tiền đã bỏ ra?
images674177_IMG_0295.JPG
Cùng với Nick, 24 tấm gương khuyết tật vượt khó đã được giới thiệu, giao lưu với công chúng
Đặc biệt, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, rằng trên đất nước Việt Nam còn rất nhiều những tấm gương khuyết tật vượt lên trên số phận để sống tốt, để thành danh, như anh Nguyễn Công Hùng, hiệp sĩ công nghệ thông tin mà cuộc đời như một thiên tiểu thuyết; Trần Thị Ngọc Hiếu, cô gái trẻ bị liệt 2 chi dưới và bàn tay phải nhưng đã bỏ nhiều năm học nghề làm tranh đá quý và đã ra nghề với kỹ thuật ghép đá quý thành những bức tranh rất đặc sắc, rồi những người nghệ sĩ tật nguyền đánh đàn bằng một tay, bằng răng…Cuộc tranh luận kéo dài chẳng dứt, và dường như bên nào cũng cố gắng chứng minh cho lý lẽ của mình. Nhưng có lẽ, một điều mà ai cũng thấy đằng sau câu chuyện Nick đến Việt Nam, đó là cùng với Nick, 24 tấm gương khuyết tật vượt khó đã được giới thiệu, giao lưu với công chúng, để rồi nhiều người Việt ngỡ ngàng nhận ra: Hóa ra chung quanh chúng ta bấy lâu nay vẫn có những con người “kì diệu” như Nick, mà ta vẫn chưa biết đến!Cùng với sự xuất hiện của Nick, một em bé mang tên Linh Chi ở Yên Bái bắt đầu được cộng đồng biết đến với tên gọi “Nick của Việt Nam”. Em tám tuổi, sinh ra đã không tay không chân do di chứng từ ông nội là một chiến sĩ từng chiến đấu ở Quảng Trị.Em đã tập đi trên hai ống inox và tự đi lại được. Em có thể cầm đồ vật, rót nước uống, mời khách. Em cũng được đến trường vào lớp 1, học chung với các bạn lành lặn khác, và em đã đã biết đọc và tập viết chữ bằng cách kẹp viết vào cằm. Em đã được xem các clip của Nick trên mạng, và có khát khao cháy bỏng được gặp Nick “bằng xương bằng thịt”. Cha em đã xin được vé để thực hiện ước mơ của con gái…Rồi còn nhiều những điều tốt đẹp khác có thể đến đằng sau chuyến đi của một thanh niên ngoại quốc không tay chân. Bởi vì, không thể phủ nhận được, khi nhìn Nick, mọi người đều có chung hai ý nghĩ: Cảm thấy khâm phục vì những gì Nick đã làm, và cảm thấy thật may mắn vì những điều mình đang có.Nhìn vào tốc độ chia sẻ những câu chuyện về những con người khuyết tật có nghị lực phi thường ở Việt Nam và nhiều cảm xúc của các bạn trẻ, có thể thấy được một hiệu ứng đẹp đang lan tỏa trong cộng đồng.Có đôi khi, người ta nên quên đi những con số, quên đi những so sánh và cân đo để hiểu rằng: Hoạt động xã hội không chỉ bằng việc đem miếng cơm manh áo cho người nghèo. Sự “lên giây cót” tinh thần và tạo niềm tin yêu cho đông đảo giới trẻ là một điều đáng quý mà những người tổ chức chương trình đã đem đến…Ngọc Mai
 

impala

Chim Thầy
Tôi đã từng ngưỡng mộ và noi theo gương anh Nick này. Nhưng sau sự kiện anh qua Vietnam. Tôi nghĩ anh cũng chỉ là 1 người bình thường... Tôi không hiểu sao anh lại muốn số tiền catse quá lớn... Tổng chi phí 35 tỷ đồng trong khi VN cũng có rất nhiều tấm gương như anh Nick... 35 tỷ có thể cứu được bao gia đình đang nghèo khó ở VN...

Nếu tôi được cơ hội gặp anh Nick. Tôi sẽ nói: "I hope you gonna spend the money you got to the poor, not for yourself"

Thân, Impala!
 

hoangbop

New member
Tại sao phải là Nick Vujicic mà không phải là Nguyễn Công Hùng - "Hiệp sĩ công nghệ thông tin";Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; ..... và còn rất nhiều người Việt Nam khác nữa. ?????????
Chính xác bạn ơi, Việt Nam mình cũng nhiều tấm gương sáng lắm nhưng người lau những tấm gương đó ít lắm, Nguyễn Công Hùng Tôi thấy là ví dụ điển hình ngày nay....tiếc là anh đã ra đi.....
 
L

linhbuudien

Guest
Khi biết về họ,thật sự có bao nhiêu ngưỡng mộ mình dành hết,bao nhiêu tình cảm mình dành hết,bao nhiêu sự trân trọng mình dành hết.
Xem chương trình này mình rơi lệ.Những con người phi thường.Hãy xem họ để mình vượt lên chính mình.
Cám ơn chủ thớt đã đưa lên cho diễn đàn cùng biết,
 

dangminhntbs

New member
Tại sao phải là Nick Vujicic mà không phải là Nguyễn Công Hùng - "Hiệp sĩ công nghệ thông tin";Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; ..... và còn rất nhiều người Việt Nam khác nữa. ?????????
vì tấm gương của Việt Nam mình không biết tiếng Anh và một cái quan trọng nữa là họ không phải là một nhà diễn thuyết nổi tiếng như Nick bạn ah. Cái quan trọng ở đây là Nick tự mình làm nổi tiếng mình trên khắp thế giới bằng chính cái ngôn ngữ thông dụng và tài năng diễn thuyết đi vào lòng người. Mình nghĩ như vậy....
 

tuanfu

New member
Tôi đã từng ngưỡng mộ và noi theo gương anh Nick này. Nhưng sau sự kiện anh qua Vietnam. Tôi nghĩ anh cũng chỉ là 1 người bình thường... Tôi không hiểu sao anh lại muốn số tiền catse quá lớn... Tổng chi phí 35 tỷ đồng trong khi VN cũng có rất nhiều tấm gương như anh Nick... 35 tỷ có thể cứu được bao gia đình đang nghèo khó ở VN...

Nếu tôi được cơ hội gặp anh Nick. Tôi sẽ nói: "I hope you gonna spend the money you got to the poor, not for yourself"

Thân, Impala!

Đồng ý với Bạn !

Thân, tuanfu.
 
L

linhbuudien

Guest
Đồng quan điểm với Sỹ impala.Nếu như Nick dùng 35 tỷ vào từ thiện tại VN thì sẽ là trên cả tuyệt vời.Một số tiền đủ để làm bao nhiêu điều có ý nghĩa khi mà VN còn rất nghèo. Khi có thông tin tổng chi phí hết 35 tỷ thì Nick cũng chỉ là người tàn tật bình thường khi không có sự chia xẻ sâu sát với một nước nghèo như VN .
 

npxan

New member
Mời ảnh qua để những người khuyết tật cảm thấy mình không bất hạnh đó các anh ạh. Còn về phần những người khuyết tật Việt Nam mình thì Nhà nước có quan tâm không thì........., những vấn đề này tế nhị ạh.
Thân chào các ACE !!!
 

Ruasieutoc

Chào Mào Việt
Tại sao phải là Nick Vujicic mà không phải là Nguyễn Công Hùng - "Hiệp sĩ công nghệ thông tin";Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; ..... và còn rất nhiều người Việt Nam khác nữa. ?????????

Tôi đã từng ngưỡng mộ và noi theo gương anh Nick này. Nhưng sau sự kiện anh qua Vietnam. Tôi nghĩ anh cũng chỉ là 1 người bình thường... Tôi không hiểu sao anh lại muốn số tiền catse quá lớn... Tổng chi phí 35 tỷ đồng trong khi VN cũng có rất nhiều tấm gương như anh Nick... 35 tỷ có thể cứu được bao gia đình đang nghèo khó ở VN...

Nếu tôi được cơ hội gặp anh Nick. Tôi sẽ nói: "I hope you gonna spend the money you got to the poor, not for yourself"

Thân, Impala!

Đồng quan điểm với Sỹ impala.Nếu như Nick dùng 35 tỷ vào từ thiện tại VN thì sẽ là trên cả tuyệt vời.Một số tiền đủ để làm bao nhiêu điều có ý nghĩa khi mà VN còn rất nghèo. Khi có thông tin tổng chi phí hết 35 tỷ thì Nick cũng chỉ là người tàn tật bình thường khi không có sự chia xẻ sâu sát với một nước nghèo như VN .

Mấy ngày nay trên mạng bàn tán sôi nổi về việc chi 32 tỷ để mời Nick về VN là quá đắt, quá lãng phí... Một vài anh nhà báo còn viết nên để số tiền đó để giúp đỡ những người tàn tật ở trong nước... Vậy nếu số tiền đó đem giúp cho người khuyết tật ở VN sẽ được kết quả như thế nào ? VN có khoảng 6 000 000 người khuyết tật như vậy chúng ta lấy 32 000 000 000 : 6 000 000 vậy bình quân mỗi người sẽ được khoảng 5 300 đ. Với thời giá hiện tại thì số tiền đó chưa mua đủ nửa ô bánh mì thịt. Nhưng những bài diễn thiết và lời chứng của Nick mang lại nhiều hơn thế... Đó là niêm tin, nghị lực, sức mạnh mà anh truyền tải sẽ làm thay đổi nhiều thật nhiều cuộc đời, kể cả những người khuyết tật lẫn người lành lặn...
Nếu các bạn muốn làm từ thiện thì có thể bỏ tiền túi ra làm sẽ giúp ích được rất nhiều người !
Còn nói về lãng phì sao không nói VN chúng ta duyệt chi 430 tỉ để xây dựng tượng đài ở Quang Nam-Đà Nẵng kìa...
Còn một điều nữa, Nick dùng số tiền này vào việc gì các bạn có biết không ???
 

ARCH VIET

Chào Mào TP.HCM
Tôi đã từng ngưỡng mộ và noi theo gương anh Nick này. Nhưng sau sự kiện anh qua Vietnam. Tôi nghĩ anh cũng chỉ là 1 người bình thường... Tôi không hiểu sao anh lại muốn số tiền catse quá lớn... Tổng chi phí 35 tỷ đồng trong khi VN cũng có rất nhiều tấm gương như anh Nick... 35 tỷ có thể cứu được bao gia đình đang nghèo khó ở VN...

Nếu tôi được cơ hội gặp anh Nick. Tôi sẽ nói: "I hope you gonna spend the money you got to the poor, not for yourself"

Thân, Impala!
Đừng nói như vậy oan cho Nick lắm Sỹ ơi:
- Số tiền thật sự Nick nhận được là bao nhiêu?
- Đây có phải là chiêu thức quảng bá thương hiệu ko? (cổ phần của tole Hoa Sen đã tăng vọt vì có sự xuất hiện của Nick)
- Tổng chi phí 35 tỷ có phải là con số thực hay ko? Đây có phải là chiêu trốn thuế TNDN của tole Hoa Sen?
 
Top